Capitalism vs Communism & Tôn giáo: Cuộc chiến lú não của hệ nhị nguyên
Những diễn biến gần đây xoay quanh giữa tổng thống Trump và thù trong giặc ngoài đã khiến tôi có một cái nhìn khác về khái niệm tư...
Những diễn biến gần đây xoay quanh giữa tổng thống Trump và thù trong giặc ngoài đã khiến tôi có một cái nhìn khác về khái niệm tư bản (Capitalism) và cộng sản (Communism). Tôi cũng chợt nhận ra rằng điều này đã từng xảy ra vào thời kỳ lưỡng cực, nên thật may là ít nhất tôi nhận ra nó khi tuổi còn trẻ.
Vậy đầu tiên diễn biến ấy như thế nào mà có thể tác động được suy nghĩ của tôi?
Hề hước cùng Trump
Cánh hữu ôn hoà và phe bảo thủ hô to khẩu hiệu #God, #Capitalism, #FreeMarket, #FreeSpeech và #LimitedGovernment. Tương phản với một Kitô hữu chịu chơi theo luật, cánh tả thổi bùng ngọn lửa của cải cách với slogan #Equality, #Freedom, #LGBT, #BlackLivesMatter, #Immigrant, #GovernmentIntervention và #Socialism.
Thời kì Trump tại nhiệm là cơ hội hiếm hoi tôi nhìn thấy lực lượng quần chúng ủng hộ nồng nhiệt một vị tổng thống “nghiệp dư” với xuất thân là con buôn có tiếng, playboy chính hiệu và celeb khoa trương. Lí do nó hiếm hoi là vì sự ủng hộ đó vẫn ngày càng mạnh trước sự bôi nhọ của quyền lực mềm siêu gái tính từ ngày ông mới tranh cử.
Một số người bảo Trump rất giống Ronald Reagan, một biểu tượng của cánh hữu và triết lí bảo thủ vì ông 1. thuộc đảng Cộng Hoà, 2. xuất thân từ giới phi chính trị và 3. có những ý tưởng khá điên. Nói một cách ngắn gọn, những gì Trump đại diện và hành động đi cùng hướng với các tay cánh hữu. Hệ lưỡng cực luôn tồn tại trong các cuộc đối đầu. Muốn làm ba phải thì chẳng khác nào bức tử sự nghiệp.
Nhưng lưỡng cực sẽ là một giới hạn cho bài viết này. Nếu so sánh các hệ tư tưởng và khẩu hiệu của cánh hữu với những gì Trump làm, chúng vả đôm đốp với nhau với cường độ tương đương với sự lật mặt của cánh tả trước một Trump tiền ứng cử.
Donald J. Trump, một tỷ phú Hoa Kỳ, một hậu duệ của đại tư bản con ông cháu cha giờ đang chống lại những người bạn đồng cấp của mình từ truyền thông, Big Tech và Big Pharma. Là một con buôn máu mặt, ông phải có sự thích thú với tự do thương mại nhưng không hiểu sao lại thẳng thừng rút lui khỏi hiệp định TPP, đánh thuế và cấm cửa khách hàng VIP nhất của các Big USA là Trung Quốc và bắt doanh nghiệp Mỹ phải sản xuất hàng hoá tại nước Mỹ với chi phí cao hơn. Là một người “bảo thủ” chẳng quan tâm gì về môi trường, ông ký sắc lệnh S. 3508 để dọn rác trôi dạt ở biển.
Là một người cánh hữu quyết đoán, Trump đáng lẽ phải mạnh tay như tiền bối Reagan lẫn cha con Bush. Ông ngoài miệng thì nổ banh xác pháo nhưng lại hành động rất lí trí và thực tiễn.
Ronald Reagan dù thành công trong việc vực dậy tinh thần "one nation under God", nhưng hành động vì lí tưởng của ông lại bòn rút một nước Mỹ thịnh vượng. Dành 30 tỷ USD để xây dựng hệ thống phòng thủ SDI lazer beam đậm chất Star War, dùng trickle-down economy để rút cạn tài sản 90% dân số, tăng gấp 3 lần nợ công và còn chưa kể tới vụ bê bối Contra dung túng việc buôn lậu thuốc phiện để gây quỹ quân sự bất chính, kiêm luôn version hiện đại của phi vụ tuồn nha phiến của Anh Quốc vào Trung Quốc nhưng khác ở chỗ "cõng rắn cắn gà nhà".
Ý tưởng "build the wall" của Trump mới đầu bị xem là vớ vẩn nhưng nó là một lời tuyên ngôn về mặt tinh thần lẫn hành động của Trump với nạn nhập cư vô tội vạ và nạn buôn người, hai thứ mà nhiều người chưa thấy được hậu quả trầm trọng của nó ở Châu Âu. Bên cạnh sự chặt đứt quấy nhiễu bên ngoài để giải quyết đối nội, Trump giải quyết cả đối ngoại. Ông xúc tiến sự hoà giải giữa những di sản Chiến tranh lạnh là Triều Tiên-Hàn Quốc và gần đây nhất là Israel-UAE với hoà ước Abraham. Nhưng chiến công đối nội lẫn đối ngoại của Trump được nhiều người biết đến chính là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, cốt chỉ để chặt đứt vòi bạch tuột của đất nước mang tham vọng bành trướng.
Để tổng kết những gì ông làm, tôi chỉ có hai từ: “America First”.
Sự xuất hiện của “America First” vào năm 2016 thật ngược đời. Chuyện quái quỷ gì đã xảy ra với vị thế công dân Mỹ trong chính nước Mỹ vậy? Bộ có ai đó được ưu tiên hơn cả dân Mỹ?
Câu trả lời là yes. Nước Mỹ hiện tại, cụ thể hơn là nhân dân Mỹ đang là nạn nhân của chính hệ tư tưởng đã đưa nó lên đỉnh cao, chủ nghĩa tư bản.
Phương Tây, cái nôi của Capitalism
Capitalism có ba đặc điểm nổi bật:
1. Sở hữu tư nhân và cá nhân (private ownership)
2. Sự tích luỹ số lượng tài sản (capital accumulation)
3. Hệ thống giai cấp chủ lao động-người lao động (employer-employee)
The Holy Trinity của Capitalism phản ánh tư duy của phương Tây vốn thích 1. sự tự do cá nhân và 2. sự vật thể hoá những ý tưởng trên giấy. Còn hệ thống giai cấp, đó là sự chuyển hoá của quan hệ chủ đạo từ vua-thần (phong kiến) cho đến chủ lao động-người lao động. Trên con đường làm giàu thời hiện đại, con người không cần phải dựa vào sự cho phép, cất nhắc và đất đai lãnh chúa và giới hoàng tộc nữa, mà tự tay làm chủ chính sự nghiệp của mình.
Nhìn lại lịch sử, Capitalism được hình thành và thăng hoa sớm ở các nước phương Tây, dù buôn bán, giao thương và sản xuất đã tồn tại rất sớm trên mọi miền thế giới.
Tôi đã tự hỏi bản thân là: tại sao người Trung Quốc, nổi tiếng có kĩ năng bán hàng thượng thừa, sản xuất hàng chất lượng và kinh doanh có tầm nhìn xa trông rộng lại không thể nặn ra được Capitalism? Chắc có lẽ không phải cứ là thương gia lão làng thì sẽ sáng tạo nên tư tưởng thống trị cả thế giới hiện đại.
Mà cũng đúng là hiếm có tư tưởng mạnh nào được khai sinh ở môi trường đầy thế tục như thương trường. Phải có chút bay bay của thần thánh thì mới vững nổi. Nói chẳng đâu xa. Cứ nhìn Nho giáo và Phật giáo ở Trung Quốc. Dù cả hai đều dạy những bài học đạo đức đậm chất Á Đông (người kính trên nhường dưới, hiếu kính với cha mẹ ông bà) nhưng bên nào thành công thuyết phục con người ta nguyện đi theo và gầy dựng lòng trung thành?
Dù Trung Quốc và những nước khác đã không thần thánh hoá những công cụ kinh tế nhưng trọng trách ấy đã có các lão thành phương Tây đảm nhận. Họ đã dọn đường cho sự ra đời của một Capitalism về sau thống trị cả thế giới về chính danh lẫn thực quyền.
Làm giàu cho bản thân thường được xem là mục đích tối thượng của Capitalism. Nó mang đậm chất con buôn-kinh tế nhưng chỉ như vậy thì có khác gì Trung Quốc. Nguồn gốc của nó tất nhiên phải quy về Kitô giáo thần thánh.
Tín ngưỡng phương Tây vs Á Đông
Giáo lí Kitô luôn dạy con chiên phải siêng năng lao động về thể chất lẫn tinh thần thì mới hưởng món quà từ Chúa. Trong Kinh Cựu Ước, Chúa chỉ luôn xuất hiện khi con người đang lao lực trong sự bất lực của tình cảnh. Chúa bắt phải khổ trước khi sướng và quan trọng là tuyệt đối trung thành với Chúa.
Tổ phụ Abraham phải đợi cả mấy chục năm mới có con, nhưng đứa trẻ đó đã thành toàn lời hứa hẹn của Chúa rằng ông sẽ là vị cha của mọi dân tộc. Đoàn người Moses sau khi vâng theo Chúa mà vượt biển để tiến vào sa mạc đói khát. Vì đã vì Chúa mà chịu khổ nên Chúa hứa sẽ ban cơn mưa manna (thức ăn), nhưng phải nhớ kĩ là không được tham và phải lấy đủ thức ăn dùng cho 1 ngày khi mỗi lần mưa rơi. Nếu tuân thủ thì các con chiên được phép lấy gấp đôi lượng thức ăn ngày thứ 6 mỗi tuần (liên hệ tới ngày Sabbath-ngày không làm việc). Hay David, người Chúa chọn cũng phải trải qua 10 năm sống lang bạt, buộc phải tha mạng cho vua Saul đến tận hai lần vì Chúa không cho David giết người mà Chúa đã chọn làm vua, và đợi cho đến khi Saul chết vì tuổi già thì mới lên ngôi được.
Giáo lí Kitô luôn hướng con người về phía trước dù có chông gai. Bằng chứng là Kinh Tân Ước kể về hành trình chuộc tội cho nhân loại của Jesus và trên hành trình đó, Jesus đã rửa tội cho biết bao nhiêu kẻ tội lỗi để cho họ cơ hội làm lại cuộc đời. Một kẻ phạm tội mà biết hối lỗi và sửa sai thì luôn được Chúa trân trọng hơn cả trăm con chiên ngoan đạo chưa một lần cãi lời Chúa. Nó giống như câu chuyện Jesus kể về người phụ nữ vui vẻ tột cùng sau khi tìm được một đồng bạc thất lạc trong mười đồng bạc, và về người cha già sẵn sàng khao một bữa tiệc thịnh soạn để mừng đứa con trai phá gia chi tử trở về trước sự ghen ghét của người con trai một mực luôn nghe lời mình.
Dù Phật giáo cũng có tư tưởng khổ để giác ngộ nhưng hãy để ý rằng phần thưởng của Chúa Cựu Ước luôn là 1. vật chất (tiền bạc, thức ăn, đồ uống) hoặc 2. những thứ có giá trị thực dụng (quyền lực, chức vị, danh vọng, trí tuệ). Chúa Tân Ước dù không có phần thưởng hào nhoáng kia nhưng luôn khuyến khích những giá trị hướng tới tương lai và đừng để quá khứ kìm hãm tiềm năng con người. Hơn nữa, Kitô giáo nhấn mạnh sự chuộc lỗi ngay khi còn sống. Phải làm ngay, làm nhanh và đừng có chờ đợi.
Điều này đã thể hiện tinh thần "đánh nhanh đánh thắng" rất mạnh mẽ của Kitô giáo so với các tôn giáo phương Đông hay chú trọng tới "báo ơn/báo thù kiếp sau". Sau khi chết thì con chiên sẽ trở về với Chúa trên thiên đàng và kẻ tội đồ sẽ bị đày xuống địa ngục mãi mãi, không có đầu thai sang kiếp khác, nên muốn sửa sai thì phải làm ngay.
Kết hợp “capital” và “moving forward” thì còn gì ngoài The Holy Capitalism.
Nhưng! Tôi phải đặt cả dấu chấm than cho từ “nhưng” là biết nó quan trọng tới nhường nào.
Dù có đạt được những thành tựu và kì tích lẫy lừng đến độ không tưởng tượng trên, các con chiên phải luôn ghi nhớ trong tim rằng chúng là món quà của Chúa thưởng cho sự gian khổ họ đã gánh chịu. Ngay cả miếng ăn cơ bản cũng là nhờ Chúa nhân từ ban cho nên các con chiên phải tạ ơn Chúa trước mỗi bữa ăn. Bất cứ sự mạo phạm với Chúa hay chống lại Chúa đa phần kết thúc trong khổ đau. Tâm lý này thậm chí đã được phản ánh qua thần thoại Hy Lạp. Những lời sấm truyền là sự sắp đặt không thể xoay chuyển của số phận. Chúa đặt ở đâu thì người phải ngồi ở đó.
Quay ngược lại với Trung Quốc.
Các bậc Hán rộng dù hay ca thán lão thiên này, lão thiên nọ, cúng lên cúng xuống, dâng bao lễ vật cho thần thánh và hay tỏ ra kính trọng bề trên, nhưng đều mang hi vọng hay thậm chí là tham vọng chống lại sự sắp đặt của trời đất, và tin là bề trên cũng như người thường …có thể mua chuộc được.
Thần tiên dù có trọng vọng tới mấy thì cũng là do người tu hành mà nên quả. Làm người hay thú hay tiên chỉ là vấn đề của việc tu hành và ăn ở sao cho có đức. Bởi vậy mới cho rằng phúc đời con là đời cha để lại. Sự may mắn đáng lẽ nên cho trời định đoạt ngẫu nhiên mà lại được các bậc Nho Tàu quy đổi sang hệ thống tích điểm nhân đức thì quả là hơi ngạo mạn. Rồi cả việc thầy bà cầu hồn lên trần gian như thể mình là con ông cháu cha với Diêm Vương. Nhưng vô địch bậc nhất phải là dã tâm muốn thao túng được sức mạnh tâm linh để bản thân có thể đọc vị và thay đổi được cả số mệnh trời định. Bói toán, tử vi, phong thuỷ, bát quái, ngũ hành, bùa phép thì thôi…quá là đùa dai với quyền năng thần thánh rồi.
Ngay cả ở phương diện tín ngưỡng-tôn giáo, Á Đông đã rất là nhân bản nên giới thần thánh thì cũng như giới phàm trần, như bát quái âm dương dù là hai thể đối nghịch nhưng đều thuộc sự tuần hoàn của trời đất.
Độ thế tục của Á Đông hơn phương Tây rất nhiều. Vậy cũng có thể nói đây cũng là lí do tại sao chỉ duy nhất phương Tây mới có thể sáng tạo ra The Holy Capitalism. Muốn thần thánh hoá một thứ gì đó, tín ngưỡng là chưa đủ, cần phải có một khoảng cách xa vời vợi không thể xâm phạm giữa thần và người.
Người phương Tây chỉ có thể vận dụng sức mạnh khoa học kĩ thuật để bảo vệ bản thân, vì sức mạnh tâm linh luôn chỉ thuộc về Chúa. Ai dám dùng phép thuật để trục lợi bản thân thì sẽ lên giàn thiêu sống dành cho lũ phù thuỷ.
Các nhà tư bản vs Tín đồ Christianity-Capitalism
Cái gốc của Capitalism dựng bao kì tích cũng chỉ để phụng sự Chúa. Con buôn theo Chúa vẫn khác với con buôn “for the sake of con buôn”. Đạo đức là chính là sự khác biệt đó. Đạo đức dựa trên sự tốt lành vốn có ở bản thân thực sự quá mong manh dễ vỡ nên phải cần tới sức nặng của đấng tối cao để đảm bảo sự răn đe.
Chúa luôn muốn con người phải sống đạo đức nên dù có làm giàu thì phải làm giàu chân chính và quan trọng, phải chia sẻ sự giàu có đó cho những người nghèo khó khác một cách tự nguyện.
Dù có vẻ hoang đường nhưng những nhà khai sinh triết lí Capitalism thực ra chính là các cha xứ và Giáo Hoàng Công giáo Rome. Thời xưa, đất đai phần lớn thuộc sự quản lí của nhà thờ. Đất nhiều để làm gì? Để kiếm tiền chứ sao? Thế là lộ trình đào tạo lao động được lồng ghép với các giáo lí hài hoà đến phong phú. Yếu tố thần thánh mà kết hợp với điều nào đó thì chỉ có nước phát triển sâu sắc cái điều đó thôi.
Không phải tất cả tín đồ Capitalism là người giàu có. Nhiều người hay nhầm các nhà tư bản giàu sụ và các cá nhân mang tinh thần Capitalism là một.
Nói tới sự khai sinh ngành ngân hàng mà không nói tới các hiệp sĩ Dòng Đền Templar thì thật là đắc tội. Ngân hàng đa quốc gia lớn nhất ở Châu Âu đã được tạo nên và điều hành bởi hiệp hội này. Sau bao công trạng bảo vệ đất Thánh và người hành hương, Templar được hoàng gia các nước và giáo hội tặng bao nhiêu của cải và đất đai. Đất nhiều, thành to và nhân lực kỉ cương thì để làm gì? Trong khi các hiệp sĩ Thánh Chiến xông pha trận mạc, các hiệp sĩ Templar lo toan hậu cần bằng các dịch vụ như gửi tiền, đổi ngoại tệ, ngân phiếu, cung cấp vốn nóng và quản lí tài chính cho các khách hàng thuộc thế giới Kitô giáo (Christendom), dù các hoạt động như vay nợ (usury) trên danh nghĩa bị cấm bởi giáo hội.
Hội Templar ngày càng giàu nhưng các thành viên lại sống rất khắc khổ. Hội không những cấm mà còn thực thi rất chặt chẽ sự trừng phạt cho hành vi tích trữ tài sản cá nhân của các thành viên. Điều này đi khá đúng với tính chất của một Capitalism trong khuôn khổ đạo đức Kitô giáo, chỉ để phụng sự Chúa. Lịch sử 200 năm của Templar đã bị dập cho tan tành bởi vua Philip Đệ Tứ của Pháp vì sự đói khát về tiền bạc của ông ta. Giáo hội Vatican cũng mắt nhắm mắt mở cho sự đàn áp của Philip IV vì bản thân giáo hội cũng đang dòm ngó tài sản khổng lồ của Templar và chờ đợi cùng với vị vua Pháp phân chia nó sau khi diệt hội Dòng Đền.
Capitalism bắt buộc phải có những mục đích cao cả hơn tiền bạc vật chất. Vậy nên, tinh thần Capitalism không dừng ở phạm vi tài chính, mà còn lan sang cả phạm vi giáo dục. Nói rồi, kim chỉ nam của bao anh tài từ Đông tới Tây: muốn đạt tới đỉnh cao thì phải có đam mê. Đam mê ở đây phải là sự ngây ngô trong sáng không thể giải thích bằng lí lẽ được, và cái gì ngây ngô hơn ngoài tình yêu dành cho Chúa?
Tôi nói thật là các nhà truyền đạo Tin Lành chính là những con người rất là “capitalism” và là các tiền nhân giúp cho Hoa Kỳ khai sinh nên một Capitalism thực sự vì Chúa.
Bắt đầu với Peter Waldo, một thương gia bán hết tài sản của mình để sống một cuộc đời nghèo khó và đi truyền đạo cho dân nghèo. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho phong trào Tin Lành về sau này vì ông 1. chống lại hệ thống Công Giáo Roma và 2. ủng hộ dịch Kinh Thánh sang tiếng địa phương để đảm bảo sự minh bạch lời Chúa răn tới các con chiên. Về sau này cũng có một nhà thần học tên John Wycliffe kêu gọi và thực thi công cuộc dịch thuật trên. Cả hai là những tiền bối giúp cho Martin Luther phát động cuộc li khai tôn giáo đẫm máu nhất lịch sử Châu Âu.
Vậy điều gì liên quan tới Capitalism? Hãy nhớ tới điều 1 và 2 trong The Holy Trinity của Capitalism: sở hữu tư nhân (private ownership) và tích luỹ tài sản (capital accumulation). Dù có là cha xứ đi chăng nữa (employer-employee) thì cũng không bao giờ thay thế được Chúa trong mỗi cá nhân (private ownership) và không được quyền ngăn cản người khác tìm hiểu về Chúa (capital accumulation). The Holy Trinity của Capitalism thực chất khá mâu thuẫn và thay phiên kiềm chế lẫn nhau.
Điều thứ 2 lại thúc đẩy sản xuất hàng loạt (mass production) và thương mại hoá (commercialise). Cái sơ khởi nhất là để sản xuất vật chất nên sự phát triển khoa học công nghệ là thứ mà phương Tây cực kì đầu tư và xem trọng. Nghiên cứu khoa học của phương Tây chỉ để thoã sự tò mò cá nhân của mình là chủ yếu chứ ít khi nào vì lợi ích nhân loại. Nó được khởi động bởi những mục đích vô bổ cho tập thể (như tìm hiểu xuất xứ, phân loại các chất, người tạo nó là ai, nó có vai trò gì trong thế giới như Isaac Newton và Thomas Edison ấy) nhưng lịch sử đã chứng minh là nó vô tình giúp đỡ cả một nền văn minh.
Nhưng cần gì phải vì nhân loại chứ? Vì Chúa là đã đủ. Làm vì Chúa thì cũng như làm vì ước nguyện của Chúa là xây dựng một nhân loại tốt đẹp.
Trong tiềm thức phương Tây, tôn giáo và khoa học thực chất không hề đối nghịch nhau mà chỉ là hai cách diễn giải cho sự bí ẩn của tự nhiên. Một lượng lớn các nhà khoa học phương Tây tin vào Chúa đấy, nếu như không phải Chúa của Kitô giáo thì cũng là một high power nào đó tương tự. Thật ra cũng dễ hiểu việc này. Văn minh là do con người dựng lên để bảo vệ bản thân trước thiên nhiên, nên thiên nhiên luôn là một thực thể lớn hơn con người gấp bội. Quyền lực của thiên nhiên cho đến hiện tại vẫn còn chưa được khai phá và hiểu rõ bởi khoa học, vậy nên ngoài thuyết Chúa sáng tạo nên vạn vật thì không gì có thể thoả mãn nỗi ám ảnh "tại sao?" của phương Tây.
Trong trường hợp của Tin Lành, chính sự đảm bảo về vật chất đã thúc đẩy quá trình mass production cho các sản phẩm phi vật chất. Nhờ có công nghệ in ấn, một thành quả khoa học công nghệ của Capitalism mà Luther đã biến Kinh Thánh từ một thứ xa xỉ giới tu sĩ thành một vật phẩm bình dân đến không ngờ, một thành tựu giáo dục của Capitalism. Copy-paste và gây mất giá bằng sản xuất hàng loạt là hai đặc điểm đậm chất Capitalism.
Không biết có phải là một sự tình cờ khi tôn giáo phổ biến nhất Anh Quốc chính là Tin Lành. Nhờ sự lên ngôi của phong trào Kháng Cách, Nữ Hoàng Elizabeth Đệ Nhất đã tiến hành cuộc cải cách tôn giáo đất nước thông qua Anh Giáo nhằm để suy yếu quyền lực Giáo Hoàng Vatican tại Anh Quốc. Dù Anh Giáo và Tin Lành khác nhau kha khá nhưng cả hai đều chia sẻ ở sự chống cự trước quyền lực thâm căn cố đế của Công Giáo Rome.
Anh Quốc sau này trở thành bá chủ thông thương, công xưởng thế giới và xúc tiến các cuộc cách mạng công nghiệp thế giới. Điều đáng chú ý là Anh đi chinh phạt thế giới chủ yếu bằng kinh tế. Vị trí địa lí tách biệt khỏi lục địa Châu Âu và cấu trúc đảo quốc nhỏ bé đã vô tình đẩy nhanh quá trình thông thương qua đường biển. Nước Anh hùng mạnh bởi vì quyền lực mềm siêu gái tính của nó đã đẩy biết bao nước bạn lẫn nước xa vào cảnh nợ nần để rồi phải phân quyền cắt đất chỉ để trả nợ.
Ta đều biết Anh Quốc là mẫu quốc của Hoa Kỳ nên phần nào liên hệ được sự phổ biến của Tin Lành ở một đất nước mà tổ hợp Christianity-Capitalism đã tiến xa tới mức độ vượt qua cả mẫu quốc. Có hai điều lí giải cho sự vượt mặt ghê gớm này của Hoa Kỳ chính là nó 1. không có lịch sử lâu năm để làm vướng chân công cuộc làm giàu và 2. chính vì không có lịch sử và thể chế có sẵn nên bắt buộc phải dựa vào Kitô giáo, một tôn giáo trong tim mọi con người phương Tây làm lẽ sống và mục tiêu để làm giàu. Vừa yêu Chúa và vừa làm giàu thì không ai vượt qua nổi Hoa Kỳ.
Nhưng hãy nhớ điểm khác biệt giữa các nhà tư bản giàu sụ và con chiên ngoan đạo tin vào chủ nghĩa tư bản. Một bên chưa chắc phụng sự Chúa và một bên chắc chắn phụng sự Chúa. Một bên chưa chắc sống đạo đức và một bên chắc chắn sống đạo đức nhờ nghe theo Chúa.
Capitalism Cựu Thế Giới vs Capitalism Tân Thế Giới
Điều khiến Hoa Kỳ trở thành thiên đường của Capitalism chính là tinh thần Capitalism đổi đời, thay vì tư tưởng giàu từ đời cha sang con ở Cựu Thế Giới. Chúa đã luôn dặn phải siêng năng làm việc thì mới có của ăn của để, ai mà không siêng năng làm thì phải chấp nhận nghèo đi. Đây là lí do tại sao Mỹ luôn là chiến trường khốc liệt nhất giữa Old money vs New money và danh sách những triệu phú và tỷ phú Mỹ luôn được thay máu liên tục. Sự thay máu này đã được Nassim Nicholas Taleb đặt cho cái tên “bình đẳng động” hay “bất bình đẳng động” (dynamic equality/inequality).
Ông cho rằng bất bình đẳng tĩnh chỉ là một tấm hình chụp nhanh hay trạng thái nhất thời của một xã hội luôn vận động không ngừng. Tư duy tĩnh là một thứ Taleb cho là quan liêu, trì trệ và thiếu thực tiễn. Bình đẳng luôn đúng nhưng nó phải được nhìn nhận ở trạng thái động. Để tạo nên bình đẳng động thì phải làm sao cho 3 tầng lớp thượng-trung-hạ lưu luôn được xoay vòng. Vị trí giàu phải được luân phiên nắm giữ bởi nhiều người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Một ví dụ ông đưa ra trong "Da thịt trong cuộc chơi":
Khoảng 10% người Mỹ sẽ có ít nhất 1 năm nằm trong nhóm 1% người giàu nhất, và hơn một nửa dân số Mỹ sẽ có 1 năm nằm trong nhóm 10% người giàu nhất.
Ông đưa ra một ví dụ chỉ ra sự tĩnh lặng đến lạ thường ở Châu Âu:
Có đến hơn 60% là người thừa kế và 1/3 trong số những gia đình giàu có nhất châu Âu cũng là những gia đình giàu có nhất tại châu lục này từ nhiều thế kỉ trước. Ở Florence, người ta mới phát hiện ra rằng mọi chuyện còn tồi tệ hơn nữa: cũng từng ấy số lượng gia đình ít ỏi đã giữ của cải trong suốt năm thế kỉ.
Để có thể đảm bảo sự thay máu liên tục thì Taleb cho rằng phải bắt những người giàu chịu rủi ro của việc nghèo đi. Có nghĩa là nhà nước và những cơ chế lớn mạnh khác không nên bảo hộ hay bail out những tập đoàn lớn khi họ gặp những khó khăn mà hoàn toàn có thể tránh được nếu như chuẩn bị kĩ càng. Đây cũng là một vấn đề khá nhức nhối giữa lưỡng cực Protectionism vs Free trade và cũng thật khó để nhà nước xác định được cái nào nên cứu, cái nào nên để cho sụp, ngoài ra còn có cả tỉ lí do chính trị, niềm tin, v.v.
Nhưng dù sao thì chúng ta đều đồng ý rằng độc quyền của kẻ mạnh phải là thứ được triệt tiêu vì "absolute power corrupts absolutely" và sự thoái hoá này đã được chứng minh trong suốt chiều dài lịch sử. Vụ chống độc quyền nổi tiếng nhất nước Mỹ có lẽ là vụ phân tán tập đoàn dầu mỏ Standard Oil của Rockefeller, nhưng một open secret mà ai cũng giả vờ không biết là gia tộc Rockefeller không hề bị tổn thất nặng nề sau vụ đó. Dù không hề xuất hiện trên các bản xếp hạng người giàu nhất thế giới nhưng những gia tộc giàu bao đời này vẫn giàu và ngày càng giàu.
Việc trợ cấp vô tội vạ cho tầng lớp trung và hạ lưu cũng mang hệ luỵ y chang vì nó cũng khiến cho họ ruồng bỏ trách nhiệm hứng chịu rủi ro cho những việc mình làm. Giữa không làm việc mà vẫn có tiền welfare và làm việc mà vẫn ít tiền hơn welfare thì cái nào vô trách nhiệm hơn?
Cơ bản, khiến cho tất cả tin rằng là sẽ có một big daddy ra tay ứng cứu khi lỡ tróc một miếng da hay trượt chân té ngã đều khiến cho xã hội trở nên trì trệ, mất động lực làm việc và cuối cùng là giãy đành đạch như em chã. Nhưng sự thật là chỉ có dân thường mới giận hờn kiểu này. Dễ chán như trẻ con thì cũng sẽ dễ chiều và đó là điều tuyệt vời cho một Capitalism luôn muốn một sự ngoan ngoãn đến bất lực.
Nước Mỹ đã từng là thiên đường cho tầng lớp trung lưu năng nổ thúc đẩy sự thịnh vượng của mình, nhưng giờ đây nó không còn nữa. Và vì sao nó không còn? Là vì nước Mỹ đang bị văn hoá Capitalism giàu liên đời của Cựu Thế Giới hủ hoại. Hơn nữa, cái thứ Capitalism này đang chống lại chính cái gốc đảm bảo lề lối đạo đức của sự làm giàu, Kitô giáo. Capitalism phản Kitô là cái tên mà tôi muốn dùng cho nó.
Capitalism phản Kitô, cha đẻ của Communism
Tôi luôn thích khái niệm "bastardise"- copy 99% và 1% biến chất. Nhờ nó mà tôi có thể nhận ra sự thay đổi khẽ khàng của những tư tưởng với xuất phát điểm rất nhân văn. Những triết lí nguyên bản của Capitalism rất đạo đức nhưng giờ nó đang bị những thế lực thả 1% độc tinh chất vào.
Kitô giáo luôn là nguồn sống và là thành tựu nhân loại lớn nhất của văn minh phương Tây. Muốn phá huỷ phương Tây thì đánh vào Kitô giáo luôn là thượng sách. Quá trình bastardise Kitô giáo đã bắt đầu từ rất lâu rồi. Công Giáo Rome là đầu tiên, tiếp đó hành trình Jehovah Witness ở phương Tây, cultism mang màu sắc Kitô giáo ở Hàn Quốc, và giờ cuộc chiến tôn giáo đang diễn ra tại Mỹ. Chính tổng thống Trump là người đang lãnh đạo cuộc Thánh Chiến trước thù trong Big USA và giặc ngoài United Nation-Đầu sỏ European Union-China.
Cũng thật là tréo ngoe khi chính cái thứ bastardised Capitalism này đã xúc tiến cho sự ra đời của đối thủ truyền kiếp cho cả đế chế La Mã thần thánh Capitalism, chủ nghĩa cộng sản Communism. Chống Chúa hay không thì phải xếp lại nội chiến sang một bên để dập cho bằng được vó ngựa Búa Liềm.
Một Capitalism mà bóc lột và vắt kiệt sức người lao động, tập trung phần lớn tài sản trong tay và không chịu tái đầu tư nó bằng việc trả lương đúng mức tầng lớp trung và hạ lưu. Ngoài ra, các nhà tư bản còn phong phú hoá khả năng vắt kiệt bằng consumerism (chủ nghĩa tiêu dùng). Nó mở đường cho sự soán ngôi của giá trị vật chất trước giá trị tinh thần. Và vì so kè cấp bậc với nhau bằng tiền nên con người trở nên mất kiên nhẫn trước khi tiền đổ về. Mất kiên nhẫn ư? Đừng lo, đã có tín dụng đây rồi. Tài sản thực thì cũng không khác gì tài sản được gầy dựng bởi nợ. Và nợ luôn là phương tiện mạnh nhất để nô dịch của quyền lực mềm thời hiện đại, nơi mà tiền định danh lên ngôi.
Không những phản lại một cộng đồng mà còn phản lại cả đất nước. Dưới sự kiềm hãm của mức lương tối thiểu và sự đi lên về vật chất của tầng lớp lao động, các nhà tư bản chạy sang các nước nghèo để tiếp tục công cuộc khai thác thặng dư của mình. Đây chính là lí do tại sao Trump phải đánh Trung Quốc, công xưởng Made in China. Vì chỉ có đánh thì mới lôi đầu các Big USA về để cải thiện tình trạng thất nghiệp và nghèo đói của dân lao động. Chia sẻ tài sản thông qua việc làm luôn là một cách hữu hiệu về đường dài hơn nhiều so với gói trợ cấp nuôi ăn từ chính phủ. Quan trọng, khôi phục lại một nước Mỹ tự chủ và độc lập sau khi phụ thuộc quá nhiều vào một Trung Quốc tham vọng.
Hiện tại bastardised Capitalism (đại tư bản USA) liên thủ với bastardised Communism (Antifa, Democrat và China hay Red Capitalism) hạ bệ một Capitalism vì Chúa của Trump. Đi về quá khứ một chút, một cuộc chiến đẫm máu giữa Freikorps-Quân đoàn Tự do mà Hitler đầu quân và Spartacist đã diễn ra trước khi tổng thống Ebert của Đế chế Đức nhậm chức. Rồi sau khi Hitler liên thủ cùng các đại tư bản giàu sụ đánh đuổi phe cộng sản ra khỏi chính trường, ngay lập tức ông đàn áp lại các nhà đầu tư của mình.
Chẳng phải chuyện của riêng ai, các nhánh của Communism từng đánh chí choé với nhau mà các câu chuyện nổi tiếng nhất là Liên Xô vs Trung Quốc, Stalin vs Tito, nhà nước nhân danh Communism vs những người Marxist hoài nghi về sự tồn tại của State Capitalism bạo tàn.
Cái mác Communism hay Capitalism không quan trọng nữa. Thủ tướng Churchill nói rất đúng: "We have no lasting friends, no lasting enemies, only lasting interests".
Trong phạm trù của bài nhằm hướng tới sự thoát li của thế giới lưỡng cực truyền thống, cái mác bên ngoài của tư tưởng là thứ không đáng để tâm, quan trọng là ý nghĩa thật sự nó mang lại. Tôi khuyến khích các bạn tìm hiểu những giá trị dù khác tên nhưng lại tương đồng rất nhiều về đạo đức và nhân bản.
Nó cũng giống như Nho giáo và Phật giáo. Đều dạy cùng một bài học về đạo hiếu nhưng chỉ khác ở hai chỗ: 1. khác cái tên và 2. Nho giáo nghe như dạy đời, trong khi Phật giáo thì không những chú tâm nghe và còn say mê đi trích dẫn.
Marxism: Phản của Capitalism phản Kitô
Đã hiểu âm thì chỉ cần lật ngược âm thì sẽ hiểu dương. Trong thời đại mà thật giả lẫn lộn, thật khó để nhân danh một Capitalism vì Chúa để đả phá lại một Capitalism phản Chúa. Quy luật nhị nguyên đã luôn thống trị bao đời nay nên muốn hiểu về mặt tối của Capitalism, thì cần phải có một đối trọng không những đối nghịch lại nó mà còn phải mang một danh nghĩa hoàn toàn mới.
Tôi cũng phải thành thật thừa nhận rằng chính Orthodox Marxism (Communism nguyên bản) đã giúp tôi hiểu tường tận hệ thống Capitalism. Bản thân Capitalism vào thời điểm tiền Marxism vẫn chưa được hệ thống hoá phức tạp. Học thuyết Cổ Điển Adam Smith lấy sự tự nhiên kiêm bàn tay vô hình là chủ đạo và là một mô hình hoà bình khuyến khích sự cộng sinh giữa những cá thể kinh doanh.
Thuyết thì cũng chỉ là thuyết và đời thì không như là mơ, nhất là khi nhìn lại lịch sử chém giết lẫn nhau của phương Tây chỉ vì thấy ngứa ngáy. Cho đến khi một Karl Marx xuất hiện, dành phần lớn cuộc đời mình chỉ để phê phán Capitalism và thả vào đó ngọn lửa đấu tranh giai cấp thu phục lòng người, thì lúc đó hội anh em cờ hiệu tư bản sôi sùng sục lên mà múa bút chưởng lại.
Không ai phê phán một Capitalism vô đạo đức một cách đay nghiến và chua cay hơn Karl Marx, và muốn phê phán một cách thâm thuý thì phải hiểu tường tận đối tượng phê phán.
Hệ thống tư liệu sản xuất (means of production), phân công lao động (division of labour), lao động-thành phẩm (labour-capital), vật hoá (objectification), sự xa lạ (alienation), tài sản tư hữu (private property / ownership), tôn giáo-thuốc phiện của nhân dân (religion) Marx dựng lên hợp lí một cách kì lạ. Chúng khiến tôi xác nhận được sự ngờ vực đầy cảm tính của bản thân trước một Capitalism không những phản Kitô mà còn mất cả tính người. Tất nhiên cảm xúc / linh tính là một thứ cũng cần có sự rèn luyện và khi đạt tới một mức nào đó thì nó sẽ giúp con người phát hiện ra những thứ sai trái mà không cần phải nhờ tới lí trí.
Globalism (chủ nghĩa toàn cầu) và Environmentalism (cách mạng xanh) mà các đại tư bản đang cổ suý kiêm luôn giáo trình thời đại học của tôi là một phiên bản trông có vẻ thân thiện của công cuộc nhuộm đỏ cả Châu Âu bởi thiên tài Joseph Stalin. USSR và Eastern Block-Warsaw Pact danh chính ngôn thuận là một thành tựu mà bất cứ Globalist nào đều muốn đạt được nên giờ chúng ta có United Nation, World Bank, IMF và bay xa hơn nữa là Bilderberg Group.
Capitalism luôn biết cách xuất khẩu những thứ cám lợn của nó sang thị trường "cầu sự văn minh". Cám lợn mà còn có thể được thương mại hoá và đóng hộp theo tiêu chuẩn là biết năng lực các đại tư bản ăn đứt các nhà cách mạng công khai áp bức tự do. Environmentalism đã thành công tẩy não phần lớn xứ văn minh lẫn man di ruồng bỏ năng lượng nuclear siêu sạch với quá khứ nào là Hiroshima-Nagasaki và DEFCON để chuyển sang năng lượng "sạch nhưng chỉ tốn tí tiền" thôi như gió và mặt trời.
Mở cửa cho dân nhập cư và tị nạn tràn vào như tổ kiến, tự do thương mại vô điều kiện, bảo vệ môi trường cấp quốc tế và chính phủ thế giới là những thứ mà Marx đã cảnh cáo về Capitalism bành trướng:
1. Không biên giới, không đất nước, không quốc tịch (Imagine-John Lennon)
2. Xói mòn giá trị truyền thống -> truyền thống có ích gì khi nó ngăn cản tương lai của sự giàu sang -> làn sóng dị giáo vay mượn màu sắc Kitô kết hợp với phong trào vô thần chống Chúa ở phương Tây.
3. Sự tập trung tài sản vào tay thiểu số -> chỉ có hai giai cấp giàu-nghèo kiêm chủ lao động-lao động kiêm trị-bị trị -> The Matrix.
4. Chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism) - chủ nghĩa vật chất cám lợn -> đề cao cái "lượng" và đánh mất cái "phẩm" -> quy giá trị con người vào sản phẩm mà mình mua -> nô lệ của tiền và kẻ đánh mất tự do -> mỗi khi dân sắp nổi loạn thì giới trên cứ tống hàng công nghiệp cám lợn (như trợ cấp, quần áo, đồ hiệu) thì tất cả vui vẻ thôi.
Không cần phải bay sang phương Tây để chiêm ngưỡng đâu vì chúng đã có mặt ngay tại Việt Nam rồi.
Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc dân tộc
Việt Nam từ xưa tới nay không có một hệ tư tưởng mạnh ngoài Phật giáo. Ai đó nói Nho giáo thì không biết có quên sự cảnh giác thường trực của dân ta trước phía Bắc hay không? Nho giáo là vô danh hữu thực. Ai cũng dùng nhưng không bao giờ thừa nhận. Mà cần gì phải khai khi đã có Phật giáo với cái gốc non-China trên danh nghĩa (nhưng thực chất là Hán hoá thấy rõ).
Dù gia đình tôi không theo Phật nhưng chúng tôi đều theo đạo ông bà (thờ cúng Bồ Tát), đi chùa ngày Tết và tin vào luật nhân quả. Đạo Phật ở Việt Nam đã trở thành một tín ngưỡng dân gian mà dù có vô thần thì cũng bị ảnh hưởng. Phật giáo đảm bảo lề lối đạo đức tự nguyện trong mỗi cá nhân về đường dài mà không cần dùng sự cưỡng chế của pháp luật quá nhiều.
Nhưng có một điểm yếu của Phật giáo ở Việt Nam mà tôi xin mạo phạm chỉ ra. Bản thân Phật giáo đã có tính chất an phận đáng kể vì thuyết luân hồi của nó chủ trương sự quân bình. Nhưng sự ảnh hưởng của tôn giáo này vẫn tuỳ thuộc vào sự vững vàng của nền văn hoá bị tác động.
Trước khi Phật giáo tới Trung Quốc, bao nhiêu bậc tài trí người Hán đã hệ thống hoá những quan sát của mình để tạo nên kho tàng triết lí đồ sộ, một trong đó đã được nhà Hán chọn để trị nước, Nho giáo. Nho giáo không phải tôn giáo mà là triết học về lễ nghi có độ thế tục. Nó là một phiên bản bay bay và dàn trải lớn hơn so với pháp luật nên cũng được xem là có một ít tính chất tôn giáo trong đó. Nhưng vì cái gốc thế tục nên đành phải nhường đường cho Phật giáo lên ngôi tại một Trung Hoa vốn luôn có dã tâm thế tục hoá cả thần thánh trên trời. "Nhân sinh vị kỷ, Thiên kinh Địa nghĩa, nhân bất vị kỷ, Thiên tru Địa diệt" là một minh chứng cho thấy cái dã tâm của Trung Quốc lớn như thế nào kể cả khi đã được Phật giáo cảm hoá.
Nguyên nhân cho sự thành công của Hán hoá đó chính là những hệ thống triết học bài bản trước đó đã giúp Trung Quốc có một cái sườn vững vàng để bám vào và không bị bơ vơ. Điều này rất đối lập với những dân tộc (như Việt Nam và Nhật Bản) không tự mình hệ thống hoá được và cuối cùng là bị đồng hoá đáng kể bởi văn hoá ngoại quốc. Sự hệ thống hoá tối ưu hoá độ hiệu quả dài lâu của việc lưu trữ và sao chép. Truyền thống Trung Hoa duy trì lâu dài ở Trung Quốc được là do cái tài của các bậc triết gia người Hán để lại. Nói về Việt Nam, cái "thuần phong mỹ tục" mà nhiều anh chị cấp tiến ghét cay ghét đắng đó, dù lấy từ Trung Quốc nhưng cũng là một vũ khí hữu hiệu để chống lại sự xâm nhập của văn hoá phương Tây (có mấy cái rõ ràng là cám lợn phương Tây chứ chẳng phải tinh hoa cần học đâu).
Văn hoá Đại Việt không có đủ bản lĩnh để tự mình trụ vững nên thay vì như Trung Quốc Hán hoá cả Phật giáo, thì Việt Nam lại bị Phật giáo làm cho mềm yếu. Việt Nam cần phải có một bệ phóng để kích sự mạnh mẽ. Không tạo ra được hệ tư tưởng thì phải vay mượn một tư tưởng không những dương tính mà còn phải có sự chính danh.
Kitô giáo là một giải pháp không khả thi. Khi mặt trận tôn giáo không khả thi thì phải chuyển sang mặt trận triết học có chút thế tục nhưng vẫn đủ sự bay bổng để thu hút tín đồ. Hơn nữa, một tính chất cố hữu của dân Á Đông chính là nỗ lực thấy sang bắt quàng làm họ với thần thánh trên trời mà tôi nói trước đó. Tôn giáo là một phương tiện để dân da vàng mượn sức cưỡi gió cho mục đích thực dụng nên "one nation under God" coi chừng thành "one nation under God except abcxyz". Thôi thì một dân tộc thế tục nên đi với triết lí thế tục cho có đôi có cặp.
Lịch sử đã đưa đẩy Việt Nam trở thành đất nước chủ nghĩa xã hội thành công nhất chỉ sau Trung Quốc. Định nghĩa của Socialism đã được Liên Xô thay đổi mãi mãi vì văn hoá Slavic nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung luôn có chiều hướng để cho tầng lớp tinh hoa gánh vác sức nặng của công cuộc phát triển đất nước. Bởi vậy, Socialism sẽ luôn là một thể chế khó khăn trong việc thiết lập sự chính danh của nó ở phương Tây thượng tôn nền cộng hoà.
Socialism rất dương tính và đặc biệt hướng tới giai cấp lao động 1. đông dân số nhất, 2. có lực lượng cơ bắp và 3. có miệng ăn núi lở kiêm purchasing power rất cao của đất nước. Nó sẽ là một tư tưởng làm chậm đi sự tha hoá của xã hội. Dù phiên bản Socialism của Việt Nam đi khá chệch so với nguyên bản, nhưng nó vẫn giữ được tính cộng đồng và tình cờ dung hoà khá tốt với văn hoá vì dân vì nước của Việt Nam. Kitô giáo có hội youth ministry của Chúa, Việt Nam thì có đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Một sự thật ít ai biết là nhờ có Socialism mà nước chúng ta có tổ chức công đoàn mạnh và có một cái cớ "vì giai cấp lao động" khá tốt để kìm hãm sự thái quá của các doanh nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, đuổi việc công nhân viên ở Việt Nam khó khăn hơn nhiều so với nước ngoài và chỉ cần đuổi nhiều thì bên Sở sẽ gõ cửa hỏi thăm.
Socialism mang màu sắc Việt Nam là một "gateway drug khá khó để phê "cho sự tìm hiểu chuyên sâu về Orthodox Marxism. Nó là một phần của giáo dục bắt buộc cho mọi trường đại học chính quy. Dù sinh viên có chán ghét nó như thế nào thì việc giáo dục này ít nhất mở ra một cơ hội để họ trân trọng giá trị lao động và đồng cảm với người lao động, và quan trọng hơn hết là hình thành một thói quen vô thức hướng về những giá trị cộng đồng.
Socialism giống Kitô giáo ở chỗ nó khuyến khích sự lao động, sản xuất vật chất và kích thích sự thịnh vượng. Nhiêu đó cũng đủ để nó trở thành một cái roi vọt khá tốt cho một dân tộc hay bị sự an nhiên rù quến và khá dễ để bị chia rẽ. Liên Xô loại bỏ Chính Thống giáo mà vẫn phát động được Cuộc cách mạng công nghiệp, Kế hoạch 5 năm-7 năm và Trung Quốc ngứa ngáy mà làm nên cuộc Đại nhảy vọt để đọ lại.
Búa liềm vàng và cờ đỏ đậm chất giai cấp là biểu tượng rất dương tính so với Phật giáo khuyến khích sự tịnh tâm. Bởi vậy, chỉ có Socialism mới có thể giúp Việt Nam quy tụ nhân lực và đánh thắng quân ngoại xâm. Nếu có ai đó nói Capitalism thì như tôi đã nói, nó không được hệ thống hoá chặt chẽ như kẻ thù truyền kiếp của nó.
Để ngăn chặn sự thoái hoá từ Capitalism, phương Tây cần Kitô giáo, còn Việt Nam cần Socialism.
Mở đầu với Trump thì phải kết thúc với Trump
Thời điểm Trump nhậm chức là khoảng khắc nước Mỹ được cứu sau bao năm bị chà đạp. Ngay tại thời điểm gần kết thúc nhiệm kì, nước Mỹ đã phải hứng chịu sự phỉ nhổ lên truyền thống và di sản của mình. Black Lives Matter được trang bị với lực lượng fake Communism Antifa là một cuộc phát xít càn quét lên những gì làm nên nước Mỹ: lịch sử, các vị cha lập nước, xoá bỏ xiềng xích nô lệ và Kitô giáo. Trump đầy đủ combo thập cẩm được soi sáng bởi Jesus đã thành công trong việc vực dậy tinh thần dân tộc Mỹ.
Không những vậy, giá trị Kitô giáo còn giúp xúc tiến sự thiết lập hoà bình ở vùng Trung Đông. Hoà ước đó được đặt tên Abraham là vì Abraham chính là tổ phụ khai sinh ra ba tôn giáo lâu đời nhất thế giới: Judaism (Do Thái), Christianity (phương Tây) và Islam (Ả Rập).
Capitalism, một phát minh vĩ đại của dân da trắng đã thúc đẩy sự chinh phạt của phương Tây trên khắp thế giới. Nhưng khi Capitalism đánh mất đi Kitô giáo, nó sẽ mất đi khát vọng tự do để trở thành những cái vòi bạch tuộc hút cạn chính phương Tây.
Dù tôi dành phần lớn bài để nói về Capitalism và Christianity, nhưng nhờ vậy mà người đọc có thể hiểu được tại sao tôi thích Communism. Tất cả đều là sản phẩm của phương Tây dương tính hừng hực nên cũng lí giải được tại sao phương Tây nắm thế chủ động trong công cuộc tái cấu trúc thế giới hiện đại, kể cả sự khai sinh ra một khối đối trọng của nó ở phương Đông.
Trung Quốc hiện tại là đất nước chủ nghĩa xã hội hùng mạnh duy nhất đang một mình đối chọi lại cả phương Tây, và chủ yếu là Mỹ vì Mỹ đang là vật cản lớn nhất trước tham vọng của họ. Nhưng tôi tin là nước Mỹ sẽ thắng trong trận chiến này vì Trung Quốc đã thắng quá lâu như cách mà âm tính đã ngự trị quá dài. Đến lúc một dương tính sẽ bức bách mà trỗi dậy để lấy lại cân bằng.
Trong âm có dương và trong dương có âm, Trump dù hùng dũng nhưng sự ma lanh của ông góp phần không nhỏ trong cuộc Thánh Chiến này. Các phát ngôn như em chã trên Twitter và truyền thông của ông đã khiến bao người khó khăn trong việc đọc vị vị tổng thống đáng lẽ phải nghiêm túc trong từng lời ăn tiếng nói. Cái này phải truy về xuất thân từ giới showbiz của ông. Nếu nói theo phong cách tả hữu, Trump là một hỗn hợp khá hài hoà giữa hai yếu tố này.
Đơn giản, nước Mỹ không chỉ có cánh hữu mà còn có cả cánh tả và hàng vạn người trung lập. Thống nhất họ dưới một ngọn cờ để phụng sự nước Mỹ mới là điều đáng trân trọng của một lãnh đạo. Và điều duy nhất có thể thống nhất được thì chỉ có sự dương tính mãnh liệt và sáng chói của Jesus Christ.
Nguồn tham khảo
How Christianity Created Capitalism
Capitalism, it is usually assumed, flowered around the same time as the Enlightenment–the eighteenth century–and, like the Enlightenment, entailed a diminution of organized religion. In fact, the Catholic Church of the Middle Ages was the main locus for the first flowerings of capitalism. Max Weber located the origin of capitalism in modern Protestant cities, but today’s historians find capitalism much earlier than that in rural areas, where monasteries, especially those of the Cistercians, began to rationalize economic life. It was the church more than any other agency, writes historian Randall Collins, that put in place what Weber called the preconditions of capitalism: the rule of law and a bureaucracy for resolving disputes rationally; a specialized and mobile labor force; the institutional permanence that allows for transgenerational investment and sustained intellectual and physical efforts, together with the accumulation of long-term capital; and a zest for discovery, enterprise, wealth creation, and new undertakings. The Protestant Ethic without Protestantism The people of the high Middle Ages (1100—1300) were agog with wonder at great mechanical clocks, new forms of gears for windmills and water mills, improvements in wagons and carts, shoulder harnesses for beasts of burden, the ocean-going ship rudder, eyeglasses and magnifying glasses, iron smelting and ironwork, stone cutting, and new architectural principles. So many new types of machines were invented and put to use by 1300 that historian Jean Gimpel wrote a book in 1976 called The Industrial Revolution of the Middle Ages. Without the growth of capitalism, however, such technological discoveries would have been idle novelties. They would seldom have been put in the hands of ordinary human beings through swift and easy exchange. They would not have been studied and rapidly copied and improved by eager competitors. All this was made possible by freedom for enterprise, markets, and competition–and that, in turn, was provided by the Catholic Church. The church owned nearly a third of all the land of Europe. To administer those vast holdings, it established a continent-wide system of canon law that tied together multiple jurisdictions of empire, nation, barony, bishopric, religious order, chartered city, guild, confraternity, merchants, entrepreneurs, traders, et cetera. It also provided local and regional administrative bureaucracies of arbitrators, jurists, negotiators, and judges, along with an international language, “canon law Latin.” Even the new emphasis on clerical celibacy played an important capitalist role. Its clean separation between office and person in the church broke the traditional tie between family and property that had been fostered by feudalism and its carefully plotted marriages. It also provided Europe with an extraordinarily highly motivated, literate, specialized, and mobile labor force. The Cistercians, who eschewed the aristocratic and sedentary ways of the Benedictines and, consequently, broke farther away from feudalism, became famous as entrepreneurs. They mastered rational cost accounting, plowed all profits back into new ventures, and moved capital around from one venue to another, cutting losses where necessary, and pursuing new opportunities when feasible. They dominated iron production in central France and wool production (for export) in England. They were cheerful and energetic. “They had,” Collins writes, “the Protestant ethic without Protestantism.” Being few in number, the Cistercians needed labor-saving devices. They were a great spur to technological development. Their monasteries “were the most economically effective units that had ever existed in Europe, and perhaps in the world, before that time,” Gimpel writes. Thus, the high medieval church provided the conditions for F. A. Hayek’s famous “spontaneous order” of the market to emerge. This cannot happen in lawless and chaotic times; in order to function, capitalism requires rules that allow for predictable economic activity. Under such rules, if France needs wool, prosperity can accrue to the English sheepherder who first increases his flock, systematizes his fleecers and combers, and improves the efficiency of his shipments. In his 1991 Encyclical Letter Centesimus Annus, Pope John Paul II points out that the main cause of the wealth of nations is knowledge, science, know-how, discovery–in today’s jargon, “human capital.” Literacy and study were the main engines of such medieval monasteries; human capital, moral and intellectual, was their primary economic advantage. The pope also praises the modern corporation for developing within itself a model of relating the gifts of the individual to the common tasks of the firm. This ideal, too, we owe to the high medieval religious orders, not only the Benedictines and the Cistercians, but the Dominicans and Franciscans of the early thirteenth century. Jump-Starting a Millennium of Progress The new code of canon law at the time took care to enshrine as a legal principle that such communities, like cathedral chapters and monasteries before them, could act as legal individuals. As Collins points out, Pope Innocent IV thereby won the sobriquet “father of the modern learning of corporations.” In defending the rights of the new Franciscan and the Dominican communities against the secular clergy and lay professors at the University of Paris, Thomas Aquinas wrote one of the first defenses of the role of free associations in “civil society” and the inherent right of people to form corporations. The Catholic Church’s role helped jump-start a millennium of impressive economic progress. In ad 1000, there were barely two hundred million people in the world, most of whom were living in desperate poverty, under various tyrannies, and subject to the unchecked ravages of disease and much civic disorder. Economic development has made possible the sustenance now of more than six billion people–at a vastly higher level than one thousand years ago, and with an average lifespan almost three times as long. No other part of the world outside Europe (and its overseas offspring) has achieved so powerful and so sustained an economic performance, raised up so many of the poor into the middle class, inspired so many inventions, discoveries, and improvements for the easing of daily life, and brought so great a diminution of age-old plagues, diseases, and ailments. The economic historian David Landes, who describes himself as an unbeliever, points out that the main factors in this great economic achievement of Western civilization are mainly religious: • the joy in discovery that arises from each individual being an imago Dei called to be a creator; • the religious value attached to hard and good manual work; • the theological separation of the Creator from the creature, such that nature is subordinated to man, not surrounded with taboos; • the Jewish and Christian sense of linear, not cyclical, time and, therefore, of progress; and • respect for the market. Capitalism Infused with Caritas As the world enters the third millennium, we may hope that the church, after some generations of loss of nerve, rediscovers its old confidence in the economic order. Few things would help more in raising up all the world’s poor out of poverty. The church could lead the way in setting forth a religious and moral vision worthy of a global world, in which all live under a universally recognizable rule of law, and every individual’s gifts are nourished for the good of all. I believe this is what the pope has in mind when he speaks of a “civilization of love.” Capitalism must infused by that humble gift of love called caritas, described by Dante as “the Love that moves the Sun and all the stars.” This is the love that holds families, associations, and nations together. The current tendency of many to base the spirit of capitalism on sheer materialism is a certain road to economic decline. Honesty, trust, teamwork, and respect for the law are gifts of the spirit. They cannot be bought.www.acton.org
Capitalism, it is usually assumed, flowered around the same time as the Enlightenment–the eighteenth century–and, like the Enlightenment, entailed a diminution of organized religion. In fact, the Catholic Church of the Middle Ages was the main locus for the first flowerings of capitalism. Max Weber located the origin of capitalism in modern Protestant cities, but today’s historians find capitalism much earlier than that in rural areas, where monasteries, especially those of the Cistercians, began to rationalize economic life. It was the church more than any other agency, writes historian Randall Collins, that put in place what Weber called the preconditions of capitalism: the rule of law and a bureaucracy for resolving disputes rationally; a specialized and mobile labor force; the institutional permanence that allows for transgenerational investment and sustained intellectual and physical efforts, together with the accumulation of long-term capital; and a zest for discovery, enterprise, wealth creation, and new undertakings. The Protestant Ethic without Protestantism The people of the high Middle Ages (1100—1300) were agog with wonder at great mechanical clocks, new forms of gears for windmills and water mills, improvements in wagons and carts, shoulder harnesses for beasts of burden, the ocean-going ship rudder, eyeglasses and magnifying glasses, iron smelting and ironwork, stone cutting, and new architectural principles. So many new types of machines were invented and put to use by 1300 that historian Jean Gimpel wrote a book in 1976 called The Industrial Revolution of the Middle Ages. Without the growth of capitalism, however, such technological discoveries would have been idle novelties. They would seldom have been put in the hands of ordinary human beings through swift and easy exchange. They would not have been studied and rapidly copied and improved by eager competitors. All this was made possible by freedom for enterprise, markets, and competition–and that, in turn, was provided by the Catholic Church. The church owned nearly a third of all the land of Europe. To administer those vast holdings, it established a continent-wide system of canon law that tied together multiple jurisdictions of empire, nation, barony, bishopric, religious order, chartered city, guild, confraternity, merchants, entrepreneurs, traders, et cetera. It also provided local and regional administrative bureaucracies of arbitrators, jurists, negotiators, and judges, along with an international language, “canon law Latin.” Even the new emphasis on clerical celibacy played an important capitalist role. Its clean separation between office and person in the church broke the traditional tie between family and property that had been fostered by feudalism and its carefully plotted marriages. It also provided Europe with an extraordinarily highly motivated, literate, specialized, and mobile labor force. The Cistercians, who eschewed the aristocratic and sedentary ways of the Benedictines and, consequently, broke farther away from feudalism, became famous as entrepreneurs. They mastered rational cost accounting, plowed all profits back into new ventures, and moved capital around from one venue to another, cutting losses where necessary, and pursuing new opportunities when feasible. They dominated iron production in central France and wool production (for export) in England. They were cheerful and energetic. “They had,” Collins writes, “the Protestant ethic without Protestantism.” Being few in number, the Cistercians needed labor-saving devices. They were a great spur to technological development. Their monasteries “were the most economically effective units that had ever existed in Europe, and perhaps in the world, before that time,” Gimpel writes. Thus, the high medieval church provided the conditions for F. A. Hayek’s famous “spontaneous order” of the market to emerge. This cannot happen in lawless and chaotic times; in order to function, capitalism requires rules that allow for predictable economic activity. Under such rules, if France needs wool, prosperity can accrue to the English sheepherder who first increases his flock, systematizes his fleecers and combers, and improves the efficiency of his shipments. In his 1991 Encyclical Letter Centesimus Annus, Pope John Paul II points out that the main cause of the wealth of nations is knowledge, science, know-how, discovery–in today’s jargon, “human capital.” Literacy and study were the main engines of such medieval monasteries; human capital, moral and intellectual, was their primary economic advantage. The pope also praises the modern corporation for developing within itself a model of relating the gifts of the individual to the common tasks of the firm. This ideal, too, we owe to the high medieval religious orders, not only the Benedictines and the Cistercians, but the Dominicans and Franciscans of the early thirteenth century. Jump-Starting a Millennium of Progress The new code of canon law at the time took care to enshrine as a legal principle that such communities, like cathedral chapters and monasteries before them, could act as legal individuals. As Collins points out, Pope Innocent IV thereby won the sobriquet “father of the modern learning of corporations.” In defending the rights of the new Franciscan and the Dominican communities against the secular clergy and lay professors at the University of Paris, Thomas Aquinas wrote one of the first defenses of the role of free associations in “civil society” and the inherent right of people to form corporations. The Catholic Church’s role helped jump-start a millennium of impressive economic progress. In ad 1000, there were barely two hundred million people in the world, most of whom were living in desperate poverty, under various tyrannies, and subject to the unchecked ravages of disease and much civic disorder. Economic development has made possible the sustenance now of more than six billion people–at a vastly higher level than one thousand years ago, and with an average lifespan almost three times as long. No other part of the world outside Europe (and its overseas offspring) has achieved so powerful and so sustained an economic performance, raised up so many of the poor into the middle class, inspired so many inventions, discoveries, and improvements for the easing of daily life, and brought so great a diminution of age-old plagues, diseases, and ailments. The economic historian David Landes, who describes himself as an unbeliever, points out that the main factors in this great economic achievement of Western civilization are mainly religious: • the joy in discovery that arises from each individual being an imago Dei called to be a creator; • the religious value attached to hard and good manual work; • the theological separation of the Creator from the creature, such that nature is subordinated to man, not surrounded with taboos; • the Jewish and Christian sense of linear, not cyclical, time and, therefore, of progress; and • respect for the market. Capitalism Infused with Caritas As the world enters the third millennium, we may hope that the church, after some generations of loss of nerve, rediscovers its old confidence in the economic order. Few things would help more in raising up all the world’s poor out of poverty. The church could lead the way in setting forth a religious and moral vision worthy of a global world, in which all live under a universally recognizable rule of law, and every individual’s gifts are nourished for the good of all. I believe this is what the pope has in mind when he speaks of a “civilization of love.” Capitalism must infused by that humble gift of love called caritas, described by Dante as “the Love that moves the Sun and all the stars.” This is the love that holds families, associations, and nations together. The current tendency of many to base the spirit of capitalism on sheer materialism is a certain road to economic decline. Honesty, trust, teamwork, and respect for the law are gifts of the spirit. They cannot be bought.www.acton.org
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất