Tôi là một người hay đọc những nghiên cứu khoa học về lĩnh vực tâm lí học và khoa học hành vi. Nhiều người trong chúng ta nghĩ tình yêu xuất phát từ trái tim nhưng thực ra là từ hormone và hóa chất tiết ra bởi não bộ. Tình yêu cũng có "công thức" đấy! Tôi viết bài này để hi vọng những ai đọc được có thể thấy được vài sự thật thú vị về cơ thể con người hơn.
Theo tiến sĩ Helen Fisher, tình yêu được chia thành 3 loại: lust (sự ham muốn tình dục), attraction (sự thu hút) và attachment (sự gắn bó).
Lust hay sự ham muốn tình dục xuất phát từ khao khát thỏa mãn nhu cầu sinh lí của chúng ta. Đây là thứ "tình yêu" chúng ta hay thấy ở những cuộc tình một đêm hay friends for benefits. Khi bạn đi bar hay tập gym thấy một em nhìn ngon vl và thằng nhỏ ngóc đầu lên? Đó là do vùng dưới đồi (hypothalamus) của não bạn lúc đó kích thích sản sinh lượng hormone sinh dục testosterone (ở nam, ở nữ là estrogen) làm tăng ham muốn thể xác. Vậy nên ai muốn sinh lí mạnh thì cứ nhắm những thực phẩm giúp sản sinh ra những hormone này như cá, dầu olive, đậu mà đớp.
Attraction hay sự thu hút là tình yêu nam nữ, là khi bạn gặp một người nào đó và "say nắng", "rung động" hay "sét đánh", gì cũng được. Vùng dưới đồi của não lúc này sẽ tiết ra một lượng dopamine. Dopamine là hóa chất tiết ra trong não giúp bạn có cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Đi kèm với dopamine, một lượng norepinephrine cũng sẽ được tiết ra, hóa chất này giúp bộ não và cơ thể chúng ta giữ ổn định khi bị stress. Những hormone này giúp chúng ta cảm thấy hưng phấn và tràn đầy năng lượng, có thể dẫn đến chứng mất ngủ (insomnia) và giảm khẩu vị (decreased appetite). Đó là lí do vì sao chúng ta gọi vui khi yêu là chúng ta bị "bệnh tương tư mất ăn mất ngủ." Thêm vào đó, trong giai đoạn này não của chúng ta cũng giảm lượng hormone serotonin xuống. Serotonin giúp chúng ta tập trung, tỉnh táo vàphân tích logic, hợp lí hơn. Bây giờ bạn đã biết vì sao khi yêu vào ai cũng lú hay ngu đi đúng không? Nghiên cứu chỉ ra những người bị chứng Obsessive Compulsory Disorder (OCD) - rối loạn ám ảnh cưỡng chế - có lượng serotonin cực thấp trong não. Điều này một phần giải thích vì sao khi yêu chúng ta "ám ảnh" đối phương ngay cả khi đi tắm cũng nghĩ đến. Một hormone khác không thể không kể đến đó là oxytocin , một hóa chất quan trọng xây dựng bonding/mối liên kết. Dưới đây là công thức hóa học của tình yêu:C8H11NO2+C10H12N2O+C43H66N12O12S2 (dopamine + serotonin + oxytocin) - dễ chế tạo trong phòng thí nghiệm nhưng quá liều sẽ gây nên Tâm Thần Phân Liệt (Schizophrenia) =))
Cuối cùng là sự gắn bó, đúng như tên gọi, não chúng ta tiết ra Oxytocin và vasopressin. Những hóa chất này, như đã nói, tạo chúng ta có cảm giác ràng buộc, liên kết với người khác. Thường thấy ở các mối quan hệ người thân trong gia đình và... BẠN BÈ :v. Nếu bạn ăn zone thì đừng buồn vì crush của bạn chỉ tiết mỗi Oxytocin thôi, nó dành C8H11NO2+C10H12N2O+C43H66N12O12S2 cho thằng khác rồi :(.
Wow. Mình cũng thich nghiên cứu về tâm lý, hành vi nhưng mình chưa từng tưởng tượng nó dưới dạng hóa học :v
Và đúng như mình đã luôn tin, người ta yêu bằng não chứ không phải bằng trái tim. Ngoài ra thì những yếu tố như ngoại hình, địa vị hay sức hút tri thức cũng là những thứ mà bộ não phân tích, tạo "thiện cảm về đối phương" chứ không như lý thuyết chung mà chúng ta vẫn hay nói là "con người yêu bằng trái tim".
Cám ơn chủ thớt nhé! Xin phép được share lên tường facebook luôn cho hot <3
Heheee mình ăn zone trong vòng 2 năm đằng đẵng nhưng may sao cũng ko buồn. Và rồi nhờ kiên trì chăm chỉ cuối cùng thằng giời đánh cho mình ăn zone đó dần dần tiết ra dopamine nhiều hơn nhiều hơn dành cho mình và at the end =))))) mình đoán nó sắp quá liều mất rồi
Thích 1 ai đó đâu cần lý do đâu - classic quote các ce ngôn tình hay thẩm. Nhưng mà tất cả đều có lý do của nó đấy. Kể cả vì đẹp zai, lãng mạn tinh tế hay nhiều tiền... Đều đc não bộ đem ra so sánh, và chọn người tốt nhất. Y hệt trong tự nhiên thì con cái thích con đực múa may showoff khoẻ mạnh hơn mà, dù bno có hiểu ty là gì đâu -)