Note.38✤Book.51✤6/2021:QUYỀN LỰC!!𓀀 𓀁 𓀂 𓀈 𓀉
( 2021 )Đọc 4 quyển sách viết về Quyền lực 🕮 Tổng số sách đã đọc được : 51 quyển 🕮 ✤1/ Quyền lực - Bertrand Russell ✤✤2/ Sự...
(2021)Đọc 4 quyển sách viết về Quyền lực 🕮 Tổng số sách đã đọc được: 51 quyển 🕮
✤1/ Quyền lực - Bertrand Russell
✤✤2/ Sự suy tàn của quyền lực (The End of Power) - Moisés Naím
✤✤✤3/ Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi (The 50th Law) Robert Greene
✤✤✤4/ CẨM NANG KINH DOANH HARVARD - QUYỀN LỰC, TẦM ẢNH HƯỞNG VÀ SỨC THUYẾT PHỤC - Harvard Business School Press
Quyền lực - Bertrand Russell
Khi đã có một đời sống tiện nghi vừa phải, cả cá nhân lẫn cộng đồng sẽ theo đuổi quyền lực hơn là muốn làm giàu: dĩ nhiên người ta có thể kiếm giàu có vì giàu có là phương tiện đưa tới quyền lực, hay làm giàu thêm để có thêm quyền lực. Nhưng ta cần nhìn rõ là trong cả hai trường hợp động lực nền tảng không phải là động lực kinh tế.
Quyền lực giống như năng lực, có thể liên tục chuyển từ hình thức này sang hình thức khác, và khoa học xã hội có nhiệm vụ tìm kiếm những luật chi phối những chuyển dạng này.
Sự thôi thúc của quyền lực hiển nhiên nơi những lãnh tụ và những ẩn tàng nơi những kẻ tuân hành. Người ta theo một lãnh tụ là để chiếm quyền cho phe nhóm mình và để chia sẻ các chiến thắng của lãnh tụ mình. Số đông người cảm thấy thiếu khả năng lãnh đạo kẻ khác nên mới tìm tới một lãnh tụ xem ra có đủ đảm lược đem lại chiến thắng.
Khuynh hướng phục tùng cũng còn bắt nguồn từ nỗi sợ hãi. Mỗi khi có nguy cơ thật sự, phần đông sẵn sàng đặt mình dưới sự che chở và sử dụng của nhà cầm quyền; những lúc này ít ai mơ tưởng tới cách mạng.
Tính hiếu thắng do nhát sợ không tạo nên những lãnh tụ vĩ đại. Nói cho rõ, những lãnh tụ vĩ đại phải có lòng tự tin phi thường, không phải chỉ hời hợt bên ngoài mà còn ăn sâu vào tiềm thức. Đọc lịch sử ta thấy một số lãnh tụ lỗi lạc nhất đã bắt đầu sự nghiệp trong những hoàn cảnh biến động.
Có thể rằng một công dân bình lặng phục tùng một lãnh tụ do sợ sệt nhưng điều này không đúng với bọn thảo khấu, trừ khi chúng bị bắt buộc đi ăn cướp. Một khi quyền lợi của một lãnh tụ đã được xác định đàng hoàng, ông ta có thể khiến cho những cá nhân lộn xộn khiếp sợ, nhưng trước khi trở nên lãnh tụ và được đa số công nhận ông ta không làm cho ai ngán cả. Muốn trở thành lãnh tụ, ông ta phải có đầy đủ lòng tự tin, quyết đoán mau lẹ và chọn những biện pháp đúng.....
Tôi đã nói về những kẻ chỉ huy và những kẻ tuân hành, nhưng còn phải nói về kẻ thứ ba: những kẻ đứng bên lề. Nhiều người có can đảm từ chối tuân lệnh kẻ khác, nhưng cũng không thích chỉ huy.
Người lãnh tụ khó mà thành công nếu ông không có tâm lý sài sễ, hành hạ những kẻ theo mình. Ông ta sẽ thích một loại hoàn cảnh, một loại đám đông nào đó dễ đưa thành công lại cho ông. Hoàn cảnh tốt nhất là một nỗi nguy hiểm đủ trầm trọng khiến người ta muốn tòng quân cứu nước nhưng đừng khủng khiếp tới độ làm người ta sợ hãi chẳng hạn như chiến tranh bùng nổ với một kẻ thù đáng ngại nhưng không hẳn đã là vô địch.
Đám đông lý tưởng của nhà hùng biện là loại dễ bị xúc động lôi cuốn hơn là suy tư, dễ sợ hãi, dễ căm thù, không thích những biện pháp đúng đắn nhưng chậm chạp, dễ tuyệt vọng nhưng cùng lúc lại tràn đầy hy vọng. Nếu chẳng phải là một kẻ quá quay quắt, nahf hùng biện sẽ ráng kiếm một số tin tưởng biện minh cho việc ông làm. Ông cho rằng người ta nên hành động theo cảm xúc hơn là theo lý trí, rằng mọi ý kiến nên xuất phát từ con tim hơn là do não tủy, và những yếu tố tốt đẹp nhấttrong con người có tính cách tập thể hơn là cá nhân. Nếu ông ta có quyền, ông sẽ biến giáo dục thành một cuộc tập luyện xen lẫn với việc nhồi sọ tập thể, và trí thức cũng như phán đoán chỉ giữ vai trò hết sức thứ yếu.
Khi ta thòng dây qua bụng con heo và lôi nó lên tàu, nó đau và kêu en éc; con heo chịu quyền lực vật lý trên chính thân xác nó. Mặt khác khi chú lừa theo sau củ cà rốt trong truyện ngụ ngôn, ta xúi giục con lừa làm theo ý ta bằng cách thuyết phục nó rằng chính là vì lợi của nó. Các thú vật làm xiếc là trường hợp ở giữa hai trường hợp trên, ta tạo cho chúng các thói quen bằng thưởng và phạt; cũng cần kể tới bầy cừu bị quyến dụ lên tàu, khi con đầu đàn bị lôi kéo lên tàu bằng sức mạnh, rồi các con khác tự ý chạy theo. Tất cả những hình thức này có nơi con người. Trường hợp con heo chứng tỏ quyền lực quân sự và cảnh sát. Con lừa với củ cà rốt điển hình cho quyền lực của tuyên truyền. Những thú vật làm xiếc cho thấy quyền lực của giáo dục.
- Quân đội và cảnh sát dùng quyền lực áp chế trên thân xác.
- Các tổ chức kinh tế chính yếu dùng phần thưởng và hình phạt
- Nhà trường, nhà thờ và đảng chính trị: gây ảnh hưởng với dư luận. khuyến khích hay ngăn chặn.
Người trí thức là hậu duệ trí thức của nhà tu, nhưng giáo dục càng ngày càng lan tràn làm ông mất quyền. Khi xưa quyền lực của nhà trí thức lớn lao là vì dân chúng còn mê tín: họ thường tôn sùng thần chú hay sách thánh. ...Sự thực là người có học được kính trọng không phải là vì sở học mà vì người ta e ngại ông ta có quyền lực pháp thuật.Khoa học làm mất niền tin vào pháp thuật, làm mất cả người tri thức. ➜ Vậy thì 1 xã hội càng tri thức thì càng ít nỗi sợ?
Tính chất của mỗi thời đại cũng làm thay đổi những đức tính của những chính trị gia. Thời đại hòa bình khác với thời buổi chiến tranh hay cách mạng.Vào thời bình một người tài đức thường thôi cũng đã đủ thành công, nhưng vào thời loạn cần có nhiều đảm lược hơn. Vào lúc đó cần có người ăn nói giỏi (không cần hùng biện theo nghĩa thông thường) vì ngay cả Robespierre và Lenin cũng không cần hùng biện theo nghĩa này) nhưng cương quyết say mê và nồng nhiệt. Những lúc tình thế sôi nổi chính trị gia không cần lý luận, cũng chẳng cần tỏ ra mình khôn ngoan. Ông chỉ cần có khả năng thuyết phục đám đông rằng điều họ ham muốn mãnh liệt có thể đạt được và chính ông ta là người đủ sức làm việc đó.
Quyền lực hậu trường: quyền lực của những công nhân, những gián điệp và những kẻ giật dây. Trong bất kỳ một tổ chức lớn nào mà những kẻ cầm đầu có quyền lực đáng kể, ta thấy có những người khác ít tài hơn dùng tới những phương pháp cá nhân để gây ảnh hưởng với những người lãnh đạo. Những kẻ giật dây và những tay tổ đảng phái thuộc về một loại, dù họ sử dụng những kỹ thuật khác nhau. nhưng nói chung thì họ không ham hoạt động công khai. Họ vốn yêu thích quyền lực hơn danh vọng; họ có thể kém xã giao lắm. Nhiều khi họ chỉ là những tên hoạn quan hoặc các ái phi của nhà vua. Tuy nhiên ngay cả trong những lĩnh vực chính quyền mới mẽ nhất, những người này thường có quyền lực đáng kể ở những chỗ có vẻ huyền bí đối với người thường như trong lãnh vực tài chánh hoặc ngoại giao.
Người trí thức là hậu duệ trí thức của nhà tu, nhưng giáo dục càng ngày càng lan tràn làm ông mất quyền. Khi xưa quyền lực của nhà trí thức lớn lao là vì dân chúng còn mê tín: họ thường tôn sùng thần chú hay sách thánh. ...Sự thực là người có học được kính trọng không phải là vì sở học mà vì người ta e ngại ông ta có quyền lực pháp thuật.
Tính chất của mỗi thời đại cũng làm thay đổi những đức tính của những chính trị gia. Thời đại hòa bình khác với thời buổi chiến tranh hay cách mạng.
Quyền lực hậu trường: quyền lực của những công nhân, những gián điệp và những kẻ giật dây. Trong bất kỳ một tổ chức lớn nào mà những kẻ cầm đầu có quyền lực đáng kể, ta thấy có những người khác ít tài hơn dùng tới những phương pháp cá nhân để gây ảnh hưởng với những người lãnh đạo. Những kẻ giật dây và những tay tổ đảng phái thuộc về một loại, dù họ sử dụng những kỹ thuật khác nhau. nhưng nói chung thì họ không ham hoạt động công khai. Họ vốn yêu thích quyền lực hơn danh vọng; họ có thể kém xã giao lắm. Nhiều khi họ chỉ là những tên hoạn quan hoặc các ái phi của nhà vua. Tuy nhiên ngay cả trong những lĩnh vực chính quyền mới mẽ nhất, những người này thường có quyền lực đáng kể ở những chỗ có vẻ huyền bí đối với người thường như trong lãnh vực tài chánh hoặc ngoại giao.
Sự suy tàn của quyền lực (The End of Power)
Quyền lực có một chức năng xã hội. Vai trò của nó không chỉ là áp đặt sự thống trị hay tạo ra những kẻ chiến thắng và thua cuộc: nó còn tổ chức các cộng đồng, xã hội, thị trường, và thế giới. Hobbes đã giải thích điều này rất hay. Vì khát khao quyền lực là nguyên thủy, ông lập luận, con người về cố hữu là xung đột và cạnh tranh. Nếu để mặc cho con người thể hiện bản chất của mình mà không có sự hiện diện của quyền lực để ngăn cản hay chỉ đạo họ, họ sẽ đấu tranh cho tới khi không còn lại gì để đấu tranh. Nhưng nếu họ tuân theo một “quyền lực chung”, họ có thể dồn những nỗ lực của họ vào việc xây dựng xã hội, chứ không chỉ hủy hoại nó. “Trong khoảng thời gian mà con người sống không có một quyền lực chung để ràng buộc tất cả họ, họ ở trong một điều kiện được gọi là chiến tranh”, “và đó là một cuộc chiến tranh mà mỗi người chống lại mỗi người”.
Quyền lực vi mô : Quyền lực của họ là một loại mới: không phải là thứ quyền lực to lớn, lấn át và thường có tính ép buộc của những tổ chức lớn và chuyên môn, mà là phản quyền lực tới từ việc có thể chống đối và hạn chế những gì những tay chơi lớn đó có thể làm.
Quyền lực khó đong đếm. Thật ra, nói một cách chặt chẽ, nó là không thể đong đếm. Bạn không thể cộng nó lại và xếp hạng nó. Bạn chỉ có thể xếp hạng những thứ có vẻ là đại diện, nguồn gốc và biểu hiện của quyền lực Chúng chỉ là sự đại diện. Là những thước đo quyền lực, chúng không đáng tin cậy và ngay cả khi được tập hợp lại, chúng không kể được hết câu chuyện về một ai đó hay một thứ gì đó giàu quyền lực ra sao.
Bản chất của chính trị là quyền lực, bản chất của quyền lực là chính trị. Và kể từ thời cổ đại, con đường kinh điển dẫn tới quyền lực đã là theo đuổi chính trị. “Ai hoạt động chính trị đều khát khao quyền lực, hoặc như một phương tiện để phục vụ các mục đích, lý tưởng hay sự vị kỷ khác, hoặc chỉ vì đó là quyền lực có nghĩa là, để được tận hưởng cảm giác uy quyền mà quyền lực mang lại”.
Quyền lực vi mô : Quyền lực của họ là một loại mới: không phải là thứ quyền lực to lớn, lấn át và thường có tính ép buộc của những tổ chức lớn và chuyên môn, mà là phản quyền lực tới từ việc có thể chống đối và hạn chế những gì những tay chơi lớn đó có thể làm.
Quyền lực khó đong đếm. Thật ra, nói một cách chặt chẽ, nó là không thể đong đếm. Bạn không thể cộng nó lại và xếp hạng nó. Bạn chỉ có thể xếp hạng những thứ có vẻ là đại diện, nguồn gốc và biểu hiện của quyền lực Chúng chỉ là sự đại diện. Là những thước đo quyền lực, chúng không đáng tin cậy và ngay cả khi được tập hợp lại, chúng không kể được hết câu chuyện về một ai đó hay một thứ gì đó giàu quyền lực ra sao.
Bản chất của chính trị là quyền lực, bản chất của quyền lực là chính trị. Và kể từ thời cổ đại, con đường kinh điển dẫn tới quyền lực đã là theo đuổi chính trị. “Ai hoạt động chính trị đều khát khao quyền lực, hoặc như một phương tiện để phục vụ các mục đích, lý tưởng hay sự vị kỷ khác, hoặc chỉ vì đó là quyền lực có nghĩa là, để được tận hưởng cảm giác uy quyền mà quyền lực mang lại”.
Nguyên Tắc 50 - Không Sợ Hãi (The 50th Law) Robert Greene
“Đừng có phàn nàn về những tình thế khó khăn”. “Thực ra, cuộc sống khắc nghiệt trên những con phố này là một món quà vô giá nếu anh bạn biết rõ mình đang làm gì.” Bởi vì đó là một thế giới nguy hiểm như vậy, một kẻ năng động cần phải căng mắt ra tập trung tìm hiểu những gì đang xảy ra xung quanh hắn. Hắn cần phải có được cảm nhận về đường phố - kẻ nào có thể gây rắc rối, ở đâu có thể có cơ hội làm án mới. Hắn cần phải có cái nhìn sáng suốt, xuyên thấu qua mớ bòng bong những thứ chết tiệt người ta đang ném vào hắn - những thủ đoạn của họ, những ý tưởng tệ hại của họ. Hắn cần phải nhìn lại chính mình, biết rõ giới hạn và sự ngu ngốc của bản thân. Tất cả những điều này mài giũa cho con mắt quan sát của hắn trở nên sắc bén như dao cạo, biến hắn trở thành một người có cái nhìn thấu đáo về mọi sự. Đó chính là quyền lực của hắn.
“Mối nguy hiểm lớn nhất chúng ta phải đối mặt, không phải là cảnh sát hay vài tay đối thủ cạnh tranh xấu tính.” Đó là việc đầu óc bị ‘mềm’ đi".
Hãy nhìn nhận người đời đúng với con người thật thay vì những gì bạn tưởng về họ, như vậy bạn mới cảm nhận được chuẩn xác hơn động cơ của họ. Nghĩa là bạn cần nhìn xuyên qua được tấm bình phong mà họ căng ra che mắt thiên hạ để thấy rõ tính cách thực sự của người đời. Những người thực tế không sợ phải nhìn vào hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. Họ mài sắc khả năng quan sát của mình bằng cách tập trung chú ý vào từng chi tiết, vào ý định của những người khác, cũng như vào thực tế đen tối đang lẩn khuất phía sau bắt cứ bè mặt lộng lẫy đầy mê hoặc nào. Giống như những cơ bắp đã được rèn luyện, họ hình thành cho mình khả năng quan sát với sự tập trung cao độ hơn mức bình thường.
Đây cần phải là sức mạnh và hướng đi cho lý trí của bạn bất cứ khi nào bạn gặp phải một vấn đề - hãy tìm tòi sâu hơn, sâu hơn nửa cho tới khi bạn tìm thấy điều gì đó mang tính căn bản tại gốc rễ của nó. Đừng bao giờ hài lòng với những gì hiển hiện trước mắt bạn. Hãy tìm hiểu điều gì nằm dưới những vẻ bề ngoài đó, hấp thu chúng, rồi đào sâu thêm nữa. Luôn đặt câu hỏi tại sao sự kiện cụ thể này lại xảy ra, đâu là động cơ của những nhân vật tham dự vào nó, ai thực sự là kẻ cầm trịch, ai được hưởng lợi từ hành động đó. Thông thường, tất cả sẽ xoay quanh tiền bạc và quyền lực - những gì mà người đời thường tranh đấu để giành lấy, bất chấp vẻ phê phán bên ngoài họ dành cho chúng. Có thể bạn sẽ chẳng bao giờ tới được gốc rễ thực sự, nhưng quá trình đào sâu tìm hiểu sẽ giúp bạn tới gần nó hơn. Và hành động theo hướng này sẽ giúp biến bộ óc của bạn thành một cỗ máy phân tích mạnh mẽ.
Hãy nhớ: những ông chủ của bạn luôn thích kiềm giữ bạn ở vị thế kẻ phụ thuộc. Lợi ích của họ gắn liền với việc bạn không thể trở thành một người tự chủ được, vì thế họ thường có xu hướng bưng bít thông tin. Bạn cần bí mật nỗ lực chống lại điều này để chiếm hữu lấy những thông tin cần thiết cho mình.
Trong khi vẫn làm việc cho người khác, mục tiêu của bạn vào thời điểm nào đó cần phải là tạo ra một khu vực nhỏ nơi bạn có thể hoạt động một cách tự chủ, tích lũy cho mình những kỹ năng điều hành kinh doanh. Việc này có nghĩa là đề nghị được tiếp quản các dự án đã bị bỏ lửng hoặc triển khai thực hiện vài ý tưởng mới mẻ của chính bạn, nhưng không phải điều gì quá lớn lao để có thể gây nghi ngờ. Điều bạn đang làm là tạo dựng thói quen tự mình thực hiện mọi việc - tự đưa ra quyết định, tự học từ những sai lầm của chính mình. Nếu các ông chủ của bạn không cho phép bạn được thực hiện một động thái như vậy, dù ở mức độ nào, thì rõ ràng bạn đã ở sai chỗ.
Hãy nhớ thật kỹ trong đầu điều này: điều thực sự đáng giá với bạn trong cuộc sống là quyền làm chủ, không phải tiền bạc. Nếu vào bất cứ lúc nào đó cần phải lựa chọn - nhiều tiền hơn hay nhiều trách nhiệm hơn - bạn hãy luôn chọn điều thứ hai. Một vị trí được trả lương thấp hơn nhưng lại cho bạn nhiều cơ hội để tự quyết định, và nhờ thế dần dà tạo lập được đế quốc nhỏ của bạn, sẽ tốt hơn vạn lần so với một công việc khác được trả hậu nhưng lại hạn chế khả năng hành động của bạn.
Bạn cần nhớ rằng khi người khác cho bạn thứ gì đó hoặc giúp đỡ bạn, điều này luôn đi cùng những ràng buộc. Họ muốn có được lại từ bạn một thứ gì khác - sự hỗ trợ, sự trung thành vô điều kiện. Bạn muốn giữ cho mình tránh được những bó buộc này càng nhiều càng tốt, vậy hãy tập cho mình thói quen tự giành lấy cho mình những gì bạn cần thay vì trông đợi người khác mang chúng tới cho bạn.
Những người biết tự trông cậy vào mình thường là những người cảm thấy thoải mái hơn với chính họ. Họ không tìm kiếm những thứ họ cần từ người khác. Thật nghịch lý, chính điều này lại khiến họ trở nên thu hút và quyến rũ hơn. Chúng ta ước mình có thể giống được như vậy, muốn được ở quanh họ, hy vọng rằng một phần sự độc lập của họ sẽ ngấm vào chúng ta. Những kẻ luôn cầu cạnh, bám dính lấy chúng ta - cũng thường là những kẻ luôn chan hòa thân thiện nhất - luôn khiến chúng ta cảm thấy muốn tránh xa một cách vô thức.
Những người không biết sợ trong lịch sử đều thể hiện năng lực mạnh mẽ trong việc nắm bắt sự hỗn loạn và sử dụng nó cho mục đích của họ.Không thể đưa ra ví dụ nào rõ rệt hơn trường hợp của Mao Trạch Đông.
