Note.47✤Book.76✤6/2021: Xứ Đông Dương - Paul Doumer
Paul Doumer (2021) Đọc quyển sách Xứ Đông Dương - Paul Doumer 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 76 quyển Chính trị...
(2021) Đọc quyển sách Xứ Đông Dương - Paul Doumer 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 76 quyển
Chính trị ngoảnh mặt với tôi nhưng các thuộc địa mỉm cười với tôi. Báo chí chính quốc nơi tôi sắp xa rời đối xử với tôi một cách cay nghiệt; báo chí thuộc địa tôi sắp tiếp cận chan hòa thiện cảm với tôi.
Trừ những thảm họa diễn ra ở chỗ này chỗ khác, trong sự cân bằng bền bỉ của trái đất vốn đã tồn tại hàng thế kỷ và dường như sẽ còn được củng cố trong nhiều thế kỷ nữa, con người chắc chắn sẽ là kẻ thống trị, kẻ thuần dưỡng các loài sinh vật và môi trường xung quanh, dùng chúng phục vụ mình, làm cho cuộc sống dễ dàng và dễ chịu về mặt vật chất, đẹp đẽ và thú vị về mặt tinh thần. Đó là những phát minh và sáng chế mà con người đã liên tục thực hiện để có thể vươn đến ngôi vị bá chủ thế giới như hiện nay.
Trên cả tuyến đường biển đi Trung Hoa và so với các điểm của lục địa châu Á, Singapour là thành phố gần xích đạo nhất. Thế nhưng đây lại không phải là một trong những nơi nóng nhất như lẽ ra phải thế. Khác với hầu khắp vùng nhiệt đới này, Singapour không có mùa mưa và mùa khô xen kẽ nhau. Mỗi ngày ở đây đều nhận được một lượng mưa khá nhiều trong vài giờ, làm dịu mát đáng kể bầu không khí. Do đó, nóng bức không kéo dài và khí hậu khá dễ chịu đối với người châu Âu. Các thành phố Vọng Các và Sài Gòn tuy nằm xa hơn Singapour vài độ về phía bắc nhưng không thể so được với Singapour.
Trung Hoa là một vườn ươm người vô tận. Con cái họ biết nhau, giúp đỡ nhau và gắn bó với nhau. Các hãng Trung Hoa không bao giờ thiếu người điều hành.
“Các thương gia Anh chỉ thực hiện những thương vụ lớn. Họ làm việc ngắn gọn, họ ra giá chắc, không nài thêm hay bớt xén một đồng. Họ buôn bán như những ông hoàng. Người Hoa chỉ thực hiện những thương vụ vừa vừa và nhỏ. Họ tìm kiếm các cơ hội làm ăn, làm phát sinh các nhu cầu. Đó là nhữngcon người dám nghĩ dám làm, mưu mẹo nhưng trung thực. Người Đức thì làm tất cả các thương vụ, to cũng như nhỏ, và bằng mọi cách.”
Người An Nam chắc chắn là tộc người ưu trội so với các dân tộc xung quanh. Người Cao Miên, Ai Lao và Xiêm La đều không thể chống lại được họ. Không một dân tộc nào trong Đế quốc các xứ Ấn Độ81 có những phẩm chất như họ. Phải tới tận Nhật Bản mới có tộc người có phẩm chất của người An Nam và giống như người An Nam. Người An Nam và người Nhật Bản chắc chắn có mối quan hệ thân tộc từ xa xưa. Cả hai đều thông minh, cần cù và dũng cảm. Người lính An Nam là một người lính giỏi, có kỷ luật và dũng cảm. Họ cũng là những người lao động mẫu mực, những nông phu giỏi việc đồng áng, những người thợ lành nghề, những nghệ nhân khéo léo và thông minh. So với các dân tộc khác ở châu Á, trên tư cách người thợ và người lính, người An Nam vẫn xếp cao hơn một bậc. Vả chăng, đó là một quy luật chung mà tôi đã kiểm chứng trên khoảng 20 chủng tộc của nhân loại, và tôi cũng thấy rất đúng ở châu Âu: những người dũng cảm trong lao động cũng là những người dũng cảm trong chiến tranh; nói khác đi, can đảm là một tính cách thống nhất. Nếu người nào can đảm trước sự mệt mỏi, người đó sẽ can đảm trước nguy hiểm và trước cái chết.
Chúng tôi ở chưa được hai ngày thì một chiếc thuyền đánh cá nhỏ xuất hiện trong vụng tàu của chúng tôi. Nó từ trong đất liền bơi ra. Một người Hoa với một cái túi đẫy tàng tàng đeo trên tay bước xuống để cho chiếc thuyền An Nam quay về ngôi làng ven biển, chắc là làng của chủ thuyền. Người Hoa này nhẹ nhàng yêu cầu được nói chuyện với Chỉ huy trưởng. Anh ta được đưa tới chỗ Chỉ huy trưởng; nhưng khi đi qua trại, nhiều người lính nhận ra anh ta. Một thời gian trước đây anh ta phục vụ đồ uống cho binh lính chúng tôi trong một quán ở Quảng Châu mà các con dân của Thiên tử nhà Thanhmở gần trại. Trước những lời chế giễu, anh ta chỉ đáp lại bằng một cái lắc đầu nhẹ kèm theo một nụ cười vẻ hiểu biết.
Làm sao anh ta biết chúng tôi ở đây và làm thế nào mà anh ta vượt biển tới được chỗ chúng tôi? Làm thế nào anh ta đến được chỗ các ngư dân bên bờ biển Trung Kỳ gần Đà Nẵng và thuyết phục được họ đưa anh ta tới đây trong khi họ đang hoảng sợ bỏ đi vì sự có mặt của chúng tôi? Đó là những điều bí ẩn mà không ai trong chúng tôi hiểu được cho tường tận. Trước các câu hỏi chúng tôi đưa ra nhiều lần sau đó, A-Tac (tên của người Hoa kia) chỉ đáp lại bằng một nụ cười ranh mãnh, và trong kho từ tiếng Pháp nghèo nàn thu thập được từ những người lính trong khi phục vụ, anh ta chỉ tìm được hai chữ “xoay xở” để trả lời. Đúng là A-Tac đã xoay xở và đã xoay xở một cách phi thường
Khi người chỉ huy yếu kém tức là tinh thần anh ta chưa được tôi rèn đủ mức, ta không thể mong đợi gì từ những người lính dưới quyền người chỉ huy đó.
Ở Nam Kỳ, mùa mưa chỉ khác mùa khô ở chỗ ngày nào cũng có những cơn giông làm nhiệt độ dịu đi được một lúc. Nói cách khác, cũng vẫn một mặt trời như lò lửa ấy, cũng vẫn không khí hầm hập nóng đó. Người ta có thể nói rằng về cơ bản nhiệt độ ở Nam Kỳ là bất biến, mùa đông cũng như mùa hè, ngày cũng như đêm. Trong tháng Mười hai hoặc tháng Một, đôi khi có một vài ngày trời đột nhiên trở mát khiến người ta sung sướng; tương tự như vậy, vào một số đêm, nhiệt độ hạ bớt chút ít. Những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi như thế chẳng ảnh hưởng gì đến quy luật chung của khí hậu nóng ẩm, hừng hực và liên tục trong mọi mùa, mọi lúc. Nhiệt kế đứng yên trong khoảng 30 đến 35 độ. Nhưng dường như nhiệt độ trên nhiệt kế chỉ là kết quả của một phép đo không chính xác. Nền nhiệt 30 độ của Nam Kỳ làm ta có cảm giác như từ 55 đến 60 độ ở Pháp hoặc ở Algérie. Ở châu Phi đã có lúc tôi đã từng phải chịu đựng nền nhiệt lên đến 48 độ theo nhiệt kế chỉ; tôi mặc quần áo nỉ, đội mũ phớt đen mà không thấy khó chịu. Nhưng với nền nhiệt 30 độ ở Nam Kỳ, đội mũ cát và mặc quần áo nhẹ bằng vải toan trắng vẫn khiến tôi thấy không đâu nóng bằng. Chẳng làm gì mồ hôi cũng vã ra như tắm, chỉ cần động chân động tay một chút là mồ hôi toát ra như tắm. Thế nên ta hiểu vì sao người châu Âu ở Đông Dương rất muốn ngồi yên nghỉ ngơi, tránh tối đa việc lao động và rèn luyện thân thể.
Nói riêng giữa chúng ta với nhau, chúng ta cũng có phần có lỗi khi cười nhạo cái thói Tây giả cầy này. Quả thực đó là điều nực cười, vì nó vụng về, lạc điệu như vẫn xảy ra khi bắt đầu thích nghi. Nhưng đó là sự khởi đầu của một cái gì đó nghiêm túc và không phải là không có lợi cho việc kinh doanh của chúng ta.
Nói riêng giữa chúng ta với nhau, chúng ta cũng có phần có lỗi khi cười nhạo cái thói Tây giả cầy này. Quả thực đó là điều nực cười, vì nó vụng về, lạc điệu như vẫn xảy ra khi bắt đầu thích nghi. Nhưng đó là sự khởi đầu của một cái gì đó nghiêm túc và không phải là không có lợi cho việc kinh doanh của chúng ta.
Sau đó đến lượt đoàn Hoa kiều, gồm hội trưởng các bang hội và đại diện của các thương nhân trong thành phố. Thái độ của họ khác thái độ của người An Nam; họ có vẻ hồ hởi và ít câu nệ hơn. Những lời thân thiện khiến họ vui vẻ, tranh nhau cười, tranh nhau nói. Nửa giờ sau, khi đi thăm thành phố, tôi thấy chủ các cửa tiệm Trung Hoa đón chúng tôi bằng những tràng pháo liên hồi đinh tai nhức óc để biểu thị sự hài lòng với việc đại diện của họ được đón tiếp ân cần. Quả thực, họ đã phát minh ra thuốc súng trước người châu Âu; nhưng có những lúc họ lạm dụng quá mức quyền ưu tiên của người phát minh.
Tổng đốc Trần Bá Lộc, hay gọi tắt là Tổng đốc Lộc, khác với đồng bào mình ở vóc người cao lớn. Ông tacao trên mức chiều cao trung bình của người Pháp, trong khi chiều cao trung bình của người An Nam ở Nam Kỳ thấp hơn chút đỉnh so với chiều cao của những người lính thấp nhất của chúng ta. Cao, gầy, nét mặt thông minh và cương nghị, biểu lộ ý chí và quyền lực, Tổng đốc Lộc cho ta ấn tượng của một người có cá tính mạnh mẽ. Những hành động can đảm và quyết liệt của ông ta trong cuộc sống chứng tỏ ngoại hình ông ta không mâu thuẫn với nội tâm. Ông ta nằm trong số những người bản xứ theo Pháp ngay sau khi chúng ta đổ bộ lên Sài Gòn. Lẽ tự nhiên những người đầu tiên đến với chúng ta là những tín đồ Cơ Đốc giáo. Họ có nhiều nguyên cớ biện minh cho việc đó, nếu không muốn nói là nguyên nhân. Họ thường xuyên bị các quan lại thay mặt cho Hoàng đế bức hại; họ đã được dạy dỗ bởi các nhà truyền giáo châu Âu, chủ yếu là người Pháp, và theo các điều ước, nước Pháp là nước bảo hộ họ. Trần Bá Lộc thuộc một gia đình Cơ Đốc giáo; ông ta đã phục vụ chúng ta và đăng ký vào đội quân người bản xứ mà chúng ta thành lập ngay khi có cơ hội.
Ông ta tuyển mộ một đội quân bản xứ ở Nam Kỳ và đưa vào chiến dịch. Ông ta hành động mau lẹ và quyết liệt; thắng nhanh chóng. Những biện pháp ông ta sử dụng là gì? Chắc chắn không phải là những biện pháp mà binh lính Pháp sẽ sử dụng. Ông ta đã dùng những biện pháp khắc nghiệt tàn nhẫnkhông nao núng mà chúng ta không thể quen được. Là người An Nam đi đánh người An Nam nổi dậy, chắc chắn ông Lộc hành động như người ta vẫn thường làm ở vùng Viễn Đông. Nếu chúng ta muốn hoặc nếu chúng ta có thể hành động cách khác thì chúng ta đã không cử ông ta cầm quân.
Ông ta tuyển mộ một đội quân bản xứ ở Nam Kỳ và đưa vào chiến dịch. Ông ta hành động mau lẹ và quyết liệt; thắng nhanh chóng. Những biện pháp ông ta sử dụng là gì? Chắc chắn không phải là những biện pháp mà binh lính Pháp sẽ sử dụng. Ông ta đã dùng những biện pháp khắc nghiệt tàn nhẫnkhông nao núng mà chúng ta không thể quen được. Là người An Nam đi đánh người An Nam nổi dậy, chắc chắn ông Lộc hành động như người ta vẫn thường làm ở vùng Viễn Đông. Nếu chúng ta muốn hoặc nếu chúng ta có thể hành động cách khác thì chúng ta đã không cử ông ta cầm quân.
Nhưng ở các nước phương Đông, những cảnh tượng chết chóc hay những ngôi mộ không gợi lên một ý nghĩ nào về sự ảmđạm. Hầu như sáng nào tôi cũng cưỡi ngựa đi dạo qua Đồng Mả vào lúc trời còn mờ tối
Ở Sài Gòn cũng có người Hoa, và nhiều là đằng khác, buôn bán to nhỏ đủ loại. Bên cạnh các cửa hiệu Pháp giống như các cửa hiệu ở tỉnh lẻ bên Pháp, tôi thấy các cửa hiệu Trung Hoa khiêm tốn hơn nhưng năng động hơn. Tất cả mọi thứ có trong cửa hiệu của thương nhân châu Âu và cả những thứ khác nữa đều có bán tại cửa hiệu của người Hoa; nơi này sản xuất thứ gì thì nơi khác cũng sản xuất thứ đó. Đây là một cuộc cạnh tranh có lợi cho người tiêu dùng. Đối với các mặt hàng rẻ tiền, đối với các công việc đơn giản, sự cạnh tranh không còn nữa vì chỉ còn lại người Hoa. Khi ta muốn có những bộ quần áo lịch sự, một chiếc đầm đi dạo hoặc ăn tối, một bộ smoking122 mà không cần đặt từ Pháp sang thì thay vì tìm cô thợ may người Pháp, ta cứ đặt người Hoa ở đây may những chiếc váy nhẹ, những bộ quần áo bằng vải lanh. Các dịch vụ giặt, là, mạng vá cũng là nghề của họ. Họ là những thợ khéo léo và quý hóa không từ chối một yêu cầu nào. Họ chịu làm mọi việc. Người An Nam ở Nam Kỳ không tranh việc với họ. Nam Kỳ quá giàu có, cuộc sống quá dễ dàng nên chỉ gắng sức tí chút là người ta đã tìm được việc.
Sài Gòn là một thành phố nhiệt đới xinh đẹp, thành phố duyên dáng nhất vùng Viễn Đông. Một số công trình nghệ thuật ở Sài Gòn rất đẹp; tất cả đều có kích thước lớn; nhà cửa nói chung khá xinh xắn, đường phố rợp bóng cây, tất cả như bị ngập trong một đại dương xanh. Nhìn từ trên cao xuống, từ chòi quan sát trên nóc một con tàu hoặc từ các tháp của nhà thờ, Sài Gòn hiện ra như một công viên rộng lớn, trong đó một vài tòa nhà quá đồ sộ hoặc quá cao vượt lên khỏi những tán cây. Này là Dinh Toàn quyền, các trại lính, bệnh viện, Sở Bưu điện, Dinh Thống đốc, Sở Thuế quan…; các công thự đó không chịu thua những tán cây muốn chiếm lĩnh trời xanh, luôn luôn vươn lên và trải rộng nhờ nhựa sống của thiên nhiên hào phóng.
Phong cảnh hiện ra trước một con tàu nhỏ trong một mạng hàng hải nhỏ hẹp rối rắm của vịnh hoàn toàn khác với phong cảnh ở lạch vào rộng lớn. Không thể nhìn toàn cảnh xung quanh vì có một đảo đá đứng chắn, có khi tới hai hay ba hòn cùng xuất hiện một lúc. Không còn sự kỳ vĩ nữa mà là một cái đẹp hàm chứa sự riêng tư, một sự riêng tư u buồn và tĩnh mịch. Nước không một gợn sóng, không khí không lay động. Sóng và gió có thể ầm ầm trên biển phía sau chúng tôi, nhưng trước khi tới đây chúng đã bị vỡ vụn bởi hàng nghìn rào cản. Âm thanh cũng vậy, chúng không thể tới đây. Đó là sự bất động và im lặng của cái chết.
Tôi đã đến nơi này quá muộn nên không thể cứu vãn những di tích đáng quan tâm. Đặc biệt là những cửa thành, chúng xứng đáng được bảo tồn. Chúng mang nét rất đặc sắc, cộng thêm những chứng tích lịch sử đã gắn liền với chúng thì chúng có quyền buộc chúng ta phải tôn trọng. Chúng hẳn sẽ khiến những khu phố tương lai của thành phố đẹp hơn lên, và chắc sẽ không làm vướng víu hay cản trở giao thông khi muốn nắn cho những con đường chạy thẳng như đã làm ở Paris, Khải hoàn môn ở quảng trường Etoile vẫn rất hài hòa cân xứng. Quả là sai lầm khi cho phá hủy đi những cửa thành cổ, một sai lầm rành rành ra đấy. Liệu người ta có lý do gì để phá hủy thành cổ, đập đổ những thành lũy kiên cố, có niên đại hàng thế kỷ và được xây dựng để trường tồn với thời gian không?
Hầu như ngày nào tôi cũng mơ sẽ làm được cái gì đó khác hơn là những bức tượng luôn xấu xí và thường là lố bịch mà người ta dựng lên trước công chúng đó.. Làm sao mà ta lại có thể bắt tay vào dựng những tượng đài xấu xí nhường ấy, lại đặt không đúng chỗ đến thế, hầu như chẳng chút ăn nhập gì với cảnh quan xung quanh đến thế kia chứ? Trong một xứ như Đông Dương, nơi con người có khiếu thẩm mỹ về cái đẹp với khả năng phê bình cao minh, tôi những muốn tạo ra một tác phẩm đẹp, được đặt đúng chỗ trong khung cảnh của nó.
Người An Nam ở Bắc Kỳ cần cù chịu khó, còn hơn cả người Nam Kỳ. Họ vạm vỡ hơn, cường kiện hơn. Khí hậu thì khá khắc nghiệt; họ không được thiên nhiên ban tặng những điều kiện thuận tiện cho sản xuất và vận tải. Bị bó buộc trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nơi họ sống chen chúc, dân An Nam buộc một vùng đất chật hẹp phải sản sinh ra rất nhiều sản phẩm. Công việc đồng áng làm họ mất hầu hết thời gian trong năm. Những việc vận chuyển giao thông, hộ đê, tạp dịch và những việc vặt thường nhật lấy gần hết toàn bộ thời gian còn lại. Họ làm việc tích cực không ngừng nghỉ.
Sự khéo léo, tinh xảo của dân tộc này thể hiện ở các thành phố nơi hiện diện đông đúc những người thợ thủ công và những sản phẩm đa dạng. Ở bất cứ nơi nào ta cũng sẽ thấy nhiều ngành nghề, sản xuất ra những thứ thiết yếu đối với đời sống của một dân tộc, quá đỗi sơ đẳng như nền văn minh của họ vốn thế. Đó là những thợ mộc, thợ đúc xanh chảo, thợ rèn, thợ gốm..., cùng với các tiểu thương, họ khiến cho các thành phố Bắc Kỳ thêm đông đúc. Có một nghề đặc biệt phát đạt, ở đây cũng như ở Trung Hoa, tự phát, tự lan rộng, thu hút khách hàng; đó là đóng quan tài. Nói vậy không ngụ ý rằng người chết ở vùng này nhiều hơn ở những nơi khác; đó chính là người ta không gán cho ý nghĩ về cái chết một tính chất rầu rĩ, mà người ta nghĩ đến nó và nói về nó với sự thanh thản bình tâm; chính vì vậy ta nhìn mà không khỏi thấy thích thú với thứ đồ vật vốn được dùng để đặt con người vào đó và đem chôn xuống đất. Cỗ quan tài càng đẹp hơn, bằng loại gỗ tốt hơn, được làm tinh xảo hơn và có tay nghề hơn thì người sắp dùng đến nó được coi là giàu hơn hoặc có thị hiếu tinh tế hơn. Trừ phi là người nghèo kiết xác hoặc một gã phu phen khốn khổ trôi dạt tha hương, quá xa nơi anh ta được sinh ra và xa nơi mà anh ta luôn luôn hy vọng được chết ở đó, thì người An Nam nào cũng đều chuẩn bị cỗ quan tài cho mình trước khi cái chết đe đọa họ. Họ mua quan tài ngay khi họ có điều kiện, thậm chí họ còn nhận nó như một món quà tặng. Ở các dân tộc vùng Viễn Đông này, người ta thường tặng một cỗ quan tài cho cha mẹ hoặc cho những người thân thích. Kiểu quà tặng này hẳn sẽ không được người châu Âu đón nhận, kể cả từ người thừa kế ruột rà.
Những thợ đóng quan tài, vốn đã rất đông ở tất cả các thành thị, chiếm hẳn một con phố ở Hà Nội và con phố đó mang tên Phố Quan Tài. Một cái tên như thế, nếu như được đặt ở Pháp, hẳn sẽ đuổi hết những hộ thuê nhà. Không những chỉ người An Nam không có sự ghê tởm ấy, mà tôi chắc chắn rằng những người Pháp ở Hà Nội sẽ không đắn đo ở trong phố Quan Tài nếu như ở đó xây dựng được những ngôi nhà tiện nghi. Những định kiến, những kiểu mê tín dị đoan của chúng ta không trụ được lâu khi chúng ta ở rất xa nơi mà những định kiến ấy đã thâm căn cố đế, xa những đồng bào của chúng ta để chia sẻ những điều ấy. Một người An Nam ở Pháp sẽ không giữ lâu nỗi kính sợ rồng. Một ông Pháp, một bà Pháp đến Đông Dương, nếu họ mang nỗi sợ mê tín đối với con số 13 và ngày thứ Sáu, như vẫn còn rất nhiều người vậy, thì than ôi, họ nên nhanh chóng vứt bỏ nó đi. Cần phải có một niềm tự hào nào đó với nơi mình đã được sinh ra để không phải hổ thẹn vì chính mình, hoặc cười cợt chuyện đó, khi ta có những ý nghĩ như vậy.
Tranh cãi quanh 'Xứ Đông Dương'
Không có thời gian đi sâu mổ xẻ hơn 600 trang sách, nhưng khán phòng tại Trung tâm Văn hóa Pháp tối 6/4 nóng lên quanh những điều chưa thỏa mãn về cuốn sách từng gây xôn xao vì dịch sai, cũng như thân thế, sự nghiệp của tác giả Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương, trong 5 năm.tienphong.vn
Không có thời gian đi sâu mổ xẻ hơn 600 trang sách, nhưng khán phòng tại Trung tâm Văn hóa Pháp tối 6/4 nóng lên quanh những điều chưa thỏa mãn về cuốn sách từng gây xôn xao vì dịch sai, cũng như thân thế, sự nghiệp của tác giả Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương, trong 5 năm.tienphong.vn
Đọc Xứ Đông Dương
TiaSang
Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Sau ông làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Ông bị một phần tử quá khích người Nga ám sát năm 1932. Cuốn hồi ký "Xứ Đông Dương" là cuốn sách viết riêng về giai đoạn ông ở Đông Dương.tiasang.com.vn
Paul Doumer là một chính khách người Pháp, sinh năm 1857. Ông làm Toàn quyền Đông Dương từ 1897-1902. Sau ông làm Tổng thống Pháp từ 1931-1932. Ông bị một phần tử quá khích người Nga ám sát năm 1932. Cuốn hồi ký "Xứ Đông Dương" là cuốn sách viết riêng về giai đoạn ông ở Đông Dương.tiasang.com.vn
Paul Doumer: Ba mặt một con người
LTS: Những ngày này, Hà Nội và nhiều nơi đang long trọng kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng thủ đô (10-10) và 999 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong chặng đường phát triển của Hà Nội và VN nói chung, hẳn sẽ thấp thoáng hình ảnh viên toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, người vừa có nhiều công tích lẫn tội trạng sau hơn 5 năm trị vì ở VNnld.com.vn
LTS: Những ngày này, Hà Nội và nhiều nơi đang long trọng kỷ niệm 55 năm ngày giải phóng thủ đô (10-10) và 999 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong chặng đường phát triển của Hà Nội và VN nói chung, hẳn sẽ thấp thoáng hình ảnh viên toàn quyền Đông Dương Paul Doumer, người vừa có nhiều công tích lẫn tội trạng sau hơn 5 năm trị vì ở VNnld.com.vn
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất