(1)
(1)

Mục Lục:

Mục Lục Tổng Quát Nội Dung Chuỗi Bài Viết:
(1)
(1)
Mục Lục Bài Viết Phần II này:
(1)
(1)

I. Lời Nói Đầu

- Đây sẽ là bài viết phần II của mình trong chuỗi bài viết: "Những gì mình nghiệm ra được từ khóa học: "Mindshift: Break Through Obstacles To Learning And Discover Your Hidden Potential" trên Coursera".
- Nếu bạn nào chưa đọc được bài viết phần I thì các bạn đọc tại đây nhé:
- Trước khi bắt đầu bài viết, mình hy vọng các bạn cần lưu ý những điều sau:
1. Không nên quá tin tưởng vào những gì mình viết! Các bạn hãy đặt câu hỏi, sàng lọc thông tin, đối chiếu với những kiến thức của bản thân và tìm chứng cứ xác thực. Đồng quan điểm với mình, tác giả Yuval Noah Harari cũng đã có đôi lời chia sẻ trong một quyển sách của ông:
" ... Ngoài ra, khi viết Sapiens, tôi đã không lường trước được mức tác động sâu rộng của nó, và để đảm bảo sự ngắn gọn, tôi đã hạn chế tối thiểu số chú thích cho vào cuốn sách này. Khá nhiều thông tin được đưa ra mà không có bất kỳ nguồn dữ liệu liên quan nào để tra cứu. Lúc đó, lựa chọn cách chú giải như vậy dường như rất có lý, song giờ tôi lại hối tiếc. Có đến hàng triệu người trên thế giới coi Sapiens là nguồn tham khảo thông tin về lịch sử loài người nhưng họ không biết cách chứng thực những sự kiện trong sách, cũng như tìm thêm tài liệu về sự việc họ hứng thú..." [1]
- Và để giải thích cho điều này thì tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần cũng đã có giải thích rất rõ ràng và chi tiết trong quyển sách "Tôi Tự Học" của ông. Mình xin được mạn phép lấy một trích đoạn nhỏ:
"... Muốn để sử học giúp ta những tài liệu đã qua, để hiểu hiện tại và dự bị cho tương lai thì trước hết sử phải được viết ra và thuật lại một cách đúng với sự thực đã xảy ra, nghĩa là phải được thuật lại một cách khách quan. Nhưng làm gì viết sử được một cách khách quan? Nhiều người còn rất hoài nghi chỗ đó. Tôi nhớ có đọc được một câu chuyện mang máng sau đây do nhà văn Anatole France thuật: Có một nhà bác học quyết đem hết đời mình để viết lại một bộ sử tổng quát về nhân loại. Ông đã tham khảo hầu hết các sách vở từ cổ chí kim để soạn bộ sử ấy. Công việc gần xong thì ông đã già gần lỗ. Ngày kia, vào một buổi sáng, ông đứng trên lầu cao, trước cửa sổ, chứng kiến được một cuộc cãi lộn và ẩu đả ở trước phố từ đầu đến cuối. Một hồi lâu, chị nấu bếp dọn ăn cho ông, vui miệng thuật lại câu chuyện cãi lộn và ẩu đả ấy cho ông nghe. Nhưng ông lấy làm lạ, tại sao những chi tiết đều sai cả với những điều chính ông đã nghe, đã thấy? Ông suy nghĩ và không bao giờ ngờ đến lòng thành thực của chị nấu bếp vì ông biết rõ chị ấy thực thà lắm. Ông bèn cầm gậy gậy đi xuống đường phố. Khi ông vừa gặp bà giữ cửa, bà ấy thuật lại cho ông nghe câu chuyện trên, hoàn toàn không giống với những điều ông nghe thấy, lại cũng không giống với những điều nghe thấy của chị bếp nữa. Ông tò mò đi từ đầu phố đến cuối phố thì ông lại được nghe biết bao chi tiết ly kỳ hơn nữa, không đúng với những sự nghe thấy của ông mà lại còn trái ngược nhau lung tung. Ông trở về, cảm thấy sự mong manh của chứng cứ con người. Các chứng cứ do các sử gia từ thế kỷ này đến thế kỷ kia để lại, ông cảm thấy cũng chỉ là những chứng cứ không sao tin cậy được nữa. Buồn chán, ông vứt chồng sử của ông viết vào lò lửa..." [2]
- Các bạn thấy đấy, với cùng một sự việc thì với mỗi người lại có một chứng cứ khác nhau. Huống hồ gì bài quyết này lại được viết hoàn toàn là của quan điểm của bản thân mình nghiệm ra được trong quá trình học.
- Thế nên, kính mong bạn hãy chắt lọc, đối chiếu, so sánh, sàng lọc và đặt câu hỏi cho những thông tin mình đưa ra từ đó rút ra kết luận riêng cho bản thân chứ đừng tin tưởng một cách mù quáng vào bài viết viết này! Hãy xem đây chỉ là một tài liệu tham khảo, một gợi ý hay thậm chí là một bài viết đọc cho vui cũng được.
2. Hãy đọc lướt trước toàn bộ bài viết. Nếu các bạn để ý thì ở bài viết của mình thì nó sẽ có phần mục lục. Song, phần mục lục cũng không thể hiện được hết được những gì thật sự có trong bài viết. Thế nên, việc đọc lướt trước toàn bộ bài viết sẽ giúp các bạn định hình trong đầu những nội dung sẽ có trong bài viết và từ đó đưa ra quyết định có nên đọc bài viết này hay không. Với bạn, có thể bài viết này chỉ toàn những là thông tin, kiến thức mà bạn đã biết rồi. Do vậy, việc không lựa chọn đọc sẽ là giải pháp khôn ngoan với bạn để có thể tiết kiệm thời gian, công sức hết sức quý báu của bạn.
(2)
(2)
- Còn nếu bạn nghĩ bài viết này phù hợp thì cũng như ở lưu ý 1. Nếu như có bất kỳ câu hỏi nào mà các bạn ngờ, đặt nghi vấn, không tin,... thì các bạn hãy tìm hiểu, tra cứu rồi sau đó là phản biện lại mình. Và nếu như bạn phản biện lại mình thành công thì nó vừa tốt cho bạn đồng thời cũng tốt cho kiến thức của mình nữa, thế là đôi bên cùng có lợi. Còn trường hợp các bạn phản biện không thành công và có đầy đủ chứng cứ, luận điểm về tính logic và hợp lý thì lúc này các bạn tin mình cũng được.
(3)
(3)
3. Hãy tự tạo ra một cái riêng cho bản thân. Trong bài viết, các bạn sẽ thấy mình đưa ra các ví dụ, hình ảnh ẩn dụ,... để giải thích ý tưởng của mình. Tuy nhiên, mình mong rằng các bạn có thể tìm ra hình ảnh ẩn dụ, ví dụ và có cách giải thích riêng cho bản thân mình vì như vậy nó sẽ tốt hơn là các bạn chỉ đọc, hiểu và sử những gì mình viết.
- Các bạn chỉ cần lưu ý những điều đó thôi. Bây giờ, chúng ta cùng bắt đầu vào nội dung bài viết nhé!

II. Nội Dung Bài Viết

Ôn Tập Nội Dung Phần 1:

(1)
(1)
- Như ở bài viết trước mình đã nói, việc ôn tập là một trong những việc vô cùng cần thiết để chúng ta có thể củng cố kiến thức và làm chủ kiến thức. Thế nên, các bạn hãy dành một vài thời gian ra để làm một bài kiểm tra nhỏ để củng cố những kiến thức đã biết trong bài viết trước nhé!

Câu hỏi:

Câu 1: Bộ não người học có thể được chia ra làm mấy loại chính ?
Ảnh bởi
Milad Fakurian
trên
Unsplash
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 2: Cụ thể những loại đó là gì ?
A. Bộ não đi bộ và bộ não xe đua.
B. Bộ não nghệ thuật và bộ não logic.
C. Bộ não của người đàn ông và bộ não của người phụ nữ.
D. Bộ não bình thường và bộ não thông minh.
Câu 3: Người có bộ não xe đua có đặc điểm gì ?
Ảnh bởi
shen liu
trên
Unsplash
A. Rất nhanh nhẹn, phóng đi như một chiếc xe đua vậy. Những người này thường hiểu bài rất nhanh chông và khi mà họ đã xác định được mục tiêu thì họ sẽ phóng đi một cách rất nhanh. Do vậy, họ cũng đến đích rất nhanh.
B. Là một bộ não với tốc độ di chuyển chậm chạp song điều thú vị là nó lại có thể tận hưởng và tìm ra những vẻ đẹp của chuyến đi, có thể dễ dàng thay đổi hướng đi nếu cần thiết và có thể nhìn sự vật dưới góc độ sâu hơn.
Câu 4: Lợi ích và nhược điểm của người có bộ não xe đua là gì ?
A. Sẽ đi rất nhanh và hiểu bài nhanh hơn người khác.Tuy nhiên,nhược điểm của họ là dễ dàng hình thành định kiến và tìm ra lời biện minh cho cái sai của họ mà không thật sự nhìn thấy cái sai của chính họ.
B. Họ có thể bị bắt nạt bởi những bạn bè đồng trang lứa vì khả năng thông minh của họ. Từ đó làm nảy sinh tâm lý kìm nén tài năng, không muốn thể hiện hết toàn bộ tài năng của bản thân ra cho mọi người xung quanh thấy. Bên cạnh đó, họ sẽ xây dựng rất nhiều thói quen xấu bởi vì họ có thể xoay sở được vấn đề với khả năng thông minh của họ nên họ thường sẽ giải quyết vấn đề vào phút chót và vẫn hoàn thành một cách êm đẹp. Trong khi đó, những người với bộ não đi bộ phải lên kế hoạch làm từ từ để có thể giải quyết vấn đề từ từ chứ không thể giải quyết vấn để vào phút chót được nên họ sẽ có khả năng lên kế hoạch, sắp xếp thời gian,… trong khi đó người với bộ não thông minh lại không có được.
C. Sẽ di chuyển chậm chạp, không thể hiểu bài một cách nhanh chóng và không thể có những ưu điểm của bộ não xe đua. Song, họ lại khắc phục được những nhược điểm của bộ não xe đua.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Lợi ích và nhược điểm của người có bộ não đi bộ là gì ?
A. Sẽ di chuyển chậm chạp, không thể hiểu bài một cách nhanh chóng và không thể có những ưu điểm của bộ não xe đua. Song họ lại khắc phục được những nhược điểm của bộ não xe đua.
B. Sẽ đi rất nhanh và hiểu bài nhanh hơn người khác. Tuy nhiên, nhược điểm của họ là dễ dàng hình thành định kiến và tìm ra lời biện minh cho cái sai của họ mà không thật sự nhìn thấy cái sai của chính họ.
C. Họ có thể cảm thấy mặc cảm và tự ti nếu như xung quanh họ toàn là những người có bộ não xe đua.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 6: Santigo Ramon y Cajal - cha đẻ nghành thần kinh học hiện đại, là người có bộ não nào? Ông đã gặp những vấn đề gì và nhận ra những gì khi sở hữu bộ não đó ?
(5)
(5)
A. Ông là người có bộ não đi bộ. Ông không phải là người người thông minh xuất chúng như những người có bộ não xe đua nhưng ông lại làm việc với những người như vậy. Và điều ông phát hiện ra đó là những đồng nghiệp thông minh và đầy xuất chúng của ông với chiếc bộ não xe đua dễ dàng hình thành định kiến và không thể tìm ra lỗi sai của họ khiến họ bị mất kẹt trong lối tư duy sai lầm. Trong khi đó, những người có bộ não đi bộ khi mà họ gặp khó khăn và sai lầm trong tư duy thì họ sẽ dễ dàng thoát ra khỏi lối tư duy đó và tìm một cách tiếp cận khác.
B. Ông là người có bộ não xe đua và ông thấy rằng ông rất tài giỏi và những người có bộ não đi bộ kia thật là ngốc nghếch và vô dụng.
Câu 7: Vậy những người có bộ não xe đua cần phải làm gì?
A. Những người có bộ não xe đua thì nên tận dụng lợi thế của họ. Đồng thời, họ cũng nên cẩn thận để tránh phải mắc vô các khuyết điểm của mình.
B. Cứ vô tư và tiến thẳng tới mục tiêu thôi!
Câu 8: Còn những người có bộ não đi bộ thì sao?
A. Cứ để phận đời trôi thôi. Chứ mình ngu lắm không làm gì được đâu!
B. Nếu bạn là một người với bộ não đi bộ thì cũng đừng buồn vì với chiếc bộ não đi bộ của mình, bạn sẽ có cách đóng góp và góp ích cho xã hội theo cách riêng của mình!
Câu 9: Muốn thật sự làm chủ kiến thức thì cách học tốt nhất là gì ?
A. Học bị động.
B. Học chủ động.
C. Học theo cách học tốt nhất của bản thân.
D. Học như “trâu cày”.
Câu 10: Một trong những cách tốt nhất để học chủ động là gì ?
A. Kiểm tra những kiến thức mình muốn học.
B. Ngồi đọc sách, xem đáp án bài giải, xem người khác làm những điều minh muốn học.
C. Tự làm mọi thứ mà mình muốn học.
D. Cả A và C đều đúng.
Câu 11: Những điều cần chú ý khi bạn học chủ động là gì ?
Ảnh bởi
Josh Frenette
trên
Unsplash
A. Việc bạn chỉ nhìn vào sách hoặc xem chương trình tivi về những thứ bạn học sẽ không đảm bảo bạn thật sự biết được về nó cho đến khi bạn có thể đóng sách lại hoặc tắt chương trình tivi đi và có thể ghi và nói lại được nội dung, những ý chính, quan trọng nhất của nó.
B. Việc học chủ động sẽ tốn rất ít công sức và thành quả sẽ đến chậm song nó lại rất ngọt ngào. Tuy nhiên, bạn sẽ rất muốn lãng tránh, xao nhãng nó nhưng để thực sự làm chủ được những gì mà bạn muốn học thì bạn không được lãng tránh mà phải bắt tay vào thực hiện việc học chủ động và kiên trì với nó.
C. Việc học chủ động sẽ tốn rất nhiều công sức và thành quả sẽ đến chậm song nó lại rất ngọt ngào. Tuy nhiên, bạn sẽ rất muốn lãng tránh, xao nhãng nó nhưng để thực sự làm chủ được những gì mà bạn muốn học thì bạn không được lãng tránh mà phải bắt tay vào thực hiện việc học chủ động và kiên trì với nó.
D. Cả A và C đều đúng.
E. Cả A và B đều đúng.
Câu 12: Chuyển đổi hệ thuyết là gì ?
A. Lấy ý tưởng từ việc xây dựng những nền tảng kiến thức mới của chúng ta dựa trên những kiến thức mà ta sẵn có bằng những phương pháp truyền thống.
B. Là sự chuyển đổi tư duy giúp người chuyển đổi có tư duy đầy sáng tạo và cái nhìn đầy mới mẻ về lĩnh vực mà họ đang làm.
Câu 13: Những người có tư duy chuyển đổi hệ thuyết gồm những ai ?
A. Những người có tư duy chuyển đổi hệ thuyết là những người trẻ - vốn là những người chưa bị truyền thụ cái cách nhìn nhận thế giới như cái cách nhìn nhận của mọi người, hoặc có thể là những người không còn trẻ nữa nhưng có tư duy sáng tạo.
B. Những người đã có kinh nghiệm, chuyên gia lĩnh vực mà họ đang làm sẽ là những người có tư duy chuyển đổi hệ thuyết trong chính lĩnh vực mà họ đang làm.
Câu 14: Điều này có nghĩa là gì ?
A. Điều này có nghĩa là các kiến thức từ lĩnh vực cũ tưởng chường không hề liên quan nhưng thật ra nó lại bổ trợ đắc lực cho các lĩnh vực khác.
B. Điều này có nghĩa là các kiến thức từ lĩnh vực cũ chỉ có công dụng tốt nhất trong lĩnh vực cũ mà thôi và nó dường như vô dụng khi chuyển qua lĩnh vực khác.
Câu 15: Khoa học bình thường (Normal Science) là gì ?
Ảnh bởi
Drew Hays
trên
Unsplash
A. Là sự chuyển đổi tư duy giúp người chuyển đổi có tư duy đầy sáng tạo và cái nhìn đầy mới mẻ về lĩnh vực mà họ đang làm.
B. Lấy ý tưởng từ việc xây dựng những nền tảng kiến thức mới của chúng ta dựa trên những kiến thức mà ta sẵn có bằng những phương pháp truyền thống.
Câu 16: Khi nào khoa học bình thường trở thành chuyển đổi hệ thuyết?
A. Khi khoa học bình thường đang diễn ra một cách bình thường rồi bỗng nhiên có ai đó giải thích cái sự bình thường của khoa học đó theo hướng hoàn toàn mới hay giải thích sự vật, sự việc đó theo cách hiểu đầy mới mẻ, đánh tan cái sự bình thường, ngộ nhận của sự bình thường mà mọi người vẫn tưởng thì đó được gọi là chuyển đổi hệ thuyết.
B. Khi khoa học bình thường tìm ra những gì mới bằng một cách hết sức bình thường.
Câu 17: Tại sao những người trẻ tuổi hay những người không còn trẻ nữa có tư duy chuyển đổi hệ thuyết ?
A. Những người trẻ tuổi hay người không còn trẻ nữa có tư duy chuyển đổi hệ thuyết là do hoặc là họ chưa được truyền thụ cái cách nhìn nhận như của mọi người do vậy họ có thể nhìn mọi việc, sự vật xung quanh một cách đầy mới mẻ hoặc là những người mới chuyển đổi nghề nghiệp, ngành học hay học một thứ mới, những thứ tưởng chừng không hề liên quan gì đến nhau cả song chính những tri thức cũ của họ lại bổ trợ vô cùng đắc lực cho sự sáng tạo và có được tư duy chuyển đổi hệ thuyết.
B. Những người trẻ tuổi hay người không còn trẻ nữa có tư duy chuyển đổi hệ thuyết là do hoặc là họ đã được truyền thụ cái cách nhìn nhận như của mọi người do vậy họ có thể nhìn mọi việc, sự vật xung quanh một cách đầy mới mẻ hoặc là những người mới chuyển đổi nghề nghiệp, ngành học hay học một thứ mới, những thứ tưởng chừng không hề liên quan gì đến nhau cả song chính những tri thức cũ của họ lại bổ trợ vô cùng đắc lực cho sự sáng tạo và có được tư duy chuyển đổi hệ thuyết.
Câu 18: Qua đây, ta có thể có thể hiểu được điều gì ?
A. Việc chuyển đổi nghề nghiệp hay khi học những thứ gì mới mẻ sẽ là vô cùng khó khăn và bất lực trong khoảng thời gian đầu và ai cũng như vậy cả. Tuy nhiên, cái cảm giác khó khăn và bất lực ấy sẽ sớm biến mất và sức mạnh sáng tạo mà bạn nhận lại được từ việc dám thay đổi, dám học một thứ gì đó mới sẽ là vô giá và nó sẽ làm nên sự chuyển đổi hệ thuyết của chính bạn.
B. Không nên chuyển đổi nghề nghiệp hay học những điều mới vì nó sẽ vô cùng khó khăn và bất lực. Bên cạnh đó, ta không biết sẽ nhận được gì khi dám làm một điều mạo hiểm đến như vậy!
Câu 19: Ai có thể làm chủ được việc học ?
A. Chỉ những người thông minh thôi.
B. Chỉ có thể làm chủ được một số lĩnh vực nhất định thôi. Chứ mấy cái linh vực khác chắc chỉ có người khác làm chủ được thôi.
C. Chỉ có những người trẻ tuổi mới làm chủ được việc học thôi, chứ những người già rồi không làm chủ được.
D. Mọi người đều có thể làm chủ được việc học. Một số người có thể tốn nhiều thời gian hơn người khác song cuối cùng thì họ vẫn có thể làm chủ được việc học.
Câu 20: Khi càng giỏi về thứ gì thì chúng ta có xu hướng gì ?
A. Chúng ta có xu hướng trở nên chán nó và không muốn làm nó nữa.
B. Khi ai đó càng giỏi thứ gì thì họ có xu hướng ngày càng dành nhiều thời gian cho nó hơn nữa và từ đó họ ngày càng trở nên giỏi về thứ đó hơn nữa.
Câu 21: Một trong những cách hay để có thể làm chủ được việc học là gì ?
A. Học trực tuyến.
B. Học trực tiếp.
Câu 22: Những lợi thế của việc học trực tuyến là gì ?
A. Bạn có thể học bất cứ khi nào mà bạn muốn.
B. Bạn có thể tua lại để xem lại bất cứ chỗ nào mà bạn chưa hiểu hoặc muốn ghi chú lại.
C. Cả A và B.
Câu 23: Những điều cần lưu ý khi học trực tuyến là gì ?
A. Việc học xong một khóa học trực tuyến sẽ giúp cho bạn cảm nhận được cảm giác trọn vẹn, song về cơ bản thì mục đích chính của việc học trực tuyến đó chính là thu nhận thêm kiến thức.
B. Cố gắng học thật nhiều khóa học trực tuyến để lấy chứng chỉ. Sau đó, đem khoe với bạn bè.
C. Việc học trực tuyến cũng chỉ là một trong muôn vàn cách để có thể làm chủ được việc học ( mastery learning ). Vậy nên hãy linh hoạt, quan sát chọn cách phù hợp với bạn nhất.
D. Cả A và C đều đúng.
E. Cả A và B đều đúng.
Câu 24: Một vài mẹo hữu ích khi học trực tuyến là gì?
Ảnh bởi
Sam Dan Truong
trên
Unsplash
A. Take notes ( ghi chú ) lại những kiến thức chính, phần quan trọng trong lúc học trực tuyến.
B. Xem lại những bài giảng hoặc học lại khóa học trực tuyến lần nữa cũng là một trong những cách hữu ích.
C. Có thể bỏ qua những kiến thức nặng và học những kiến thức mà mình yêu thích hoặc cảm thấy hứng thú.
D. Cả A, B và C.
Câu 25: Có hai chế độ gì giúp bạn hiểu được nội dung bài học?
A. Tập trung (Focused) và Phân tán hoặc gọi là khuếch tán (diffuse).
B. Chế độ hiểu bài và chế độ chưa hiểu bài.
C. Chế độ thiền định tập trung và chế độ thiền định phân tán.
Câu 26: Chế độ tập trung là gì?
(12)
(12)
A. Là chế độ mà bạn tập trung từ đó não bộ sẽ tiếp nhận thông tin một cách logic và theo trật tự.
B. Là chế độ giúp dòng suy nghĩ của bạn không đi theo một trật tự logic nào cả mà sẽ là lộn xộn song nó lại giúp giải quyết vấn đề và có tư duy sáng tạo một cách đáng ngạc nhiên. Nó thường được sử dụng ở nhiều vùng não khác nhau của não bộ. Đồng thời, giúp ta có được bức tranh toàn cảnh, ý tưởng, ý kiến bao quát và những sáng tạo bất ngờ.
Câu 27: Chế độ khuếch tán là gì?
A. Là chế độ mà bạn tập trung từ đó não bộ sẽ tiếp nhận thông tin một cách logic và theo trật tự.
B. Là chế độ giúp dòng suy nghĩ của bạn không đi theo một trật tự logic nào cả mà sẽ là lộn xộn song nó lại giúp giải quyết vấn đề và có tư duy sáng tạo một cách đáng ngạc nhiên. Nó thường được sử dụng ở nhiều vùng não khác nhau của não bộ. Đồng thời, nó giúp ta có được bức tranh toàn cảnh, ý tưởng, ý kiến bao quát và những sáng tạo bất ngờ.
Câu 28: Chế độ tập trung được sử dụng khi nào ?
A. Có thể dễ dàng được bật lên ngay tức thì khi bạn tập trung suy nghĩ vào một công việc, một thứ nào đó và chủ yếu được bộ não sử dụng ở thùy trán của não dành cho những công việc đòi hiểu việc tập trung cao độ hay giải quyết những tác vụ, vấn đề khó trong một bài kiểm tra.
B. Được sử dụng khi bạn không tập trung suy nghĩ về bất cứ chủ đề hay thứ gì cả. Nó thường được sử dụng khi bạn đi bộ,lái xe,...
Câu 29: Chế độ khuếch tán được sử dụng khi nào ?
A. Có thể dễ dàng được bật lên ngay tức thì khi bạn tập trung suy nghĩ vào một công việc, một thứ nào đó.
B. Được sử dụng khi bạn không tập trung suy nghĩ về bất cứ chủ đề hay thứ gì cả. Nó thường được sử dụng khi bạn đang thư giãn, ngủ hay khi bạn đang đi bộ, lái xe,...
Câu 30: Một mẹo hữu ích giúp đỡ rất nhiều trong việc sử dụng hai chế độ này là gì ?
(13)
(13)
A. Liên tục xao lãng để có thể sử dụng chế độ khuếch tán.
B. Liên tục tập trung trong nhiều giờ để có thể làm việc với chế độ tập trung.
C. Sử dụng một hình ảnh ẩn dụ dễ hiểu để có thể hỗ trợ cho khả năng hiểu và tiếp nhận thông tin.
Câu 31: Từ đây ta rút ra kết luận gì từ hai chế độ này ?
A. Việc chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ tập trung và phân tán là cần thiết trong lúc học tập và làm việc.
B. Có thể thấy rằng sau khi học,làm việc xong thì bạn nên nghỉ ngơi một khoảng ngắn để não có thể tiếp nhận thông tin.
C. Việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ dễ hiểu cũng là một trong những cách hay để tiếp nhận thông tin.
D. Cả A, B và C
Câu 32: Cần chú ý điều gì về hai chế độ này ?
A. Chế độ tập trung và khuếch tán không thể được sử dụng cùng một lúc mà chỉ có thể được bật một trong 2 cái trong cùng một thời điểm. Do đó, khi học hãy thật tập trung và sau đó hãy nghỉ ngơi một khoảng ngắn để chế độ khuếch tán "bắt tay vào làm việc".
B. Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ chỉ có tác dụng hiểu nội dung,ý chính của kiến thức mà ta đã học và đến một giai đoạn nào đó khi hình ảnh ẩn dụ không còn phù hợp nữa thì đã đến lúc ta phải tìm một hình ảnh ẩn dụ mới phù hợp hơn để có thể thay thế.
C. Cả A và B.
Câu 32: Có nên nghe nhạc trong khi học không ?
Ảnh bởi
Alphacolor
trên
Unsplash
A. Không nên. Vì nó dễ gây mất tập trung và khó chịu.
B. Nên. Nó giúp ta có thể tập trung tốt hơn và thư thái hơn trong lúc học.
C. Tùy. Việc bạn nghĩ bạn có nên nghe nhạc hay không nghe nhạc trong lúc học và làm việc hay không đều đúng cả.
Câu 33: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định nghe nhạc của bạn là gì ?
A. Phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có thể bản nhạc đó hay ghét bản nhạc đó, giai điệu, nhịp điệu, lời bài hát,...
B. Tùy thuộc vào cơ địa, phong cách của mỗi người.
Câu 34: Khi nào thì bản nhạc có thể làm giảm tập trung từ bạn ?
A. Bản nhạc bạn ghét.
B. Âm thanh quá to.
C. Bạn nhạc có lời bài hát mà làm bạn hát theo hoặc nhằm muốn thu hút sự chú ý của bạn.
D. Cả A, B và C.
Câu 35: Khi nào thì bản nhạc có thể giúp cải thiện sự tập trung và nâng cao năng suất, khả năng tiếp thu bài vở của bạn ?
A. Bản nhạc không lời, BGM, lofi, cổ điển, Barouque, …
B. Bản nhạc bạn yêu thích.
C. Cả A và B.
Câu 36: Những điều bạn cần lưu ý khi nghe nhạc để học là gì ?
A. Phải lựa chọn bản nhạc phù hợp đối với tác vụ công việc cần làm lẫn tính chất của âm nhạc.
B. Phải xem xét coi nó có phù hợp với mình không, vì bản thân bạn phải là người hiểu mình nhất, để có thể áp dụng cho việc học tập và làm việc của mình.
C. Cả A và B.
Câu 37: Một người cho dù có trí nhớ thiên tài như Sherlock Holmes nhưng vẫn phải gặp trở ngại LỚN NHẤT là gì khi học ?
A. Nó sẽ gây cảm giác nhàm chán khi học.
B. Gây ra nhiều thói quen xấu vì họ ỷ lại vào trí nhớ siêu việt của bản thân.
C. Không đảm bảo được rằng họ có thể hiểu được nội dung bài học họ đã ghi nhớ.
D. Cả A, B và C.
Câu 38: Qua đây, ta có thể rút ra kết luận gì ?
A. Đời thật bất công bởi vì có những người có trí nhớ tốt còn những người khác lại không có.
B. Việc có trí nhớ siêu việt cũng gây ra nhiều hạn chế.
C. Việc chỉ ghi nhớ nội dung bài học không đảm bảo được rằng bạn sẽ hiểu được nội dung bài học mà để việc hiểu được nó thì bạn cần thời gian.
D. Cả B và C.
Câu 39: Một trong những cách hữu ích để có thể hiểu bài tốt hơn là gì ?
Ảnh bởi
Aaron Burden
trên
Unsplash
A. Sử dụng luân phiên hai chế độ: tập trung và khuếch tán.
B. “Ngâm giấm” kiến thức.
C. Thường xuyên thay đổi chỗ ngồi học.
D. Cả A và C.
E. Cả A, B và C.
(16)
(16)
- Đến đây, hẳn các bạn cũng phần nào nhớ lại phần nào nội dung bài viết cũ rồi đúng không nào ?
- Nếu bạn thắc mắc câu trả lời của bản thân các bạn có đúng hay không thì mình có đáp án cho các câu hỏi ở cuối bài viết. Các bạn có thể kiểm tra câu trả lời của mình ở đó và nếu như có câu hỏi thắc mắc nào các bạn có thể trao đổi với mình ở phần bình luận phía dưới.
- Và bây giờ chúng ta hãy tiếp tục nội dung bài viết phần trước nhé!

Week 1: Change Is Possible (Continue)

8. Your Environment Affects Who You Are:

(1)
(1)
- Quả thật, chúng ta phải thừa nhận rằng từng giây, từng phút trôi qua, chúng ta đều tương tác với môi trường sống xung quanh và điều đó góp một phần không nhỏ để hình thành nên chúng ta ngày hôm nay.
- Do vậy, ngay cả những thay đổi nhỏ trong môi trường vẫn có thể dẫn đến những khác biệt to lớn theo thời gian.
- Một số thay đổi như không gian, thời gian, ánh sáng và âm thanh đều có thể tác động lên não bộ của bạn. Ta hãy xét một số ví dụ sau:
Ví dụ: Bạn đi vào nhà thờ và không gian của nhà thờ làm cho não bạn biết rằng đây là nơi cổ kính và linh thiêng.
Ảnh bởi
Karl Fredrickson
trên
Unsplash
- Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng người ta có suy nghĩ khác đi và hành động khác đi trong những môi trường khác nhau như khi làm việc ở những nơi có trần nhà cao thì thường bạn sẽ có suy nghĩ tự do và trừu tượng hơn, còn khi làm ở những nơi có trần nhà thấp thì bạn có suy nghĩ tập trung hơn vào những chi tiết cụ thể. [1]
Ảnh bởi
Jeff Sheldon
trên
Unsplash
- Ngoài ra, như đã đề cập từ trước, ánh sáng cũng có hiệu ứng lan tỏa về sinh lý học và hành vi như ánh sáng ngoài trời sẽ thúc đẩy sự kích thích, còn ánh sáng trong phòng tối lại kích thích sự thiếu hoạt động của cơ thể. [1]
Ảnh bởi
Benn McGuinness
trên
Unsplash
- Đồng thời, cũng như ánh sáng, âm thanh cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chúng ta.
- Ta hãy xét một nơi có chất lượng âm thanh vô cùng tồi tệ như trong bệnh viện chẳng hạn.
Ví dụ: Mỗi khi âm thanh báo động vang lên có thể khiến các bệnh nhân trong bệnh viện đang nghỉ ngơi - đặc biệt là các bệnh nhân ốm yếu hay các bệnh nhân bị bệnh tim, đột nhiên trở nên lo lắng và hoảng sợ mà không cần bất cứ lời đe dọa hay tốn công nào. [1]
Ảnh bởi
Stephen Andrews
trên
Unsplash
- Tiếp đến, cũng không kém phần quan trọng, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò vô cùng cần thiết để có thể xây dựng một cơ thể và não bộ khỏe mạnh.
Ví dụ về một nghiên cứu giữa chế độ ăn và khả năng học tập của bạn:
"Một tuần trước khi kiểm tra, những gì bạn ăn là quan trọng. Tránh thực phẩm giàu chất béo, ít carb (Thịt\đường). Giữ một chế độ ăn uống cân bằng với trái cây và rau quả (Thực phẩm giàu carb, nhiều chất xơ, tiêu hóa chậm). Bột yến mạch là tuyệt vời." Nguyên văn: A week before the test, what you eat matters. Avoid high-fat, low-carb food (Meat\sugar). Keep a balanced diet with fruits and vegetables (High-carb, high-fiber, slow-digesting foods). Oatmeal is great. - Shellenbarger, 2011. [2] [3]
(2)
(2)
- Do vậy, bạn nên quan tâm và để ý đến môi trường xung quanh mình hơn.
Đôi khi việc chỉ cần thay đổi tuyến đường đi cũng có thể làm môi trường xung quanh bạn sáng bừng lên!
Dr. Terrence Sejnowski [1]

Câu hỏi củng cố nội dung phần Your Environment Affects Who You Are:

Câu 1: Những thay đổi nhỏ trong môi trường của bạn có thể dẫn đến điều gì không ?
A. Ngay cả những thay đổi nhỏ trong môi trường của bạn có thể dẫn đến những khác biệt lớn theo thời gian.
B. Những thay đổi nhỏ trong môi trường của bạn chẳng dẫn đến điều gì cả. Bạn là chính bản thân bạn mà thôi!
Câu 2: Những nhân tố nào có thể dẫn đến sự thay đổi của bạn ?
A. Như đã nói từ trước. Chỉ có bản thân tôi mới có thể thay đổi chính tôi mà thôi!
B. Một số thay đổi như không gian, thời gian, ánh sáng, âm thanh,... đều có thể tác dụng lên bộ não của bạn từ đó có thể dẫn đến sự thay đổi của chính bản thân bạn.

9. The Changing World:

Ảnh bởi
Andrew Neel
trên
Unsplash
- Trước đây, trong lịch sử loài người, loài ngựa chỉ là một loại thực phẩm như trâu, bò và một số loài động vật to lớn khác. Tuy nhiên, sau này, loài người phát hiện ra rằng loài ngựa không chỉ làm thực phẩm mà còn là một thứ có thể hỗ trợ cho sự vận chuyển, di chuyển nữa. Từ đó, nó đã mở ra một cuộc cách mạng mới. [1]
Ảnh bởi
Lucie Hošová
trên
Unsplash
- Và so với thế giới hiện đại ngày nay, có lẽ như chúng ta lại thường sử dụng các phương tiện giao thông hiện đại nhiều hơn. Song, nếu xét về vai trò của loài ngựa trong quá khứ thì ta có thể ví von nó cũng quan trọng giống như máy tính, điện thoại trong thế giới hiện đại ngày nay.
Ảnh bởi
Green Chameleon
trên
Unsplash
- Trong đó, ở đây, nếu bạn nào tinh ý thì có thể đã nhận ra rằng trong thế giới ngày xưa đó thì việc biết một vài kiến thức, kĩ năng cơ bản về loài ngựa là vô cùng quan trọng cũng như việc biết một vài kiến thức cơ bản về công nghệ và kĩ thuật trong thế giới ngày nay vậy.
Ảnh bởi
Ilya Pavlov
trên
Unsplash
- Vậy nên, bạn hãy mở rộng tầm hiểu biết của chính bản thân bạn sang các lĩnh khác! Hay nói cách khác:
Hãy mở rộng đam mê của bạn!
Ví dụ: Bạn là kĩ sư phần mềm , kĩ sư kĩ thuật thì bạn nên mở rộng kiến thức của mình sang lĩnh vực nghệ thuật như hội họa, âm nhạc và ngược lại cũng vậy.
Ảnh bởi
tabitha turner
trên
Unsplash

Câu hỏi củng cố nội dung phần The Changing World:

Câu 1: Việc biết một vài kiến thức, kĩ năng quan trọng trong thế giới hiện đại ngày nay có quan trọng không ?
A. Không quan trọng. Bởi vì nó khá vô nghĩa và nên tập trung vào chuyên ngành, chuyên môn của bản thân thì sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn.
B. Quan trọng. Việc biết một vài kiến thức, kĩ năng cơ bản nhưng cần thiết sẽ giúp ít rất nhiều như việc biết một vài kĩ năng, kiến thức về loài ngựa trong thế giới ngày xưa vậy.
Câu 2: Có nên mở rộng đam mê của bạn không ?
A. Có. Nên mở rộng đam mê của bạn!
B. Không. Nên tập trung chính yếu một mực vào đam mê của bạn mà thôi!

10. Natural Passions, Career Choice, And Gender:

Ảnh bởi
Ian Schneider
trên
Unsplash
- Bạn chắc hẳn đã nhiều lần nghe câu nói như hình ảnh trên rồi nhỉ ? Nào là "Hãy đi theo đam mê của bạn, thành công sẽ đuổi theo bạn!" hay là "Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ của bản thân mình!",...
- Và sẽ ra sao nếu như tôi bảo bạn rằng câu đó có thể chỉ thể hiện sự thấp kém và an nhàn đối với bạn ? Khi bản chất của câu nói ấy là: "Hãy đi theo những gì dễ dàng nhất đối với bạn".
Ảnh bởi
Taras Chernus
trên
Unsplash
- Đồng quan điểm với tôi, tác giả Tina Seelig cũng đã có một nhận định trong một quyển sách của bà:
"... Có bao nhiêu người đã nói với bạn rằng chìa khóa để thành công là theo đuổi niềm đam mê của mình? Tôi tin rằng rất nhiều. Thật dễ trao lời khuyên đó cho những ai đang vật lộn để tìm ra con đường đi cho cuộc sống của mình. Tuy nhiên, lời khuyên đó thực sự quá đơn giản và có khi gây ngộ nhận. Đừng hiểu sai ý tôi, vì tôi cũng rất xem trọng niềm đam mê và tin rằng việc biết được những gì thúc đẩy bạn trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Nhưng điều đó chắc chắn vẫn chưa đủ..." [1]
- Bây giờ chúng ta hãy xét ví dụ sau: giữa sự khác nhau giữa bé gái và bé trai chẳng hạn?
- Ở đây ta không xét về sự khác nhau về mặt sinh lý cơ thể mà là khả năng học tập.
- Đầu tiên, trước khi vào nội dung, bạn hãy thử trả lời câu hỏi vui sau: Có hai bố con cùng đi trên đường. Tuy nhiên, trên đường đi, không may thay, họ đã bị tai nạn giao thông. Và ngay lập tức hai người được đưa tới bệnh viện. Người con bị thương nặng và phải đến phòng phẫu thuật. Trong khi đó, vị bác sĩ phẫu thuật của bệnh viện lại không thể phẫu thuật cho đứa bé được và vị bác sĩ lý giải rằng: "Tôi không thể phẫu thuật cho đứa bé được vì nó là con trai tôi!". Vậy câu hỏi được đặt ra là vị bác sĩ phẩu thuật đó là ai?
Ảnh bởi
Helena Lopes
trên
Unsplash
- Câu trả lời thật ra rất đơn giản đó chính là mẹ của đứa bé. Song bất ngờ thay, câu hỏi đơn giản này lại có thể nói lên rất nhiều về định kiến và thế giới quan của một người. Đến đây, có thể bạn bất ngờ nhưng thực ra đã có rất nhiều người đã sập cái bẫy định kiến này. Tác giả Tina Seelig cũng đã hỏi các bác sĩ nữ, bạn của bà, câu hỏi này và ngay cả họ cũng không đón ra được vị bác sĩ trong câu chuyện đó lại chính là mẹ của đứa bé. Họ đã cố gắng tìm ra trong câu trả lời phức tạp này bằng cách tìm một bác sĩ nam. Và sau khi nghe được lời giải đáp thì họ cảm thấy rất ngượng ngùng vì chính họ cũng rơi vào cái bẫy cũ rích này. [1.1]
Ảnh bởi
Helena Lopes
trên
Unsplash
- Quay lại chủ đề chính, hẳn bạn có thể nghĩ rằng, về mặt bằng chung, thì bé trai sẽ giỏi hơn bé gái trong các lĩnh vực về toán học và kĩ thuật, còn bé gái thì sẽ giỏi hơn bé trai về khả năng giao tiếp, biểu đạt ngôn ngữ nhỉ ?
- Để lý giải cho điều này, một số người thường cho rằng do sự khác nhau giữa nồng độ Testosterone trong cơ thể của nam và nữ giới nên dẫn đến kiểu định kiến trên.
Ảnh bởi
Andrea De Santis
trên
Unsplash
- Tuy nhiên, trên thực tế thì nó lại không phải vậy. Về mặt bằng chung, những cậu bé trai sẽ không nhận được bất kì lợi thế nào để có thể giỏi hơn bé gái về toán học và kĩ thuật cả. Trong khi đó, những cô bé gái lại nhỉnh hơn các bé trai về kĩ năng biểu đạt ngôn ngữ, khả năng giao tiếp. Đúng là nồng độ testosterone của nam giới nhiều hơn nữ, song chính điều này lại dẫn đến việc khả năng biểu đạt của các bé trai lại không tốt bằng các bé gái và nó không hề ảnh hưởng gì đến khả năng toán học và khoa học của cả hai giới cả. [2]
Ảnh bởi
Senjuti Kundu
trên
Unsplash
- Song đáng buồn thay, chính điều tưởng chừng là lợi thế trời cho này của các bé gái thì nó lại trở thành nhược điểm của các bé khi nó làm cho các bé có xu hướng lựa các lĩnh vực xã hội hội hơn và điều này đã dẫn đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên như toán học và kĩ thuật đã thiếu hụt đi nhiều người nữ đến như vậy - vốn cũng rất cần đến các bé. Và điều này cũng đã giải thích lý do tại sao chúng ta thường thấy sự phân chia giới tính ở các lĩnh vực như hiện nay.
Ví dụ về sự thiếu hụt lao động nữ trong ngành công nghệ thông tin:
"... Những thách thức với nữ giới trong ngành CNTT: Là một ngành khoa học tự nhiên, yêu cầu cao về khả năng tư duy logic và toán học, do vậy nam giới luôn được cho là có lợi thế hơn phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ. Trong thực tế, có rất ít nữ giới theo đuổi lĩnh vực này. Theo một khảo sát tại các tập đoàn công nghệ lớn nhất thế giới năm 2021, lao động nữ chiếm khoảng 30%, tuy nhiên con số này chỉ dao động ở 23-25% đối với các công việc liên quan đến công nghệ. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này? Đầu tiên, do những định kiến xã hội về ưu thế của nam giới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, có rất ít bạn nữ lựa chọn ngành học này. Thống kê của Tổ chức Khoa học Hoa Kỳ (National Science Foundation) [3] năm 2016 cho thấy, 56% số người tốt nghiệp ĐH trên toàn nước Mỹ là nữ giới, tuy nhiên, con số này với nhóm ngành khoa học kỹ thuật là 23% và riêng khoa học máy tính chỉ là 19%..." [4]
" ... Theo báo cáo nhân sự của 11 công ty công nghệ lớn nhất thế giới như Intel, Microsoft, Samsung,... Năm 2014, tỷ lệ nữ giới làm việc tại những công ty này chỉ chiếm khoảng 30%. Theo các chuyên gia, việc mất cân bằng giới tính (khoảng 70% nam – 30% nữ) trong ngành Công nghệ Thông tin hoàn toàn xuất phát từ định kiến xã hội, suy nghĩ cá nhân chứ không phải do năng lực hạn chế của nữ giới. Thậm chí, nữ giới còn có nhiều thế mạnh nổi trội hơn nam giới trong công việc: xử lý vấn đề mềm mỏng, giao tiếp khéo léo, có khả năng giải quyết nhiều việc cùng lúc, tư duy tổng hợp và óc sáng tạo tốt. Nữ giới có kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên, khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Các bạn nữ nên tự tin hơn vào bản thân, phát huy thế mạnh để củng cố vị trí làm việc và tăng hiệu quả công việc..." [5]
- Do vậy, bạn có thể thấy rằng:
Đam mê sẽ phát triển theo những việc chúng ta giỏi nhưng có vài thứ cần thời lâu hơn để chúng ta có thể học giỏi nó. Và trên thực tế, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, nếu có thứ gì đó là khó nhằn đối với chúng ta, thì thật ra chúng ta có thể học tốt nó hơn là nếu đó chỉ là một thứ đơn giản và dễ dàng.
[2]
Ví dụ: Bạn biết chơi một nhạc cụ nào đó chứ ? Nếu nói thích thì có lẽ như thích ở đây là lúc mà họ đã thành thạo để chơi một bài nhạc nào đó mà họ thích. Song, trên thực tế, mình thiết nghĩ rằng không ai thích ngồi luyện tập hằng giờ cả. Nhưng đó là điều bắt buộc, muốn những ngón tay được điêu luyện, bạn phải tập đi tập lại những bài luyện ngón hằng trăm lần, muốn luyện được bài nhạc để mà có thể vừa đánh và vừa chill được thì có khi một đoạn nhạc nhỏ mà cũng phải tập đi tập lại hàng chục lần, muốn có thể dễ dàng chơi và luyện tập được các bài nhạc mà mình yêu thích, bạn cũng phải dành thời gian ra để học nhạc lý. Và ở giai đoạn này, nếu không vượt qua được thì bạn sẽ bỏ cuộc và viện lý do rằng không có đam mê để chơi. Trong khi đó, đối với những người đã vượt qua được giai đoạn đầy khó khăn này, thì khi họ đã trở nên chơi giỏi hơn thì họ sẽ ngày càng dành thời gian để chơi và luyện tập để trở nên giỏi hơn nữa.
Ảnh bởi
Dolo Iglesias
trên
Unsplash
Chú ý:
- Như ở trên mình đã nói, đây về cơ bản chỉ là mặt bằng chung mà thôi, và con người là những cá thể khác nhau nên nếu bạn xét lấy một vài cá nhân ra để đem xét với mặt bằng chung thì chả hợp lý xíu nào.
- Đồng thời, mình cũng mong các bạn biết rằng theo thời gian thì các bé trai cũng sẽ bắt kịp được về khả năng biểu đạt và giao tiếp của bé gái. Điều này có nghĩa là lợi thế của các bé gái không phải là mãi mãi và với lợi thế lúc ban đầu này, các bé sẽ rất có thể rơi vào cái bẫy đó.
- Do vậy, mình hy vọng các bạn sẽ không rơi vào cái "bẫy" như đã trình bày ở trên tức là: "Hãy đi theo những gì dễ nhất đối với bạn!". Bởi vì nó có thể làm thu hẹp đi rất nhiều niềm vui mà các bạn có thể có được nếu như đi theo định kiến này đấy!
- Ngoài ra, bên cạnh cái "bẫy" này, thì cũng có một loại định kiến khác cũng khá thú vị mà tác giả Tina Seelig cũng đã có chia sẻ:
"... Một vài năm trước đây, đồng nghiệp của tôi là một giáo sư cơ khí kể cho tôi nghe một câu chuyện đáng lưu tâm. Cô có một số bạn bè nữ ở đại học. Họ là kỹ sư trong các lĩnh vực khác nhau, thường đến chơi nhà cô, ăn tối và trò chuyện. Con trai nhỏ của cô thường ở quanh đó, quan sát và lắng nghe các cuộc trò chuyện của họ. Khi nó lớn lên và bộc lộ khả năng về toán và khoa học, có người đã nói với nó: "Chà, cháu nên học làm kỹ sư đi." Nó nhăn mặt và nói: "Không đời nào, nghề kỹ sư là dành cho con gái mà." Còn những bác sĩ nữ bạn của tôi cũng kể với tôi những câu chuyện tương tự. Các cậu con trai nhỏ của họ thường gọi các cuộc thảo luận về y học là "chuyện con gái."..." [6]
- Bạn cũng có thể đấy, cũng như định kiến của các bé gái đã đề cập ở trên, các cậu bé trai ở đây cũng đã có một định kiến từ thế giới quan và môi trường của mình, từ đó làm thu hẹp đi rất nhiều khả năng, niềm vui mà các bé có thể có nếu nhưng không có nó.
Ảnh bởi
Robert Collins
trên
Unsplash

Câu Hỏi Ôn Tập Phần: "Natural Passions, Career Choice, And Gender":

Câu 1: Các bé gái và bé trai giỏi những gì khi có nồng độ testosterone khác nhau ?
A. Các bé gái sẽ giỏi về khả năng biểu đạt ngôn ngữ, giao tiếp hơn bé trai, trong khi đó, bé trai lại giỏi hơn về các môn về toán và khoa học, kĩ thuật.
B. Bé gái sẽ giỏi hơn một chút về khả năng biểu đạt ngôn ngữ, giao tiếp hơn bé trai, còn khả năng toán học và khoa học, kĩ thuật thì cả hai giới có khả năng tương đương nhau.
Câu 2: Từ đây, ta rút ra kết luận gì ?
A. Đam mê sẽ phát triển theo những việc chúng ta giỏi, nhưng có vài thứ cần thời gian lâu hơn để chúng ta có thể học giỏi nó. Và thực tế cho thấy, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, nếu có thứ gì đó là khó nhằn đối với chúng ta thì thật ra chúng ta sẽ học chúng tốt hơn nếu đó là thứ đơn giản và dễ dàng.
B. Việc đi theo đam mê của bản thân là vô cùng quan trọng, thế nên cần phải tập trung tuyệt đối vào đam mê của bản thân mà không màng đến thứ khác!

Week 1 Wrap Up:

- Trong nội dung phần này, chúng ta sẽ ôn tập nhanh lại các kiến thức đã học trong tuần đầu tiên nhé!
- Và ở phần này, khóa học Coursera cũng đã tổng kết lại một cách khá là đầy đủ rồi và đúng ý chính rồi nên các bạn cùng xem nhé!
Nguyên Văn: Week 1 Wrap Up: Active learning: Try to atively do whatever you are trying to learn. Slow learners: By using pessistence and flexbility, slow learners can see things that geniuses miss. Match passions with opportunities: It's important to take a strantegic as well as a passion influnced approach to your learning. Work to broaden, not just follow, your passions. The value of your past: Seemingly unconnected knowledge from your past can bring unexpected as sets to your work in the present. Remember - it's typical to feel incompetent when you first try to change. Mastery learning: Whether you can learn it quickly or slowly, you can still learn it! The role of the environment around you: Who you hang out with, and the environment you live and work in, can make a difference in your behavior. Occasional small discruptions, as with the clinking in a coffee shop, can sometimes enhance bigger picture learning. ( Also complex systems shouldn't just be memorized !) [1] Tạm Dịch: Tuần 1 Ôn Tập: Học chủ động: Cố gắng chủ động làm bất cứ điều gì bạn đang cố gắng học. Người học chậm: Bằng cách sử dụng tính kiên trì và linh hoạt, những người học chậm có thể nhìn thấy những điều mà thiên tài bỏ lỡ. Kết hợp đam mê với cơ hội: Điều quan trọng là phải có một cách tiếp cận đột phá cũng như một cách tiếp cận đam mê để học tập. Làm việc để mở rộng, không chỉ theo đuổi, niềm đam mê của bạn. Giá trị của quá khứ: Có vẻ như kiến thức không được kết nối từ quá khứ của bạn có thể mang lại những tác động không ngờ tới công việc của bạn ở hiện tại. Hãy nhớ rằng - bạn thường cảm thấy mình kém cỏi khi lần đầu tiên cố gắng thay đổi. Làm chủ được việc học: Dù bạn có thể học nhanh hay chậm, bạn vẫn có thể học được! Vai trò của môi trường xung quanh bạn: Người bạn đi chơi cùng, môi trường bạn sống và làm việc có thể tạo ra sự khác biệt trong hành vi của bạn. Đôi khi, những gián đoạn nhỏ, chẳng hạn như tiếng lách cách trong quán cà phê, có thể nâng cao bức tranh học tập lớn hơn. ( Cũng không nên ghi nhớ các hệ thống phức tạp !)

Câu Hỏi Ôn Tập Nội Dung Week 1:

Câu 1: Muốn thật sự làm chủ được kiến thức mà mình muốn học thì cách học tốt nhất là gì ?
A. Học chủ động.
B. Học bị động.
C. Học như "trâu cày".
D. Học theo phong cách tốt nhất đối với bản thân.
Câu 2: Có nên thường xuyên thay đổi chỗ ngồi học và làm việc hay không ?
A. Có. Nên thường xuyên thay đổi chỗ ngồi học và làm việc nếu có thể.
B. Không. Không nên thường xuyên thay đổi chỗ ngồi và học tập.
Câu 3: Một trong những cách hay để có thể học tập kiến thức mới trong thế giới hiện đại ngày nay là :
Ảnh bởi
Nick Morrison
trên
Unsplash
A. Học trực tiếp.
B. Đọc sách, báo,...
C. Học trực tuyến.
D. Học từ những người xung quanh.
Câu 4: Một điểm đáng ngạc nhiên đối với người có trí nhớ tốt là gì ?
A. Họ thường rất lười biếng, đợi nước tới chân mới nhảy.
B. Họ thường có điểm cao hơn người khác do trí nhớ tốt của họ.
C. Họ thường giải quyết công việc một cách dài dòng hơn người khác.
D. Việc họ ghi nhớ tốt hơn người khác không đồng nghĩa với việc họ có thể hiểu kiến thức tốt hơn người khác.
Câu 5: Có nên nghe nhạc khi học và làm việc hay không ?
A. Có. Nên nghe nhạc khi học và làm việc.
B. Không. Không nên nghe nhạc khi học và làm việc.
C. Tùy bản thân mỗi người. Dù bạn muốn nghe nhạc khi học hay làm việc hay không điều được cả.
Câu 6: Người có bộ não đi bộ là người gì ?
Ảnh bởi
Simon English
trên
Unsplash
A. Là người khi học và làm việc thường sẽ không nhanh bằng người khác. Họ có thể phải dành nhiều thời gian hơn để học và làm việc so với những người khác.
B. Là người học và làm việc rất nhanh nhẹn. Khi học và làm việc, họ hiểu bài một cách rất nhanh chóng và làm việc, giải quyết vấn đề rất gọn lẹ, dễ dàng.
Câu 7: Có 2 chế độ gì giúp bạn có thể hiểu bài và giải quyết vấn đề ?
A. Chế độ nghỉ ngơi và chế độ đi ngủ.
B. Chế độ tập trung và chế độ phân tán.
C. Chế độ làm biếng và chế độ làm việc.
D. Chế độ đi bộ và chế độ đua xe.
Câu 8: Ai có thể làm chủ được việc học ?
A. Chỉ có những người có năng khiếu bẩm sinh mới có thể làm chủ được việc học.
B. Ai cũng có thể làm chủ được việc học. Nhưng đối với một số thứ thì chỉ có một số người làm được, còn những người khác lại làm không được.
C. Tất cả mọi người, bất kể tuổi tác, địa vị, trí thông minh, giới tính, ai cũng có thể làm chủ được việc học.
D. Đối với mỗi người thì sẽ có thể làm chủ được việc học khác nhau. Vì chúng ta là những cá thể khác nhau nên đương nhiên việc làm chủ việc học của chúng ta cũng sẽ khác nhau.
Câu 9: Có nên tìm hiểu kiến thức ngoài chuyên ngành, đam mê của bản thân hay không ?
Ảnh bởi
Jazmin Quaynor
trên
Unsplash
A. Có. Tuy nhiên, chỉ nên tập trung tìm hiểu kiến thức xung quanh nó giúp bổ trợ cho chuyên ngành và đam mêủa bản thân mà thôi.
B. Không. Không nên tìm hiểu kiến thức nằm ngoài chuyên ngành, đam mê của bản thân. Thay vào đó, hãy tập trung vào chuyên ngành và đam mê của bạn thân để rèn dũa nó lên đẳng cấp tinh hoa thế giới !
C. Tùy bản thân mỗi người thôi.
D. Có. Nên tìm hiểu kiến thức ngoài chuyên ngành, đam mê của bản thân. Thậm chí cả kiến thức chả liên quan gì đến chuyên ngành và đam mê của bản thân luôn.
Câu 10: Việc thay đổi nhỏ môi trường xung quanh bạn theo thời gian có công dụng gì hay không ?
Ảnh bởi
Elias Morr
trên
Unsplash
A. Có. Ngay cả những thay đổi nhỏ trong môi trường theo thời gian cũng có thể tạo ra khác biệt vô cùng to lớn đối với bản thân bạn.
B. Có. Nhưng chỉ có vài thay đổi nhỏ trong môi trường mới có thể tạo ra khác biệt vô cùng to lớn theo thời gian mà thôi.
C. Không. Những thay đổi nhỏ trong môi trường không hề có công dụng gì cả, bản thân bạn là chính bạn mà thôi. Do vậy, bạn chỉ có thể thay đổi chính bạn, môi trường chả đóng vai trò gì hết.
Câu 11: Sự khác biệt giữa nồng độ testosterone của bé trai và bé gái về mặt bằng chung có tạo ra sự khác biệt gì không ?
A. Sự khác nhau giữa nồng độ testosterone của cả hai giới đã khiến bé trai có xu hướng giỏi hơn về môn khoa học tự nhiên và bé gái thì sẽ giỏi hơn về môn xã hội, khả năng biểu đạt ngôn ngữ.
B. Sự khác nhau giữa nồng độ testosterone giữa bé trai và bé gái đã khiến bé gái có lợi thế hơn một chút về khả năng biểu đạt ngôn ngữ và giao tiếp so với bé trai, trong khi đó thì khả năng toán học và khoa học của cả hai giới lại hoàn toàn như nhau.
C. Sự khác nhau giữa nồng độ testosterone trong cơ thể giữa bé trai và bé gái không ảnh hưởng gì đến khả năng học tập và lợi thế đối với cả hai giới cả.
D. Sự khác nhau giữa nồng độ testosterone trong cơ thể giữa bé trai và bé gái giúp bé trai giỏi hơn về khả năng xã hội và biểu đạt ngôn ngữ, trong khi đó, bé gái lại giỏi hơn về khả năng toán học và khoa học.
Câu 12: Có nên đi theo đam mê của bản thân hay không ?
A. Có. Nên đi theo đam mê, tiếng gọi trái tim của bản thân dù bất kể giá nào đi nữa.
B. Không. Không nên đi theo đam mê của bản thân.
C. Tùy. Dựa vào tình hình thực tế từ đó đưa ra quyết định, và có thể mở rộng đam mê nếu cần thiết.
Câu 13: Những người học tập và làm việc ở nơi có trần nhà cao thì thường có xu hướng gì ?
Ảnh bởi
Toa Heftiba
trên
Unsplash
A. Họ thường có xu hướng tập trung vào những chi tiết hơn so với khi họ học tập và làm việc ở nơi có trần nhà cao.
B. Họ vẫn là chính họ mà thôi.
C. Họ sẽ bị choáng ngợp bởi cái sự cao của cái trần nhà.
D. Họ thường có xu hướng rộng mở hơn và tư duy thông thoáng hơn khi học tập và làm việc.
Câu 14: Người có bộ não xe đua là gì ?
A. Là người hiểu bài, làm việc và giải quyết vấn đề không nhanh, thường cần nhiều thời gian hơn người khác để có thể hiểu được một vấn đề, nội dung cần tìm hiểu hay cần nhiều thời gian hơn để giải quyết một công việc.
B. Là một người cực kỳ lanh lợi, có thể học tập và hiểu bài một cách vô cùng nhanh chóng, tìm ra các cách giải quyết vấn đề làm việc một cách gọn lẹ, đơn giản.
Câu 15: Chuyển đổi hệ thuyết là gì ?
A. Là sự chuyển đổi tư duy giúp người chuyển đổi có tư duy đầy sáng tạo và cái nhìn đầy mới mẻ về lĩnh vực mà họ đang làm.
B. Lấy ý tưởng từ việc xây dựng những nền tảng kiến thức mới của chúng ta dựa trên những kiến thức mà ta sẵn có.
Câu 16: Khi vấn đề trở nên khó khăn và bạn đã rất cố gắng và tập trung để có thể hiểu, giải quyết nó nhưng vẫn chưa thành công thì lúc này bạn sẽ:
A. Tiếp tục cố gắng giải quyết vấn đề cho đến khi kỳ được mới thôi.
B. Bạn sẽ dừng lại nghỉ ngơi và sau đó mới tiếp tục với nó.
Câu 17: Khi học trực tuyến thì bạn cần chú ý điều gì ?
Ảnh bởi
Kelly Sikkema
trên
Unsplash
A. Cố gắng lấy thật nhiều chứng chỉ càng tốt.
B. Đăng ký càng nhiều khóa học trực tuyến cùng một lúc rồi học.
C. Việc học xong một khóa học trực tuyến sẽ giúp cho bạn cảm nhận được cảm giác trọn vẹn, song, về cơ bản thì mục đích chính của việc học trực tuyến đó là thu thập thêm kiến thức. Do đó, việc thật bại hay chỉ xem những phần bạn thích cũng OK!
Câu 18: Khoa học bình thường là gì ?
Ảnh bởi
Ibrahim Boran
trên
Unsplash
A. Lấy ý tưởng từ việc xây dựng những nền tảng kiến thức mới của chúng ta dựa trên những kiến thức mà ta sẵn có.
B. Là sự chuyển đổi tư duy giúp người chuyển đổi có tư duy đầy sáng tạo và cái nhìn đầy mới mẻ về lĩnh vực mà họ đang làm.
Câu 19: Người làm việc và học tập ở nơi có trần nhà thấp thì thường có xu hướng gì ?
A. Họ thường có xu hướng tập trung vào những chi tiết hơn so với khi họ học tập và làm việc ở nơi có trần nhà thấp.
B. Họ thường có xu hướng rộng mở hơn và tư duy thông thoáng hơn khi học tập và làm việc ở nơi có trần nhà thấp.
C. Họ sẽ cảm thấp ngợp thở bởi cái sự thấp của cái trần nhà.
D. Họ vẫn là chính họ mà thôi, miễn là họ thấy thoải mái.
Câu 20: Bạn đang ngồi học và làm việc đã được 2 tiếng đồng hồ, lúc này bạn cảm thấy mình có vẻ đã hiểu rõ hơn, làm việc nhanh hơn và bạn sẽ:
Ảnh bởi
Rachel Coyne
trên
Unsplash
A. Tiếp tục ngồi học và làm việc.
B. Dừng lại và nghỉ giải lao.
Câu 21: Chế độ tập trung là gì ?
A. Là chế độ mà não bộ tập trung làm việc, học tập.
B. Là chế độ mà bộ não không tập trung suy nghĩ về điều gì cả.
Câu 22: Những lợi thế của người có bộ não đi bộ là gì ?
Ảnh bởi
Holly Mandarich
trên
Unsplash
A. Họ có thể dễ dàng nhìn nhận cái sai của bản thân họ.
B. Họ có thể học tập, làm việc một cách chuyên sâu và hiểu rõ chúng hơn vì họ phải dành nhiều thời gian để vật lộn với nó hơn là những người khác.
C. Họ có thể dễ dàng thay đổi tuyến đường đi và tận hưởng trọn vẹn cảm giác học tập và làm việc.
D. Cả A, B và C.
Câu 23: Lời khuyên: "Hãy đi theo đam mê của bạn!" có thể là gì ?
A. Là một lời khuyên tốt mà mọi người ủng hộ bản thân mình.
B. Nó có thể là một lời khuyên tồi vì có thể ý nghĩa của nó là: Hãy đi theo những gì dễ dàng nhất đối với bạn!"
C. Là một lời khuyên nhạt nhẽo và đầy mùi self - helf.
D. Là một câu nói bình thường.
Câu 24: Những người nào thường sẽ có tư duy chuyển đổi hệ thuyết ?
A. Các nhà khoa học, nghệ nhân, chuyên gia trong lĩnh vực mà họ đang làm.
B. Những người trẻ tuổi, người chuyển đổi ngành nghề hay những người thường xuyên tìm hiểu kiến thức mới - đặc biệt là kiến thức trái ngành.
C. Mọi người ai cũng có tư duy chuyển đổi hệ thuyết cả.
D. Những người có óc sáng tạo vượt trội từ thiên bẩm như các vĩ nhân.
Câu 25: Chế độ khuếch tán là gì ?
A. Là chế độ mà bạn không tập trung suy nghĩ về vấn đề cụ thể gì cả.
B. Là chế độ mà bạn tập trung suy nghĩ để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Câu 26: Ánh sáng ngoài trời sẽ thúc đẩy điều gì ?
Ảnh bởi
Ilja Tulit
trên
Unsplash
A. Thúc đẩy sự kích thích và hoạt động của cơ thể.
B. Thúc đẩy cơ thể nhận Vitamin C từ mặt trời.
C. Thúc đẩy sự đen da và khó chịu.
D. Thúc đẩy sự thiếu hoạt động của cơ thể.
Câu 27: Một vài mẹo hữu ích khi học trực tuyến là gì ?
A. Có thể bỏ qua những kiến thức nặng và học những kiến thức mà mình yêu thích hoặc cảm thấy hứng thú.
B. Xem lại bài giảng hoặc học lại khóa học trực tuyến lần nữa để củng cố kiến thức.
C. Take notes ( ghi chú ) lại những kiến thức chính, phần quan trọng trong khóa học trực tuyến.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 28: Ta có thể học được điều gì từ việc chuyển đổi hệ thuyết ?
A. Ta có thể thấy được rằng việc chuyển đổi nghề nghiệp hay khi học thứ gì đó mới sẽ là không khó khăn và bất lực trong khoảng thời gian đầu và ai cũng như vậy cả. Tuy nhiên, cái cảm giác không khó khăn và bất lực đó sẽ biến mất và sức mạnh sáng tạo mà bạn nhận lại được từ việc dám thay đổi, dám học một thứ gì đó mới sẽ là vô giá và nó có thể làm nên sự chuyển đổi hệ thuyết của chính bạn.
B. Ta có thể thấy được rằng việc chuyển đổi nghề nghiệp hay khi học thứ gì đó mới sẽ là vô cùng khó khăn và bất lực trong khoảng thời gian đầu và ai cũng như vậy cả. Tuy nhiên, cái cảm giác khó khăn và bất lực đó sẽ biến mất và sức mạnh sáng tạo mà bạn nhận lại được từ việc dám thay đổi, dám học một thứ gì đó mới sẽ là vô giá và nó có thể làm nên sự chuyển đổi hệ thuyết của chính bạn.
C. Không nên thay đổi nghề nghiệp, thay vào đó nên tập trung vào một thứ như ông bà ta thường dạy: "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề".
Câu 29: Một điểm đáng chú ý khi sử dụng chế độ tập trung và chế độ khuếch tán là gì ?
A. Chế độ tập trung và chế độ khuếch tán không thể được sử dụng cùng lúc mà chỉ được sử dụng một trong hai cái.
B. Hai chế độ này hoạt động trái ngược nhau nhưng lại hỗ trợ nhau rất đắc lực.
C. Hai chế độ này cực kỳ quan trọng để giúp chúng ta có thể hiểu nội dung bài học và giải quyết vấn đề.
Câu 30: Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ chỉ có tác dụng gì ?
A. Hiểu nội dung chi tiết.
B. Hiểu ý chính, tổng quát kiến thức nội dung ta học.

Optional Video: How to Integrate a Flashcard Retrieval Practice System into This Course:

- Mỗi khi chúng ta học một thứ gì đó mới thì thông thường chúng ta thường sẽ hoặc là đọc lại chúng hoặc là sẽ highlight hoặc gạch chân chúng,...
- Tuy nhiên, những cách đó mặc dù rất dễ để thực hiện song nó lại không có hiệu quả lâu dài cho việc học tập của bạn, do nó chủ yếu bắt não bộ bạn ghi nhớ một cách bị động.
- Thay vào đó, sử dụng phương pháp Retrieval Practice ( Thực Thành Truy Xuất ) thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều - vì nó bắt não bộ bạn ghi nhớ một cách chủ động và như chúng ta đã bàn luận từ trước thì một trong những cách học tốt nhất đó chính là học chủ động.
- Hiện tại đã có hơn hàng trăm nghiên cứu chỉ ra lợi ích của phương pháp Retrieval Practice này. [1]
- Trước tiên, để hiểu tại sao phương pháp này lại hiệu quả chúng ta cần phải biết một số điều sau:
+ Đầu tiên là chúng ta học tập như thế nào ?
Đáp: Khi chúng ta một bất kì thứ gì đó mới thì lúc này chúng ta đã tạo ra những đường liên kết giữa các nơ ron thần kinh của chúng ta trong trí nhớ dài hạn ( long-term memory). Và mỗi khi bạn lấy chúng ra sử dụng thì lúc này bạn đang củng cố những đường liên kết đó, từ đó khiến việc ghi nhớ của bạn trở nên mạnh mẽ và sự hiểu rõ nội dung mà bạn đang học trở nên tốt hơn. [1]
Mặt khác, khi không sử dụng chúng thì bạn sẽ lãng quên. Điều này có nghĩa là trái với máy tính khi chúng lưu giữ thông tin thì chúng sẽ lưu giữ nguyên vẹn theo thời gian còn bộ nhớ của chúng ta sẽ bị mai một và lãng quên dần đi những gì mà chúng ta đã học và thực thành.
+ Như vậy thì tại sao chúng ta không giống như máy tính là có thể giữ nguyên vẹn kiến thức đã học theo thời gian mà lại bị mai một, lãng quên đi ?
Đáp: Để lý giải cho điều này thì ta có thể sử dụng Đường Cong Lãng Quên (Forgetting Curve) của nhà tâm lý học người Anh, Hermann Ebbinghaus khám phá ra vào cuối thế kỉ 19. [2]
Sau quá trình nghiên cứu và khám phá, ông đã nhận thấy rằng đường cong lãng quên có bản chất là cấp số nhân. Khả năng ghi nhớ là 100% tại thời điểm học bất kỳ thông tin cụ thể nào. Tuy nhiên, nó giảm nhanh chóng xuống 40% trong những ngày đầu tiên. Sau đó, tốc độ duy trì trí nhớ lại chậm lại. [3] và từ đó ông đã vẽ ra biểu đồ sau:
Trên thực tế thì khả năng ghi nhớ không giảm xuống liền sau khi học xong, trái lại thì nó sẽ tăng lên rồi sau đó mới giảm xuống [4]
Đồng thời, ông cũng đã phát hiện ra một điều mà mình sẽ tạm gọi là bão hòa kiến thức. Ý tưởng cơ bản của việc này đó chính là khi bạn thực thành quá mức một cái gì đó nhiều hơn những gì thường được yêu cầu để ghi nhớ nó, tác động của việc học quá mức sẽ xảy ra. Điều này có nghĩa là thông tin hiện được lưu trữ mạnh mẽ hơn nhiều và do đó ảnh hưởng của đường cong lãng quên đối với thông tin được ghi chép quá mức sẽ nông hơn. [3]
Ví dụ: Khi bạn đã đọc một đoạn kiến thức mà bạn cần ghi nhớ đến mức đạt yêu cầu của trí nhớ thì việc cho dù bạn có đọc đi đọc lại đoạn kiến thức đó bao nhiều lần nữa thì cũng vô ích.
Do đó, chúng ta cần liên tục củng cố trí nhớ và thực thành lại những gì mà bản thân đã học một cách thường xuyên và trong nhiều ngày khác nhau.
+ Tại sao chúng ta lại mau quên đến như vậy và sao chúng ta không có khả năng ghi nhớ giống như những chiếc máy tính đi ?
Đáp: Trên thực tế, đây là cơ chế tuyệt diệu của não bộ. Nó giúp chúng ta không phải ghi nhớ thông tin không cần thiết, đặc biệt là trong thời đại tràn ngập thông tin như hiện nay. Điều này có nghĩa là việc bạn muốn ghi nhớ thông tin gì đó một cách cần thiết thì bạn phải cho não bộ biết rằng bạn muốn ghi nhớ những thông tin, kiến thức, kĩ năng này bằng cách ôn tập thường xuyên. Còn không, não bộ của bạn sẽ cho rằng đây sẽ là những thứ không cần thiết và từ đó sẽ loại bỏ chúng đi.
Đồng thời, việc quên đi cũng giúp chúng ta có khả năng sáng tạo tuyệt vời mà bạn và mình sẽ cùng nhau bàn luận trong một bài học của nội dung Week 2: The Value Of Poor Memory.
+ Vậy làm sau để tôi có thể củng cố những gì đã học một cách hiệu quả nhất ?
Đáp: Để việc củng cố và thực thành được hiệu quả nhất thì những việc chúng ta cần làm đơn giản chỉ cần là lựa chọn thời điểm tốt nhất để ghi nhớ là được.
Thông thường, những thời điểm được coi là thời điểm vàng để ôn tập và thực thành lại là:
Lần thứ 1: 10 phút đến 1 tiếng sau khi học.
Lần thứ 2: 24 tiếng sau khi ôn tập lần thứ nhất.
Lần thứ 3: 1 tuần sau khi ôn tập lần thứ hai.
Lần thứ 4: 1 tháng sau khi ôn tập lần thứ ba.
Lần thứ 5: 6 tháng sau khi ôn tập lần thứ tư.
Lần thứ 6: 1 năm sau khi ôn tập lần thứ năm.
...
Bạn có thể nhận thấy được rằng sau mỗi lần ôn tập thì thời gian ôn và thực thành cũng giảm dần đi trong khi đó thì khả năng ghi nhớ kiến thức đó thì lại bắt đầu tăng lên và khả năng quên đi kiến thức thì giảm dần đi.
Kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (Spaced repetition) có thể là một lựa chọn tốt dành cho bạn để có thể ôn tập được hiệu quả nhất.
+ Như vậy thì làm sao tôi có thể sử dụng được kỹ thuật lặp lại ngắt quãng (Spaced repetition) ?
Đáp: Một trong những cách hay bạn có thể sử dụng kĩ thuật để bạn có thể sử dụng kĩ thuật lặp lại ngắt quãng đó chính là sử dụng flash card kết hợp với thời điểm ôn tập tốt nhất như mình đã giới thiệu ở trên. Và cũng có một cách đơn giản hơn là bạn có thể sử dụng trang web Idorecall.com:
Trang web này được tác giả Barbara Oakley giới thiệu và mình cũng dùng thử một thời gian và thấy hiệu quả thật.
Giới thiệu về Idorecall:
- Để sử dụng I Do Recall thì bạn có thể xem một trong hai video sau:
(Video này là tác giả Barbara Oakley giới thiệu khá ngắn gọn, súc tích)
Hoặc là video này:
(Video này thì hướng dẫn chi tiết luôn, nhưng có điều hơi mất thời gian xem một chút)
- Về giao diện thì mình thấy nó thiết kế khá đẹp và công phu:
<i>Ảnh chụp màn hình từ giao diện của tài khoản mình</i>
Ảnh chụp màn hình từ giao diện của tài khoản mình
- Bên cạnh đó, trong phần ôn tập thì nó còn hỗ trợ cả các kí hiệu toán học, hóa học, IT và có thể chèn cả hình ảnh,...
- Đồng thời, nó còn miễn phí 200 thẻ ôn tập đầu tiên. Cá nhân mình thấy thì đây là số lượng không nhiều nhưng cũng không ít, đủ để sử dụng trong một thời gian.
- Thế nên, nếu bạn thấy thích thì hãy sử dụng xem sao nhé!

Optional Bonus Video: Nelson Dellis Memory Tips #1:

- Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài thủ thuật ghi nhớ rất hay mà anh Nelson Dellis đã chia sẽ nhé!
Giới thiệu sơ lược về Nelson Dellis:
- Thì trước tiên, để tránh phải lôi thôi về sau thì mình xin được giới thiệu sơ lược về ông Nelson Dellis:
Ông tên đầy đủ là Nelson Charles Dellis, là vận động viên trí nhớ người Mỹ, Đại kiện tướng về trí nhớ, vận động viên leo núi, tác giả xuất bản, diễn giả trước công chúng và nhà tư vấn. Ông là nhà vô địch trí nhớ Hoa Kỳ năm lần, giữ kỷ lục giành được nhiều danh hiệu vô địch trí nhớ quốc gia nhất.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về ông tại đây:
Tips ghi nhớ đầu tiên:
- Trong mẹo ghi nhớ đầu tiên này chúng ta hãy cùng nhau ghi nhớ 10 thứ khác nhau nhé!
- Đầu tiên, trước khi ghi nhớ ta cần phải thiết lập trật tự ghi nhớ và nó khá tương tự như cung điện kí ức có điều đơn giản hơn bằng 10 bộ phận trên cơ thể theo thứ tự từ trên xuống dưới nhé!
Các bạn hãy dành vài phút để ghi nhớ trật tự và thứ tựu của chúng nha
Các bạn hãy dành vài phút để ghi nhớ trật tự và thứ tựu của chúng nha
- Sau khi các bạn ghi nhớ được thứ tự của 10 bộ phận này rồi thì tiếp theo các bạn hãy gắn ứng với mỗi bộ phận với mỗi hình ảnh sau:
1. Đỉnh đầu với hình ảnh đôi đũa (chopsticks)
Ảnh bởi
Önder Örtel
trên
Unsplash
2. Tiếp theo với hình ảnh lỗ tai, mình muốn bạn gắn nó với món cà ri Ấn Độ (Delicious Indian curry dish).
Ảnh bởi
Dragne Marius
trên
Unsplash
3. Sau khi gắn xong hình ảnh món cà ri với cái lỗ tai. Bây giờ, bạn hãy gắn hình ảnh đôi mắt với hình ảnh chiếc bánh hamburger.
Ảnh bởi
Blake Guidry
trên
Unsplash
4. Ở hình ảnh này, bạn hãy gắn hình ảnh bột (dough) với mũi. Nhưng điểm đặc biệt ở hình ảnh này là sao cho bột nó phải ở trong (in dough).
5. Tiếp đến, ở hình ảnh lần này thứ ta cần gắn với hình ảnh với cái miệng đó chính là cái áo lót (Bra).
Ảnh bởi
ONNE Beauty
trên
Unsplash
6. Lần này hình ảnh ta cần gắn là hình ảnh cái càm của chúng ta với gói thẻ (Pack of card)
Ảnh bởi
Rich Smith
trên
Unsplash
7. Như vậy là bạn đã gắn tất cả hình ảnh cần gắn với các bộ phận cơ thể trên khuôn mặt đã xong. Bây giờ, ta hãy xuống phần nách của bạn. Để cho khó khăn hơn việc ghi nhớ hình ảnh thì bạn hãy gắn hình ảnh nách của bạn với ngũ cốc Cheerios - là một loại ngũ cốc ăn sáng truyền thống được làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Sản phẩm này không chỉ ít chất béo và calo mà còn có giá cả phải chăng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu.
Để ghi nhớ hình ảnh này bạn có thể kết hợp một số thủ thuật và âm thanh tương tự để liên kết. Chẳng hạn như bạn có thể tưởng tượng một loạt hạt ngũ cốc rơi ra từ nách của bạn và chúng có mùi rất hôi vì nó chui ra từ nách của bạn, bên cạnh đó bạn nhìn thấy muốn pho mai chảy ra. Ở đây, hình ảnh phô mai với âm tiếng anh là cheese giúp bạn liên kết với từ Cheerios - tên của loại ngũ cốc cần ghi nhớ.
Để ghi nhớ hình ảnh này bạn có thể kết hợp một số thủ thuật và âm thanh tương tự để liên kết. Chẳng hạn như bạn có thể tưởng tượng một loạt hạt ngũ cốc rơi ra từ nách của bạn và chúng có mùi rất hôi vì nó chui ra từ nách của bạn, bên cạnh đó bạn nhìn thấy muốn pho mai chảy ra. Ở đây, hình ảnh phô mai với âm tiếng anh là cheese giúp bạn liên kết với từ Cheerios - tên của loại ngũ cốc cần ghi nhớ. |
Ảnh bởi
Debby Hudson
trên
Unsplash
8. Lúc này, hẳn khả năng tưởng tượng của bạn cũng bắt đầu vip pro rồi nhỉ ? Bây giờ mình sẽ tăng độ khó lên bằng âm thanh "Bang" - một thứ trừu tượng gắn với hình ảnh bụng của bạn.
Với những thứ trừu tượng, bạn có thể sử dụng một hình ảnh cụ thể để từ đó suy ra hình ảnh trừu tượng. Như với âm thanh "bang" này. Bạn có thể tưởng tượng hình ảnh khẩu súng bắn ra tiếng "bang" để có thể liên kết với cái bụng của bạn. Ví dụ như bạn tưởng tượng ra rằng tự nhiên bản thân mình cảm thấy khó chịu và đột nhiên có tiếng "Bang" lớn và viên đạn bay ra từ bụng của bạn.
Với những thứ trừu tượng, bạn có thể sử dụng một hình ảnh cụ thể để từ đó suy ra hình ảnh trừu tượng. Như với âm thanh "bang" này. Bạn có thể tưởng tượng hình ảnh khẩu súng bắn ra tiếng "bang" để có thể liên kết với cái bụng của bạn. Ví dụ như bạn tưởng tượng ra rằng tự nhiên bản thân mình cảm thấy khó chịu và đột nhiên có tiếng "Bang" lớn và viên đạn bay ra từ bụng của bạn. |
Ảnh bởi
Jay Rembert
trên
Unsplash
9. Bây giờ, ta đã đến khủy chân, để cho thú vị, hãy liên kết cái khủy chân của bạn với Vodka - một loại đồ uống có cồn rất phổ biến ở Nga.
Bạn hãy tự suy nghĩ sáng tạo và tìm cách liên kết thử xem nhé!
Bạn hãy tự suy nghĩ sáng tạo và tìm cách liên kết thử xem nhé! |
Ảnh bởi
John Fornander
trên
Unsplash
10. Cuối cùng, hình ảnh bàn chân của bạn hãy liên kết với cái chảo (pan)
Mình nghĩ rằng nếu như bạn chịu khó suy nghĩ và tưởng tượng theo yêu cầu của mình nãy giờ thì phần liên kết cái chảo và bàn chân của bạn nói chung cũng đơn giản thôi. Như bạn có thể tưởng tượng là đôi bàn chân của bạn đột nhiên biến thành cái chảo và đang nấu một thứ gì đó rất ngon.
Mình nghĩ rằng nếu như bạn chịu khó suy nghĩ và tưởng tượng theo yêu cầu của mình nãy giờ thì phần liên kết cái chảo và bàn chân của bạn nói chung cũng đơn giản thôi. Như bạn có thể tưởng tượng là đôi bàn chân của bạn đột nhiên biến thành cái chảo và đang nấu một thứ gì đó rất ngon. |
Ảnh bởi
Nathan Dumlao
trên
Unsplash
- Như vậy là chúng ta đã ghi nhớ 10 thứ cần yêu cầu với hình ảnh liên kết rồi và bạn hãy tưởng tượng lại một lượt nữa để ôn lại và chúng ta sẽ đến với thứ thú vị tiếp theo.
Một chút hình ảnh tươi sáng trước khi đến với điều thú vị - Nguồn ảnh: Google (Sorry các bạn mình mất nguồn rồi)
Một chút hình ảnh tươi sáng trước khi đến với điều thú vị - Nguồn ảnh: Google (Sorry các bạn mình mất nguồn rồi)
- Ok. Đến giờ phút này hẳn bạn đã ghi nhớ hết những thứ mà mình yêu cầu các bạn ghi nhớ rồi. Bây giờ, hãy xem những thứ này sẽ giúp bạn ghi nhớ tên của 10 quốc gia phổ biến nhất thế giới!
Cái gì ? 10 thứ vô dụng này lại giúp tôi nhớ tên của 10 quốc gia phổ biến nhất thế giới  ư? - <a href="https://meta.vn/hotro/clgt-la-gi-13096">Nguồn ảnh: meta.vn</a>
Cái gì ? 10 thứ vô dụng này lại giúp tôi nhớ tên của 10 quốc gia phổ biến nhất thế giới ư? - Nguồn ảnh: meta.vn
- Chúng ta bắt đầu nào!
1. Hình ảnh đôi đũa làm bạn liên tưởng đến điều gì ? Oh, bạn tưởng tượng đến Trung Quốc.
Ở đây, có thể nhiều bạn thắc mắc tại sao lại liên tưởng đến đôi đũa thì thật ra đôi đũa có nguồn gốc từ Trung Quốc. Và khi các dân tộc Trung Quốc di cư đến, việc sử dụng đũa làm dụng cụ ăn uống cho một số món ăn dân tộc nhất định đã trở nên phổ biến ở các nước Nam và Đông Nam Á như Campuchia, Ấn Độ, Lào, Nepal, Myanmar, Singapore và Thái Lan. Bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây:
2. Hình ảnh món cà ri Ấn Độ làm bạn nhớ đến gì ? Quá rõ rõ ràng rồi, đất nước Ấn Độ (Indian).
Ảnh bởi
AussieActive
trên
Unsplash
3. Hình ảnh chiếc bánh hamburger làm bạn liên tưởng đến nước nào nhỉ ? Đúng rồi, anh Mỹ của chúng ta.
Ảnh bởi
Aaron Burden
trên
Unsplash
4. Hình ảnh chiếc bột ở bên trong làm bạn nhớ đến điều gì nhỉ ? Bạn nhớ chiếc bột bên trong vậy tiếng anh nó là in dough mà nó lại nghe giống với Indonesia bạn nhỉ ?
Ảnh bởi
Jeremy Bishop
trên
Unsplash
5. Hình ảnh chiếc áo lót đầy gợi cảm làm bạn liên tưởng với điều gì nhỉ? Áo lót tiếng anh là bra mà bra nghe giống Brazil quá ha bạn ?
6. Hình ảnh gói bài tiếng anh là gì nhỉ ? Pack of card phải không bạn ? Mà nghe nói giống giống Pakistan sao á.
Ảnh bởi
Assad Tanoli
trên
Unsplash
7. Hình ảnh ngũ cốc Cheerios thì từ Cheerios thì đọc có vẻ vần với từ Nicheerio mà từ Nicheerio lại vần với nước Nigeria quá nhỉ bạn ?
<br>

|
Ảnh bởi
Tope. A Asokere
trên
Unsplash
8. Âm "Bang" từ khẩu súng nghe quen quen bạn nhỉ ? Sao nó nghe giống nước Bangladesh sao thế nhỉ ?
Ảnh bởi
Sunny Imroose
trên
Unsplash
9. Cái chai Vodka nhìn quen quen thế nhỉ ? Sao thấy nó lại giống như thấy nước Nga vậy á!
Ảnh bởi
Nikolay Vorobyev
trên
Unsplash
10. Hình ảnh cái chảo tiếng Anh là gì vậy nhỉ ? À là pan mà pan sao nghe giống với Japan (Nhật Bản) quá nhỉ ?
Ảnh bởi
Tianshu Liu
trên
Unsplash
- Và thế là hết 10 quốc gia phổ biến nhất thế giới rồi! Bạn thấy bất ngờ không nào ?
- Đồng thời nội dung phần này cũng khép lại nội dung của bài viết này rồi á chúng tLúcnến phần cuối cùng thôi nào!

III. Lời Kết

- Như vậy là chúng ta đã đến hồi kết thúc của bài viết phần 2 này rồi. Lúc này, việc làm của bạn là ngồi chill và đợi bài viết phần 3 ra thôi!
Góc than vãn:
Thật ra bạn đọc đến phần bên trên là được rồi. Ở phần này tôi chủ yếu là than vãn thôi chứ không có gì đâu.
Bắt đầu than vãn:
Tôi nói thiệt chứ lần viết bài này tôi cay Spiderum thật sự. LỖI gì đâu mà lắm thế. Bài viết này tôi viết từ ngày 10 tháng 3 năm 2022 và đến bây giờ mới xong - ngày 9 tháng 7 năm 2022, là do lỗi đấy! Khoan hãy nói đến lỗi nhỏ, tôi nói đến lỗi lớn thôi cũng cay lắm rồi. Tôi còn nhớ như in cái lỗi cay nhất là cái lỗi hồi ngày 1 tháng 6 năm 2022, lúc đó thật ra tôi sắp viết xong Week 2 rồi thế mà bị cái lỗi nhân đôi, không biết sửa sao đành ngậm ngùi bấm Ctrl+A rồi bấm delete hết công lao ngôi viết trong 3 THÁNG. Nghĩ lại vẫn cay thật sự, lúc đó tính nghỉ viết luôn cho rồi nhưng sau đó bình tĩnh lại viết lại từ đầu. Thế mà, vãi thật lúc viết tới ngày 25 tháng 6 năm 2022, lại bị cái lỗi nhân đôi đó nữa, CAY! Lúc này thì không nhẫn nhịn được nữa đằng phải đăng bài chưa hoàn thiện lên Spiderum báo lỗi. Thế mà báo rồi mà cả tuần vẫn không có động tĩnh gì. CAY THẬT SỰ! Thế là tôi phải dành ra mấy tiếng đồng hồ để tự tay fix cái lỗi nhân đôi đó! Không chỉ riêng cô nàng lỗi lớn đầy nóng bỏng kia, các anh chú tiểu lỗi nhỏ cũng làm tôi cay không kém. Cái phần tự tìm hình ảnh là điều tôi phải công nhận là rất hay thế mà thế quái nào mình chèn chú thích vô để giải thích trên cái ảnh đó rất nhiệt huyết, chỉnh sửa góc sao cho đẹp rồi bấm lưu sau đó ngày hôm sau vô viết tiếp thì nó MẤT hết trơn. Chỉ còn mỗi cái ảnh, mấy cái hiệu ứng, chú thích, chỉnh sửa sang phải trái mất tất! CAY!!! Và còn các cô bé nhỏ bé xinh xinh lỗi nữa! Mà kể ra chắc hết nguyên buổi quá!!! Thế nên, sau lần này mình mong Spiderum có thể cải thiện và hạn chế bớt mấy cái lỗi này. Nếu không thì trong tương lai sẽ có rất nhiều Spider sẽ ra đi, đặc biệt là tôi. Song hiện tại thì tôi vẫn còn ở đây, vì tôi vẫn còn có niềm tin vào Spiderum. Do vậy, kính mong Spiderum không làm phụ lòng tin của tôi. Tôi biết một mình tôi chả là cái gì đối với Spiderum, mất tôi thì cũng giống như mất cục đá ven đường. Song với mỗi người viết bài như tôi gộp lại mới có thể tạo nên sự tồn tại và lớn mạnh của Spiderum hiện nay. Vậy nên, team Spiderum hãy nhớ kĩ điều đó!
Người cười vì thứ nhỏ nhặt thì sau này sẽ khóc vì thứ nhỏ nhặt đó!
Khuyết Danh
HẾT

Đáp Án

Ôn Tập Nội Dung Phần 1

Câu 1: B
Câu 2: A
Câu 3: A
Câu 4: C
Câu 5: D
Câu 6: A
Câu 7: A
Câu 8: B
Câu 9: B
Câu 10: D
Câu 11: D
Câu 12: B
Câu 13: A
Câu 14: A
Câu 15: B
Câu 16: A
Câu 17: A
Câu 18: A
Câu 19: D
Câu 20: B
Câu 21: A
Câu 22: C
Câu 23: D
Câu 24: D
Câu 25: A
Câu 26: A
Câu 27: B
Câu 28: A
Câu 29: B
Câu 30: C
Câu 31: D
Câu 32: C
Câu 33: A
Câu 34: D
Câu 35: C
Câu 36: C
Câu 37: C
Câu 38: C
Câu 39: D

Câu hỏi củng cố nội dung phần Your Environment Affects Who You Are

Câu 1: A
Câu 2: B

Câu hỏi củng cố nội dung phần The Changing World

Câu 1: B
Câu 2: A

Câu Hỏi Ôn Tập Phần: "Natural Passions, Career Choice, And Gender"

Câu 1: B
Câu 2: A

Week 1 Wrap Up

Câu 1: A
Câu 2: B – Đúng vậy, nên thường xuyên thay đổi chỗ ngồi học để có thể không hạn chế trí nhớ và khả năng của não bộ cố định một chỗ, đồng thời nó sẽ tạo cho não bộ nhiều không gian, môi trường khác nhau từ đó có thể gia tăng khả năng, hiệu suất của bản thân bạn.
Câu 3: C – Ở đây, ta đang nói đến một trong những cách hay để có thể học tập thì đọc sách, báo, học trực tiếp và học từ những người xung quanh đã có từ rất lau rồi chỉ có học trực tiếp mới xuất hiện trong thế giới hiện đại hiện nay và cũng là một cách rất hay để có thể học tập kiến thức mới.
Câu 4: D – Đúng vậy, điểm đáng ngạc nhiên nhất đối với những người có trí nhớ tốt đó chính là họ không có khả năng hiểu bài tốt hơn người khác. Điều này có nghĩa là nếu như họ ỷ lại vào trí nhớ tốt của bản thân để học bài vào phút cuối thì khả năng hiểu bài của họ sẽ rất tệ và họ chỉ ghi nhớ nó thôi chứ không thật sự hiểu nó như cái cách mà những người không có trí nhớ tốt bằng họ nhưng đã dành thời gian để học bài nhiều hơn họ từ trước.
Câu 5: C
Câu 6: A
Câu 7: B
Câu 8: C – Thật vậy, bạn có thể làm chủ mọi kiến thức mà bạn muốn học và tìm hiểu. Có thể bạn không đạt đẳng cấp của giới tinh hoa và có thể mất nhiều thời gian hơn so với người khác. Song, cuối cùng thì bạn vẫn có thể làm chủ được việc học.
Câu 9: D – Đúng vậy, việc tìm hiểu kiến thức ngoài chuyên ngành, đam mê của bản thân bạn sẽ cho bạn sức sáng tạo vô cùng tuyệt vời và thậm chí có thể tạo ra sự chuyển đổi hệ thuyết đối với bản thân cá nhân bạn.
Câu 10: A
Câu 11: B
Câu 12: C
Câu 13: D
Câu 14: B
Câu 15: A
Câu 16: B – Đúng vậy, việc dừng lại nghỉ ngơi giúp bạn tránh rơi vào hiệu ứng Einstellung, đồng thời bạn cũng sử dụng chế độ phân tán tiếp tục làm việc sau cánh gà trong lúc bạn nghỉ ngơi từ đó giúp vấn đề dễ dàng dễ quyết hơn.
Câu 17: C – Quá chuẩn luôn rồi còn gì 😎
Câu 18: A
Câu 19: A
Câu 20: B – Một điều thú vị là gần 90% người khi được hỏi câu hỏi này sẽ trả lời rằng họ sẽ tiếp tục làm việc. Song, câu trả lời hợp lý nhất lại là dừng lại và nghỉ giải lao. Lý do là vì mặc dù mức hiểu của bạn tăng lên song khả năng ghi nhớ lại đi xuống. Do đó, để tối đa hóa hiệu suất thì việc lựa chọn hợp lý nhất sẽ là dừng lại và nghỉ giải lao một chút.
Câu 21: A
Câu 22: D
Câu 23: B
Câu 24: B
Câu 25: A
Câu 26: A - Ở đây câu A mới đúng, còn câu B thì nhận vitamin D mới đúng nha.
Câu 27: D
Câu 28: B
Câu 29: A – Đúng vậy, thế nên khi bạn học hãy thật tập trung và sau đó hãy nghỉ ngơi một khoảng ngắn để chế độ khuếch tán “bắt tay vào làm việc”.
Câu 30: B – Do vậy, đến một giai đoạn nào đó khi hình ảnh ẩn dụ không còn phù hợp nữa thì ta phải tìm một hình ảnh mới để thay thế bạn nhé !

Chú Thích

(1)
(1)

Tài Liệu Tham Khảo:

I. Lời Nói Đầu

Sapiens Lược sử loài người - tác giả Yuval Noah Harari - Nguyễn Thủy Chung dịch, Võ Minh Tuấn hiệu đính -Nhà Xuất Bản Tri Thức - Công Ty Cổ Phần Sách Omega Việt Nam (Omega Plus) - In xong và nộp lưu chiểu năm 2020 - ISBN: 978 - 604 - 9903 - 13 - 7.
Tôi Tự Học - tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần - Nhà Xuất Bản Trẻ - Công Ty Cổ Phần In Gia Định - In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2019 - ISBN: 979 - 604 - 1 - 13455 - 3.
Óc Sáng Suốt - tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần - Nhà Xuất Bản Trẻ - Công Ty Cổ Phần In Gia Định - In xong và nộp lưu chiếu quý III năm 2020 - ISBN: 978 - 604 - 1 - 16650 - 9.

II. Nội Dung Bài Viết

Ôn Tập Nội Dung Phần 1

8. Your Environment Affects Who You Are

9. The Changing World

10. Natural Passions, Career Choice, And Gender

Nếu tôi biết được khi còn 20, What I wish knew when I was 20 - của tác giả Tina Seelig - dịch giả: Hồng Nhật - In lần thứ 27 - Nhà Xuất Bản Trẻ - In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2019 - Mã số ISBN: 978 - 604 - 1 - 13931 - 2.

Week 1 Wrap Up

Optional Video: How to Integrate a Flashcard Retrieval Practice System into This Course

Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan by Tony Buzan, Lê Huy Lâm (dịch).
Bí Quyết Học Nhanh Nhớ Lâu - tái bản lần thứ 5 - tác giả Jonathan Hancock - Đức Nhật dịch - Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh - In xong và nộp lưu chiểu quý I/2019 - Mã số ISBN: 978 - 604 - 58 - 5839 - 4.

Optional Bonus Video: Nelson Dellis Memory Tips #1

Nguồn Nội Dung:

I. Lời Nói Đầu

[1] Sapiens Lược sử loài người - trang 6, 7 - tác giả Yuval Noah Harari - Nguyễn Thủy Chung dịch, Võ Minh Tuấn hiệu đính -Nhà Xuất Bản Tri Thức - Công Ty Cổ Phần Sách Omega Việt Nam (Omega Plus) -In xong và nộp lưu chiểu năm 2020 - ISBN: 978 - 604 - 9903 - 13 - 7.
[2] Tôi Tự Học - trang 136, 137 - tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần - Nhà Xuất Bản Trẻ - Công Ty Cổ Phần In Gia Định - In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2019 - ISBN: 979 - 604 - 1 - 13455 - 3.

II. Nội Dung Bài Viết

8. Your Environment Affects Who You Are

[1]
[2] 30+ SCIENTIFIC STUDY TIPS IN 3 MINUTES by Enrico Vincente
[3]

9. The Changing World

[1]

10. Natural Passions, Career Choice, And Gender

[1] Nếu tôi biết được khi còn 20, What I wish knew when I was 20 - trang 131, 132 - của tác giả Tina Seelig - dịch giả: Hồng Nhật - In lần thứ 27 - Nhà Xuất Bản Trẻ - In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2019 - Mã số ISBN: 978 - 604 - 1 - 13931 - 2.
[1.1] Nếu tôi biết được khi còn 20, What I wish knew when I was 20 - trang 138 - của tác giả Tina Seelig - dịch giả: Hồng Nhật - In lần thứ 27 - Nhà Xuất Bản Trẻ - In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2019 - Mã số ISBN: 978 - 604 - 1 - 13931 - 2.
[2]
[3]
[4]
[5]
[6] Nếu tôi biết được khi còn 20, What I wish knew when I was 20 - trang 137, 138 - của tác giả Tina Seelig - dịch giả: Hồng Nhật - In lần thứ 27 - Nhà Xuất Bản Trẻ - In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2019 - Mã số ISBN: 978 - 604 - 1 - 13931 - 2.

Week 1 Wrap Up

[1]

Optional Video: How to Integrate a Flashcard Retrieval Practice System into This Course

[1]
[2]
[3]
[4] Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan by Tony Buzan, Lê Huy Lâm (dịch).
[5]
[6]

Nguồn Ảnh:

(1)

Mục Lục

(1) Sơ đồ tư duy này mình làm trên mindmeister rồi sao đó mình chụp lại rồi cắt ảnh ra. Nếu bạn thích làm những dạng sơ đồ tư duy kiểu như vậy thì các bạn có thể làm tại đây:
(2)
(3)
(4)

I. Lời Nói Đầu

II. Nội Dung Bài Viết

Ôn Tập Nội Dung Phần 1
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)
(16)

8. Your Environment Affects Who You Are

(1)
(2)

Câu Hỏi Ôn Tập Nội Dung Week 1

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
(9)
(10)
(11)
(12)
(13)
(14)
(15)

Optional Video: How to Integrate a Flashcard Retrieval Practice System into This Course

(1)

Chú thích

(1)
[1]
[2] 30+ SCIENTIFIC STUDY TIPS IN 3 MINUTES by Enrico Vincente
[3]

9. The Changing World

[1]

10. Natural Passions, Career Choice, And Gender

[1] Nếu tôi biết được khi còn 20, What I wish knew when I was 20 - trang 131, 132 - của tác giả Tina Seelig - dịch giả: Hồng Nhật - In lần thứ 27 - Nhà Xuất Bản Trẻ - In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2019 - Mã số ISBN: 978 - 604 - 1 - 13931 - 2.
[1.1] Nếu tôi biết được khi còn 20, What I wish knew when I was 20 - trang 138 - của tác giả Tina Seelig - dịch giả: Hồng Nhật - In lần thứ 27 - Nhà Xuất Bản Trẻ - In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2019 - Mã số ISBN: 978 - 604 - 1 - 13931 - 2.
[2]
[3]
[4]
[5]
[6] Nếu tôi biết được khi còn 20, What I wish knew when I was 20 - trang 137, 138 - của tác giả Tina Seelig - dịch giả: Hồng Nhật - In lần thứ 27 - Nhà Xuất Bản Trẻ - In xong và nộp lưu chiểu Quý I năm 2019 - Mã số ISBN: 978 - 604 - 1 - 13931 - 2.

Week 1 Wrap Up

[1]

Nguồn Ảnh:

(1)