Hãy hiểu: không chỉ những gì bạn làm cần có một dòng chảy linh động, mà cả cách thức bạn tiến hành những việc đó. Bản thân các chiến lược, phương pháp của bạn trong việc giải quyết các vấn đề cần phải được điều chỉnh liên tục để tương thích với hoàn cảnh. Chiến lược chính là cốt lõi cho hành động của con người - chiếc cầu nối giữa một ý tưởng và việc hiện thực hóa nó. Những chiến lược này rất hay bị đông cứng lại thành các thông lệ khi người ta nhắm mắt bắt chước theo những gì đã từng có hiệu quả trước đó. Bằng cách giữ cho chiến lược của bạn bắt nhịp với thực tại, bạn có thể trở thành nhân tố của sự thay đổi, là người phá vỡ những phương cách hành động cứng nhắc, và thông qua quá trình đó có được sức mạnh lớn lao. Phần lớn người đời đều cứng nhắc và dễ dàng đoán trước được; điều đó khiến họ trở thành các mục tiêu dễ dàng. Những chiến lược linh hoạt, không thể lường trước được của bạn sẽ khiến họ phát điên. Họ không thể đoán trước hành động tiếp theo của bạn, cũng không thể hình dung ra được bản chất của bạn. Thường như thế đã là đủ để họ phải bỏ cuộc hay gục ngã.
Bạn cần hướng tới một mô hình tương tự trong bất kỳ công việc nào có sự tham gia của một nhóm người. Bạn đưa ra dàn ý chung dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của mình, nhưng đồng thời để lại khoảng trống trong dự án để những người tham gia vào nó tự định hình. Họ sẽ tích cực và sáng tạo hơn, giúp cho dự án có được sức sống và sự chuyển biến. Bạn sẽ không đi quá xa trong quy trình này; bạn thiết lập sự kiểm soát tổng thể cũng như nhịp điệu của dự án. Chỉ đơn giản là bạn đã rũ bỏ được nhu cầu đáng sợ buộc bạn phải yêu cầu người khác làm đúng rám rắp những gì bạn muốn, về lâu về dài, bạn sẽ thấy khả năng điều khiển năng lực của người khác một cách mềm mỏng theo hướng của mình sẽ cho bạn một phạm vi kiểm soát rộng lớn hơn, trên cả hình thái cũng như kết quả của dự án.
Những nhà lãnh đạo thực thụ, theo quan niệm của Machiavelli, phải là những người có thể tự định hình nên tính cách của họ, thể hiện những phẩm chất cần thiết vào mỗi thời điểm, và biết cách thay đổi phù hợp với hoàn cảnh. Những kẻ vẫn trung thành với một vài ý tưởng hay giá trị mà không xem xét lại mình thường lại chính là những bạo chúa tệ hại nhất trên thực tế. Họ ép buộc những người khác phải tuân theo những nguyên tắc cứng nhắc gò bó. Họ đại diện cho những thế lực tiêu cực, kiềm hãm những thay đổi cần thiết cho bất cứ nền văn hóa nào để tiến hóa và thịnh vượng.
Catherine là một người không sợ hãi điển hình. Bà hiểu rằng với những kẻ công kích ngấm ngầm, ta không được phép xúc động và để mình bị lôi kéo vào những mánh khóe của bọn họ. Nếu đáp trả theo cách gián tiếp, với cùng kiểu công kích ngấm ngầm như họ, ta sẽ dâng lợi thế cho đối phương - họ giỏi hơn ta trong trò chơi này. Hành động ngấm ngầm hay thủ đoạn sẽ chỉ càng kích thích sự bất an ở họ, làm sâu sắc thêm bản chất hay thù hận của họ. Cách duy nhất để đối phó với hạng người này là thực hiện những hành động mạnh mẽ, không khoan nhượng khiến họ không dám bày trò bậy bạ thêm nữa hoặc gạt bỏ họ khỏi cuộc chơi. Loại người này chỉ chịu khuất phục trước quyền lực và sức mạnh. Có đồng minh ở nấc thang quyền lực cao hơn cũng là một phương thức hữu hiệu để vô hiệu hóa bọn họ. Khi họ là cáo, bạn phải là sư tử, khiến cho bọn họ phải kiêng nể bạn. Họ nhận ra sẽ có hậu quả thực sự nếu dám tiếp tục cách hành xử của mình dưới bất cứ hình thức nào. Để nhận ra những loại người kể trên, hãy tìm kiếm manh mối tử các kiểu ứng xử thật sự khác thường mà họ thể hiện - quá tử tế, quá nịnh nọt, quá đạo hạnh chẳng hạn. Đó thường là những chiếc mặt nạ để đánh lạc hướng chú ý đối với những mối quan tâm thật sự của họ. Ngay khi những người như thế có ý muốn xâm nhập vào cuộc đời bạn, hãy chủ động áp dụng những biện pháp phòng vệ thích đáng.
Người lãnh đạo có một sức mạnh độc nhất vô nhị nhưng lại thường bị bỏ qua. Bắt cứ nhóm người nào cũng có xu hướng có cùng tinh thần và xung lực của người cầm đầu. Nếu người đó yếu đuối vả thu động thì nhóm người này thường bị chia rẽ thành phe phái. Nếu người đó thiếu tự tin thì sự bất an của họ sẽ ảnh hưởng tới cấp dưới. Tâm trạng nóng nảy, cáu kỉnh của họ sẽ khiến tất cả căng thẳng. Nhưng vẫn luôn có khả năng ngược lại. Một người lãnh đạo táo bạo, luôn có mặt trên tuyến đầu, thiết lập sắc thái và lịch trình cho cả nhóm sẽ tạo nên mức năng lượng và tin tưởng cao hơn. Một người như thế ở vị trí lãnh đạo không cần phải quát tháo hay thúc ép những người xung quanh; những người ở dưới muốn đi theo sự lãnh đạo của người đó bởi vì nó mạnh mẽ và mẫu mực.
Trong chiến tranh, nơi các kỹ năng lãnh đạo bộc lộ nhanh chóng hơn và cực kỳ cần thiết bởi sự liên quan mật thiết với tính mạng con người, chúng ta có thể phân biệt ra hai kiểu chỉ huy - từ phía sau hoặc từ phía trước. Kiểu chỉ huy thứ nhất thích ở lại trong lều hay sở chỉ huy của mình, quát tháo ra lệnh, cảm thấy giữ khoảng cách như vậy giúp cho việc chỉ huy dễ dàng hơn. Phong cách chỉ huy này cũng có nghĩa là kéo các cấp phó của mình cũng như các vị tướng khác tham dự vào các quyết định quan trọng, lựa chọn thực hiện việc chỉ huy qua một hội đồng. Trong cả hai trường hợp, người chỉ huy đang cố gắng né tránh khỏi sự nhìn nhận của người khác, khỏi trách nhiệm và hiểm nguy. Tuy nhiên, những vị tướng xuất sắc nhất trong lịch sử đều là những người chỉ huy từ phía trước và bằng chính bản thân mình. Binh lính có thể trông thấy họ dẫn đầu quân đội, phơi mình ra trước hiểm nguy như bắt cứ người lính thường nào. Công tước Wellington nói chỉ cần sự xuất hiện của Napoleon Bonaparte dẫn đầu quân đội của ông cũng tương đương với sự tăng cường thêm bốn mươi nghìn quân nữa. Một trạng thái kích thích tinh thần diễn ra trong binh lính - vị chỉ huy đang chia sẻ sự hy sinh của họ, chỉ huy bằng tấm gương của bản thản. Điều đó có ý nghĩa gần như những tín điều tôn giáo.
Trong các môi trường đô thị, sự vị nể là một điều cực kỳ quan trọng, ở những nơi khác, xuất thân, bằng cấp, hay bản lý lịch của bạn có thể đem đến cho bạn chút ít quyền lực hay tín nhiệm, nhưng không phải ở một khu ổ chuột. Tại đó, mọi người cùng xuất phát từ số 0. Để có được sự nể trọng từ những người ngang hàng với mình, bạn buộc phải liên tục chứng tỏ bản thân. Bạn cần thể hiện hết lần này tới lần khác rằng bạn sở hữu những gì cần thiết để phất lên và tồn tại lâu dài. Những lời tuyên bố hứa hẹn to tát chẳng có ý nghĩa gì hết; chỉ hành động mới có giá trị. Nếu bạn thực sự là một tay cứng cựa đúng như vẻ bề ngoài, bạn sẽ có được sự vị nể khiến người khác phải dè chừng không dám lấn tới, nhờ thế cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Hãy hiểu: để trở thành một người lãnh đạo, đôi khi người ta phải đưa ra những lựa chọn cứng rắn, buộc người khác phải làm những điều họ không muốn. Nếu bạn đã lựa chọn cách lãnh đạo mềm mỏng, dễ dãi, hoặc nhân nhượng xuất phát từ nỗi sợ không có được cảm tinh, bạn sẽ thấy mình ngày càng khó buộc người khác làm việc chuyên cần hơn hay chấp nhận hy sinh. Nếu bất thần bạn thử tỏ ra cứng rắn, họ sẽ thường cảm thấy bị tổn thương và bực tức. Họ có thể chuyển từ yêu thích sang căm ghét. Cách tiếp cận ngược lại sẽ cho kết quả ngược lại. Nếu bạn tạo dựng cho mình danh tiếng là người cứng rắn và hiệu quả, người ta có thể không bằng lòng với bạn, nhưng bạn sẽ thiết lập được nền tảng của sự tôn trọng. Bạn đang thể hiện những phẩm chất đích thực của nhà lãnh đạo một cách thuyết phục với mọi người. Khi đó cùng với thời gian và quyền lực được thiết lập vững chắc, bạn sẽ có chỗ để lùi lại và tưởng thưởng những người dưới quyền, thậm chỉ tỏ ra tử tế. Khi bạn làm vậy, hành động của bạn sẽ được nhìn nhận như một cử chỉ chân thành, không phải như một nỗ lực lấy lòng người khác, và điều đó sẽ làm tăng gấp đôi hiệu quả nó đem lại.
Bạn không thể một mình kiểm soát cả một nhóm người có quy mô lớn. Khi đó bạn sẽ trở thành một kẻ vụn vặt hay một tên độc tài, khiến cho bản thân bạn vừa kiệt sức vừa bị căm ghét. Bạn cần phải phát triển một đội ngũ trợ thủ được quán triệt về các ý tưởng, tinh thần của bạn, các giá trị của bạn. Một khi đã có trong tay một đội ngũ như vậy, bạn có thể cho họ không gian để hoạt động độc lập, tự học hỏi và mang khả năng sáng tạo của chính họ đóng góp vào công cuộc chung. Đây chính là hệ thống mà Napoleon Bonaparte đã khởi xướng và sau đó đã được những tướng soái nổi tiếng nhất của thời hiện đại học tập. Ông sẽ làm cho các thống chế của mình hiểu rõ các mục tiêu của một chiến dịch hay một trận đánh cụ thể, điều này về sau được biết đến dưới khái niệm “phổ biến nhiệm vụ”. Sau đó họ được trao toàn quyền tự mình hành động để đạt tới các mục tiêu đó theo cách thức riêng của mỗi người. Kết quả thu được là điều duy nhất quan trọng. Ý tưởng ẩn sau đó là những người trực tiếp có mặt trên chiến địa thường biết rõ hơn những gì cần phải làm tại mỗi thời điểm, mỗi địa điểm; họ có trong tay nhiều thông tin hơn vị chủ soái. Khi những quyết định của họ có được một mức độ tin tưởng nhất định, họ có thể hành động nhanh chóng và cảm thấy tận tâm hơn vào việc tiến hành chiến tranh. Hệ thống mang tính cách mạng này cho phép quân đội của Napoleon cơ động với tốc độ cao hơn và tạo ra một đội ngũ thống chế có kinh nghiệm và tài năng. Nó cũng đòi hỏi ở ông sự can đảm lớn lao để dám đặt niềm tin vào họ và không tìm cách kiểm soát mọi thứ trên chiến trường.
Chỉ huy thông qua việc phổ biến nhiệm vụ là một cách hữu hiệu để làm hình ảnh của bạn dễ gần hơn, cũng như che giấu phạm vi quyền lực của bạn. Bạn được nhìn nhận nhiều hơn chỉ đơn thuần là một người lãnh đạo; bạn là một hình mẫu chỉ bảo, kích thích, tạo cảm hứng cho các phó tướng của mình. Khi tạo dựng nên đội ngũ này, hãy tìm kiếm những người cùng chia sẻ các giá trị của bạn và luôn sẵn sàng học hỏi. Đừng để bị mê hoặc bởi những bản lý lịch long lanh. Bạn muốn họ ở gần bạn, tiếp thu tinh thần và cách làm việc của bạn. Một khi bạn cảm thấy họ đã lĩnh hội được những bài học cần thiết, bạn cần phải dám buông dây cương kiểm soát ra và cho họ được độc lập hơn. Tựu trung lại, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều sức lực và cho phép bạn tiếp tục tập trung vào bức tranh chiến lược lớn lao hơn.
NGƯỜI HIỆP SĨ CAN TRƯỜNG : Bất cứ nhóm người nào cũng có một dạng sức mạnh tập thể, và nếu để yên thì sức mạnh này sẽ có xu hướng trở nên trì trệ. Điều đó xuất phát từ mong ước mãnh tiệt của con người muốn giữ cho mọi thứ thật tiện nghi, dễ dàng và quen thuộc.Theo thời gian, trong bất cứ nhóm người nào, các thói quen và nghi thức sẽ dần trở nên quan trọng hơn và điều khiển cách ứng xử của các thành viên trong cộng đồng. Cộng đồng càng lớn sẽ càng có xu hướng trở nên bảo thủ hơn, sức ỳ cũng lớn hơn. Nghịch lý là ở chỗ thái độ thủ thế, bị động này đã có một ảnh hưởng hết sức trì trệ lên tinh thần, cũng giống như ngồi lỳ một chỗ quá lâu sẽ khiến tinh thần của bạn xuống thấp. Hầu như bạn luôn vươn lên được đỉnh cao nhờ vào sự can đảm và khao khát tột bậc muốn tiến lên phía trước. Bạn chấp nhận những rủi ro khiến bạn phải vươn lên xứng tầm với hoàn cảnh bằng tất cả năng lực và sự sáng tạo của mình, và tinh thần không sợ hãi này thu hút sự chú ý theo hướng tích cực. Sức ỳ của đám đông tất nhiên sẽ có xu hướng nhận chìm tất cả điều đó xuống và vô hiệu hóa nguồn sức mạnh của bạn. Vì bạn là người lãnh đạo, bạn chính là người có thể thay đổi tình thế kể trên và tạo ra một nhịp điệu có sức sống và chủ động hơn. Bạn giữ cho mình luôn là người hiệp sĩ can trường và táo bạo. Bạn buộc bản thân phải khởi động các dự án mới, chinh phục những lĩnh vực mới; bạn thực hiện những biện pháp mang tính tiên phong chủ động để đối phó với những mối nguy hiểm đang hé lộ; bạn nắm lấy thế chủ động chống lại đối thủ. Bạn giữ cho nhóm của mình luôn vận động và ở thế tấn công. Điều đó sẽ khiến họ phấn khích và đem đến cho họ cảm giác về sự chuyển động. Bạn không chuốc lấy những rủi ro không cần thiết, mà chỉ thêm sắc thái tấn công cho cộng đồng vốn ù lì của bạn. Họ sẽ dần quen với việc trông thấy bạn xông pha trên tuyến đầu và trở nên ưa thích sự phấn khích bạn đem đến cùng mỗi chiến dịch mới. ➜ Tại sao không phải là giữ hiện trạng một cách vững chắc?!???
Việc biết rõ người khác - sự khác biệt, các sắc thái tính cách, đời sống tình cảm của họ - sẽ đem lại cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về sự liên hệ và quyền lực. Chúng ta cần phải biết làm thế nào để tiếp cận họ, giao tiếp hiệu quả hơn, và tác động lên những hành động của họ. Nhưng rất thường xuyên chúng ta dừng lại ở bên ngoài và để mất đi sức mạnh đó. Để liên hệ với môi trường theo phương cách này có nghĩa là phải vượt ra khỏi bản thân mình, để mắt quan sát người khác; nhưng thường chúng ta ưa thích co lại sống với nội tâm của mình hơn, đắm chìm trong những ý tưởng và những giấc mơ của chính chúng ta. Chúng ta mong muốn làm cho mọi thứ trên thế giới trở nên quen thuộc và đơn giản. Chúng ta dần trở nên vô cảm trước sự khác biệt của người khác, trước những chi tiết làm nên cá tính của họ.
Hãy hiểu: cách tiếp cận ngược lại là con đường đạt tới quyền lực trong thế giới này. Nó bắt đầu từ nền tảng cơ sở là sự không sợ hãi - bạn không cảm thấy sợ hay bị xúc phạm bởi những người có cách suy nghĩ hay hành xử khác biệt. Bạn không cảm thấy mình thượng đẳng so với những người ở bên ngoài. Trên thực tế, bạn thích thú trước sự đa dạng này. Điều đầu tiên bạn làm là mở rộng đầu óc của mình cho những khác biệt đó, tìm cách hiểu điều gì đã khiến cái Khác để lại dấu ấn, có được cảm nhận về đời sống nội tâm của những người khác, về thế giới quan của họ. Theo cách này, bạn liên tục cởi mở với ngày càng nhiều người, xây dựng nên các mối liên hệ với nhiều mạng lưới khác nhau. Nguồn gốc sức mạnh của bạn chính là sự nhạy bén và bám sát môi trường xã hội. Bạn có thể nhận thức được các xu hướng và thay đổi trong thị hiếu của công chúng sớm hơn nhiều so với những người khác.
Hãy hiểu: bạn không thể giấu giếm được thái độ của mình với công chúng. Nếu như bạn tự xem mình là một kẻ thượng đẳng, một thành viên của một thiểu số thượng lưu, điều đó sẽ biểu lộ ngay trong những gì bạn tạo ra. Nó sẽ ngấm vào giai điệu và sắc thái. Tác phẩm của bạn sẽ sặc mùi kẻ cả. Nếu bạn ít tiếp cận đối tượng công chúng bạn muốn hướng tới nhưng lại cảm thấy rằng những ý tưởng đang nằm trong đầu bạn thế nào cũng khiến họ quan tâm, khi đó hầu như chắc chắn những gì bạn tạo ra sẽ bị nhìn nhận như thứ gì đó quá cá nhân, sản phẩm của một kẻ hoàn toàn xa lạ. Trong trường hợp nào đi nữa, thứ thực sự chi phối tinh thần những tác phẩm của bạn là sự sợ hãi. Tương tác gần gũi hơn với công chúng và thu nhận phản hồi từ họ cũng có nghĩa là phải điều chỉnh những ý tưởng “xuất chúng” của bạn, những ý niệm bạn đã hình thành từ trước. Việc này có thể thách thức cách nhìn nhận ngăn nắp và trật tự của bạn về thế giới. Bạn có thể ngụy trang nó bằng cách lên mặt hợm hĩnh, nhưng đây rốt cuộc vẫn chỉ là nỗi sợ hãi xa xưa về cái Khác.
Chúng ta là những tạo vật của xã hội, chúng ta tạo ra những thành quả nhằm mục đích liên lạc và kết nối với những người ở quanh chúng ta. Mục đích của bạn cần phải là xóa bỏ khoảng cách giữa bạn và công chúng của bạn, cũng chính là nền tảng ủng hộ bạn trong cuộc sống. Có khi khoảng cách này thuộc về tâm lý - nó xuất phát từ cái tôi của bạn, từ sự cần thiết phải cảm thấy mình trội hơn. Cũng có lúc nó hoàn toàn vật chất - bản chất công việc bạn đang làm có xu hướng ngăn cách bạn khỏi công chúng qua những lớp quan liêu trung gian. Trong bất cứ trường hợp nào, điều bạn đang tìm kiếm là sự tương tác tối đa, cho phép bạn cảm nhận được công chúng từ bên trong. Bạn đi tới chỗ đón chào những phản hồi và chỉ trích của họ. Nếu hành động theo hướng này, những gì bạn tạo ra không thể không tạo nên tiếng vang vì nó xuất phát từ bẽn trong. Mức độ tương tác sâu sắc chính là nguồn gốc để tạo nên những sản phẩm có sức ảnh hưởng và được ưa thích nhất trong văn hóa và kinh doanh, và một phong cách ngoại giao thực sự gắn bó.
Hãy hiểu: trong thời đại ngày nay, để tiếp cận công chủng, bạn cần phải thâm nhập được vào đời sống nội tâm của họ - những nỗi thất vọng, những khát vọng, những bực dọc của họ. Để làm được thế, bạn cần loại bỏ đi càng nhiều càng tốt khoảng cách giữa bạn và công chúng của bạn. Bạn xâm nhập vào tâm hồn họ và cảm nhận nó từ bên trong. Cách họ nhìn nhận sự vật trở thành cách quan sát của bạn; và khi bạn tái tạo nó dưới một dạng sản phẩm nào đó, nó sẽ trở nên sống động. Những gì khiến bạn sốc hay hưng phấn khi đó sẽ tạo ra cho họ cùng cảm xúc. Điều này đòi hỏi ở bạn một mức độ không sợ hãi và một tâm hồn rộng mở. Bạn không sợ phải định hình tính cách của mình theo những mối tương tác sâu sắc đó. Bạn thể hiện sự binh đẳng hoàn toàn với công chúng, nói lên những suy nghĩ và khao khát của họ. Những gì bạn tạo ra tự nhiên sẽ được liên hệ tới họ một cách sâu sắc.
Hãy hiểu: người ta đánh giá bạn qua vẻ bề ngoài, đánh giá về những dự án của bạn thông qua những hành động, lời nói, phong thái của bạn. Nếu bạn không kiểm soát được quá trình này, khi đó người ta sẽ nhìn nhận và định nghĩa bạn theo cách họ muốn, và cũng thường có hại cho bạn. Bạn có thể nghĩ rằng trung thành với hình ảnh này sẽ khiến người khác tôn trọng và tin cậy bạn, nhưng thực tế thì ngược lại - theo thời gian bạn dường như dễ đoán trước và yếu đuối. Sự trung thành này dù sao đi nữa cũng chỉ là một ảo tưởng - mỗi ngày trôi qua đều đem đến những thay đổi bên trong bạn. Bạn không được sợ hãi việc thể hiện những biến đổi này. Những người mạnh mẽ học được rất sớm trong đời rằng họ có trong tay sự tự do để tạo lập nên hình ảnh của chính mình, phù hợp với các yêu cầu và trạng thái của mỗi thời điểm. Theo cách này, họ khiến người khác bất ngờ và duy trì được vẻ bí ẩn của mình. Bạn cần đi theo con đường này và tìm ra cho mình thú vui lớn lao trong việc tái tạo lại bản thân, như thể bạn đang là tác giả viết nên chính vở kịch của đời mình.
“Mối nguy hiểm lớn nhất chúng ta phải đối mặt, không phải là cảnh sát hay vài tay đối thủ cạnh tranh xấu tính.” Đó là việc đầu óc bị ‘mềm’ đi".
Hãy nhìn nhận người đời đúng với con người thật thay vì những gì bạn tưởng về họ, như vậy bạn mới cảm nhận được chuẩn xác hơn động cơ của họ. Nghĩa là bạn cần nhìn xuyên qua được tấm bình phong mà họ căng ra che mắt thiên hạ để thấy rõ tính cách thực sự của người đời. Những người thực tế không sợ phải nhìn vào hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc sống. Họ mài sắc khả năng quan sát của mình bằng cách tập trung chú ý vào từng chi tiết, vào ý định của những người khác, cũng như vào thực tế đen tối đang lẩn khuất phía sau bắt cứ bè mặt lộng lẫy đầy mê hoặc nào. Giống như những cơ bắp đã được rèn luyện, họ hình thành cho mình khả năng quan sát với sự tập trung cao độ hơn mức bình thường.
Đây cần phải là sức mạnh và hướng đi cho lý trí của bạn bất cứ khi nào bạn gặp phải một vấn đề - hãy tìm tòi sâu hơn, sâu hơn nửa cho tới khi bạn tìm thấy điều gì đó mang tính căn bản tại gốc rễ của nó. Đừng bao giờ hài lòng với những gì hiển hiện trước mắt bạn. Hãy tìm hiểu điều gì nằm dưới những vẻ bề ngoài đó, hấp thu chúng, rồi đào sâu thêm nữa. Luôn đặt câu hỏi tại sao sự kiện cụ thể này lại xảy ra, đâu là động cơ của những nhân vật tham dự vào nó, ai thực sự là kẻ cầm trịch, ai được hưởng lợi từ hành động đó. Thông thường, tất cả sẽ xoay quanh tiền bạc và quyền lực - những gì mà người đời thường tranh đấu để giành lấy, bất chấp vẻ phê phán bên ngoài họ dành cho chúng. Có thể bạn sẽ chẳng bao giờ tới được gốc rễ thực sự, nhưng quá trình đào sâu tìm hiểu sẽ giúp bạn tới gần nó hơn. Và hành động theo hướng này sẽ giúp biến bộ óc của bạn thành một cỗ máy phân tích mạnh mẽ.
Hãy nhớ: những ông chủ của bạn luôn thích kiềm giữ bạn ở vị thế kẻ phụ thuộc. Lợi ích của họ gắn liền với việc bạn không thể trở thành một người tự chủ được, vì thế họ thường có xu hướng bưng bít thông tin. Bạn cần bí mật nỗ lực chống lại điều này để chiếm hữu lấy những thông tin cần thiết cho mình.
Trong khi vẫn làm việc cho người khác, mục tiêu của bạn vào thời điểm nào đó cần phải là tạo ra một khu vực nhỏ nơi bạn có thể hoạt động một cách tự chủ, tích lũy cho mình những kỹ năng điều hành kinh doanh. Việc này có nghĩa là đề nghị được tiếp quản các dự án đã bị bỏ lửng hoặc triển khai thực hiện vài ý tưởng mới mẻ của chính bạn, nhưng không phải điều gì quá lớn lao để có thể gây nghi ngờ. Điều bạn đang làm là tạo dựng thói quen tự mình thực hiện mọi việc - tự đưa ra quyết định, tự học từ những sai lầm của chính mình. Nếu các ông chủ của bạn không cho phép bạn được thực hiện một động thái như vậy, dù ở mức độ nào, thì rõ ràng bạn đã ở sai chỗ.
Hãy nhớ thật kỹ trong đầu điều này: điều thực sự đáng giá với bạn trong cuộc sống là quyền làm chủ, không phải tiền bạc. Nếu vào bất cứ lúc nào đó cần phải lựa chọn - nhiều tiền hơn hay nhiều trách nhiệm hơn - bạn hãy luôn chọn điều thứ hai. Một vị trí được trả lương thấp hơn nhưng lại cho bạn nhiều cơ hội để tự quyết định, và nhờ thế dần dà tạo lập được đế quốc nhỏ của bạn, sẽ tốt hơn vạn lần so với một công việc khác được trả hậu nhưng lại hạn chế khả năng hành động của bạn.
Bạn cần nhớ rằng khi người khác cho bạn thứ gì đó hoặc giúp đỡ bạn, điều này luôn đi cùng những ràng buộc. Họ muốn có được lại từ bạn một thứ gì khác - sự hỗ trợ, sự trung thành vô điều kiện. Bạn muốn giữ cho mình tránh được những bó buộc này càng nhiều càng tốt, vậy hãy tập cho mình thói quen tự giành lấy cho mình những gì bạn cần thay vì trông đợi người khác mang chúng tới cho bạn.
Những người biết tự trông cậy vào mình thường là những người cảm thấy thoải mái hơn với chính họ. Họ không tìm kiếm những thứ họ cần từ người khác. Thật nghịch lý, chính điều này lại khiến họ trở nên thu hút và quyến rũ hơn. Chúng ta ước mình có thể giống được như vậy, muốn được ở quanh họ, hy vọng rằng một phần sự độc lập của họ sẽ ngấm vào chúng ta. Những kẻ luôn cầu cạnh, bám dính lấy chúng ta - cũng thường là những kẻ luôn chan hòa thân thiện nhất - luôn khiến chúng ta cảm thấy muốn tránh xa một cách vô thức.
Những người không biết sợ trong lịch sử đều thể hiện năng lực mạnh mẽ trong việc nắm bắt sự hỗn loạn và sử dụng nó cho mục đích của họ.
Hãy hiểu: không chỉ những gì bạn làm cần có một dòng chảy linh động, mà cả cách thức bạn tiến hành những việc đó. Bản thân các chiến lược, phương pháp của bạn trong việc giải quyết các vấn đề cần phải được điều chỉnh liên tục để tương thích với hoàn cảnh. Chiến lược chính là cốt lõi cho hành động của con người - chiếc cầu nối giữa một ý tưởng và việc hiện thực hóa nó. Những chiến lược này rất hay bị đông cứng lại thành các thông lệ khi người ta nhắm mắt bắt chước theo những gì đã từng có hiệu quả trước đó. Bằng cách giữ cho chiến lược của bạn bắt nhịp với thực tại, bạn có thể trở thành nhân tố của sự thay đổi, là người phá vỡ những phương cách hành động cứng nhắc, và thông qua quá trình đó có được sức mạnh lớn lao. Phần lớn người đời đều cứng nhắc và dễ dàng đoán trước được; điều đó khiến họ trở thành các mục tiêu dễ dàng. Những chiến lược linh hoạt, không thể lường trước được của bạn sẽ khiến họ phát điên. Họ không thể đoán trước hành động tiếp theo của bạn, cũng không thể hình dung ra được bản chất của bạn. Thường như thế đã là đủ để họ phải bỏ cuộc hay gục ngã.
Bạn cần hướng tới một mô hình tương tự trong bất kỳ công việc nào có sự tham gia của một nhóm người. Bạn đưa ra dàn ý chung dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của mình, nhưng đồng thời để lại khoảng trống trong dự án để những người tham gia vào nó tự định hình. Họ sẽ tích cực và sáng tạo hơn, giúp cho dự án có được sức sống và sự chuyển biến. Bạn sẽ không đi quá xa trong quy trình này; bạn thiết lập sự kiểm soát tổng thể cũng như nhịp điệu của dự án. Chỉ đơn giản là bạn đã rũ bỏ được nhu cầu đáng sợ buộc bạn phải yêu cầu người khác làm đúng rám rắp những gì bạn muốn, về lâu về dài, bạn sẽ thấy khả năng điều khiển năng lực của người khác một cách mềm mỏng theo hướng của mình sẽ cho bạn một phạm vi kiểm soát rộng lớn hơn, trên cả hình thái cũng như kết quả của dự án.
Những nhà lãnh đạo thực thụ, theo quan niệm của Machiavelli, phải là những người có thể tự định hình nên tính cách của họ, thể hiện những phẩm chất cần thiết vào mỗi thời điểm, và biết cách thay đổi phù hợp với hoàn cảnh. Những kẻ vẫn trung thành với một vài ý tưởng hay giá trị mà không xem xét lại mình thường lại chính là những bạo chúa tệ hại nhất trên thực tế. Họ ép buộc những người khác phải tuân theo những nguyên tắc cứng nhắc gò bó. Họ đại diện cho những thế lực tiêu cực, kiềm hãm những thay đổi cần thiết cho bất cứ nền văn hóa nào để tiến hóa và thịnh vượng.
Catherine là một người không sợ hãi điển hình. Bà hiểu rằng với những kẻ công kích ngấm ngầm, ta không được phép xúc động và để mình bị lôi kéo vào những mánh khóe của bọn họ. Nếu đáp trả theo cách gián tiếp, với cùng kiểu công kích ngấm ngầm như họ, ta sẽ dâng lợi thế cho đối phương - họ giỏi hơn ta trong trò chơi này. Hành động ngấm ngầm hay thủ đoạn sẽ chỉ càng kích thích sự bất an ở họ, làm sâu sắc thêm bản chất hay thù hận của họ. Cách duy nhất để đối phó với hạng người này là thực hiện những hành động mạnh mẽ, không khoan nhượng khiến họ không dám bày trò bậy bạ thêm nữa hoặc gạt bỏ họ khỏi cuộc chơi. Loại người này chỉ chịu khuất phục trước quyền lực và sức mạnh. Có đồng minh ở nấc thang quyền lực cao hơn cũng là một phương thức hữu hiệu để vô hiệu hóa bọn họ. Khi họ là cáo, bạn phải là sư tử, khiến cho bọn họ phải kiêng nể bạn. Họ nhận ra sẽ có hậu quả thực sự nếu dám tiếp tục cách hành xử của mình dưới bất cứ hình thức nào. Để nhận ra những loại người kể trên, hãy tìm kiếm manh mối tử các kiểu ứng xử thật sự khác thường mà họ thể hiện - quá tử tế, quá nịnh nọt, quá đạo hạnh chẳng hạn. Đó thường là những chiếc mặt nạ để đánh lạc hướng chú ý đối với những mối quan tâm thật sự của họ. Ngay khi những người như thế có ý muốn xâm nhập vào cuộc đời bạn, hãy chủ động áp dụng những biện pháp phòng vệ thích đáng.
Người lãnh đạo có một sức mạnh độc nhất vô nhị nhưng lại thường bị bỏ qua. Bắt cứ nhóm người nào cũng có xu hướng có cùng tinh thần và xung lực của người cầm đầu. Nếu người đó yếu đuối vả thu động thì nhóm người này thường bị chia rẽ thành phe phái. Nếu người đó thiếu tự tin thì sự bất an của họ sẽ ảnh hưởng tới cấp dưới. Tâm trạng nóng nảy, cáu kỉnh của họ sẽ khiến tất cả căng thẳng. Nhưng vẫn luôn có khả năng ngược lại. Một người lãnh đạo táo bạo, luôn có mặt trên tuyến đầu, thiết lập sắc thái và lịch trình cho cả nhóm sẽ tạo nên mức năng lượng và tin tưởng cao hơn. Một người như thế ở vị trí lãnh đạo không cần phải quát tháo hay thúc ép những người xung quanh; những người ở dưới muốn đi theo sự lãnh đạo của người đó bởi vì nó mạnh mẽ và mẫu mực.
Trong chiến tranh, nơi các kỹ năng lãnh đạo bộc lộ nhanh chóng hơn và cực kỳ cần thiết bởi sự liên quan mật thiết với tính mạng con người, chúng ta có thể phân biệt ra hai kiểu chỉ huy - từ phía sau hoặc từ phía trước. Kiểu chỉ huy thứ nhất thích ở lại trong lều hay sở chỉ huy của mình, quát tháo ra lệnh, cảm thấy giữ khoảng cách như vậy giúp cho việc chỉ huy dễ dàng hơn. Phong cách chỉ huy này cũng có nghĩa là kéo các cấp phó của mình cũng như các vị tướng khác tham dự vào các quyết định quan trọng, lựa chọn thực hiện việc chỉ huy qua một hội đồng. Trong cả hai trường hợp, người chỉ huy đang cố gắng né tránh khỏi sự nhìn nhận của người khác, khỏi trách nhiệm và hiểm nguy. Tuy nhiên, những vị tướng xuất sắc nhất trong lịch sử đều là những người chỉ huy từ phía trước và bằng chính bản thân mình. Binh lính có thể trông thấy họ dẫn đầu quân đội, phơi mình ra trước hiểm nguy như bắt cứ người lính thường nào. Công tước Wellington nói chỉ cần sự xuất hiện của Napoleon Bonaparte dẫn đầu quân đội của ông cũng tương đương với sự tăng cường thêm bốn mươi nghìn quân nữa. Một trạng thái kích thích tinh thần diễn ra trong binh lính - vị chỉ huy đang chia sẻ sự hy sinh của họ, chỉ huy bằng tấm gương của bản thản. Điều đó có ý nghĩa gần như những tín điều tôn giáo.
Trong các môi trường đô thị, sự vị nể là một điều cực kỳ quan trọng, ở những nơi khác, xuất thân, bằng cấp, hay bản lý lịch của bạn có thể đem đến cho bạn chút ít quyền lực hay tín nhiệm, nhưng không phải ở một khu ổ chuột. Tại đó, mọi người cùng xuất phát từ số 0. Để có được sự nể trọng từ những người ngang hàng với mình, bạn buộc phải liên tục chứng tỏ bản thân. Bạn cần thể hiện hết lần này tới lần khác rằng bạn sở hữu những gì cần thiết để phất lên và tồn tại lâu dài. Những lời tuyên bố hứa hẹn to tát chẳng có ý nghĩa gì hết; chỉ hành động mới có giá trị. Nếu bạn thực sự là một tay cứng cựa đúng như vẻ bề ngoài, bạn sẽ có được sự vị nể khiến người khác phải dè chừng không dám lấn tới, nhờ thế cuộc sống của bạn sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Hãy hiểu:
Bạn không thể một mình kiểm soát cả một nhóm người có quy mô lớn. Khi đó bạn sẽ trở thành một kẻ vụn vặt hay một tên độc tài, khiến cho bản thân bạn vừa kiệt sức vừa bị căm ghét. Bạn cần phải phát triển một đội ngũ trợ thủ được quán triệt về các ý tưởng, tinh thần của bạn, các giá trị của bạn. Một khi đã có trong tay một đội ngũ như vậy, bạn có thể cho họ không gian để hoạt động độc lập, tự học hỏi và mang khả năng sáng tạo của chính họ đóng góp vào công cuộc chung. Đây chính là hệ thống mà Napoleon Bonaparte đã khởi xướng và sau đó đã được những tướng soái nổi tiếng nhất của thời hiện đại học tập. Ông sẽ làm cho các thống chế của mình hiểu rõ các mục tiêu của một chiến dịch hay một trận đánh cụ thể, điều này về sau được biết đến dưới khái niệm “phổ biến nhiệm vụ”. Sau đó họ được trao toàn quyền tự mình hành động để đạt tới các mục tiêu đó theo cách thức riêng của mỗi người. Kết quả thu được là điều duy nhất quan trọng. Ý tưởng ẩn sau đó là những người trực tiếp có mặt trên chiến địa thường biết rõ hơn những gì cần phải làm tại mỗi thời điểm, mỗi địa điểm; họ có trong tay nhiều thông tin hơn vị chủ soái. Khi những quyết định của họ có được một mức độ tin tưởng nhất định, họ có thể hành động nhanh chóng và cảm thấy tận tâm hơn vào việc tiến hành chiến tranh. Hệ thống mang tính cách mạng này cho phép quân đội của Napoleon cơ động với tốc độ cao hơn và tạo ra một đội ngũ thống chế có kinh nghiệm và tài năng. Nó cũng đòi hỏi ở ông sự can đảm lớn lao để dám đặt niềm tin vào họ và không tìm cách kiểm soát mọi thứ trên chiến trường.
Chỉ huy thông qua việc phổ biến nhiệm vụ là một cách hữu hiệu để làm hình ảnh của bạn dễ gần hơn, cũng như che giấu phạm vi quyền lực của bạn. Bạn được nhìn nhận nhiều hơn chỉ đơn thuần là một người lãnh đạo; bạn là một hình mẫu chỉ bảo, kích thích, tạo cảm hứng cho các phó tướng của mình. Khi tạo dựng nên đội ngũ này, hãy tìm kiếm những người cùng chia sẻ các giá trị của bạn và luôn sẵn sàng học hỏi. Đừng để bị mê hoặc bởi những bản lý lịch long lanh. Bạn muốn họ ở gần bạn, tiếp thu tinh thần và cách làm việc của bạn. Một khi bạn cảm thấy họ đã lĩnh hội được những bài học cần thiết, bạn cần phải dám buông dây cương kiểm soát ra và cho họ được độc lập hơn. Tựu trung lại, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều sức lực và cho phép bạn tiếp tục tập trung vào bức tranh chiến lược lớn lao hơn.
NGƯỜI HIỆP SĨ CAN TRƯỜNG : Bất cứ nhóm người nào cũng có một dạng sức mạnh tập thể, và nếu để yên thì sức mạnh này sẽ có xu hướng trở nên trì trệ. Điều đó xuất phát từ mong ước mãnh tiệt của con người muốn giữ cho mọi thứ thật tiện nghi, dễ dàng và quen thuộc.
Việc biết rõ người khác - sự khác biệt, các sắc thái tính cách, đời sống tình cảm của họ - sẽ đem lại cho chúng ta cảm nhận sâu sắc về sự liên hệ và quyền lực. Chúng ta cần phải biết làm thế nào để tiếp cận họ, giao tiếp hiệu quả hơn, và tác động lên những hành động của họ. Nhưng rất thường xuyên chúng ta dừng lại ở bên ngoài và để mất đi sức mạnh đó. Để liên hệ với môi trường theo phương cách này có nghĩa là phải vượt ra khỏi bản thân mình, để mắt quan sát người khác; nhưng thường chúng ta ưa thích co lại sống với nội tâm của mình hơn, đắm chìm trong những ý tưởng và những giấc mơ của chính chúng ta. Chúng ta mong muốn làm cho mọi thứ trên thế giới trở nên quen thuộc và đơn giản. Chúng ta dần trở nên vô cảm trước sự khác biệt của người khác, trước những chi tiết làm nên cá tính của họ.
Hãy hiểu: cách tiếp cận ngược lại là con đường đạt tới quyền lực trong thế giới này. Nó bắt đầu từ nền tảng cơ sở là sự không sợ hãi - bạn không cảm thấy sợ hay bị xúc phạm bởi những người có cách suy nghĩ hay hành xử khác biệt. Bạn không cảm thấy mình thượng đẳng so với những người ở bên ngoài. Trên thực tế, bạn thích thú trước sự đa dạng này. Điều đầu tiên bạn làm là mở rộng đầu óc của mình cho những khác biệt đó, tìm cách hiểu điều gì đã khiến cái Khác để lại dấu ấn, có được cảm nhận về đời sống nội tâm của những người khác, về thế giới quan của họ. Theo cách này, bạn liên tục cởi mở với ngày càng nhiều người, xây dựng nên các mối liên hệ với nhiều mạng lưới khác nhau. Nguồn gốc sức mạnh của bạn chính là sự nhạy bén và bám sát môi trường xã hội. Bạn có thể nhận thức được các xu hướng và thay đổi trong thị hiếu của công chúng sớm hơn nhiều so với những người khác.
Hãy hiểu: bạn không thể giấu giếm được thái độ của mình với công chúng. Nếu như bạn tự xem mình là một kẻ thượng đẳng, một thành viên của một thiểu số thượng lưu, điều đó sẽ biểu lộ ngay trong những gì bạn tạo ra. Nó sẽ ngấm vào giai điệu và sắc thái. Tác phẩm của bạn sẽ sặc mùi kẻ cả. Nếu bạn ít tiếp cận đối tượng công chúng bạn muốn hướng tới nhưng lại cảm thấy rằng những ý tưởng đang nằm trong đầu bạn thế nào cũng khiến họ quan tâm, khi đó hầu như chắc chắn những gì bạn tạo ra sẽ bị nhìn nhận như thứ gì đó quá cá nhân, sản phẩm của một kẻ hoàn toàn xa lạ. Trong trường hợp nào đi nữa, thứ thực sự chi phối tinh thần những tác phẩm của bạn là sự sợ hãi. Tương tác gần gũi hơn với công chúng và thu nhận phản hồi từ họ cũng có nghĩa là phải điều chỉnh những ý tưởng “xuất chúng” của bạn, những ý niệm bạn đã hình thành từ trước. Việc này có thể thách thức cách nhìn nhận ngăn nắp và trật tự của bạn về thế giới. Bạn có thể ngụy trang nó bằng cách lên mặt hợm hĩnh, nhưng đây rốt cuộc vẫn chỉ là nỗi sợ hãi xa xưa về cái Khác.
Chúng ta là những tạo vật của xã hội, chúng ta tạo ra những thành quả nhằm mục đích liên lạc và kết nối với những người ở quanh chúng ta. Mục đích của bạn cần phải là xóa bỏ khoảng cách giữa bạn và công chúng của bạn, cũng chính là nền tảng ủng hộ bạn trong cuộc sống. Có khi khoảng cách này thuộc về tâm lý - nó xuất phát từ cái tôi của bạn, từ sự cần thiết phải cảm thấy mình trội hơn. Cũng có lúc nó hoàn toàn vật chất - bản chất công việc bạn đang làm có xu hướng ngăn cách bạn khỏi công chúng qua những lớp quan liêu trung gian. Trong bất cứ trường hợp nào, điều bạn đang tìm kiếm là sự tương tác tối đa, cho phép bạn cảm nhận được công chúng từ bên trong. Bạn đi tới chỗ đón chào những phản hồi và chỉ trích của họ. Nếu hành động theo hướng này, những gì bạn tạo ra không thể không tạo nên tiếng vang vì nó xuất phát từ bẽn trong. Mức độ tương tác sâu sắc chính là nguồn gốc để tạo nên những sản phẩm có sức ảnh hưởng và được ưa thích nhất trong văn hóa và kinh doanh, và một phong cách ngoại giao thực sự gắn bó.
Hãy hiểu: trong thời đại ngày nay, để tiếp cận công chủng, bạn cần phải thâm nhập được vào đời sống nội tâm của họ - những nỗi thất vọng, những khát vọng, những bực dọc của họ. Để làm được thế, bạn cần loại bỏ đi càng nhiều càng tốt khoảng cách giữa bạn và công chúng của bạn. Bạn xâm nhập vào tâm hồn họ và cảm nhận nó từ bên trong. Cách họ nhìn nhận sự vật trở thành cách quan sát của bạn; và khi bạn tái tạo nó dưới một dạng sản phẩm nào đó, nó sẽ trở nên sống động. Những gì khiến bạn sốc hay hưng phấn khi đó sẽ tạo ra cho họ cùng cảm xúc. Điều này đòi hỏi ở bạn một mức độ không sợ hãi và một tâm hồn rộng mở. Bạn không sợ phải định hình tính cách của mình theo những mối tương tác sâu sắc đó. Bạn thể hiện sự binh đẳng hoàn toàn với công chúng, nói lên những suy nghĩ và khao khát của họ. Những gì bạn tạo ra tự nhiên sẽ được liên hệ tới họ một cách sâu sắc.
Hãy hiểu: người ta đánh giá bạn qua vẻ bề ngoài, đánh giá về những dự án của bạn thông qua những hành động, lời nói, phong thái của bạn. Nếu bạn không kiểm soát được quá trình này, khi đó người ta sẽ nhìn nhận và định nghĩa bạn theo cách họ muốn, và cũng thường có hại cho bạn. Bạn có thể nghĩ rằng trung thành với hình ảnh này sẽ khiến người khác tôn trọng và tin cậy bạn, nhưng thực tế thì ngược lại - theo thời gian bạn dường như dễ đoán trước và yếu đuối. Sự trung thành này dù sao đi nữa cũng chỉ là một ảo tưởng - mỗi ngày trôi qua đều đem đến những thay đổi bên trong bạn. Bạn không được sợ hãi việc thể hiện những biến đổi này. Những người mạnh mẽ học được rất sớm trong đời rằng họ có trong tay sự tự do để tạo lập nên hình ảnh của chính mình, phù hợp với các yêu cầu và trạng thái của mỗi thời điểm. Theo cách này, họ khiến người khác bất ngờ và duy trì được vẻ bí ẩn của mình. Bạn cần đi theo con đường này và tìm ra cho mình thú vui lớn lao trong việc tái tạo lại bản thân, như thể bạn đang là tác giả viết nên chính vở kịch của đời mình.
CẨM NANG KINH DOANH HARVARD - QUYỀN LỰC, TẦM ẢNH HƯỞNG VÀ SỨC THUYẾT PHỤC
Lord Acton đã tuyên bố năm 1887: “Quyền lực có xu hướng tham nhũng, và quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tham nhũng tuyệt đối.".
Rosabeth Moss Kanter đã viết: “Những người có nó lại phủ nhận nó, những người muốn nó lại không muốn tỏ ra là mình khao khát nó, và những người mưu toan có nó thì bao giờ cũng hành động một cách bi mật. ”
Rosabeth Kanter: “Tình trạng không có quyền lực... có xu hướng nuòi dưỡng sự hống hách hơn là quyên lãnh đau thực sự: Trong các tổ chức lớn, ít nhất thì tình trạng không có quyền lực cũng tạo ra sự quản lý không hệ thống, thiếu hiệu quả và phong cách quản lý nhỏ mọn, độc đoán, cứng nhắc."
Các nhà quản lý và cấp trên trực tiếp cần quyền lực để thực hiện công việc của họ. Họ trở thành những nhà quản lý mà không một nhân viên tài nâng hoặc có tham vọng nào muốn làm việc VỚI họ. Không thể nắm giữ và sử dụng quyền lực khi cần thiết sẽ dẫn đến sự do dự, trì hoàn và đôi khi gây hại. Hơn nữa, một người không có quyền lực sẽ không thể tác động đến những gì xảy ra quanh họ.
Sự lệ thuộc là một thực tế cuộc sống ở các tổ chức phức tạp, và ở mọi cấp bậc, do hạn chế nguồn lực và sự phân chia lao động cùng như thông tin qua nhiều bộ phận. Không thể loại bỏ sự lệ thuộc thông qua việc tiếp nhận quyền lực chính thức. song chính sự lệ thuộc lại phục vụ một muc đích quan trọng trong tổ chức hiện đại. Mục đích đó là cản trở sự tập trung quyền lực và sử dụng quyền lực một cách độc đoán. Thiếu sự lệ thuộc, các nhà lãnh đạo và nhà quản lý sẽ nhanh chóng trở thành những kẻ chuyên quyền và tham nhũng
*Nhà quản lý chiều lòng cấp dưới: mong muốn được quý mến hơn là có quycn lực và sử dụng quyền lực để công việc được hoạt động. Khi tiếp xúc với cấp dưới, quyết dịnh của nhà quản lý kiểu này thường chịu ảnh hưởng mạnh bời những gì làm cho cấp dưới hạnh phúc và kéo họ về phía mình. Kết quả là các quyết định mà họ đưa ra thiên nhiều về cảm tính hơn là phù hợp với yêu cầu cồng việc được giao. Các chính sách và quy định phài lệ thuộc vào những quyết định khiến nhân viên hài lòng với cấp trên. Trong số các kiòu nhà quản lý thì dây là kiểu yếu thế nhất và ít hiệu quả nhẩt.
*Nhà quản lý chiều lòng cấp dưới: mong muốn được quý mến hơn là có quycn lực và sử dụng quyền lực để công việc được hoạt động. Khi tiếp xúc với cấp dưới, quyết dịnh của nhà quản lý kiểu này thường chịu ảnh hưởng mạnh bời những gì làm cho cấp dưới hạnh phúc và kéo họ về phía mình. Kết quả là các quyết định mà họ đưa ra thiên nhiều về cảm tính hơn là phù hợp với yêu cầu cồng việc được giao. Các chính sách và quy định phài lệ thuộc vào những quyết định khiến nhân viên hài lòng với cấp trên.
*Nhà quản lý dùng quyền lực cá nhân: Nhu cầu quyền lực cá nhân của kiểu nhà quản lý này vượt lên trên Nhu cầu được quy men. Kiểu người này tim kiêm quyền lực cho chính mình và chơ những nguôi trong nhóm mình đề công việc được thực hiện. Khác với mầu cấp trên độc đoán và áp bức, vốn đoạt được sức mạnh bằng cách buộc mọi người quanh minh phải yếu thế, nhà quản lý dùng quyền lực cá nhân thường quản lý theo cách dân chủ. cấp dưới thích làm việc với nhà quản lý thuộc mảu người như vậy và thường rất trung thành vi sếp của họ mạnh mẽ nên làm cho họ cũng cảm thấy mạnh mẽ. Tuy nhiên, những nhà quản lý kiểu này là những người phóng đại quyền lực và xây dựng lãnh địa của riêng mình, không phải là mảu người xây dựng tổ chức.
Nhà quản lý vì tổ chức: Những nhà quản lý vì tổ chức sử dụng quyền lực để phục vụ tổ chức chứ không phải phục vụ mục tiêu cá nhân.
Quyền lực trong tổ chức có 3 nguồn gốc sau: Vị trí - Mối quan hệ - Cá nhân.
Vị trí đem lại thẩm quyền hành động trong một phạm vì nào đó nhưng không vượt quá giới hạn đó. VỊ trí cũng đem lại quyền kiểm soát đối với những nguồn lực cụ thể. Là nhà quản lý, bạn có thể cần duy trì mối quan hệ thân thiện với cấp dưới. Nhưng không nên làm bạn với họ. Chi cần bạn có quyền đánh giá năng lực hoạt động của họ cũng như phát triển hay kim hàm nghề nghiệp của họ, bạn không thể là bạn bè của họ theo đúng nghĩa thông thường của từ này."
Quyền lực mối quan hệ là quyền lực không chính thức nảy sinh từ mối quan hệ của bạn với người khác. liên minh tự nhiên giữa các đồng minh cùng chung quyền lợi, và liên minh vấn đề riêng, trong đó các bên có những vấn đề khác nhau hợp lại để ủng hộ hoặc ngăn chận một vấn đề riêng (thường vì những lý (io khác nhau). liên minh được tạo ra quanh một vấn đề tạm thời. Do đó, liên minh vấn đề riêng ít bền vững và dễ phá vờ hơn, đặc biệt là khi một bên tách rời ra và tạo thế áp đào.
Quyền lực mối quan hệ là quyền lực không chính thức nảy sinh từ mối quan hệ của bạn với người khác. liên minh tự nhiên giữa các đồng minh cùng chung quyền lợi, và liên minh vấn đề riêng, trong đó các bên có những vấn đề khác nhau hợp lại để ủng hộ hoặc ngăn chận một vấn đề riêng (thường vì những lý (io khác nhau). liên minh được tạo ra quanh một vấn đề tạm thời. Do đó, liên minh vấn đề riêng ít bền vững và dễ phá vờ hơn, đặc biệt là khi một bên tách rời ra và tạo thế áp đào.
Xét về mặt lô-gic, quyền lực thực tế của bạn từ những mối quan hệ lệ thuộc là một chức năng của hai yếu tố: (1) sự phụ thuộc của người khác vào bạn (yếu tố thuận lợi) và (2) phạm vl mà bạn lệ thuộc vào người khác (yếu tố bất lợi). Như vậy, bạn có thể tăng quyền lực mối quan hệ của mình bằng cách giám sự lệ thuộc của bạn vào người khác hoặc làm cho người khác lệ thuộc vào bạn nhiều hơn.
Nếu bạn muốn tìm khả năng thay đổi quyền lực, hãy xem xét bản chất các mối quan hệ lệ thuộc của bạn vào người khác. Chúng sâu sắc đến mức độ nào? Hầu hết các mối quan hệ lệ thuộc ấy là tốt đẹp, nhưng người khác có thể hạn chế sự tự do hành động của ban và do đó giâm bớt khả năng kiểm soát hoạt động cho những việc mà bạn chịu trách nhiệm
Vito Corleone xảy dựng quyền lực của mình: một phần quyền lực ấy được tạo nên bằng cách giúp đỡ những người trong cộng đồng. Sự giúp đỡ ấy đã buộc người nhận phải tri ân để làm một điều gì đó cho ổng trùm khi ông cần giúp đỡ. Ân huệ mà ông trùm tạo ra theo thòi gian, dù là hợp pháp hay phi pháp, là một nền tàng quyền lực của Corleone trong cộng đóng. Trong cộng đồng ấy, ông trùm chi đơn thuần theo gương những ông trùm chính trị của các thành phổ miển Đông nước Mỹ vào cuối thế kỳ 19. Những ông lớn chính trị này đã giúp các cứ tri nghèo khổ và không có quyền lực của mình thoát khỏi rắc rối với các chủ dát và cảnh sát. Họ giúp dờ những người này định cư trong những căn hộ và tìm cho họ một công việc làm trong thành phố. Ân huệ đó là nguồn gôc quyền lực của các chính trị gia này trong ngày bầu cử, lúc mà món nợ được kêu gọi phải trà. Những người mắc nợ chi cần bò phiếu cho các chính tri gia đó. Đây chính là cuộc chơi có qua có lại.
Nguồn gốc quyền lực của bạn là gì? Đó là quyền lực chính thức hay không chính thức? Ví dụ, chức vụ hay vị trí của bạn có tiéu biểu cho một quyền lực cụ thế nào không? Ai lệ thuộc vào bạn? Có bao nhiêu đồng nghiệp, cấp trẻn hay cấp dưới đang mang ơn bạn? Bạn kỉểm soát nhùmg nguồn lực nào? Bạn có tảng quyền lực của mình thông qua liên minh không? Quyền lực cá nhân của bạn (về giao tiếp, tầm nhìn, thành tích...) có đem lại cho bạn quyền lực cụ thể không? Quyền lực của bạn cao hơn hay thấp hơn những người khác ma bạn đang cùng làm việc?
Nguồn gốc quyền lực của bạn là gì? Đó là quyền lực chính thức hay không chính thức? Ví dụ, chức vụ hay vị trí của bạn có tiéu biểu cho một quyền lực cụ thế nào không? Ai lệ thuộc vào bạn? Có bao nhiêu đồng nghiệp, cấp trẻn hay cấp dưới đang mang ơn bạn? Bạn kỉểm soát nhùmg nguồn lực nào? Bạn có tảng quyền lực của mình thông qua liên minh không? Quyền lực cá nhân của bạn (về giao tiếp, tầm nhìn, thành tích...) có đem lại cho bạn quyền lực cụ thể không? Quyền lực của bạn cao hơn hay thấp hơn những người khác ma bạn đang cùng làm việc?
Quyền lực là một thứ gì đó mà bạn có, trong khi đó tầm ảnh hưởng lại là điều gì đó mà bạn thực hiện. tầm ảnh hưởng là kỹ năng mà qua đó con người sử dụng quyền lực để thay đổi hành vi hay thái độ. Khác với quyền lực, tầm ảnh hưởng có thể tạo ra tác động mà không cần ép buộc hay ra lệnh trực tiếp.
Người chống đối là người bất đồng với bạn và có thể chủ động cản trở bạn. Để giải quyết, hãy theo những đề xuẩt sau: Dùng óc hài hưức hoặc một câu chuyện để khiến họ nhiệt tình hơn với bạn - Tập trung vào những điếm nhất trí - Chứng minh sự thành thạo của bạn - Hồ trợ lý lẽ bằng những chứng cớ xác đáng - Nhấn mạnh là ban đang tìm một kết quả cả hai bên cùng có lợi - Xác định những lựi ích mà họ sẽ đánh giá cao
Người trung lập hiểu được vị trí của bạn. Họ không ủng hộ nhưng cũng chẳng chủ động phản đối. Mục tiêu của bạn là kéo những ngưòl trung lập này theo hướng có lợi cho mình. Trong một số trường hợp, tất cả những gì cần thiết là phải có sức thuyết phục và hấp dản. Nói rõ những lợi ích từ đề xuất của bạn cho người nghe. - Trình bày đơn giản; chi nên trình bày ba điểm hấp dẫn và rõ rằng, có bằng chúng xác đáng, dữ liệu và vì du cụ thể hỗ trự - Dùng những câu chuyện, kinh nghiệm bản thân và các giai thoại để thu hút tình cảm của họ - Chỉ ra khả năng không chấp nhận đề xuất của bạn - Thảo luận những giải pháp thay thế mà người khác có thổ ủng hộ
Người không quan tâm hiểu về vấn đề của bạn nhưng không quan tãm đến nó. Giống như những người trung lập, những người không quan tầm không chủ động chống đối, nhưng sự thiếu quan tàm của họ có thể là rào cần cho thành công của bạn nếu cần phải được sự đồng ý của da sốmời giành thắng lợi. Một lằn nữa, bạn phải chuyển họ sang vị trí ủng hộ tích cực ý tướng của bạn. Trong nhiều trường hop, biện pháp hữu hiệu nhất để khác phục sự thiếu quan tầm là thu hút sự quan tâm của chính họ. Nếu bạn có thể chứng minh rằng ý tưởng của bạn sẽ cài thiện tình hình của họ, họ có thể đúng về phía bạn.
Người thiêu thông tin là những người không có đù thông tin cần thiết để có thể thuyết phục và hồ trợ tích cực. Trong những trường hợp này, hãy theo những bước sau: Xây dựng sự tín nhiệm vào bạn bằng cách bày tỏ kinh nghiệm hoặc năng lực của bạn - Trình bày đơn giản và để hiếu, đừng làm họ cảm thấy rác rối với những phần đánh giá phức táp - Tạo mối quan hệ tình cám being cách kể những cảu chuyện vui của ban thân
Người hỗ trợ là người đã đổng ý với bạn. Muc tiêu của ban là giữ họ đứng về phía bạn và trở thành một tác nhân ảnh hưởng tích cực thay mặt cho bạn: Kích thích lóng nhiệt tinh của ho bằng những xác nhận đây sức thuyết phục, và nhắc họ về những lợi ích mà họ có thể hưởng - Giúp họ tiên đoán và bác lại những lý lẽ có thế xảy ra từ những người chống đối - Vạch ra một kế hoạch hành động ch] tiết với thòi hạn rõ rằng
Người tư duy. Người tư duy là người hay hoạt động trí óc, có lô-gíc, chống rũi ro. Mẫu người này cãn nhiều thông tin chi tiết trước khi ra quyết định. Chiến lược: Cung cấp càng nhiều dừ liệu hỗ trơ càng tốt đổ giảm rủiro. Hãy thuyết phục bằng cách dùng phương pháp dựa trim dữ kiên.
Người hoài nghi. Người hoài nghi sẽ thách thức mọi người nghi ngớ quan điểm của ban nhung cuối cùng sẽ ra quyết định dựa trên cảm xúc. Chiến luực: Tạo sự tin nhiệm vào ban càng nhiều càng tốt. này mời nguôi hoài nghi thử thách và tham gia cuộc chơi.
Người nghe theo. Mảu người này thường nghe theo những người có quyền lực hay sức thuyết phục. Suy nghĩ của họ sẽ theo da số. Chiến lược: Nhân mạnh những người để họ tham khảo cũng như các xác nhận về bạn. Những người nghe theo rất quan tâm đến việc những người khác giải quyết vấn đề của bạn như thế nào. Hãy tìm hiểu xem người nào họ sẽ nghe theo hoặc chiều theo ý. Nêu bạn được các nhà lãnh đạo hỗ trợ, có thể những người nghe theo cũng xuôi theo chiều hướng đó.
Người kiểm soát. Người kiểm soát là người đặt lý tri lên trên tình cảm và luôn phân tích khi ra quyết định, rất trung thành với ý kiến riêng của mình và ít cởi mờ với người khác. Chiến lược: Đảm bảo rằng lý lẽ của bạn hợp lý và chặt chè. Nhấn mạnh những kết quả có giá trị với người đó.
CẨM NANG KINH DOANH HARVARD - QUYỀN LỰC, TẦM ẢNH HƯỞNG VÀ SỨC THUYẾT PHỤC |First News - Trí Việt
Quyền lực, tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục là những khái niệm quan trọng và giữ vai trò quyết định trong công tác quản lý. Quyền lực là khả năng ra quyết định và bắt buộc tuân thủ quyết định.firstnews.com.vn
Quyền lực, tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục là những khái niệm quan trọng và giữ vai trò quyết định trong công tác quản lý. Quyền lực là khả năng ra quyết định và bắt buộc tuân thủ quyết định.firstnews.com.vn
Sách
/sach
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất