Màn hình máy tính: đẹp và chuẩn
Đây là bài viết dành cho các bưởi đã/đang/sắp vào "ngành". Ngành ở đây là ngành đồ họa/nhiếp ảnh/in ấn, nói chung là liên quan tới...

Đây là bài viết dành cho các bưởi đã/đang/sắp vào "ngành". Ngành ở đây là ngành đồ họa/nhiếp ảnh/in ấn, nói chung là liên quan tới màu sắc và màn hình máy tính.
1. Màn hình đồ họa cần gì?
Việc đầu tiên các bưởi cần quan tâm không phải là cái màn hình cho công việc của các bưởi nịnh mắt đến như thế nào. Trong thế giới đồ họa và in ấn, đẹp và chuẩn là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Các bưởi cần quan tâm tới những thứ này khi đầu tư 1 màn hình đồ họa:
- Bit màu
- Độ phủ màu
- Kích thước
- Panel

2. Bit màu
Thông thường khi các bưởi đọc 1 thông số màn hình sẽ thấy 1 loại thông số được các nhà sản xuất để rất rất to là độ phân giải (4k/2k) và constrast. Thật ra những thông số này rất hữu dụng với cư dân thông thường sử dụng màn hình để xem phim, lướt web này nọ chứ không phải vô ích. Nhưng những bưởi làm đồ họa thì cần phải quan tâm tới 1 thông số khác là bit màu thể hiện của màn hình.
Các màn hình thông dụng thường có độ sâu màu là 6-8 bit. Giải nghĩa 1 cách thông dụng là màn đấy có thể thể hiện hơn 16 triệu màu.
Tuy nhiên các màn chuyên dụng cho đồ họa hay dựng phim sẽ thể hiện độ sâu màu 10 bit. Có nghĩa là hơn 1 tỷ màu. Chẳng hạn màn của bọn Dell Ultrasharp hay bọn HP Dreamcolor đều có khả năng thể hiện 10 bit màu.
Bit màu càng to thì độ chuyển màu càng mượt mà.

3. Độ phủ màu
Tây lông gọi cái này là color space. Những màn hình cho mục đích thông thường thường dùng không gian màu sRGB, một số màn cao cấp có thể phủ lên tới khoảng 85%- 100% sRGB.
Tuy nhiên màn hình dành cho đồ họa sẽ sử dụng khái niệm không gian màu AdobeRGB, một chuẩn không gian của ông kẹ Adobe. Những màn hình tầm trung của Dell và LG có thể đạt tới khoảng 75% AdobeRGB, còn những màn hình cao cấp của BenQ, Eizo hay Philip có thể đạt tới chuẩn 98-100% AdobeRGB.
Vì sao không gian màu càng lớn càng quan trọng? Vì hiện tại kỹ thuật in mỹ thuật đã có thể tới mức ProPhoto, nếu các bưởi design hay chỉnh ảnh trên không gian màu sRGB thì các bưởi sẽ mất rất nhiều chi tiết màu.
4. Kích thước
Màn hình đồ họa chuẩn sẽ có kích thước từ 24-27 inch, hoặc quá lắm là 30 inch. Ngoài lý do màn càng to càng đắt lòi kèn thì nếu các bưởi xài màn quá to khi làm việc sẽ cực kỳ mỏi mắt và mỏi cổ vì nhìn qua nhìn lại. Màn to chỉ thích hợp để coi phim hoặc chơi game, nơi ánh nhìn tập trung vào phần giữa màn hình nhiều hơn.

5. Panel
Là một kỹ thuật sản xuất tấm màn hình. Hiện tại có 3 kỹ thuật panel là TN, VA, IPS.
TN: quá cũ và hầu như rất ít khi thấy hiện tại.
VA: panel chuẩn cho các màn hình thông dụng, giá thành rẻ, góc nhìn thay đổi, độ bão hòa màu sắc kém. Nhưng độ tương phản lại rất mạnh, thích hợp coi phim màn hình to.
IPS: Kỹ thuật dành cho các màn hình cần chất lượng cao, bão hòa màu tốt, góc nhìn ít thay đổi. Trong IPS nó còn phân ra rất nhiều như H-IPS, S-IPS búa lua xua, các bưởi nhớ tham khảo kỹ thông số.
Thông thường các màn hình đồ họa thông dụng đều dùng chuẩn IPS.
6. Chuẩn và đẹp
Đây là 2 khái niệm rất hay bị nhầm lẫn của các bưởi sắp vào "ngành". Trong thế giới đồ họa, chuẩn thì có thể sẽ đẹp nhưng đẹp thì chưa chắc đã chuẩn.
Chuẩn ở đây được hiểu là với một quy trình làm việc đúng, in ấn chuẩn cao cấp thì ảnh trên màn hình của bạn khi thiết kế sẽ ra đúng 95% với bản in. Không bao giờ có chuyện đúng 100% đâu các bưởi đừng mơ.
Còn đẹp, các nhà sản xuất sẽ đánh lừa mắt người bằng cách tăng độ rực rỡ của màu sắc màn hình lên, tăng độ sáng màn hình lên. Thế là mọi hình ảnh trên màn hình của bưởi đều rất lung linh. Tuy nhiên khi bưởi in ra thì ôm mặt khóc ngay. Hoặc dễ nhất là các bưởi chỉnh hình trên 1 màn hình cực kỳ đẹp, cực kỳ ưng ý, xong gửi cho khách hàng coi trên 1 lcd cùi cùi. Và cái hình long lanh đấy của bưởi trông như cứt.
So sad.
Chuẩn màn hình sẽ thay đổi với nhiều yếu tố tác động: ánh sáng bên ngoài, ánh sáng đèn, tuổi thọ màn hình, thậm chí độ ổn định của nguồn điện. Thông thường các hãng sẽ khuyến cáo các bưởi cân màn hình lại sau 3-6 tháng sử dụng.
Một sai lầm trong nhận thức của các bưởi là màn hình Mac thì auto "chuẩn". Màn Mac chuẩn hơn màn Win. abc xyz. Thật ra màn Mac chỉ đẹp hơn màn Win tầm giá thấp hơn. Nếu các bưởi có cơ hội sử dụng những màn hình đồ họa tốt sẽ thấy 2 loại màn tương đương nhau. Còn ở tầm chuyên nghiệp cao cấp thì màn Mac chưa đủ trình bước vào chung mâm với bọn BenQ/Eizo/Sony, những màn hình chuyên dụng cả trăm triệu/cái.
Và để đạt tới chữ chuẩn thì cả màn Mac và màn Win đều phải cân lại màn hình tuốt.
Thôi mỏi tay rồi, bai các bưởi.

Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Cát Nhĩ
Ôi bạn này mới được site riêng này. Chúc mừng nhaaaaaa
- Báo cáo

Banhmitrung

bạn này đc site riêng 10 tỷ năm rồi
- Báo cáo

Huỳnh Hoàng Hiệp
Đang lăn tăn vụ màn hình thì gặp ngay bài này. Cảm ơn chủ thớt
- Báo cáo

Mr. Ngoan
cảm ơn thớt phổ cập cho ae :)
màn hình máy tính nói chung nhìn đẹp chưa chắc in ra đẹp vs chính xác :)
- Báo cáo

Khánh Lữ
Khổ nhất vẫn là giải thích cho khách hàng hiểu rằng bản thiết kế trên máy tính và sản phẩm in không thể nào chuẩn 100% được, cho dù mình giải thích gãy cả lưỡi thì khách vẫn lắc đầu, chề môi :))
- Báo cáo
NTarchidevil
chào bạn,mình làm thiết kế kĩ thuật,lên bản vẽ phác thảo hình khối, đợt này muốn trau dồi thêm về màu sắc bạn có thể giúp mình cho 1 ví dụ minh họa cụ thể vấn đề sai màu sắc giữa bản in và trên máy tính nó ảnh hưởng ntn đc ko, cho mình xem 1 mẫu thiết kế màu để mình in ra so sánh luôn,bạn liên lạc với mình qua email : nt.archidevil@gmail.com , cám ơn bạn nhiều.
- Báo cáo

Hoàng Anh Duy
nhớ hồi mới bước chân vào nghề chụp ảnh cũng ko ít lần đau đớn vì cái vụ file chỉnh đẹp long lanh đưa khách thì nó thành 1 cái thứ gì đó nhôn lừ, sau này mới biết tại cái màn hình :((
- Báo cáo