Image result for birdman or the unexpected virtue of ignorance

Riggan Thomson – diễn viên, nổi tiếng với vai diễn tỷ đô Người chim, nhưng hết thời, muốn thoát khỏi cái bóng cũ kia, muốn được công nhận là một diễn viên thực thụ, thông qua việc dựng nên một vở kịch chuyển thể của Raymond Carver, thực chất chỉ muốn tìm lại hào quang và sự nổi tiếng, tình yêu của người hâm mộ và trung tâm của mọi sự chú ý. Bộ phim lột tả chân thật tất cả những vật lộn, phần chìm mà những người làm nghệ thuật ở khắp nơi phải trải qua trước khi đem đến cho khán giả màn trình diễn hoàn hảo nhất.
----------SPOILER AHEAD----------
1. Áp lực tiền bạc/ doanh thu
“Đã kinh doanh là phải có lợi nhuận”, câu này phải được xếp vào hàng kinh điển vì cái thực tính của nó. Đúng thế, làm cái gì bây giờ cũng phải ra tiền thì mới làm, không lẽ tiền là để chơi, cũng phải vật vã mãi mới kiếm được ra mà? Trong Birdman, tiền bạc trở thành một yếu tố dẫn dắt hành vi cư xử của nhân vật chính Riggan và anh bạn kiêm luật sư Jake.
Đối với Riggan, vở kịch được làm nên từ khoản tiền tiết kiệm cả đời của ông. Tài chính eo hẹp đến độ mà người xem được thấy cả những lúc ông chật vật với từng món đạo cụ, dựng cảnh, thuê diễn viên và tiếp tục đem tài sản ra để đảm bảo vở kịch được thành hình.
10317927

Trong khi đó, nhân vật Jake ngay từ những cảnh đầu tiên đã tạo được ấn tượng là dường như, mối quan tâm trên hết của anh chỉ là kiếm được bao nhiêu tiền, xoay xở với kiện tụng tốn kém ra sao. Chúng ta cũng liên tục được thấy Jake gây áp lực lên Riggan để đảm bảo doanh số bán vé, kể cả việc nói dối để động viên Riggan.
2. Ý kiến của giới chuyên môn/ phê bình
Đứng trước một tác phẩm nghệ thuật, khán giả có thể sẽ phân vân và không xác định được mình muốn gì, và chính đó là lý do mà chúng ta có những người làm nghề phê bình (critics), với nhiệm vụ duy nhất là khen (hoặc chê) và cho công chúng lý do họ có nên (hoặc không nên) xem tác phẩm đó không. Nhờ vào đặc điểm này mà đôi khi, chúng ta sẽ thấy được tầm ảnh hưởng của một hay một số nhà phê bình lên thành công của một tác phẩm, và thậm chí, đối vớ giới nghệ sĩ/ nhà sản xuất, những nhận xét tích cực từ phía nhà phê bình còn là đích đến cuối cùng của việc làm nghệ thuật. Điều đó thì cũng là cái tốt thôi bởi lẽ nó cho những nhà làm phim một động lực để thực sự “nghệ hóa” tác phẩm của họ. Tuy nhiên, ngoài động lực “được khen”, được “đánh giá cao” ra thì doanh thu (hay tiền) cũng là một dạng động năng khác, mà nó làm biến dạng bản chất của nghệ thuật.
Birdman

Trong phim, chúng ta thấy hình ảnh nhà báo, nhà phê bình Tabitha, người mà được giới diễn viên, sản xuất đem ra làm trò tục tĩu sau lưng, nhưng trước mặt thì đon đả, nhẹ nhàng, e sợ. Thông qua một vài cảnh có sự xuất hiện của Tabitha, bộ phim cho người xem thấy được phần nào những nỗi lo lắng đến độ uy hiếp, vũ lực, phỉ báng của diễn viên (Riggan) về những gì mà người khác (người phê bình, người hâm mộ) nghĩ về mình và màn trình diễn của mình. Mặt khác, ta cũng thấy được cái cách mà một người sống bằng nghề phê bình tác phẩm của người khác viết lách ra sao: họ thờ ơ, lãnh đạm và có phần chán nản với cái thực trang đến độ mà họ khinh thường tất cả các sản phẩm gắn mác Broadway (hay mở rộng ra là Hollywood) mà không cần xem, viết ra những bài phê bình “lười nhác” và hết đỗi chung chung.
3. Sự thay đổi của thời cuộc/ xu hướng
Công nghệ đã thay đổi ngành công nghiệp điện ảnh vĩnh viễn và sâu sắc, đó là điều mà không ai có thể phủ nhận được. Độ nổi tiếng của một cá nhân được tính bằng lượt tương tác và lượt xem, vì thế mà mới dẫn đến một thuật ngữ điện ảnh kiểu mới mà Tabitha đã dùng để miêu tả Riggan – “celebrity”. Riggan thì khinh thường điều này, và chính đó là lý do khiến cho ông thụt lùi so với thời đại, không thể bắt kịp được nữa.
2015-02-Birdman-Thomson-and-Sam

Việc mà Riggan muốn đạt được sau vở kịch này, giống như khi Sam đã nói, chính là muốn được “tái hòa nhập cộng đồng”, muốn được nổi tiếng và mến mộ, nhưng ông quên mất rằng, nổi tiếng trong thời đại này chính là phải trở thành celebrity, phải được “viral”, phải được truyền đi thông qua màn hình công nghệ số, mà trớ trêu thay lại là điều mà Riggan luôn né tránh.
4. Tâm lý/ nhân cách của diễn viên
Và cuối cùng, một trong những yếu tố làm nên độ sâu của bộ phim, chính là sự lột tả tâm lý nhân vật và biểu hiện của sự lẫn lộn giữa thực tại và ánh đèn sân khấu. Hai nhân vật Riggan và Mike là hai đại diện tiêu biểu cho những nét tâm lý này.
2018124151_Birdman_Or_(The_Une

Đối với Mike, nhân vật này xuất hiện có phần chớp nhoáng. Người xem không được cung cấp thông tin gì liên quan đến gia cảnh hay con người Mike, mà phim chỉ khắc họa anh này qua phần diễn thử với Riggan và đối thoại với Sam. Điều này là tái khẳng định tâm lý bất ổn và lạ thường của Mike, khi anh này tự nhận chỉ sống thật trên sân khấu, ngoài đời tất cả chỉ là diễn. Đây là đỉnh cao của sự lẫn lộn, khi diễn viên quá nhập tâm đến mức ám ảnh với vai diễn, quên đi cuộc sống thật của mình. Ngoài ra, cũng có thể thấy ở Mike một sự chán nản kiểu Tabitha đối với nghệ thuật, khi nhiều hơn một lần anh thể hiện sự khinh rẻ với thể loại phim giải trí và không tin vào “sự nổi tiếng”: “Popularity is the slutty little cousin of prestige” (Tạm dịch: Sự nổi tiếng là con em họ đĩ thõa lươn lẹo của thanh thế)
2015-02-02-kinobar-nepričakovana-praznost-letenja-37483

Về phần Riggan, sau khi từ chối đóng Birdman 4, ông cũng không khác trường hợp của Mike là mấy khi vẫn nghe được những tiếng nói trong đầu và vẫn tự ảo tưởng về siêu năng lực của Người chim. Nhưng nhân vật Riggan được xây dựng với dụng ý khác hẳn Mike, vì người xem vẫn thấy được cuộc sống thực tại của ông, tuy đổ bể và trên bề vụn nát. Riggan quá mải mê tìm kiếm lại “sự nổi tiếng” mà ông cho là mình đã đánh mất, trong khi không ít lần, thực tại lại chứng minh điều ngược lại. Người hâm mộ không hề quên ông. Thực chất, người xem có thể thấy được tình cảm người hâm mộ dành cho ông trong một số phân cảnh như: cảnh có ông khách người châu Á (không hiểu tiếng Anh nhưng nghe được cụm từ “Birdman 4” thì ngay lập tức mở to mắt ngạc nhiên vui mừng), cảnh trong quán bar cùng với Mike, cảnh Riggan bị khóa trái cửa và phải cởi trần chạy một vòng nhà hát. Ai ai cũng nhận ra Riggan và hò reo tên ông ngay cả khi ông không mang bộ đồ Người chim trên mình: điều này trái với những suy nghĩ tiêu cực của Riggan (Khán giả chỉ nhớ tới tên hề của Hollywood mà quên đi người đàn ông sau tấm mặt nạ). Đây cũng chính là điểm cốt lõi của thông điệp, chính là “sự ngu dốt” (ignorance) trong tiêu đề nói tới, khi Riggan không nhận ra những giá trị tốt đẹp ở quanh mình, mà cố sức theo đuổi những thứ hào nhoáng mà thực chất ông đã có cho mình rồi.
birdman_a

KẾT LUẬN
Nhìn chung, bộ phim đã lột tả tương đối xuất sắc mọi chuyển động của tâm lý, mọi kiểm soát của lời thoại để đem đến một cái nhìn khá tăm tối và luẩn quẩn đằng sau ánh đèn sân khấu. Điều này lại làm mình nhớ lại cách quay phim khiến cho người xem cứ cảm thấy dài lê thê, chạy dài vòng quanh những ngách nhỏ nơi hậu trường tối tăm ẩm thấp. Bài review tổng thể về trải nghiệm khi xem xong bộ phim này của mình sẽ được upload sau.
Cảm ơn các bạn!