Những khả năng của một thực tại khác
Cái giá của trưởng thành , hay chính xác hơn, cái giá của socialization , là từ bỏ đi tiềm năng trở thành một ai đó khác. "Bây giờ...
Cái giá của trưởng thành, hay chính xác hơn, cái giá của socialization, là từ bỏ đi tiềm năng trở thành một ai đó khác.
"Bây giờ hắn ba mươi tuổi, hắn vẫn quay tròn như một nỗi tự do trống rỗng, không làm được gì hơn ngoài một lựa chọn - khó khăn và buồn tủi: trở thành một nhà văn. Lúc hắn viết cuốn sách này hắn chưa phải là một nhà văn, không muốn là một nhà văn. Hắn chưa biết mình muốn gì vì hắn muốn tất cả."(Thanh Tâm Tuyền, lời tựa cho lần in thứ 2, 1965, của Bếp lửa)
Điều đó cũng giống như:
"Và té ra, càng hơn người, ta càng có ít lựa chọn. Đầu óc sắc sảo đanh đá mà không đi làm Lê Hoàng thì biết làm gì? Biết làm gì đây? Ngược lại, chính những ai không có khả năng vượt trội mới lại có nhiều lựa chọn trong đời, không làm thu ngân thì đi trông xe ngoài bãi, chán làm vệ sĩ cho người mẫu diễn viên thì có thể trở thành võ sĩ quyền Anh, vân vân và vân vân.Đó chính là một nghịch lý xương máu của cuộc đời. Nghịch lý là vì cuộc đời càng như thể được mở rộng thì lại càng thắt lại, và xương máu là vì thật đáng buồn khi một danh cầm hay một kỳ thủ, một tennisman hóa ra đã trở thành danh cầm, kỳ thủ hay tennisman lừng danh thế giới chỉ vì ngoài đó ra, họ không biết làm gì nữa cả."(Nhị Linh, Lựa chọn, 18/1/2013)
Điều này có liên quan gì đến Balzac's illusions perdues không?
Người ta đã nói về necessity, contingency và impossibility. MCU thường nói về những possible world. Cũng như tôi hay nghĩ về những thực tại khác, mà Hitler chiến thắng Đồng Minh, hoặc Soviet không sụp đổ, hoặc cái kết cho mâu thuẫn Pháp - Annam không đến từ giải pháp Nguyễn Tất Thành mà từ những Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, Cường Để, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu hay Tôn Quang Phiệt.
Morty: Rick, what about the reality we left behind?Rick: What about the reality where Hitler cured cancer, Morty? The answer is don't think about it.(Rick and Morty)
Hôm nay tôi đọc về Isidore Isou, người đã chủ trương Lettrism ở Pháp. Isou quan niệm rằng, thực tại ngày hôm nay của thơ nằm ở cuối con đường bắt đầu từ Homer. Homer là pha amplique, còn thơ hôm nay là pha ciselante. Vòng tròn cũ đã khép lại, và phải mở ra một vòng tròn mới.
Liệu Thanh Tâm Tuyền khi viết Nỗi buồn trong thơ hôm nay năm 1955, về nghệ thuật của hủy thể Dyonisos thay vì Apollon, có tiếp xúc nào với Isou?
Bỗng nhớ một bài viết trên The Guardian: sự muộn màng, một trong những chủ đề chính của Don Quixote, cái cảm giác về việc là một kẻ đến sau của dòng thời gian, là một cảm thức thường trực của văn chương.
Và Guy Debord, trong tuổi trẻ của mình, đã tham gia vào Lettrism của Isou:
We don’t know what to say. Sequences of words are repeated; gestures are recognized. Outside us. Of course some methods are mastered, some results are verified. Often it’s amusing. But so many things we wanted have not been attained, or only partially and not like we imagined. What communication have we desired, or experienced, or only simulated? What real project has been lost?(Critique de la séparation, 1961, translation by Ken Knabb)
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất