𝐂𝐡𝐨 𝐭𝐮𝐢 𝐦𝐮𝐚 𝟏 𝐠𝐢𝐨̛̀ 
Chúng ta đều bình đẳng về mặt thời gian, dù bạn làm ra 1 tỷ 1 ngày thì cũng không thể nới thêm 1 giây nào của 24 tiếng, hay bạn có nghèo kiết xác thì cũng không cần phải bận tâm đến việc bỏ tiền để mua 24 tiếng. Bởi tính công bằng tuyệt đối đó, nên không quan trọng bạn đang vui hay buồn, sức khoẻ bạn tốt hay xấu, bạn đang cao hứng hay mất hứng thì một ngày cũng chỉ có 24 tiếng mà thôi. Chưa cần bàn đến việc thế nào để thành công, nhưng để không có một tương lai phải nói “giá-như-hồi-xưa-tui-...” thì việc bạn không nên lãng phí nguồn tài nguyên này là tối quan trọng.
-------------------------------------------------------------------------
"Trên đời này không có ai là một người trì trệ cả, mà chỉ là người 𝒄𝒐́ 𝒕𝒉𝒐́𝒊 𝒒𝒖𝒆𝒏 trì trệ."
𝐓𝐡𝐨́𝐢 𝐪𝐮𝐞𝐧 đ𝐞̂̉ 𝐥𝐚̀𝐦 𝐠𝐢̀?
Câu trả lời ngắn gọn nhất là để tiết kiệm năng lượng. Não bộ ta được thiết kế để sinh tồn với tôn chỉ “instant gratification” (tạm dịch: thưởng nóng) và tranh thủ dự trữ năng lượng nhiều nhất có thể. Vì thời ông bà ta khoảng 300.000 năm trước thì cuộc sống không được thoải mái đến mức dư giả năng lượng để đau đáu câu hỏi “tôi là ai?” như tụi mình thời nay, mà luôn phải giành sức cho việc chạy khỏi mấy con hổ răng kiếm, bầy voi ma mút, một rừng bé Na.
Thí dụ như việc phải chọn lựa giữa hai bụi nho, một bụi cách bạn 500 mét, bụi còn lại cách 1 kilomet. Đương nhiên với cùng phần tưởng nhưng quãng đường 500 mét tiết kiệm nhiều năng lượng hơn thì chắc chắn chúng ta sẽ chọn cách thứ nhất (trừ trường hợp bạn đang muốn giảm cân).
ưu tiên dự trữ năng lượng, cho nên bất cứ khi nào đáp ứng được những yêu cầu căn bản phục vụ sự sống (lương thực, nơi ở, không khí, thăng bằng,...) thì não bộ sẽ cảm thấy an tâm và vào trạng thái “tiết kiệm”. Nó sẽ không hiểu tại sao bạn lại cố gắng chạy deadline trong khi bạn vẫn đang “sống” tốt cơ mà. Cho nên việc bắt nó phải ngồi làm bài luận hay học 50 trang sinh lý cũng giống như cố gắng năn nỉ phụ huynh mua quần áo mới vậy (insert tiếng mẹ: "Đồ mày nhóc nheo mà đòi mua quài"); có rất nhiều bài báo đã chứng minh rằng khi ta làm một việc ta không thích thì não sẽ tiết ra các chất hoá học gây độc cho chính nó (bài nào thì không rõ). Do đó việc não bộ luôn muốn là cố gắng chuyển hướng tập trung sang các hoạt động nhẹ nhàng, yêu cầu ít sự huy động năng lượng hoặc tạo được nhiều cảm xúc tích cực hơn: xem Netflix, ngủ, tán dóc với bạn bè, chơi game,...
Tôn chỉ thưởng nóng sẽ không quá tệ nếu ta không sống ở thời đại này, nơi mà thành quả lẫn hậu quả của mọi việc bạn đang làm sẽ chỉ xuất hiện ở tương lai (deadline, lãnh lương theo tháng, 4 năm học đại học để có bằng, sổ liên lạc gởi về hàng tháng,...). Nếu một ngày bạn đột ngột trở nên nhiệt huyết hơn ở công ty, thì cũng không có ông bụt nào hiện ra để thưởng bạn một điều ước cho sự siêng năng đó cả. Điều này giải thích tại sao bạn không làm những điều bạn biết là tốt nhưng lại luôn làm những việc bạn biết là xấu. Đơn giản vì điều bạn đang làm giúp não bộ cảm thấy được “vuốt ve”.
--------------------------------------------------------------------------
𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 đ𝐢𝐞̂̉𝐦 𝐭𝐫𝐢̀ 𝐭𝐫𝐞̣̂
Tui tạm cho có 2 thời điểm mà chúng ta trì trệ.
Thời điểm thứ 1: Khi ta nghĩ
Khi nghĩ về điều gì đó, chúng ta sẽ có xu hướng làm quá các mặt tiêu cực xung quanh sự việc đó lên đến mức che lấp đi lợi ích mà việc đó mang lại. Ví dụ: khi nghĩ về việc phải đi tập gym, ta lại nhớ tới cảm giác tự ti khi tập mãi không đô, cảm giác đau nhức sau khi tập, ngại phải tập chung máy với người khác, sợ người khác nhìn cơ thể mình,...
Thời điểm thứ 2: Khi ta làm
Như đã trình bày, não bộ sẽ hoạt động hết năng suất nếu nhu cầu cơ bản của ta bị đe doạ. Ví dụ trong việc học: chúng ta được dạy từ nhỏ rằng dưới 5.0 là sẽ ở lại lớp hoặc khống chế (lên đại học con số này là 4.0); hay nói theo ngôn ngữ của bộ não là “chỉ cần đạt 5 điểm là OK, sẽ lên lớp thôi”. Đương nhiên, quy chuẩn về điểm số sẽ khác nhau ở mỗi người nhưng điểm chung là chúng ta luôn có “hạn mức tối thiểu” cho mọi việc ta làm, và khi đã đạt được cái chuẩn đó thì não sẽ kiểu “Ah! Tốt rồi”  rồi quay lại trạng thái “tiết kiệm”.
--------------------------------------------------------------------------
𝗕𝗮̣𝗻 𝗸𝗵𝗼̂𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗶̀ 𝘁𝗿𝗲̣̂, 𝗯𝗮̣𝗻 𝗰𝗵𝗶̉ 𝗴𝗶𝘂́𝗽 𝗻𝗮̃𝗼 𝗻𝗲́ 𝘁𝗿𝗮́𝗻𝗵 𝗰𝗮̉𝗺 𝘅𝘂́𝗰 𝘁𝗶𝗲̂𝘂 𝗰𝘂̛̣𝗰 𝗺𝗮̀ 𝘁𝗵𝗼̂𝗶
Bất cứ khi nào có cảm giác tiêu cực xuất hiện (khi nghĩ, hoặc khi làm) thì não bộ sẽ kích hoạt trung tâm “đổ thừa” và trung tâm “thưởng nóng”. Một số lời đổ thừa tui hay nghe (và hay nói) như: “quán hơi ồn he, thôi về nhà học”; “thôi học cũng được 3 trang rồi, coi tập phim rồi học tiếp”; “tui làm gì mà đủ thời gian để đọc 3 trang sách đó đâu”; “Sáng bước chân trái ra đường, hèn chi không học bài vô, thôi để mai ráng đổi chân”; “Có 100 trang chứ nhiêu, còn 4 ngày nữa mới thi mà”,...
Trong lúc nhởn nhơ làm việc vô ích với sự nghiệp của bạn thì não bộ sẽ không quan tâm đến hậu quả vì chí ít bây giờ nó đang cảm thấy thoải mái khi xem clip chị Xu Kem.
--------------------------------------------------------------------------
𝗞𝗲̂́𝘁
Nếu đọc tới đây rồi chắc mấy ông cũng đã thấy thiếu thiếu phần “giải quyết vấn đề”. Với tui thì trì trệ là một “triệu chứng chung” (similar symptoms) của rất nhiều căn bệnh nền khác nhau (diverse diseases). Nên bài viết này sẽ không nêu ra rõ ràng các phương hướng giải quyết, bởi vì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi người mỗi bệnh”. Tui chỉ cố gắng góp một chút phân tích của mình về vấn đề chung - cái mà “ai có não cũng mắc”. Nếu các bạn muốn tìm một lời khuyên, một phương pháp tức thì nào thì tui sẽ cho các bạn một vài từ khoá như là Pomodoro, To-do list, Getting Things Done, Ikigai,...(tui không dám đánh giá tính hiệu quả của các phương pháp này). Nhưng các bạn thật sự muốn ngừng trì trệ, thì chung quy chỉ có cách duy nhất là phải đấu tranh với bộ máy 300.000 năm tuổi trong đầu mình và đó không phải cuộc chiến ngày 1 ngày 2 mà thắng được, hãy cho nó biết rằng trái đắng nó đang nếm có thể là quả ngọt ở tương lai.

"𝒀𝒐𝒖𝒓 𝒇𝒖𝒕𝒖𝒓𝒆 𝒄𝒂𝒏'𝒕 𝒅𝒆𝒕𝒆𝒓𝒎𝒊𝒏𝒆 𝒊𝒕 𝒃𝒚 𝒊𝒕𝒔𝒆𝒍𝒇 𝒃𝒖𝒕 𝒚𝒐𝒖𝒓 𝒑𝒓𝒆𝒔𝒆𝒏𝒕."