1. Tổng quát.

Có những lúc bản thân mình hối hận với những quyết định ở quá khứ nhưng lúc thực hiện hành động đó lại không có sự hối hận, vì sao vậy? Liệu việc nên làm, không nên làm tùy thuộc vào tâm trạng. Lúc thèm đồ ngọt thì bảo nên ăn nhưng khi không thèm lại bảo không nên ăn vì không tốt cho cơ thể. Làm sao để đưa ra quyết định mà chẳng hối hận? Có lẽ chúng ta nên đi từ những thứ cơ bản nhất để trả lời toàn bộ vấn đề. Suy nghĩ tạo quyết định, quyết định tạo hành động. Suy nghĩ về việc có hay không ăn, đưa ra quyết định ăn, dẫn đến hành động điều khiển cơ thể mở miệng, nhai nuốt. Vậy cơ nguyên không ở hành động hay quyết định mà ở suy nghĩ. Giả sử bây giờ là 6h và báo thức reo. Điều quan trọng không phải quyết định có dậy hay không mà điều quan trọng là suy nghĩ, sự đấu tranh giữa 'chút nữa dậy' và 'dậy ngay bây giờ' từ đó tạo tiền đề cho chuỗi sự việc về sau. Thế nên để giải quyết vấn đề phải giải quyết ở phần suy nghĩ, suy nghĩ sáng suốt rồi thì quyết định sáng suốt, quyết định sáng suốt rồi thì ắt sẽ có hành động sáng suốt.
(Suy nghĩ) -> (Quyết định) -> (Hành động)
Quyết định đúng là quyết định mang lại giá trị lớn nhất. Có nên nói với những người hay phàn nàn rằng "Cậu có thể im lặng không?. Sao cậu nói lắm thế, nói nhiều vậy không sợ tổn thọ à!". Câu trả lời là không nên vì có nói hay không nói cũng không thay đổi được bản chất con người anh ta và có nói hay không cũng không làm mình thấy thỏa mái hơn ngược lại nói còn khiến mối quan hệ đi xuống. Thực ra cuộc sống của cả đời người này cũng chỉ xoay quanh việc suy nghĩ và ra quyết định. Suy nghĩ về công việc, vợ chồng,.. quyết định về ăn sáng, ăn trưa,.. hay cao xa hơn là suy nghĩ về toán học, triết học, tài chính, kinh tế, văn học,.. quyết định kết quả của chuỗi suy nghĩ vừa rồi. Quyết định mang lại giá trị lớn nhất là quyết định được hình thành từ suy nghĩ ở trạng thái sáng suốt. Sáng suốt theo thuật ngữ của cá nhân tôi định nghĩa rằng Sáng suốt là trạng thái vô cảm và có sức khỏe tốt.
Suy nghĩ và sự sáng suốt có mức độ. Mức độ của suy nghĩ phụ thuộc vào độ phức tạp của vấn đề suy nghĩ. Mức độ sáng suốt được tạo thành từ mức độ vô cảm và mức độ sức khỏe. Tùy vào việc mình cần suy nghĩ để đưa ra quyết định đúng mà cần sự sáng suốt tương đương. Chân lý là:
"Càng cn suy nghĩ phc tp, càng cn mc độ sáng sut cao"
Điều này rất quan trọng: Không phải suy nghĩ về việc gì cũng cần sự sáng suốt hoàn toàn hay bạn không cần sống một cách vô cảm hoàn toàn và khỏe mạnh để đưa ra những quyết định đúng.

2. Cụ thể hơn về mức độ của suy nghĩ và sáng suốt.

I: Mức độ suy nghĩ.

Không có một đơn vị cụ thể như centimeter, kiogram, mét khối,.. để đo mức độ phức tạp cần suy nghĩ cho một vấn đề. Vì mỗi người khác nhau, nếu có đơn vị thì tất cả mọi người phải giống nhau. Bạn càng quy chiếu và thực hành nhiều bạn càng hiểu mức độ phức tạp mình cần cho một suy nghĩ. Suy nghĩ về việc có nên ăn bánh ngọt hay không và suy nghĩ làm sao để giải một bài toàn tích phân cần một mức độ suy nghĩ khác nhau. Để đưa ra quyết định đúng cần suy nghĩ nhiều về việc giải toán tích phân và cần suy nghĩ ít về việc nên ăn bánh ngọt hay không. Bạn không thể lấy độ phức tạp suy nghĩ của việc hiểu ngụ ý một câu chuyện cười để hiểu về ý nghĩa của một lời văn triết học. Độ phức tạp của suy nghĩ có mức độ. Để hiểu hơn về mức độ phức tạp của suy nghĩ thì hãy đặt bản thân vào trạng thái vô cảm và xem xét việc có nên đánh con khi làm sai và việc giải quyết vấn đề tài chính của gia đình, việc nào phức tạp hơn? tất nhiên giải quyết vấn đề tài chính tốn nhiều não hơn rồi. Khi làm quen việc phân tích độ phức tạp cần thiết để giải quyết 1 vấn đề thì không quá khó để biết việc nghĩ mình nên làm gì bây giờ, phức tạp hơn việc rửa bát như thế nào.

II: Mức độ sáng suốt

Vì mức độ sáng suốt phụ thuộc vào mức độ vô cảm và mức độ sức khỏe nên ta sẽ đi vào từng mục nhỏ trước.
1. Mức độ vô cảm
Sự ảnh hưởng của cảm xúc đến quyết định.
Chúng ta thường sẽ dễ chấp nhận điểm kém của con cái trong tâm trạng vui vẻ ngược lại trong tâm trạng tiền nhà túng quẫn mà kết quả học tập của con tệ hại bạn sẽ cáu gắt và nổi nóng, còn khi vô cảm, ở trạng thái sáng suốt nhất bạn sẽ nghĩ về việc vì sao kết quả của con thấp, mình nên dành thời gian dạy lại con. Quyết định ăn một cái bánh pút-đinh lúc thèm và sau đó thì hối hận vì cân nặng của mình. Quyết định không nói chuyện với bạn trai vì anh ấy đã cười sản khoái với một đồng nghiệp nữ xinh hơn mình, khi nhiều lần xảy ra như vậy bạn trai bắt đầu chán bạn và bạn thấy hối hận vì mình đã ghen tuông quá nhiều. Thường thì ta sẽ hối hận lúc ở trạng thái vô cảm, ở trạng thái đó bạn hiểu mọi thứ hơn bao giờ hết vì không thiên vị cảm xúc nào. Vô cảm cũng như một người phụ nữ bịt mắt cầm cán cân sẽ không thiên vị bất kỳ ai chỉ quan tâm đến bản chất thật sự và đưa ra phán xét. Từ những ví dụ trên ta có thể hiểu cảm xúc chi phối mình rất nhiều và thường là đưa ra quyết định sai lầm.
Đây là một ví dụ cảm xúc của một ngày. Có lẽ bạn bắt đầu một ngày chả vui chả buồn, dần dần khi làm việc đến 9h rất hăng say, cảm xúc dâng trào, sau đó giảm đi về buổi trưa vô cảm và bắt đầu ca chiều thì uể oải, bạn thấy vui dần lên khi sắp đến giờ nghỉ, cuối ngày thì mệt và chán trường. Vô cảm được khoanh màu đỏ
Đây là một ví dụ cảm xúc của một ngày. Có lẽ bạn bắt đầu một ngày chả vui chả buồn, dần dần khi làm việc đến 9h rất hăng say, cảm xúc dâng trào, sau đó giảm đi về buổi trưa vô cảm và bắt đầu ca chiều thì uể oải, bạn thấy vui dần lên khi sắp đến giờ nghỉ, cuối ngày thì mệt và chán trường. Vô cảm được khoanh màu đỏ
Mức độ vô cảm
Mức độ vô cảm cũng như suy nghĩ không có một thước đo cụ thể để đo cảm xúc. Càng hiểu mình, càng biết mức độ vô cảm của mình đang ở đâu. Mức độ vô cảm cao nhất là khi bạn không vui, không buồn, không mệt, không chán, không thỏa mái, rất bình thường và đó cũng là lúc bạn sáng suốt nhất. Mức độ vô cảm thấp nhất là khi bạn có cảm xúc cực lớn trong người. Cảm xúc bao gồm rất nhiều trạng thái khác nhau: vui, buồn, đau khổ, chán, hạnh phúc, ấm áp, bình yên, thỏa mái,... Cảm xúc có thể hòa lẫn với nhau: Vui - hơi chán - bình yên, cảm xúc khi nằm bên người yêu hay buồn - khó chịu - tức giận, cảm xúc khi ai đó biết được một bí mật thầm kín của mình,... và tất nhiền còn vô vàn trạng thái phức tạm đan xen nhau. Bạn càng có ít cảm xúc mức độ vô cảm càng cao.
Càng vui hoặc càng đau khổ sẽ càng khiến quyết định trở nên trầm trọng. Nhưng cũng không nhất thiết cần mức độ vô cảm cao để đưa quyết định đúng đắn. Quyết định nên dạy lại con khi con gặp điểm kém không cần quá vô cảm. Sự vô cảm như nói ở trên có mức độ và tùy vào vấn đề mà cần sự vô cảm nhất định để đưa ra quyết định đúng.
2 Mức độ sức khỏe
Ở đấy tôi muốn nói đến sức khỏe tinh thần và vật chất. Dù có vô cảm đến đâu nhưng khi mệt hoặc trải qua 1 ngày căng thẳng, thì cũng không thể suy nghĩ được nên ăn bò bít tết hay thịt lợn luộc, điều nào tốt cho ví tiền và sức khỏe? Một khi bạn ngã bệnh thì vô cảm đến đâu cũng không nghĩ được điều gì quá phức tạp. Sức khỏe tinh thần hoặc vật chất cũng có mức độ. Tôi nghĩ bạn hiểu vấn đề này nhanh chóng thông qua hoạt động hằng ngày. Buổi sáng cả thể chất và tinh thần rất tốt sau đó thì giảm dần và gần như bằng không vào cuối ngày. Và một kết luận vô cùng quan trọng. Mc độ vô cm kết hp vi mc độ sc khe to nên mc độ sáng sut.

3. MỐI QUAN HỆ GIỮA SUY NGHĨ VÀ SÁNG SUỐT

Phần này không có gì mới cả, chỉ đơn thuần tổng hợp lại các ý trên vừa đưa ra ví dụ ứng dụng. Chúng ta luôn muốn có các quyết định đúng mà quyết định đúng lại là sản phẩm của suy nghĩ trong sự sáng suốt. Tùy xem việc mình suy nghĩ có phức tạp hay không mà cần sự sáng suốt tương ứng. Đối chiếu với bản thân, liệu mình có đủ sự sáng suốt cần thiết đó không, nếu không thì chưa vội đưa ra quyết định gì cả. Những điều ở trên áp dụng vào cuộc sống rất hữu ích.
VD: Cần quyết định xem bây giờ mình nên làm gì? Thoạt nhìn tưởng quyết định này không cần sự sáng suốt cao và suy nghĩ quá phức tạp nhưng nó lại tốn rất nhiều sự sáng suốt và suy nghĩ đấy. Bạn làm gì tiếp theo thường sẽ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hiện tại. Nếu bạn mới từ nhà tắm bước ra thì bạn không bao giờ chọn việc ngồi vào bàn nghiên cứu thay vào đó sẽ quyết định nằm dài và lướt facebook. Đặt trong bối cảnh khác, bạn vừa đi ra ngoài và thấy người bạn cấp 3 của mình có tiền của và tài sản cùng vợ đẹp, nhìn lại mình chẳng có gì, bạn sẽ quyết định ngồi vào bàn học tập nhiều hơn để thay đổi. Nhưng trong trạng thái sáng suốt thì sao tức trạng thái rất vô cảm(giả sử sức khỏe của bạn đang rất tốt). Nếu ở trạng thái vô cảm bạn sẽ xem xét mục tiêu 1 năm tới là gì và bây giờ mình cần làm gì để hướng đến mục tiêu, mình đã trải qua một ngày nhưng vẫn còn 4 tiếng trước khi ngủ, mình sẽ dành 1 tiếng thư giãn và 3 tiếng còn lại học tập. Để đưa ra một loạt quyết định đó bạn cần suy nghĩ rất nhiều mà suy nghĩ nhiều cần sự sáng suốt cao, sáng suốt cần vô cảm và sức khỏe tốt. Nếu như mức độ sáng suốt của bạn không đủ thì quyết định sẽ chẳng bao giờ đúng được cả. Và làm sao để sáng suốt hơn khi bản thân mình chưa đủ độ sáng suốt cần thiết được đề cập ở sau. Trước bất kì quyết định nào hãy làm theo trình tự này:
Quyết định ---> Mức độ suy nghĩ ----> Sự sáng suốt đủ cho suy nghĩ đó || Đối sự sáng suốt của bạn thân với sự sáng suốt vừa xem xét
Phải hiểu sâu sắc và nắm rõ điều vừa nêu trên. Cuối cùng mọi thứ ũng quy về mức độ sáng suốt, nên hiểu sự sáng suốt của bản thân rất quan trọng. Không bao giờ được đưa ra quyết định nếu chưa đủ sáng suốt hay chưa trải qua quá trình ở trên. Liệu có nên gọi điện cho người yêu bây giờ không? Việc này cần ít suy nghĩ ---> Cần ít sự vô cảm. Bạn có thể đang hơi vui(đủ đáp ứng điều kiện) nghĩ rằng gọi cho em bây giờ là chưa phải lúc, mình còn vài tác vụ chưa xong, chút nữa xong mình sẽ gọi sau. Hay bạn đang hơi khó chịu(đủ đáp ứng điều kiện) nghĩ việc gọi cho em để chia sẻ hoặc mình nên bình tĩnh hơn rồi mới gọi. Việc suy nghĩ này ít phức tạp nên cần ít sự vô cảm. Trong trường hợp bạn bị đồng nghiệp đổ oan cho một việc ối giời ôi, ở trên trời rơi xuống. Việc phân tích mình nên nói gì cần suy nghĩ phức tạp trung bình -> cần sự vô cảm trung bình. Nếu bây giờ bạn suy nghĩ và đưa ra quyết định thì sẽ rất đần độn và đó bạn sẽ phải hối hận, bạn đang bị cảm xúc lấn áp mức độ vô cảm trong bạn bây giờ dường như không có chưa đủ đáp ứng yêu cầu. Mọi quyết định đều có hậu quả, thường là hậu quả xấu. Đôi khi quyết định tốt nhất là không quyết định gì. Suy nghĩ về một bài toán hóc búa cần lượng vô cảm lớn. Mà cá nhân bạn bây giờ đang có cảm xúc nhàm chán hoặc vui mừng, buồn bã, kích thích... Sẽ rất khó để có thể hoàn thành bài toán đó vì bạn không đủ tiêu chuẩn để suy nghĩ. Cuộc sống đơn giản là vậy thôi cứ phân tích một việc cần suy nghĩ xem nó cần nhiều hay ít sự sáng suốt, rồi đối sự sáng suốt đó với chính bản thân mình liệu mình có đủ tiêu chuẩn để suy nghĩ không. Nếu không thì đừng suy nghĩ còn nếu có thì chúc mừng, bạn có quyền đi tiếp. Điều này sẽ giải quyết được rất nhiều thứ khi bạn tranh luận với ai đó, thường tranh luận sẽ cần nhiều sự vô cảm để đưa ra lời nói đúng nếu bạn đủ vô cảm thì cứ làm. Một vài kết quả quan trọng của lý thuyết này là: không phải lúc nào cũng đủ sáng suốt để nghĩ mình nên làm gì bây giờ tốt hơn hết là lập kế hoạch trước, lập kế hoạch lúc bạn sáng suốt. Và khi đến giờ bạn chỉ cần dùng ít sự sáng suốt để nghĩ cách làm việc trong lịch thế nào. Chẳng hạn bạn đặt mục tiêu mai dậy sớm. Sáng mai thức dậy bạn không cần nghĩ mình nên làm gì bây giờ? Nên dậy hay nên ngủ? Mà hãy tập trung vào việc mình phải ngồi dậy ngay bây giờ, việc này tốn ít sáng suốt, với một ít sáng suốt khi mới ngủ dậy thì chắc bạn sẽ có đủ để ra quyết định ngồi dậy. Hay lúc 7h tối phân vân giữa việc xem phim và học tiếng anh. Bạn không có đủ sáng suốt để suy nghĩ việc nên làm gì vì bạn đang bị cảm xúc xem phim lôi kéo. Do đó hãy giảm cảm xúc lại, tăng vô cảm lên khi đủ vô cảm để suy nghĩ về việc học tiếng anh thì hãy quyết định học, cuối cùng là hành động. Nếu học tiếng anh khi chưa đủ sự vô cảm thì bạn học mà chỉ nghĩ đến phim rồi học không đi về đâu hết.
Cuối cùng tôi muốn nói đến một điều vô cùng quan trọng là linh hồn của bài viết: Cách tăng sự vô cảm. Tăng vô cảm bằng cách thiền, tập trung vào hơi thở. Tiếp tục lấy bối cảnh học tiếng anh. Bạn đang muốn xem phim, cảm xúc muốn xem phim gây ra mức độ vô cảm ở mức thấp. Mà suy nghĩ về từ vựng, ngữ pháp cần sự vô cảm trung bình. Nếu bạn đi học tiếng anh lúc này khi yêu cầu chưa thỏa mãn thì kết quả là bạn học mà như thây ma, cứ nghĩ về phim hoài, cuối cùng cảm xúc chán nản tăng lên, sự vô cảm dường như không có, bạn sẽ bỏ học. Bạn cần tăng sự vô cảm và mỗi khi sự vô cảm giảm thì hãy tăng nó lên lại bằng cách thiền đơn giản. Chỉ cần ngồi và tập trung vào từng nhịp thở không nghĩ gì hết. Một lúc sau cảm nhận mình đủ sáng suốt chưa, nếu chưa đủ thì tiếp tục thiền. Lấy một ví dụ khác, quyết định ly hôn hay không sau khi bị bạo hành và có con cái là quyết định tốn rất nhiều suy nghĩ cần sự sáng suốt tuyệt đối để đưa ra quyết định có lợi cho mình, con mình, gia đình, tài sản, tình cảm,... Khi này nếu bạn đang trong tình trạng giận dữ, tuyệt vọng, buồn tủi, ghen tuông,.. thì chưa thỏa mãn yêu cầu trên, bạn đưa ra quyết định, bạn sẽ nhận một quyết định dốt nát. Khi cần quyết định về việc này, cứu cánh duy nhất của bạn chỉ có thiền hoặc đi dạo, đi đâu đó để sự vô cảm chiếm ưu thế. Không bị ràng buộc bởi cảm xúc dẫn đến sáng suốt, sáng suốt tạo quyết định có lợi nhất trong hoàn cảnh của bạn.
Mong muốn: Hãy đọc lại các câu in đậm từ trên xuống dưới .