Những thiết chế quân chủ đầu tiên của Đại Việt
Cuối thế kỉ thứ IX, triều đình đô hộ phương Bắc đổ nát, nhà Đường không tể kiểm soát được nước ta nữa, nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ...
Cuối thế kỉ thứ IX, triều đình đô hộ phương Bắc đổ nát, nhà Đường không tể kiểm soát được nước ta nữa, nhân cơ hội đó Khúc Thừa Dụ đã chiếm đóng phủ thành Tống Bình (tức Hà Nội) , thâu tóm một cách khôn khéo quyền lực của đất nước, tuy con mang danh hiệu một chức quan nhà Đường nhưng thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây dựng một chính quyền tự chủ và kết thức cơ bản hơn 1000 năm Bắc thuộc phương Bắc. Không lâu sau, nhà Nam Hán đánh bại họ Khúc, chiếm lại đất Việt, Dương Đình Nghệ bèn mở cuộc kháng chiến dành lại độc lập nhưng tới năm 937 lại bị Kiều Công Tiễn giết hại. Chính bởi lẽ đó, từ Ái Châu, Ngô Quyền nổi dậy đánh tan Kiều Công Tiễn cùng quân viện trợ Nam Hán tại trận Bạch Đằng lịch sử, chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ 1000 năm đô hộ của phương Bắc, mở ra những triều đại chói lọi và vẻ vang cho đất nước.
Sáu triều đại tiếp theo của đất nước là sáu triều đại chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, Ngô-Đinh-Tiền Lê và Lý-Trần- Hậu Lê là 6 triều đại có những vị vua anh minh, những viên tướng lỗi lạc và những trang sử hào hùng của đất nước dân tộc. Để có được những thành tựu đó, chắc chắn phải kể đến một phần nguyên nhân của hệ thống chính trị, bằng những phương pháp nghiên cứu sử liệu, nghiên cứu tài liệu thứ cấp, có thể thấy những điểm tương đồng sau đây của 2 hệ thống chính trị Ngô – Đinh – Tiền Lê và Lý – Trần – Hậu Lê:
Đầu tiên, về mặt quyền lực: trải qua hơn một ngàn năm bắc thuộc, nhà nước phong kiến Việt Nam đã chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa cũng như tư tưởng của nhà nước Trung Quốc. Một trong số những ảnh hưởng đó là ảnh hưởng về Nho giáo. Vì vậy trong nhà nước phong kiến Việt Nam, theo quan điểm của Nho giáo thì vua được coi là Thiên tử(con của trời) hay còn gọi là thuyết “Thiên mệnh” do Khổng Tử sáng lập thì toàn bộ quyền lực Nhà nước đều được tập trung toàn bộ trong tay vua, cụ thể được hiểu như sau:
- Về lập pháp: vua là người duy nhất có quyền đặt ra pháp luật, mọi ý chí của nhà vua đều được nâng lên thành pháp luật, lời nói của vua là pháp luật, đó chính là mệnh lệnh, vua có quyền quyết định nội dung của các loại văn bản pháp luật, những văn bản đó trở thành thánh ý, thánh chỉ buộc phải thực thi (Năm 1042 vua Lý Thái Tông ban hành bộ luật Hình Thư, 1010 ban hành chiếu rời đô,v.v….)
- Về hành pháp: Nhà vua cũng là người duy nhất có quyền bổ nhiệm thăng giáng các chức tước ( Năm 971, Đinh Tiên Hoàng phong cho Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân; vua Trần Nhân Tông phong cho Trần Quốc Tuấn làm Quốc công tiết chế…) bãi bỏ các chức vụ (Lê Thánh Tông đã bãi bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển) vua có quyền thưởng phạt, thuyên chuyển, quy định quyền hạn, trách nhiệm và lương bổng đối với quan lại trong cả nước(Năm 1473 Lê Thánh Tông định quy chế bổng lộc cho các quan trong nước).
+ Trong ngoại giao: Vua là đại diện hợp pháp duy nhất trong các quan hệ bang giao với các nước, không ai được quyền thay thế. Nhà vua có quyền cử các sứ thần sang nước ngoài và đón tiếp sứ thần ngoại quốc tại triều đường, cùng ấn định chính sách ngoại giao,( các hoàng đế Trung Hoa tấn phong cho vua Lê là An Nam quốc vương, bởi vậy chỉ có vua Lê mới có quyền tiếp sứ giả nước ngoài và đứng tên các văn thư ngoại giao) vua cũng là người quyết định việc hòa hay chiến đối với các nước khác( năm 1252 vua Trần Thái Tông ngự giá đi đánh nước Chiêm Thành)
+ Trong quân sự : Vua là người đứng đầu quân đội, là Tổng tư lệnh Quân đội ( Lê Thánh Tông nắm quyền Tổng chỉ huy quân đội), có quyền ban hành các chính sách quân sự ( nhà Lý ban hành chính sách Ngụ binh ư nông), vua có quyền phong vị, bãi miễn các chức trong bộ máy quân sự.
+Trong kinh tế: Nhà vua là người giữ quyền sở hữu tối cao đối với ruộng đất công của các làng xã trong cả nước, là người duy nhất ban hành các chính sách kinh tế trong nước như ( nhà Lê Sơ ban hành chính sách quân điền và lộc điền…)
- Về tư pháp: Nhà vua có quyền xét xử tối cao, phán quyết của nhà vua luôn được coi là phán quyết cuối cùng, thể hiện ở việc vua là người có quyền quyết định cuối cùng đối với bất kỳ một vụ án nào, các bản án khi đã được vua xét xử thì không một ai có quyền xét xử lại( Ví như vụ kiện năm 1065 được vua Lý Thánh Tông thân hành xét xử). Ngoài ra vua còn là người duy nhất có quyền đại xá hay đặc xá cho các can phạm.
Không chỉ dừng lại ở Quyền lực nhà nước, trong cả 6 triều đại trên, sức mạnh của nhà Vua là sự kết hợp của cả Vương quyền lẫn thần quyền Theo quan niệm của Nho giáo thì Thượng đế được coi là trời, và vua là người đại diện cho Thượng đế hay chính là đại diện cho trời xuống cai trị mọi mặt đời sống của dân từ kinh tế, chịnh trị, văn hóa đến các lĩnh vực khác của đời sống hay nói cách khái quát là “thay trời hành đạo”và đồng thời là người đại diện cho dân trước Thượng đế. Mọi ý chỉ mệnh lệnh của nhà vua đều tuân theo “ Mệnh trời” nên trong các chiếu chỉ mà người truyền đi thường có “phụng thiên thừa vận, hoàng đế chiếu viết…. Vì vậy mà thần dân phải tuyệt đối thực hiện và phục tùng ý chỉ của vua. Ngoài ra vua còn lập đàn tế trời cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người dân có một cuộc sống ấm no, thái bình. Địa vị và chức năng làm vua là do Trời dịnh sẵn, trời lựa chọn trong số những con dân của mình trao thiên mệnh cho Thiên tử,giống như một “sự ủy nhiệm” của Trời. Nhưng trời trao mệnh cho vua không phải là trao mãi, nếu vị vua đó làm trái ý dân, hoang tàn bạo ngược không chăm sóc được cho nhân dân thì trời sẽ thu lại mệnh, hủy bỏ sự ủy nhiệm của mình và trao ngôi vị này cho người khác có tài đức, được lòng dân thông qua con đường lật đổ vị vua cũ. Với địa vị trên, vua chỉ đứng dưới một người vô hình nhưng có sức mạnh siêu nhiên đó là trời, còn đứng trên muôn dân.
Một đặc điểm tương đồng khác của 6 thời đại này đó chính là các đời vua mới lên ngôi thì tất cả đều là những vị vua hiền tài và có công với đất nước cả. Như Lý Thái Tổ thì được sử sách ghi lại là bậc trung quân ái quốc, thay thế tên bạo chúa Lê Long Đĩnh, hoặc như Lê Thái Tổ gắn liền với sự tích Rùa Kim Quy, đánh tan quân xâm lược phương Bắc, mở ra thời kì thái bình độc lập cho dân tộc.
Tuy nhiên quyền lực của nhà Vua Việt Nam vẫn bị hạn chế bởi một vài yếu tố trong hệ thống chính trị, một trong số đó là là yếu tố tự trị của làng xã Tính tự trị này theo các nhà sử học thì có nhiều nguyên nhân, một phần là do hình thức sản xuất chỉ đủ tự cấp tự cấp, các làng xã chỉ có nơi kinh doanh là chợ phiên nhỏ, hơn nữa những lũy tre làng vây trọn xung quanh càng khiến cho các làng trở nên biệt lập so với thế giới bên ngoài. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc các làng tồn tại độc lập với nhau và đôi khi là làng cũng độc lập so với nhà nước phong kiến trung ương. Các đạo luật của chính quyền trung ương vì vậy mà nhiều khi cũng không thể đến được với người dân một cách trọn vẹn, phải những chỗ cho những luật tục địa phương (còn được gọi là hương ước), nhường chỗ cho những quyết định của hội đồng già làng, bô lão, tứ trụ trong làng. Có thể nói, làng xã Việt Nam thời phong kiến mang đặc trưng chủ nghĩa cục bộ địa phương, chính đặc điểm này làm cho sự tiếp nhận các quy định chung của nhà nước trở nên bê trễ, hoặc chỉ mang tính hình thức, hoặc bị áp dụng và giải thích sai lệch về nội dung, tóm lại là bị uốn nắn theo quan điểm địa phương chủ nghĩa: Phép vua thua lệ làng. Trong không gian làng xã, pháp luật bị đẩy xuống hàng thứ yếu, và mọi vấn đề phát triển đều có thể quy về các gọi là “giải quyết nội bộ”.
Cả 6 triều đại này còn có một điểm chung khác đó chính là ảnh hưởng của bệ đỡ tôn giáo đến tư tưởng chính trị của nhà cầm quyền đều là những dấu hiệu vô cùng nổi bật , quyết định đến cả những chính sách lớn nhỏ của triều đình. Một trong những ví dụ điển hình nhất đó chính là thời Trần, dưới thời Trần, không chỉ dân tu mà cả Vua cũng tu, “phân nửa thiên hạ đi tu”, các nhà sư có một vị trí vô cùng quan trọng trong bộ máy chính quyền nhà nước. Hay như Nho giáo cũng có rất nhiều ảnh hưởng lớn tới đất nước, thông qua Nho giáo mà hệ thống chính trị VN thời kì phong kiến tiếp nhận được những bậc tri thức, kiểm soát xã hội theo nề nếp, phép tắc, cung cấp những bậc minh vương cho đất Việt lúc đương thời.
Và một đặc điểm cuối cùng trong những điểm tương đồng của 6 triều đại này, đó chính là quyền lực của Nhà nước thực chất là quyền lực của Nhân dân. Quyền lực nhà nước của nước ta thời phong kiến không phải thuộc hoàn toàn vào một người cụ thể hay hay một nhóm người nào đó, mà là thuộc về nhân dân. Chính vì vậy, khi có những tên bạo chúa, độc ác, hoang dâm, bỏ bê triều chính như Lê Long Đĩnh, Lê Uy Mục thì ắt sẽ xuất hiện những nhóm đối nghịch, được nhân dân ủng hộ mà đứng lên dành lại triều đình cho bậc anh minh. Quyền lực của nhân dân còn được chứng minh ở chỗ mỗi khi có giặc xâm lăng, nhân dân cả nước lại đứng lên đoàn kết đồng lòng, bảo vệ nền độc lập và thái bình cho Tổ quốc.
Tuy nhiên 6 triều đại trên cũng có những điểm khác nhau nhất định và khá nổi bật, điển hình như:
Về bộ máy hành chính thì dựa vào mỗi tình hình và thế thời cụ thể, mà triều đình chia ra các bộ máy hành chính qua các triều đại khác nhau, tuy nhiên một cách tổng quan thì các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê có bộ máy hành chính đơn giản hơn so với bộ máy thời Lý Trần Lê. Như dưới thời Ngô, đất nước được chia làm 08 châu, những người đứng đầu các châu là thứ sử, chế độ mới còn gồm có giáp, xã; thời Đinh thì đất nước gồm có 10 đạo, thời Tiền Lê 10 đạo đó đổi thành lộ, phủ, châu. Đến thời Lý thì chính quyền TW gồm có 3 cơ quan: giúp việc cho Vua, đầu não triều đình, giúp việc cho triều đình; thời Trần hoàn thiện hơn thời Lý, vua Trần chia nước thành 12 lộ, ngoài ra còn gồm có hai hàng quan văn quan võ, những cơ quan chuyên trách mang các tên Sảnh, Viện, Cục, Quán, Đài, Ty, Lục bộ, đội ngũ quan lại được chia làm chín phẩm; đến thời Lê thù nền quân chủ chuyên chế quan liêu được tổ chức khá chặt chẽ và hoàn chỉnh so với nhà Lý và Trần, giúp việc trực tiếp cho hoàng đế là trung khu gồm các quan tả, hữu tướng quốc, tam thái, tam thiếu, tam tư bộc xạ, dưới trung khu là hai ban văn, võ và lục bộ. Bộ máy chính quyền thời Ngô, Đinh, Tiền Lê còn mang tính đơn giản sở dĩ là do lúc bấy giờ dân ta mới giành lại được nền độc lập, chính quyền còn khá non trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, phải đến thời Lý Trần Lê sơ thì bộ máy mới được hoàn thiện, nhằm đáp ứng nhiều nhu cầu cấp bách của triều đình và của dân chúng.
Về kiểu chính quyền nhà nước, bộ máy chính quyền thời Ngô Đinh Tiền Lê với tư cách là những bộ máy đầu tiên sau thời kỳ ngàn năm bắc thuộc, mang dáng dấp của một bộ máy dựa nhiều vào quyền lực quân sự nhằm mục đích bảo vệ cho nền độc lập sơ khai của đất nước, thì tới thời Lý Trần Lê sơ, bộ máy chính quyền lại mang đậm tính chất thân dân, dân sự hơn, lấy ví dụ như tư tưởng thân dân của Phật hoàng Trần Nhân Tông, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên khối đoàn kết toàn dân, tư tưởng thân dân của ông chứa đựng trong nó những giá trị sống tốt đẹp nhằm xây dựng một xã hội hòa mục, coi trọng con người, tôn trọng sự hài hòa trong tư tưởng, từ đời sống tinh thần cho đến mọi sinh hoạt trong xã hội. Thuật trị nước theo ông không bắt đầu bằng sự cai trị của người cầm quyền mà là sự khai mở trí tuệ, khai thông đạo lý, đánh thức phẩm hạnh, đạo đức. Đánh giá về Trần Nhân Tông và tư tưởng thân dân của ông, nhà sử học Ngô Sĩ Liên khẳng định: "Cố kết lòng dân, sự nghiệp phục hưng làm vẻ vang đời trước, thực là vua hiền của đời Trần”.
Về bệ đỡ tư tưởng tôn giáo, dưới thời Ngô, Đinh, Tiền Lê và Lý, Trần, Phật giáo là được xem như là quốc giáo của dân tộc, ảnh hưởng tới nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Chính nhờ đạo Phật, nhờ sự bình đẳng bác ái của nhà Phật mà đánh tan được tư tưởng bá quyền của Trung Hoa, là một công cụ đoàn kết người dân đồng lòng giúp đỡ lẫn nhau, vì vậy đạo Phật vô cùng thịnh hành trong một thời gian rất dài, và đỉnh cao là dưới thời Trần, nhà nho Lê Quát phải than rằng:”Phân nửa thiên hạ đi tu”, vua tôi đồng lòng tu hành. Tuy nhiên đến thời Lê sơ, các vua Lê lại vô cùng tôn sùng đạo Nho, dùng tư tưởng Nho giáo để làm tư tưởng cai trị quốc gia, các vua Lê mở ra những kỳ thi để tuyển quan lại cho triều, cho xây dựng nhà Thái học cũng các bia Tiến sĩ để ghi nhớ những Nho gia tài danh trong thời.
Về chính sách thuế thân, hay còn gọi là sưu, thuế đầu người, đây là chính sách mà chỉ các từ triều Lý trở đi mới có, trong đó có lệ cứ mỗi năm người dân sẽ phải khai số hộ (gọi là đơn số). Thuế đinh được "bổ" theo đinh bộ hay hộ tịch của mỗi làng. Thuế thân thời này được tính căn cứ theo số ruộng của mỗi người, ai không có ruộng thì khỏi phải nộp. Đây là một chính sách vô lý được duy trì cho đến thời cộng hòa mới được miễn bỏ hoàn toàn
Khoa học - Công nghệ
/khoa-hoc-cong-nghe
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất