Những điều tôi học được ở McKinsey: Tầm quan trọng của mục đích (Phần 2)
Mức lương cao ngất ngưởng và danh tiếng không đủ để biện minh cho những thiệt thòi mà công việc này đang gây ra cho cuộc sống của tôi, đó là các mối quan hệ và sức khỏe.
Lời tựa: McKinsey & Company là tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới, có lịch sử 95 năm (tính đến thời điểm hiện tại), với hơn 100 văn phòng đặt tại 50 quốc gia. Trở thành một nhà tư vấn tại McKinsey là niềm mơ ước của rất nhiều người, vì nơi đây nổi tiếng với môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức đãi ngộ cực kì hấp dẫn, song song với đó là cường độ làm việc khắc nghiệt.
Bài viết là chia sẻ của tác giả Devin Kasper - cựu nhân viên của McKinsey & Company được đăng trên LinkedIn.
Trong bài biết có một vài từ mình không biết dịch sang tiếng Việt ra sao cho chuẩn và sát nghĩa nên mình xin phép được giữ nguyên không dịch. Cùng với đó, bài dịch còn nhiều thiết sót rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành của mọi người. Bây giờ chúng ta cùng bắt đầu nha ^^
Bài viết này là phần tiếp theo của bài viết tầm quan trọng của mục đích trong công việc. Đây là câu chuyện của tôi về cách tôi đã nhận ra những gì mình đã học được thông qua chia sẻ với đồng nghiệp về lí do họ đến và ở lại McKinsey, nhằm làm rõ những lí do của mình: Tại sao tôi lại gia nhập công ty và tại sao tôi nên ở lại?
Tôi dành khoảng thời gian mùa hè gữa năm nhất và năm hai của mình ở Yale để thực tập tại một công ty hàng không. Kì thực tập của tôi là một chuyến phiêu lưu và tôi đã học được rất nhiều. Một trong những bài học lớn tôi nhận được là tôi cần một công việc toàn thời gian coi trọng tấm bằng MBA của một trường đại học top đầu. Rất nhiều lần, tôi chìm đắm sâu vào ngụy biện chi phí chìm nhưng tôi vẫn ổn vì điều đó.
Trong suốt năm đầu tại trường kinh doanh, tôi không ứng tuyển vào các công ty tư vấn vì những chuyến công tác, giờ làm việc kéo dài và stress khiến tôi (và vợ) thấy nản. Sau kì thực tập, tôi đã có một góc nhìn khác, tôi đã nghĩ là "Ai mà đánh giá cao tấm bằng MBA danh giá hơn các công ty tư vấn và các ngân hàng đầu tư chứ?". Thế nên, trước hạn chót ứng tuyển một ngày, tôi nộp hồ sơ vào 3 công ty vấn tốt nhất (MBB).
Không được chọn vào năm đầu tiên, tôi đã lùi lại để chuẩn bị. Các bạn cùng lớp của tôi rất bất ngờ và giúp tôi giải quyết các tình huống kinh doanh. Nhìn ngoài, không ai trong số các bạn cùng lớp và kể cả tôi nghĩ rằng tôi sẽ "có cửa" với MBB. Việc tôi được nhận vào McKinsey là điều hoàn toàn bất ngờ. Tự nhiên, tôi và vợ phải đưa ra một quyết định khó khăn.
Như tôi đã nhắc đến ở bài viết đầu tiên, trường kinh doanh là một bong bóng, nơi các công ty như kiểu McKinsey được tôn thờ. Như một bàn tay từ đỉnh Olympus xuống chỉ vào tôi, các bạn cùng lớp của tôi đều cho rằng tôi sẽ chấp nhận offer thôi, ai mà lại nói không với McKinsey cơ chứ? Tôi đã từng cuốn theo bong bóng trường kinh doanh, ngụy biện về việc mình đã phải vất vả ứng tuyển như thế nào, sức hấp dẫn của mức lương cao và một cái tên công ty danh giá ra sao. Tóm lại: Tôi không cụ thể hóa được một cách khách quan về lí do tôi chấp nhận lời mời làm việc tại McKinsey.
Những tháng đầu tiên của tôi tại McKinsey thức sự là một cơn lốc. Thời gian làm việc kéo dài hàng giờ đồng hồ, tốc độ chóng mặt, những con người xuất sắc; nhìn chung, rất căng thẳng. Thành thật mà nói, thật thỏa mãn khi thấy phản ứng của mọi người khi tôi nói với họ rằng tôi làm việc tại McKinsey. Tôi tận hưởng những khách sạn sang và nhà hàng đẹp. Tiền lương của tôi đã đưa tôi lên một tầng lớp kinh tế khác với tôi trước kia. Tuy nhiên, rất nhanh chóng, những điều đó không đủ để biện minh cho những thiệt thòi mà công việc này đang gây ra cho cuộc sống của tôi, đó là các mối quan hệ và sức khỏe của tôi. Tôi bắt đầu đặt câu hỏi tại sao tôi đến và tại sao tôi nên ở lại.
Việc dành vài tháng để thu thập những lí do chọn McKinsey (McKinsey Whys) từ các đồng nghiệp đã giúp tôi tìm được những lí do của riêng mình. Tôi bỏ thời gian ra ghi chép và nhận ra được tôi vào McKinsey vì bị cuốn theo dòng chảy của trường kinh doanh. Nhìn vào những câu từ ghi trên giấy tôi biết đó là sự thật. Tôi không biết cảm thấy ra sao về lí do của mình nữa, nhưng chắc chắn tôi cần lí do để đi tiếp. Vì vậy, tôi bắt đầu tìm ra lí do tại sao tôi nên ở lại.
Quyển sách ưa thích của tôi là Walden. Câu chuyện kể về Henry Thoreau- khoảng hai mươi tuổi quyết định đi vào khu rừng gần Concord, Mass. để suy nghĩ về cuộc sống. Thoreau đã nhận ra một sự thật quan trọng: Môi trường của một người có thể hỗ trợ rất nhiều trong việc học hỏi về bản thân của một người. Môi trường rất quan trọng.
Cuộc sống của tôi tại McKinsey là một thế giới của riêng nó. Đó không phải là một công việc bình thường. Các đồng nghiệp của tôi không phải nhóm người trung bình. Tôi đã ở trong một môi trường rất khác so với bất cứ điều gì khác mà tôi đã từng trải qua.
Khi tôi nghĩ về sự thật đó, nó khiến tôi cảm thấy hứng thú - McKinsey là Walden Pond của tôi! Chỉ trong vài tháng, tôi đã học được rất nhiều và bài học lớn nhất là về bản thân. Tôi đang thử nghiệm giới hạn của mình, mong muốn và tham vọng của mình. Môi trường rất quan trọng và McKinsey là nơi tôi khám phá sự thật về bản thân mình.
Sau khi làm sáng tỏ lý do mới tìm được của mình, tôi đã cố gắng dành nhiều thời gian hơn để suy ngẫm về những gì tôi đã học được về bản thân. Tôi dừng lại việc làm trong vô thức và chuyển sang đi sâu vào những sự thật đang nổi lên bề mặt thông qua trải nghiệm. Trong vài tháng tiếp theo, sự khám phá bản thân của tôi nằm trên một đường cong hàm mũ. Nhật ký của tôi chứa đầy những thông tin chi tiết và câu hỏi.
Hai năm sau khi anh ta vào rừng để "sống tự do", Thoreau quay trở về. Cuộc hành trình khám phá bản thân của anh ấy chưa dừng lại, kể cả khi quay trở lại với xã hội, anh liên tục nhìn lại những trải nghiệm. Nhưng thật sự, anh đã rời khỏi khu rừng.
Khi cân nhắc có nên chấp nhận lời mời từ McKinsey hay không, như đã nhắc đến ở trên, lúc đó tôi không biết phải trả lời thế nào. Rất may mắn, tôi đã kết hôn. Vợ tôi không quan tâm lắm về những công ty lớn, danh tiếng hay lương. Trước khi đồng ý cho tôi nhận lời mời, cô ấy nói với tôi "Em nghĩ anh nên nhận lời đề nghị này. Các đồng nghiệp của anh có vẻ là những người tốt. Đó có vẻ như là một chỗ ngứa mà anh muốn gãi và nó chỉ đến một lần. Hơn nữa, đó sẽ là một cái tên sáng giá trong hồ sơ của anh. NHƯNG, hãy đồng ý rằng anh sẽ chỉ ở đó một năm. Anh sắp phải đi công tác 4 ngày trong tuần, làm việc liên tục và trở nên căng thẳng. Chúng ta có thể cân nhắc lại trong suốt quá trình, nhưng nếu đó là những gì chúng ta cùng nghĩ tới, anh hãy nghỉ sau một năm. Dù gì thì hầu hết mọi người đều rời đi không lâu sau đó. Đồng ý chứ?"
Từ ngày đầu vào McKinsey, chúng tôi đã thành thật với nhau về mọi thứ. Tôi chia sẻ những quan điểm liên quan đến lí do của mình và những gì tôi học được về bản thân. Chúng tôi đã chạm đến mốc 1 năm, chúng tôi đã ngồi lại và bàn bạc xem liệu đã đến lúc phải đi. Những lí do của tôi (McKinsey Why) là hoàn toàn chân thực và tôi đã học được nhiều thứ. Nhưng đã đến lúc tôi phải đi rồi. Sau một năm một tháng tôi gia nhập công ty, tôi đi.
Tôi rời đi một cách có chủ đích, tôi biết lý do tôi rời đi và lý do tôi đến một công ty mới. Tôi nhận ra rằng hành trình khám phá bản thân của tôi chưa hề kết thúc. Tôi vẫn đang rút ra những bài học kinh nghiệm trong thời gian làm việc tại McKinsey nhưng là từ bên ngoài.
Những bài viết này là một phần của việc liên tục nhìn lại bản thân của tôi. Một số điều mang nặng kỹ thuật hơn và những thứ khác lại mang tính chất cá nhân hơn. Tất cả đều cho thấy sự tiếp tục xem xét nội tâm của tôi về những kinh nghiệm tôi đã có ở McKinsey, những gì họ đã dạy tôi và những gì tôi vẫn phải học dù cho bây giờ tôi đã là một cựu nhân viên.
Link bài viết gốc:
Truyền cảm hứng
/truyen-cam-hung
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất