Mới mò được video này trên Youtube. Piers Morgan phỏng vấn người ăn thuần chay!
Piers Morgan responds to Big Ben vegan protester by eating Big Mac
Thiệt sự là xem mà thấy tội cho chị bé trong video quá! Đáng lẽ ra thì chị không nên nhận lời tham dự chương trình phỏng vấn này bởi vì Piers Mogan không hề có ý định sẽ lắng nghe hay tương tác một cách nhẹ nhàng. Ông ta sử dụng rất nhiều thủ thuật để thao túng tâm lý kết hợp với những lập luận ngụy biện rất tinh vi để đàn áp chị. Đứng trước một con người dạy dạn kinh nghiệm trong việc miệng mồm thì một chị bé khá nerd khó mà đáp trả được.
Piers Morgan mở một hộp burger to đùng ra ăn ngay trước mặt cô gái thuần chay
Piers Morgan mở một hộp burger to đùng ra ăn ngay trước mặt cô gái thuần chay
Vậy nên, bản thân cũng là một người ủng hộ phong trào thuần chay thì xin được phép đưa ra vài lời phân tích buổi nói chuyện này để nó khách quan và lí tính hơn.
Đầu tiên, bối cảnh của buổi phỏng vấn này bắt nguồn từ việc các nhóm người ủng hộ thuần chay đã tổ chức biểu tình ở Luân Đôn. Họ xịt sữa giả, đốt pháo đầy được và tấn công vào các siêu thị bán các đồ ăn về thịt. Piers Morgan mời một đại diện của nhóm người đó lên sóng và muốn cô giải thích vì sao lại có những hành động ấy. Và lý do của cô ấy rất đơn giản thôi: "ngành công nghiệp chăn nuôi đang dẫn đầu về việc phát thải khí nhà kính gây nên biến đổi khí hậu và việc ăn thuần chay sẽ tốt cho sức khỏe của con người."
Chúng ta không thể nghe hết được những lập luận của cô gái này bởi vì ông Piers Morgan luôn cố gắng lấn át và nói cắt ngang lời của cô. Cô gái thì có lẽ chỉ có những nghiên cứu khoa học để bám víu chứ cũng chưa chuẩn bị cho các lập luận khá…sắt của Piers nên đã cứng họng ngay, chỉ có thể nói lờ đi mà không thể đâm thủng các lập luận của Piers được. Hãy cùng điểm lại các lập luận của Piers nhé.
- Để phản biện lại việc chế độ ăn thuần chay có lợi hay có hại, Piers chỉ nói đơn giản là ông ta không tin vào việc ăn thuần chay vì ông thấy những người bạn thuần chay của ông ấy không khỏe.
- Để phản biện việc những người biểu tình ủng hộ cho quyền động vật. Piers lấy ví dụ về việc ngành trồng trọt bơ ở California đã giết chết hàng tỉ con ong mỗi năm khi đã vận chuyển chúng từ châu Âu về để thụ phấn nhằm gia tăng sản xuất. Việc những người thuần chay sử dụng bơ thì chẳng khác nào đang tiếp tay giết chết những chú ong ấy.
- Và cuối cùng, để phản biện về việc ngành công nghiệp chăn nuôi là nguồn phát thải khí lớn nhất thì Piers nói rằng: những chiếc máy bay vận chuyển bơ và hạnh nhân còn thải khí ra nhiều hơn nữa và đó mới là nguồn phát thải khí lớn nhất hiện nay, không phải công nghiệp chăn nuôi.
Rõ ràng nếu đọc sơ qua, ta thấy lập luận của Piers Morgan là thuyết phục, cộng với sự lắp bắp của chị gái tội nghiệp thì người xem lại càng tin tưởng vào những quan điểm của Piers hơn. Giờ hãy cùng đi phân tích xem Piers đã mắc phải lỗi lập luận gì nhé!
Đầu tiên, về việc "Chế độ ăn thuần chay có lợi hay không?". Piers chỉ đưa ra quan điểm cá nhân, chị gái cũng vậy nên chúng ta không thể bàn sâu được. Nên nhớ rằng chế độ ăn không phải là thứ duy nhất tác động đến sức khỏe của một người. Tuy nhiên nếu một ai đó ăn chay hay ăn mặn mà vô tình sức khỏe suy giảm do một lý do khác, những người phản đổi chế độ ăn nào, họ sẽ nhìn nhận nguyên nhân là chế độ ăn đó. Vì thế hãy hết sức tỉnh táo.
Về vấn đề của những chú ong, mình đồng tình với Piers rằng đây là một sự lợi dụng vì nhu cầu của con người. Tuy nhiên! Không thể lấy một ví dụ của một hành động để phản biện lại cho một hệ tư duy được. Piers nói rằng vì các nhà hoạt động sử dụng bơ làm từ sự bóc lột ong nên họ đang mâu thuẫn với chính lời nói và tư duy của mình. Tuy nhiên việc bóc lột sức lao động của loài ong là do cách vận hành của thế giới hiện tại chứ không phải do hệ tư duy thuần chay của họ. Nếu cả thế giới có không ăn bơ nữa thì loài ong vẫn bị bóc lột. Đó là do chưa có phương pháp hay công nghệ phù hợp để thụ phấn mà vẫn bảo vệ loài ong mà thôi. Để phản biện lại lập luận này của Piers, ta có thể nói rằng: "Nếu tất cả mọi người đều có tư duy thuần chay, chúng ta sẽ tìm ra giải pháp cho việc đó".
Lập luận cuối cùng cũng là pha ngụy biện xuất thần nhất: "Máy bay mới là nguồn phát thải khí lớn nhất chứ không phải là ngành công nghiệp chăn nuôi". Chị gái đang nói về ảnh hưởng của ngành chăn nuôi thì Piers đẩy sang ngành công nghiệp vận tải. Lỗi này khá rõ nhưng mà thú vị làm sao, nếu không để ý thì thấy đây mới là lập luận thuyết phục nhất. Để phản biện lại lập luận này, ta có thể nói rằng: "Máy bay sinh ra không phải chỉ để vận chuyển bơ và việc chúng tôi ăn bơ không phải là lí do người ta phát minh ra máy bay. Hai vấn đề này không liên quan".
Cơ bản mà nói thì những video thế này khó mà làm lung lay niềm tin của tôi vào chế độ ăn thuần chay. Tôi không phản đối người nào thích ăn thịt. Tôi cũng chả ủng hộ việc làm của những người biểu tình kia. Đương nhiên đấu tranh là cần thiết. Nhưng có lẽ đã qua rồi cái thời đấu tranh theo kiểu ông bà là đập phá đồ đạt rồi biểu tình ngoài đường phố nữa. Chúng ta hoàn toàn có những cách đấu tranh khác. Với lại, một bài học lịch sử tối quan trọng mà chắc ai học lịch sử cũng biết: muốn thay đổi một hệ tư tưởng thì phải có một hệ tư tưởng đủ vững vàng khác. Tất cả các cuộc Cách mạng trên thế giới đều xuất phát từ một nền tảng tư tưởng vững chắc với những triết lý và lập luận được nghiên cứu và xây dựng qua rất nhiều năm.
Vì thế hỡi những người ủng hộ thuần chay. Thay vì đi ra ngoài đường đập phá để bị lên án. Tại sao không phấn đấu cho chính mình trước, từ từ đào sâu và bóc tách các khía cạnh của niềm tin của bản thân để xây dựng một lối tư duy vừa khoa học lại vừa lạnh mạnh về thuần chay?