Ngày 22 tháng 11 năm 1995, Pixar Animation Studios cho ra mắt Toy Story, phim hoạt hình đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng máy tính. Việc này đã cách mạng hoá nền công nghiệp hoạt hình, đánh dấu sự thay đổi rất lớn từ phương pháp vẽ tay truyền thống. Ba năm sau, Dreamworks Animation đáp trả với Antz, và chính thức gia nhập cuộc cạnh tranh khốc liệt với Pixar mà vẫn tiếp tục cho tới nay.
Hiện tại Pixar đang thuộc sở hữu của Disney, còn Dreamworks là công ty con của Universal. Vì vậy, cuộc đua giữa Pixar và Dreamworks một phần nào đó thể hiện sự cạnh tranh giữa hai gã khổng lồ ngành giải trí.
Trong bài viết này, mình sẽ điểm lại những phim tiêu biểu của 2 studio qua các giai đoạn, đưa ra các số liệu về doanh thu phòng vé, đánh giá từ Rotten TomatoesMetacritic, và số lượng chiến thắng và đề cử tại các giải thưởng nổi tiếng như Academy Awards, Emmy Awards, BAFTA, Golden Globe, Annie Awards, etc.

~ Giai đoạn 1995 - 2000 ~


Đây là giai đoạn khởi nguyên của cả 2 studio. Với việc Pixar thay đổi cuộc chơi hoạt hình từ vẽ tay sang áp dụng phần mềm máy tính, họ đã cho ra những tác phẩm ghi lại những dấu ấn đầu tiên với khán giả.
Toy Story tròn 25 tuổi: Từ tác phẩm bị dọa xếp xó đến màn “dằn mặt” Disney,  thay đổi cả ngành công nghiệp hoạt hình
Toy Story
Như đã nói, Pixar bắn phát súng đầu tiên với Toy Story vào năm 1995, mang về cho họ 373 triệu đô ($373M), 100% độ tươi trên Rotten Tomatoes (xin được viết tắt là RT ở những lần tới), 95/100 điểm trên Metacritic (MC), 27 chiến thắng (Wins) cùng với 23 (Nominations) đề cử tại rất nhiều giải thưởng.


The Prince Of Egypt
Ba năm sau đó (1998), từ một khởi đầu mang tính cách mạng, Pixar sản xuất A Bug's Life ($363M, 92RT, 77MC, 14 Wins, 21 Nominations)DreamWorks cho thấy họ sẽ không để cho Pixar làm vương làm tướng khi ra mắt Antz ($171M, 93RT, 72MC, 6 Wins, 14 Nominations). Trong cùng năm đó, DreamWorks cũng xuất xưởng The Prince of Egypt ($218M, 79RT, 64MC, 12 Wins, 27 Nominations).
Bốn năm sau thành công của Toy Story, không có lí do gì một phần tiếp theo lại không được ấp ủ. Và đúng như mong đợi, Toy Story 2 ra rạp, giành về $497M, 100RT, 88MC, 21 Wins, 27 Nominations.
Giai đoạn này kết thúc với Chicken Run từ phía DreamWorks vào năm 2000, mang về cho họ $224M, 97RT, 88MC, 23 Wins, 26 Nominations.
Chicken Run - Film - European Film Awards
Chicken Run
Có thể thấy, ở giai đoạn này, cả hai studio đã có những thành công bước đầu. Pixar áp đảo DreamWorks về cả doanh thu, rating và giải thưởng nhờ có 2 phần Toy Story rất thành công.

~ Giai đoạn 2001 - 2005 ~

Tận dụng những bước đi đầu khá thuận lợi, cả hai đối thủ tiếp tục chạy đà, cho ra đời những tác phẩm để đời. Giai đoạn này có 3 cặp đấu khá thú vị:
Nhà sản xuất công bố ngày ra mắt bom tấn hoạt hình 'Shrek 5' - Phim chiếu  rạp
Shrek
Năm 2001, Pixar có Monsters Inc với $577M, 96RT, 79MC, 15 Wins, 38 Nominations. DreamWorks trả lời bằng Shrek, mang về $484M, 88RT, 84MC, 40 Wins và 60 Nominations. Dù ban đầu Shrek chỉ là một dự án có phần bị ghẻ lạnh của DreamWorks, nhưng nó đã bất ngờ trở thành hiện tượng phòng vé, thành công lớn cả về doanh thu và giải thưởng, và tới bây giờ âm hưởng của nó với văn hoá internet vẫn rất mạnh mẽ.
Finding Nemo | Disney Movies
Finding Nemo
Năm 2003, Pixar mang đến cho chúng ta Finding Nemo ($871M, 99RT, 90MC, 48 Wins, 63 Nominations). Một năm sau đó DreamWorks cho ra Shrek 2 ($928M, 88RT, 84MC, 18 Wins và 52 Nominations). Dù doanh thu phía DreamWorks cao hơn, nhưng họ lại kém hơn về rating, và thua khá nặng ở khoản giải thưởng.
Vào khoảng 2004 - 2005, Pixar hoàn thiện The Incredibles ($631M, 97RT, 90MC, 67 Wins và 56 Nominations). Trong khi đó, DreamWorks cũng cho ra mắt Madagascar ($533M, 54RT, 57MC, 4 Wins và 32 Nominations). Có thể thấy được gia đình siêu nhân đã áp đảo hội bạn vườn thú cả về doanh thu, đánh giá và các giải thưởng từ giới hàn lâm.

~ Giai đoạn 2006 - 2010 ~


Ở thời kỳ này, có thể thấy rằng các nhà làm phim bắt đầu nhận ra sự tiềm năng của các chuỗi phim (franchise). Do đó, một mặt họ vẫn cho ra những tác phẩm mới toanh, mặt khác họ cho ra các phần 2, phần 3 của những tác phẩm trước đó nhằm tận dụng thành công trong quá khứ của chúng.
Những ý tưởng mới tiêu biểu của Pixar ở giai đoạn này gồm có:
- Cars vào năm 2006 ($462M, 75RT, 73MC, 28 Wins và 34 Nominations)
- Ratatouille vào năm 2007 ($620M, 96RT, 96MC, 67 Wins, 42 Nominations)
- WALL-E năm 2008 ($521M, 95RT, 95MC, 93 Wins, 95 Nominations)
- Up năm 2009 ($735M, 98RT, 88MC, 79 Wins, 87 Nominations)
Wall-E: Hóa ra thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các bộ phim  hoạt hình | GameK
WALL-E
Trong khi đó DreamWorks có 2 tác phẩm nguyên bản:
- Kung Fu Panda vào năm 2008 ($632M, 87RT, 73MC, 14 Wins, 39 Nominations)
- How To Train Your Dragon năm 2010 ($495M, 99RT, 74MC, 25 Wins, 63 Nominations)
THĐP Review] Kung Fu Panda 3 – Trái cần chín thêm chút nữa – Triết Học  Đường Phố 2.0
Kung Fu Panda
Ngoài ra còn có những phần tiếp nối của các franchise mà 2 studio đã ra mắt:
- Shrek 3 năm 2007 của DreamWorks ($799M, 41RT, 58MC, 5 Wins, 17 Nominations)
- Madagascar 2 năm 2008 của DreamWorks ($603M, 63RT, 61MC, 4 Wins, 11 Nominations)
- Shrek Forever After năm 2010 của DreamWorks ($753M, 58RT, 58MC, 1 Win, 13 Nominations)
- Toy Story 3 năm 2010 của Pixar ($1067M, 98RT, 92MC, 61 Wins, 96 Nominations)
Có thể thấy rằng đây là thời kỳ hoàng kim của Pixar, với những thành công cực lớn cả về doanh thu, rating và giải thưởng hàn lâm. Bộ tứ Ratatouille, WALL-E, Up và Toy Story, với ý tưởng đột phá, câu chuyện hấp dẫn và đầy cảm xúc, đã cùng nhau mang lại đầy ắp doanh thu, tiếng tăm khổng lồ với khán giả đại chúng và sự công nhận từ giới phê bình tới cho Pixar. Còn DreamWorks, dù không quá ấn tượng như Pixar, nhưng vẫn giữ được phong độ rất ổn định. Họ cân bằng được việc tiếp nối franchise và ra đời ý tưởng nguyên bản, tạo nền móng vững chắc cho những tác phẩm sau này.

~ Giai đoạn 2011 - 2015 ~


Ở giai đoạn này, việc cân bằng giữa franchise và ý tưởng mới đã đi vào quỹ đạo ổn định. Số lượng các tác phẩm franchise có chiều hướng tăng lên, và các tác phẩm nguyên bản trở nên thưa thớt dần.
Pixar tiếp nối các franchise bằng những Cars 2 ($522M, 40RT, 57MC, 1 Win, 19 Nominations)Monsters University ($743M, 80RT, 65MC, 9 Wins, 58 Nominations). DreamWorks cũng không chịu kém cạnh với Kung Fu Panda 2 ($665M, 81RT, 67MC, 5 Wins, 47 Nominations), Madagascar 3 ($747M, 79RT, 60MC, 3 Wins, 20 Nominations), How To Train Your Dragon 2 ($621M, 92RT, 76MC, 15 Wins, 61 Nominations), Puss In Boots ($555M, 85RT, 65MC, 9 Wins, 43 Nominations).
5 điều thú vị trong bom tấn hoạt hình 'Monsters University'
Monsters University
Về phần những ý tưởng nguyên bản, DreamWorks có những tác phẩm tròn vai như Rise Of The Guardians ($307M, 74RT, 57MC, 14 Wins, 32 Nominations) The Croods ($587M, 71RT, 55MC, 5 Wins, 46 Nominations). Về phần Pixar, họ có Brave ($540M, 78RT, 69MC, 20 Wins, 48 Nominations) và bom tấn Inside Out ($858M, 98RT, 94MC, 100 Wins, 116 Nominations).
Pixar's Inside Out: 5 Of The Funniest Moments (& 5 Of The Saddest)
Inside Out
Thời kỳ này chúng ta thấy được sự ổn định và có phần chững lại trong doanh thu và giải thưởng. Rise Of The Guardians tuy có được chút công nhận về chuyên môn, nhưng lại thê thảm về mặt doanh thu phòng vé. Duy nhất có Inside Out là nhân tố đột phá của giai đoạn này, phá vỡ kỷ lục về giải thưởng trước đó thuộc về WALL-E (93 Wins và 95 Nominations), và các chỉ số khác đều cao ngất ngưởng.

~ Giai đoạn 2016 - nay ~


Đây là thời kỳ có sự chênh lệch khá lớn giữa màn thể hiện của Pixar và DreamWorks, và sự thoái trào của một vài franchise nhất định khi khán giả cảm thấy mệt mỏi vì nhà sản xuất lạm dụng franchise quá mức.
Pixar vẫn để mắt tới những franchise đẻ trứng vàng của mình, điển hình là:
- Finding Dory vào năm 2016 ($1029M, 94RT, 77MC, 17 Wins, 46 Nominations), tiếp nối câu chuyện từ bố con cá hề.
- Cars 3 năm 2017 ($383M, 69RT, 59MC, 1 Win, 24 Nominations). Một trong những thất bại cay đắng nhất của Pixar khi quá tham với loạt phim Cars.
- Incredibles 2 năm 2018 ($1243M, 93RT, 80MC, 12 Wins, 78 Nominations). Đây là một trong những phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
- Toy Story 4 năm 2019 ($1073M, 97RT, 84MC, 56 Wins, 63 Nominations). Một kỷ niệm đẹp được tiếp nối sau 9 năm, trọn vẹn về cả doanh thu và giải thưởng.
Review] Toy Story 4: Tuyệt phẩm xuất sắc xứng danh tượng đài kinh điển của  Pixar
Toy Story 4
Ngoài ra, Pixar còn ra mắt Coco ($807M, 97RT, 81MC, 111 Wins, 41 Nominations) Soul ($118M, 96RT, 83MC, 115 Wins, 91 Nominations) lần lượt vào năm 2017 và 2020Do dịch COVID, doanh thu của Soul gần như không đủ hoà vốn, nhưng lại nhận được rating rất cao và cực kỳ nhiều giải thưởng và đề cử. Đây có thể nói là thời kỳ Pixar đang trên đà quay lại đỉnh cao, dù cho có một vài vấp ngã.
Còn DreamWorks thì sao? Họ đưa vài franchise đến hồi kết như Kung Fu Panda 3 ($521M, 87RT, 66MC, 1 Win, 10 Nominations)How To Train Your Dragon: The Hidden World ($519M, 91RT, 71MC, 5 Wins, 64 Nominations). Những con số này không quá ấn tượng, thậm chí có phần kém hơn so với phần 1 và 2 của những loạt phim này. Họ có cho ra mắt một phim hoàn toàn mới là The Boss Baby ($528M, 52RT, 50MC, 4 Wins, 21 Nominations).
Kung Fu Panda 3 Official Trailer #3 4
Kung Fu Panda 3
Ở giai đoạn này, có thể thấy DreamWorks đang bị Pixar bỏ lại phía sau. Khi mà Pixar đang tìm lại được phong độ. thì DreamWorks có vẻ như không gây được quá nhiều ấn tượng với khán giả, với những phần kết của franchise không quá hay mà cũng không bị dở.

Tranh giành kỷ niệm tuổi thơ


Cuộc đối đầu giữa Pixar và DreamWorks đã diễn ra trong hơn 20 năm, và nó vẫn đang và sẽ tiếp tục. Khi mà DreamWorks có xu hướng sản xuất những tác phẩm nhẹ nhàng, dễ xem, không cần quá nhiều ý nghĩa sâu xa để mang lại lượng doanh thu ổn định với rating vừa và khá, thì Pixar lại làm ra được những bộ phim vô cùng sâu sắc để giành những giải thưởng hàn lâm, song song với việc tiếp nối những franchise có lịch sử lâu đời để mang về nhiều tiền nhất có thể.
Mặc dù là làm phim cho trẻ em, nhưng đây lại là chiến trường của người lớn, của những nhà tư bản đầy tham vọng và những nghệ sĩ lão làng muốn định hình nền nghệ thuật thế giới. Khi mà những gã khổng lồ hoạt hình bỏ ra hàng tỷ đô, giành mọi cơ hội để được làm một phần trong những năm tháng thiếu nhi của bạn, đã bao giờ bạn nhận ra tuổi thơ của bạn đáng giá bao nhiêu?