Lưu ý: Bài viết chỉ viết dưới góc nhìn của một người bình thường, không có hiểu biết sâu rộng về kinh tế hay tài chính. Chỉ đơn giản là tìm hiểu thông tin qua các nguồn sách báo, internet cũng như một số kinh nghiệm từ những người đi trước.
Pyramid scheme (PS) hay tiếng việt gọi là "đề án kim tự tháp" là một business model (mô hình kinh doanh) không bền vững và bất hợp pháp. PS được xây dựng dựa trên hình thức của một kim tự tháp từ tầng 1 đến tầng n. Người ở tầng 1 (Đỉnh) sẽ là người nhận được lợi nhuận lớn nhất, và người ở tầng cuối cùng sẽ là người ít lợi nhuận nhất. Dễ thấy nếu ta càng leo lên các tầng cao hơn thì số lợi nhuận của ta cũng tăng vọt theo giá trị cấp bậc của các tầng mang lại.

Về cơ bản, mô hình này sẽ hoạt động như sau:

Người chủ của kim tự tháp, tức là người ở đỉnh (Tầng 1) của mô hình này sẽ là người trực tiếp thu lợi nhuận từ các thành viên ở các tầng phía dưới. Sau đó người này sẽ phân phối một số tiền nhất định xuống cho các thành viên trong kim tự tháp. Và số tiền sẽ cứ được chia xuống theo hệ thống từ tầng trên xuống tầng dưới cho đến khi chạm tầng cuối cùng.

Thật sự đối với các các mô hình kinh doanh này thành viên không thể tìm kiếm nguồn thu từ việc bán sản phẩm công ty, bởi thật chất các công ty này không hề có sản phẩm hay bất ký chiến lược sale, marketing nào cho sản phẩm của mình. Lợi nhuận của các thành viên sẽ được thu vào bằng cách giới thiệu càng nhiều người tham gia mô hình này càng tốt. Khi bạn giới thiệu người khác tham gia vào, bạn sẽ nhận được một khoảng lót tay nhất định (hoa hồng). Và số hoa hồng đó thường sẽ được tăng theo cấp bậc của bạn trong công ty (tương ứng với số tầng trong kim tự tháp).

Bạn sẽ được thuyết phục rằng nếu như có càng nhiều thành viên tham gia vào mô hình trên thì số tiền bạn nhận được sẽ càng lớn, và đây là một mô hình kinh doanh tự phát triển và lợi nhuận chỉ đi được theo chiều hướng tăng chứ không bao giờ giảm.

Thật chất số người tham gia là có hạn và bạn gần như không bao giờ có thể đạt được mức lợi nhuận đủ để bạn có thể gỡ lại số tiền mà bạn đã nộp vào công ty (Mục 1: Vấn đề này sẽ được nói ở mục phía sau) chứ đừng nói là có thêm lợi nhuận sinh lời. Đa phần các biến thể của mô hình này ở công ty sẽ mau chóng sụp đổ sau một thời gian ngắn và người chủ doanh nghiệp sẽ sớm "cao chạy xa bay" cùng với số tiền kiếm được nhờ các thành viên nộp vào trước khi bạn có thể kịp lấy lại số tiền vốn ban đầu.

Mục 1: Số tiền các thành viên nạp vào công ty thường sẽ được quy đổi bằng các giá trị cấp bậc của họ. Lấy ví dụ công ty sẽ giới thiệu cho bạn 3 gói nhân viên gồm có:
 - Gói 1 - Nhân viên đồng (NVĐ): Gói nhân viên cơ bản chỉ cần đóng phí vào 10tr để có thể làm nhân viên công ty, và bạn sẽ nhận được hoa hồng là 200k mỗi khi giới thiệu nhân viên mới vào làm.
 - Gói 2 - Nhân viên bạc (NVB): Gói nhân viên cấp cao hơn, nhưng bạn phải đóng phí 20tr để có thể thăng cấp này, và số hoa hồng bạn nhận được là 500k sau mỗi lần giới thiệu.
 - Gói 3 - Nhân viên vàng (NVV): Gói trưởng phòng hay quản lý, bạn sẽ phải đóng phí 40tr để có thể thằng cấp này và số hoa hồng bạn nhận được là 1tr5 sau mỗi lần giới thiệu.

Dễ thấy số tiền bạn nạp vào công ty càng lớn, lợi nhuận bạn thu lại sẽ càng nhiều và theo logic của mô hình này, bạn nên nộp càng nhiều tiền càng tốt.

Bạn đang là NVĐ, bạn giới thiệu thêm một thành viên mới cho công ty và sau đó thành viên này đăng ký gói NVV của công ty và lợi nhuận công ty có được là 40tr còn bạn nhận được 200k tiền hoa hồng.

Và cứ vậy vòng lặp cứ được lặp lại như sau Bạn đăng ký làm thành viên công ty -> Bạn giới thiệu người vào làm - Bạn có thêm lợi nhuận từ việc ăn hoa hồng -> bạn đăng ký thằng cấp để được nhiều lợi nhuận hơn ban đầu -> Bạn mất một số tiền và lại tiếp tục chiêu mộ thành viên để kiếm lại tiền -> Có lợi nhuận bạn lại đăng ký gói thằng cấp để tăng trưởng lợi nhuận.

Và “BÙM” công ty phá sản :)