Ảnh: Vuonsachhay.com

Tác Giả Sách 

chân dung herman hesse
Ảnh tự họa của Hermann Hesse
Văn hào, thi hào lỗi lạc người Đức Hermann Hesse sinh ngày 2/7/1877 ở Đức và mất ngày 9/8/1962 ở Thuỵ Sĩ, nơi ông định cư từ năm 1923.
Cha mẹ ông đều là những nhà truyền giáo từng làm nhiệm vụ ở Ấn Độ, còn ông ngoại là nhà nghiên cứu nổi tiếng về Ấn Độ, bởi vậy tư tưởng của ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo.
Trước khi có thể sống như một nhà văn tự do, ông từng gắn bó với nghề bán sách.
Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng thơ ca: năm 1898, ông xuất bản tập thơ nhỏ đầu tiên, Romantische Lieder (Các bài hát lãng mạn), nhưng lại trở nên nổi tiếng hơn cả qua các tiểu thuyết như Steppenwolf (Sói đồng hoang), Siddhartha, và Das Glasperlenspiel (Trò chơi với chuỗi hạt cườm).
Năm 1946, ông được tặng Giải Nobel Văn học. Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định:
Tác phẩm của Hesse kết hợp quá nhiều ảnh hưởng từ Phật Thích ca và thánh Francis tới Nietzsche và Dostoevsky đến nỗi người ta có thể ngờ rằng về cơ bản ông là một nhà thử nghiệm chiết trung với nhiều tư tưởng triết học khác nhau. Nhưng ý kiến này rất sai lầm. Sự chân thành và nghiêm túc là nền tảng trong công việc của ông và luôn luôn được điều phối, ngay cả khi ông xử lí những chủ đề ngông cuồng nhất.
Hermann Hesse là tác gia Đức được đọc và dịch nhiều nhất – hơn 100 triệu bản sách của ông đã được bán trên khắp thế giới.

Nội Dung Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha)

Câu chuyện lấy thời điểm Đức Phật còn tại thế, kể về hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống của chàng tín đồ Bà la môn trẻ tuổi Siddhartha.
Rời bỏ gia đình, thoạt đầu Siddhartha nhập vào nhóm những nhà sư lang thang, tu tập lối sống khổ hạnh. Nhưng Siddhartha sớm nhận thấy, rốt cuộc anh chỉ học được kỹ xảo tự lừa mị, tự mê mụ trong chốc lát trước nỗi đau đớn và vô nghĩa của cuộc đời – sự đào thoát tạm bợ mà một phu kéo xe cũng có thể đạt tới sau vài chén rượu đế.
Sau đó, anh gặp Đức Phật, và mặc dù không mảy may nghi ngờ giáo lý của Ngài, anh vẫn quyết định tiếp tục lên đường, không phải để tìm một giáo lý hay hơn mà để được chứng nghiệm sự giác ngộ và giải thoát, những điều mà anh tin rằng không thể đạt tới chỉ qua việc nghe thuyết giảng.
câu chuyện dòng sông siddhartha review

Anh đã nhập lại vào cuộc sống thế tục, học nghệ thuật yêu đương từ kỹ nữ lừng danh Kamala, học kiếm tiền và tiêu tiền khi trở thành người phụ tá cho nhà buôn Kamaswami… Cuối cùng, sau khi trải nghiệm tận cùng mọi ngõ ngách của niềm vui và nỗi khổ, Siddhartha đã giác ngộ chân lý bên cạnh một dòng sông: con người cần tham đắm trong dục lạc, chạy theo của cải, danh vọng và cần tuyệt vọng, nhục nhã để học xả bỏ sự miễn cưỡng, học yêu thương thế giới như nó là chính nó, để thôi không so sánh nó với với thế giới của tưởng tượng hay ước mơ.

Review Sách Câu Chuyện Dòng Sông

Đọc Siddhartha tác phầm nổi tiếng của Hermann Hesse để nghĩ về chặng đường truy tìm chân lý.
Toàn bộ câu truyện là một trải nghiệm triết học siêu hình. Siddhartha không quan tâm tới những vấn đề thế tục, chàng không có nhu cầu cứu khổ, cũng không có nhu cầu tu tập để có quyền năng cao. Chàng đi tìm kiếm chân lý, đi tìm kiếm cái bản thể của chàng.
Ta là ai? 
Đó là câu hỏi chàng dành suốt cả tuổi thơ và tuổi trẻ để đi tìm kiếm lời giải đáp. Hãy đọc “Siddhartha” với một tâm trí không phán xét, hãy quên hết những gì bạn biết về Phật giáo. Chỉ cần bạn dành ra một ngày tĩnh lặng, thoải mái và theo dõi hành trình Siddhartha, thả lỏng tâm trí cho những suy tư, bạn sẽ cảm thấy một con đường mới mở ra trước mắt.
Tác giả cho ta thấy muốn thấu hiểu bản chất của đời sống, con người cần phải trải nghiệm tận cùng mọi ngõ ngách của nó, vũ trụ cũng chỉ vì nó cần trải nghiệm hết chính bản thân mình. “Sự sống” đó là “dòng sông” của Siddhartha mà chàng đã biết lắng nghe. Cuối cùng Siddhartha đã ngộ ra rằng “sự thật nào cũng có đối nghịch của nó và điều đối nghịch này cũng thật không kém”. Khi đã trải nghiệm và biết lắng nghe mọi hình thái của sự sống, chàng đã siêu việt chính mình, vượt lên thiện ác, tốt xấu. Đó chính là tư tưởng Bát nhã, nói theo cách của tác giả. 
trích dẫn siddhartha
Với Siddhartha người đọc sẽ cảm nhận như đọc một cuốn kinh Đại thừa nhưng với văn chương của một nhà thơ và sự miêu tả tinh tế của một nhà văn. Đọc tác phẩm này thấy rằng sự minh triết có thể được hàm chứa trong nhiều cách, Sự thật cao tột có thể diễn tả bằng nhiều phường tiện thiện xảo khác nhau.

Trích Đoạn Hay Trong Sách Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha)

“Đời sống của chàng thật lạ lùng, chàng nghĩ. Chàng đã lang thang qua nhiều con đường lạ. Khi còn là một cậu bé, tôi ham mê thần linh và các cuộc tế, trở thành thanh niên ham mê thiền quán và khổ hạnh. Tôi đã tìm Đại ngã và kính phục cái trường cửu nơi linh hồn. Là thanh niên tôi đã tu khổ hạnh. Tôi đã sống trong rừng, chịu nóng lạnh. Tôi học nhịn đói, học chế ngự bản thân. Rồi tôi khám phá những giáo lý của đức Phật. Tôi cảm thấy tri thức và sự nhất thể của thế giới lưu thông trong tôi như chính máu của tôi, nhưng tôi cũng thấy cần rời xa đức Phật và sự hiểu biết. Tôi đi vào học những lạc thú của ái tình nơi Kiều Lan và việc kinh doanh nơi Vạn Mỹ. Tôi tích lũy tiền của và tiêu hoang nó, ăn những thức ăn ngon, và học kích thích những giác quan. Tôi phải tiêu phí nhiều năm như thế để đánh mất sự thông minh, khả năng suy tư của tôi, để quên mất cái nhất tính của sự vật. Chẳng phải tôi đã dần dần đổi thay từ một người đàn ông thành một đứa trẻ, từ một người tư duy đến một người thông thường, qua nhiều khúc quanh hay sao? Và con đường này có lợi và con chim trong lòng tôi đã không biết. Nhưng chao ôi là con đường! Tôi đã phải trải qua quá nhiều ngu dại, qua nhiều tính xấu, quá nhiều lầm lạc, nôn mửa, vỡ mộng và buồn rầu, mà chỉ để lại trở thành đứa trẻ. Nhưng đúng là phải như vậy. Đôi mắt và trái tim tôi đòi hỏi điều đó. Tôi phải chứng nghiệm sự tuyệt vọng, tôi phải đi vào chiều sâu thăm thẳm nhất của tâm hồn, và những ý tưởng tự sát, để chứng nghiệm thánh ân, để nghe tiếng “Om” trở lại, để ngủ say sưa lại thức dậy cải lão hoàn đồng. Tôi phải lại trở thành một người ngu để tìm tự ngã của tôi. Tôi phải phạm tội để sống lại. Con đường tôi sẽ còn dẫn tôi đi đâu? Con đường này ngu ngốc, nó đi xoắn ốc, có lẽ xoay vòng tròn, nhưng dù nó đi đâu tôi cũng theo nó…”