Chắc mọi người cũng biết một “phốt” nhẹ của cầu thủ Quang Hải trên facebook ngày hôm qua. Có thể là hậu quả của việc đi net quên đăng xuất fb, dẫn đến một sự việc ngoài mong muốn của cầu thủ này. Cộng đồng mạng vô tình phát hiện ra anh chàng cầu thủ tài hoa, hiền lành của chúng ta lại là một gã “nông dân” thứ thiệt.
Và từ đó cộng đồng mạng nổ ra những cuộc tranh cãi mà theo tôi là không có hồi kết. Nó không có hồi kết bởi vì những bên tranh luận không có lăng kính giống nhau, góc nhìn sự việc khác nhau cộng với đó là các bên không ngừng sử dụng những ngụy biện trong lý lẽ của mình. Những ngụy biện đó không những không thuyết phục được đối phương mà lại càng làm cho đối phương “hăng máu” cãi tới. Và cuộc tranh luận đi đến ngõ cụt, chỉ kết thúc khi một trong hai mệt hoặc không có thời gian duy trì.
Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ không đưa ra bất cứ bình luận nào của cá nhân về Quang Hải, về việc cầu thủ này là một “gã nông dân” như nhiều người đã biết. Tôi chỉ muốn nói về những tranh luận phát sinh từ sự việc này, nói về những lối ngụy biện trong tranh luận của các bên “tham chiến”.

Những thành phần trên mạng…

Sau khi âm ầm quan sát cộng đồng mạng tham chiến gần 1 ngày, tôi có thể phân loại những người trên mạng có quan tâm đến sự việc này, có bình luận về việc này thành 04 nhóm như sau:
Nhóm người xem bóng đá bình thường;
Nhóm fangirl của cầu thủ (cụ thể là fangirl của Quang Hải);
Người xem bóng đá “thượng đẳng”
Người không quan tâm nhiều tới bóng đá.
04 nhóm trên ,với 04 góc nhìn hoàn toàn khác nhau về sự việc cho nên cách thể hiện quan điểm của họ cũng rất khác nhau. Cụ thể mình sẽ đi lần lượt cách thể hiện quan điểm, cách tranh luận và những lỗi ngụy biện trong cách tranh luận của từng nhóm người.

1. Người xem bóng đá bình thường:

Đa phần là họ sẽ không tham gia vào cuộc khẩu chiến này. Có chăng thì họ chỉ quăng vào câu kiểu như:
“Nó đá hay thì xem thôi, chuyện đời tư nó sao kệ, ko quan tâm”
“Nó có hư đốn cỡ nào đi nữa mà khoác áo VN đá hay thì vẫn cổ vũ thôi”
Và đa phần nhóm này sẽ không đi sâu vào cuộc chiến trên mạng này. Họ không bình luận, không đưa ra ý kiến về tư chất đạo đức, tính đúng sai về hành vi của Quang Hải. Nếu có sự đánh giá thì họ cũng để trong lòng, biết trong long, không nói ra.
Về nhóm này, vì không tham gia khẩu chiến nên không có gì để bình luận về cách tranh luận, đặt vấn đề của họ.

2. Nhóm fangirl của Quang Hải:

Bày tỏ sự thất vọng. Vì văn hóa thần tượng được áp vào bóng đá sau năm 2018 (sau kì tích Thường Châu), nên các cầu thủ như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Trường… được tôn lên như “thánh sống” trong lòng của các fangirl.
Và chính vì có sự tông sùng nhất định nên khi gặp chuyện ắt hẳn sẽ có những sự sụp đổ về mặt hình ảnh. Với nhóm này, khi nói về sự việc trên họ sẽ có những cmt kiểu như dưới đây.

Hoặc kiểu như:
“Còn đâu Quang Hải tuổi 17 cười cười nói nói….”
Với nhóm này cũng không có gì nhiều đề bình luận về cách đặt vấn đề của họ. Chúng ta sẽ không bình luận về cách xem bóng đá của họ, không bình luận về cách yêu quý cầu thủ của họ, vì đó là quyền của mỗi người.

3. Nhóm Cộng đồng mạng:

Cộng đồng mạng ở đây là cách nói chung chung, ý chỉ nhóm người không phải là fangirl Quang Hải, không phải là người quá quan tâm về bóng đá, không am hiểu nhiều về bóng đá. Nhưng đương nhiên họ biết chút ít về bóng đá và cũng đương nhiên là họ có biết chút ít về Quang Hải.
Vì nhóm này đông nên cách đặt vấn đề, cách bày tỏ quan điểm của họ là vô chừng. Nhưng tựu chung lại có thể tổng kết ý, quan điểm của họ gói gọn trong một vài từ: Chỉ trích, lên án, và nâng cao quan điểm.
- Họ chỉ trích Quang Hải vì là một fuckboiz, một “nông dân” chính hiệu. Chỗ này cần phải xác định rõ góc nhìn của họ. Họ chỉ trích ở đây là chỉ trích một gã fuckboiz chăn rau, chứ không chỉ trích vì gã fuckboiz đó là Quang Hải.
-> Việc chỉ trích này xuất phát từ đạo đức xã hội nói chung. Ở Việt Nam, việc một người quan hệ tình dục với nhiều người cho dù đó là đồng thuận, có là đủ tuổi theo quy định của pháp luật thì người đó cũng được xem là một gã hư hỏng. Tôi sẽ không lạm bàn nội dung này vì nó có quá nhiều điều để nói, nhưng sự thật hiện nay nó là như vậy. Một kẻ “chịch dạo” luôn bị các chị em đề phòng và không được xã hội coi đó là một việc bình thường.
- Họ lên án Quang Hải vì sao là người nổi tiếng mà lại abc, xyz…. Vì sao là người nổi tiếng, người đại diện hình ảnh của rất nhiều nhãn hàng abc mà lại xyz.
-> Việc chỉ trích như trên cũng xuất phát từ đạo đức chung của xã hội vốn không bảo vệ cho hành vi “chịch dạo”, “chăn rau”. Tuy nhiên với nhóm người chỉ trích này có một chút sự lấn át về mặt cảm xúc, có một chút sự thần tượng hóa hình ảnh của một cầu thủ. Đối với họ, người nổi tiếng, là phải sống chuẩn mực, không được hư hỏng, không được chịch dạo, không được nói tục chửi bậy… xuất phát từ góc nhìn đó nên đâm ra họ mới chỉ trích đích danh Quang Hải vì là người nổi tiếng mà lại “chăn rau”. Họ quên mất rằng, người nổi tiếng cũng là một người bình thường. Mà người bình thường thì có người này người nọ, có người tốt người xấu, và vô tình nếu Quang Hải có rơi vào nhóm người xấu trong mắt họ thì đó cũng là điều bình thường, vì vốn dĩ xã hội nó đã như thế rồi mà.
- Họ nâng cao quan điểm, bằng những câu nói hết sức nghiêm trọng, kiểu như:



-> Câu nói của Bác đối với tôi là luôn đúng. Nhưng cách mà nhóm người này sử dụng câu nói đó lại nâng cao quan điểm một cách thái quá.
Xét về mặt pháp lý, Quang Hải không mua bán dâm, không chung sống như vợ chồng với người đã có gia đình, không hiếp dâm, cưỡng dâm, việc có QHTD với ai trong những người đã qua nếu hoàn toàn đồng thuận thì cậu ấy hoàn toàn không sai về mặt pháp luật. Nhưng đánh giá dưới góc nhìn đạo đức xã hội như tôi đã đề cập bên trên thì đúng là Hải không được đúng cho lắm.
Tuy nhiên từ việc này nâng cao quan điểm thành “không có đức” thì nó lại rất sai. Bởi Hải vẫn đá bóng tốt, phong độ không (chưa) bị ảnh hưởng, vì cái kết “vô dụng” trong câu nói của Bác lại không đúng trong trường hợp của Hải.
Như tôi đã nói, câu nói của Bác đối với tôi luôn đúng. Nhưng cách mà một số người vận dụng câu nói này trong trường hợp của Hải thì tôi lại thấy không ổn chút nào.

4. Nhóm fan bóng đá thượng đẳng

Nhóm này tôi đặc biệt quan tâm, bởi vì đọc rất nhiều cmt, rất nhiều ý kiến thì nhóm này là nhóm đưa ra rất nhiều lý luận củ chuối, mang tính quy chụp và ra vẻ thượng đẳng nhất. Và lực lượng “Địch” chính mà họ đối đầu trong cuộc chiến này chính là nhóm “Cộng đồng mạng”, chiến như thế nào thì tôi sẽ nói rõ ở phần tiếp.
Trong nhóm fan bóng đá thượng đẳng có đặc điểm của nhóm 1. Người xem bóng đá:
- Chỉ quan tâm tới việc cầu thủ trên sân bóng.
Nhưng được upgrade lên vài lần:
- Cho rằng việc chăn rau là bình thường
- Tự cho góc nhìn của mình là đúng, góc nhìn của mọi nhóm còn lại là sai.
- Tự nhận mình là thượng đẳng, phần còn lại là hạ đẳng tầm thường và cho mình quyền phán xét.
Và những vấn đề được upgrade này được thực hiện bằng những ngụy biện trong lập luận của mình. Tôi xin lấy vài ví dụ như sau:
VD1: Ngụy biện, lấy cái sai của người khác để bào chữa cho cái sai của một cá nhân tiếp theo. 
Điển hình là lấy những “case study” như Terry ngoại tình với vợ bạn, Giggs ngoại tình với em dâu, Benzema quay video sex, Ilcardi cướp vợ bạn… để chứng minh cho việc Quang Hải “chăn rau” là bình thường.


Việc lấy những dẫn chứng này ra là những cái sai sơ đẳng trong lập luận.
Thứ nhất, những hành vi của những người kể trên bị chính xã hội nơi họ sống lên án. Bằng chứng là Terry bị tước băng đội trưởng tuyển Anh, Giggs bị báo chí lên án kịch liệt, Ilcardi thì bị người dân Argentina đặc biệt ghét, thậm chí ít được gọi lên tuyển là vì cướp vợ của Maxi Lopez… như vậy lấy những vấn đề này để chứng minh cho một sự việc có vẻ tương tự và bảo đó là bình thường là sai.
Thứ hai, xã hội Âu, Mĩ và xã hội Việt Nam là các xã hội có văn hóa ứng xư khác nhau. Hai hành vi không cùng hệ quy chiếu không thể đem ra làm phép so sánh tương đồng.
VD2: Tự nhận mình thượng đẳng, người khác là tầm thường và phán xét họ
Với một sự việc, thì nhiều người sẽ có nhiều góc nhìn khác nhau. Với một sự việc thì mỗi người có một cách yêu khác nhau.
Dân trí nước nhà được biểu hiện qua một nhón người nào đó, và được đánh giá bằng một nhóm người nào đó?
Tự huyễn mình là thượng đẳng?
Như bạn thích Quang Hải vì Quang Hải đá bóng hay là việc của bạn, còn người khác thích Quang Hải vì những phạm trù khác trong cuộc sống là việc của người khác. Hai vấn đề vốn dĩ không liên quan tới nhau.
Và hiện tại không có cái quy định nào cho rằng thích cách A B C nào đó, yêu quý bởi vì A B C nào đó mới là đúng đắn, và những cách yêu khác là sai trái.
Như vậy, đâu có lý do gì để nhóm này khinh miệt nhóm kia và ngược lại. Bạn xem bóng đá vì hiểu bóng đá, yêu bóng đá không có nghĩa là bạn thượng đẳng hơn người xem bóng đá vì cầu thủ đẹp trai, vì cầu thủ dễ thương, vì cầu thủ thân thiện…
VD3: Lấy một lỗi sai tồi tệ hơn đề giảm bớt tính nặng nề cho lỗi sai hiện tại
Giống như kiểu "may nó mới cướp thôi chứ nó chưa hiếp" đấy.
VD4: "Chúng mày gato nên mới chửi thôi"
Cái mà nhóm Cộng đồng mạng đang nói là cách gái gú chứ không phải là gái gú hay là không.
VD5: "Vì tao có công nên chúng mày không được abc, xyz...
Nghe giống như kiểu công thần thời đầu nha Minh của Chu Nguyên Chương được miễn tội chết mấy lần ấy nhỉ

Và cuộc chiến không có hồi kết

Chính từ việc mà góc nhìn khác nhau giữa hai nhóm, “fan bóng đá thượng đẳng” và nhóm “cộng đồng mạng” cho nên cuộc khẩu chiến mới không có hồi kết.
Nhóm cồng động mạng, thì nhìn dưới góc nhìn của một người với một fuckboiz và lên án, chỉ trích.
Nhóm fan bóng đá thượng đẳng thì liên tục thuyết phục rằng mọi người phải nhìn cầu thủ phải đánh giá họ trên sân bóng chứ không được nói về đời sống cá nhân.
Hai góc nhìn không cùng hướng, ở hai vị trí khác nhau, của hai nhóm thành phần xã hội khác nhau. Nhưng lại đi chửi nhau, và thế là cuộc chiến vẫn tiếp tục.