Lời dẫn: Mình bắt gặp bài viết này khi đang tìm hiểu về các framework của McKinsey & Company trong quy trình giải quyết tình huống kinh doanh (business case). Đọc xong bài viết này, mình đã dừng lại một chút để suy nghĩ sâu hơn về những gì mình đang làm và sẽ làm. Mình có nhất thiết phải lao vào các cuộc thi, các kì tuyển chọn gắt gao đến vậy không? Đó liệu có phải là một hướng đi phù hợp với mình không?
Có thể nói, bài viết này đã tác động lên suy nghĩ của mình cũng như truyền cảm hứng cho mình rất nhiều. Chính vì vậy, mình đã quyết định dịch và chia sẻ rộng rãi bài viết này đến nhiều người hơn, để biết đâu, nó có thể sẽ giúp ích gì đó cho những bạn đang làm trong vô thức mà không hiểu rõ mục đích như mình.
Trong bài biết có một vài từ mình không biết dịch sang tiếng Việt ra sao cho chuẩn và sát nghĩa nên mình xin phép được giữ nguyên không dịch. Cùng với đó, bài dịch còn nhiều thiết sót rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý chân thành của mọi người.
Bài viết là chia sẻ của tác giả Devin Kasper - cựu nhân viên của McKinsey & Company được đăng trên LinkedIn
Cho những bạn nào chưa biết, McKinsey & Company là tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới, có lịch sử 95 năm (tính đến thời điểm hiện tại), với hơn 100 văn phòng đặt tại 50 quốc gia. Trở thành một nhà tư vấn tại McKinsey là niềm mơ ước của rất nhiều người, vì nơi đây nổi tiếng với môi trường làm việc chuyên nghiệp, mức đãi ngộ cực kì hấp dẫn, song song với đó là cường độ làm việc khắc nghiệt.
Bây giờ chúng ta sẽ cùng bắt đầu nha ^^
Nguồn: Quartz
Nguồn: Quartz
Tôi gia nhập McKinsey & Company vào năm 2019 sau khi đã hoàn thành xong chương trình MBA, gần đây tôi vừa rời công ty. Bài viết này là bài thứ 3 trong series những bài viết tôi tóm tắt lại những trải nghiệm quý giá nhất mình học được ở McKinsey. Bằng cách viết ra và công khai những trải nghiệm của mình, tôi hi vọng sẽ củng cố thêm cho việc học của mình và đưa ra những góc nhìn hữu ích cho các chuyên gia đang trên đà phát triển.
Những bài viết trước của tôi tập trung vào những chủ đề mang tính kĩ thuật nhiều hơn là những bài học tôi học được ở McKinsey. Trong bài này, tôi chuyển sang những chủ đề mang tính cá nhân nhiều hơn, đó là, ý nghĩa và động lực. Tôi đã dành rất nhiều thời gian và nỗ lực để vào được McKinsey, nhưng tôi lại không bỏ thời gian để cân nhắc động lực và ý nghĩa của việc tôi vào McKinsey. Tuy nhiên, môi trường làm việc căng thẳng đã khiến tôi phải đặt câu hỏi trong đầu: Tại sao tôi làm việc này? Đây là câu chuyện về cách tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.
Trong suốt bài học đầu tiên của mình ở công ty, tôi đã có một cuộc trao đổi quan trọng với người Quản lí tạo gắn kết (Engagement Manager) của tôi khiến tôi phải thay đổi suy nghĩ của mình. "Devin, có hai kiểu người trong công ty này: Tàu tên lửa (rocket ships) và soft farts" cô ấy tâm sự với tôi và trông hơi ngượng ngùng một chút. "Những người làm việc như soft fart di chuyển khắp công ty, thay đổi ngành (industries), chức năng công việc (functions) và làm mà không bao giờ tìm ra trọng tâm. Còn những ai tập trung lại như một chiếc tàu tên lửa". "Ở McKinsey, anh có thể đi rất xa, rất nhanh, nhưng chỉ khi anh có một định hướng." - Cô ấy giải thích.
"Những người làm việc như soft fart di chuyển khắp công ty, thay đổi ngành (industries), chức năng công việc (functions) và làm mà không bao giờ tìm ra trọng tâm. Còn những ai tập trung lại như một chiếc tàu tên lửa"
Tôi thích sự so sánh hài hước đó và cảm thấy vô cùng biết ơn cô ấy vì đã nhận ra những gì tôi cần nghe trước cả khi bản thân tôi nhận ra. Tôi cần phải vạch rõ ra, điều gì tôi mong muốn sẽ học được ở đây để có thể đi nhanh hơn. Một cách ngắn gọn, tôi cần phải trả lời câu hỏi: Tại sao mình lại ở đây?
Tôi suy nghĩ về câu hỏi đó trong suốt những chuyến bay dọc đất nước, tôi nhận ra mình không biết tại sao lại vào Mckinsey nữa. Tôi đã từng chắc chắn mình có một lí do, nhưng lại chưa từng cụ thể hóa nó ra. Để hiểu hơn về động lực thật sự của bản thân và con đường tiềm năng dành cho tôi ở phía trước, tôi quyết định hỏi các đồng nghiệp của mình những lý do tại sao (Why) của họ.
Trong 6 tháng tiếp theo, tôi thu thập "Những lí do gia nhập McKinsey" (McKinsey Whys) từ vài chục người. Họ có thể là những cộng sự mới, chuyên viên phân tích nghiệp vụ cho đến các đối tác cấp cao. Trong mỗi cuộc trao đổi, tôi chia sẻ rằng tất cả chúng ta đều biết công việc này sẽ khắc nghiệt đến mức nào, vậy thì tại sao họ vẫn chọn làm việc ở McKinsey.
Tôi nhận ra tất cả câu trả lời mình nhận được đều làm nổi bật lên một điều: Những ai có lí do để ở lại, họ biết tại sao họ làm vậy. Đây là bài học đầu tiên tôi nhận được: Thành công đòi hỏi bạn phải biết tại sao bạn làm những điều bạn đang làm. Điều này đặc biệt đúng với những công việc cường độ cao. Dường như có một vài sự tương đồng giữa sự căng thẳng của công việc và chiều sâu của những lí do. Từ đó tôi cũng rút ra được một bài học tương đương: Làm trong vô thức (autopilot) không phải là công thức của thành công.
Làm trong vô thức (autopilot) không phải là công thức của thành công."
Bài học này thực sự là trực quan. Lấy ví dụ, những người quyết định tham gia chạy marathon. Có lẽ họ quyết định làm như vậy vì sức khỏe của họ, để chứng minh rằng họ có thể làm điều đó, để gây quỹ từ thiện hoặc vì họ thích cạnh tranh...vân vân. Vì họ đã cam kết tham gia chạy marathon, họ tập luyện. Ngay cả khi trời lạnh, có tuyết và mệt mỏi, họ vẫn ra ngoài chạy bộ. Tại sao? Bởi vì họ đang luyện tập cho một cuộc chạy marathon; họ có một lý do cho những nỗi đau; một sự kết nối với một mục đích cao cả hơn. Hãy tưởng tượng nếu họ không có mục đích nào, thì trời lạnh, tuyết rơi và họ thì mệt - họ có định ra ngoài chạy bộ không?
Có những lí do tôi nghe được rất truyền cảm hứng. Một thành viên cấp cao của công ty giải thích, "Khi tôi bắt đầu làm việc tại Công ty, tôi đã phục vụ một khách hàng bán lẻ đang trải qua một quá trình chuyển đổi lớn. Tôi đã có cơ hội giúp họ viết chương tiếp theo và tôi yêu thích điều đó. Trong những năm qua, tôi đã có thể có mặt ở thời điểm quan trọng đó hàng chục lần. Ở một công ty bình thường, bạn có thể có một thời điểm chuyển đổi quan trọng một hoặc hai lần mỗi thế kỷ. Tại McKinsey, tôi có thể kiếm tiền nhờ những thời điểm đó."
Khi tôi trò chuyện với một nhân viên cấp cao hơn, họ giải thích rằng công việc đầu tiên đã giúp họ khám phá ra niềm đam mê dành cho nông nghiệp sạch. Họ đến McKinsey để lấp đầy thời gian (và kiếm tiền) trước khi nhập học. Tuy nhiên, khi đến McKinsey, họ đã có thể tìm ra một lối đi ngách liên quan đến niềm đam mê của mình. Tại Công ty, họ tin rằng, họ đang có tác động lớn đến nông nghiệp bền vững. Đó là lý do tại sao họ quyết định ở lại thay vì đi học sau đại học.
Một vài nhà tư vấn trẻ cũng biết được lí do tại sao. Đúng như tôi dự đoán, lí do của họ khác với những nhân viên cấp cao hơn. Một người giải thích rằng McKinsey giúp sự nghiệp của họ tăng tốc. Một người quản lí gắn kết (Engagement Manager) nới với tôi: "Tại công ty, tôi có thể lên đến vị trí này chỉ trong 2 năm ngắn ngủi. Với những kinh nghiệm tôi có, tôi có thể rời công ty và lên thẳng vị trí cấp giám đốc (director-level) trong một công ty top 500 Fortune. Quá trình này thường kéo dài gấp đôi đối với những người bạn cùng lớp ở trường kinh doanh của tôi."
Một người khác dành 5 năm trong quân đội sau khi tốt nghiệp sau đại học chia sẻ "Tôi đến công ty với khả năng lãnh đạo, kinh nghiệm cuộc sống và một tấm bằng MBA, nhưng tôi không hiểu rõ các công ty tư nhân sẽ cho tôi những gì hoặc vận hành như thế nào". Trong suốt năm đầu tiên của họ ở McKinsey, một cộng sự đã thực hiện một chuyến đi ngẫu nhiên, làm việc với nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Họ nhận ra niềm thích thú với năng lượng tái tạo. "Tôi đã không thể biết được mình thích lĩnh vực này nhường nào nếu tôi không làm nghiên cứu về nó. Giờ đây tôi đang làm càng nhiều nghiên cứu càng tốt để có thể nhanh chóng đạt được chuyên môn"
Những nhân viên trẻ cảm thấy câu hỏi của tôi hơi có chút riêng tư. Rõ ràng, họ có câu trả lời nhưng không mở lòng chia sẻ. Sau khi đã thu thập đủ câu trả lời, tôi nhận ra trong đó những lí do thực tế hơn nhiều. Lương, thưởng và danh tiếng McKinsey đem lại là thật, và đôi khi, đó chính là lí do của họ.
Nhiều người muốn chứng tỏ điều gì đó (với ai đó, tôi không thể tiết lộ). Nhóm này nhắc nhở tôi về cách mọi người thường đùa rằng rất nhiều người trong chúng ta là những người xuất chúng bất an. Trong một bài báo tôi đọc được mô tả những người xuất chúng bất an là "có năng lực vượt trội và tham vọng mãnh liệt, nhưng lại bị thúc đẩy bởi ý thức sâu sắc về sự kém cỏi của bản thân."
Một vài đồng nghiệp trẻ tôi hỏi không biết tại sao họ vào đây. Mội số nói rằng vào công ty giống như một điều gì đó để làm sau khi tốt nghiệp một trường kinh doanh danh tiếng hoặc hoàn thành xong chương trình sau đại học. Những người khác không biết họ muốn trở thành một người ra sao, và xem tư vấn (consulting) như một cách để trì hoãn việc cụ thể hóa nó ra. Nhiều người nhận ra hiệu hứng bong bóng của trường kinh doanh. Trường kinh doanh là một trải nghiệm tuyệt vời, nhưng đồng thời đó cũng là một cộng đồng khép kín thường được lấp đầy bởi rất nhiều những người xuất chúng bất an. Bên trong bong bóng của trường kinh doanh, các công ty và doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cuộc sống của họ. Những cái tên như McKinsey và Goldman Sachs có tầm quan trọng gần giống như các tôn giáo.
Có nhiều người bị cuốn vào các giá trị của tập thể, theo đuổi một sự nghiệp mà họ không thật sự thích thú đến như vậy. Khi bạn đang ở trong một bong bóng, tính chân thực (authenticity) thật sự rất khó tìm. Tầm quan trọng của vài thứ thường được phóng đại hoặc giảm đi. Trong một bong bóng những người tôn thờ MBB (McKinSey, Boston Consulting, Bain & Company - 3 công ty tư vấn hàng đầu thế giới) hoặc Bulge Bracket, bạn tự vấn bản thân tại sao bạn không ứng tuyển, không nghiên cứu hoặc có những buổi cà phê trò chuyện v.v. Khái niệm nói không với lời đề nghị từ các công ty đó bị coi là vi phạm. Và vì vậy, kết quả là một số người ở công ty bị cuốn vào dòng chảy hiện tại.
Sau khi đã nghe rất nhiều câu chuyện, tôi ghi lại tất cả những gì đã học được từ các đồng nghiệp của mình như sau:
1. Có một lý do tại sao khiến bạn trở nên mạnh mẽ. Đó là sự khác biệt giữa soft fart và rocket. Hãy chậm lại một chút trước khi bắt đầu một công việc, dự án, cơ hội tình nguyện mới, v.v để xác định những gì bạn muốn đạt được từ những trải nghiệm đó. Trải nghiệm càng căng thẳng, bạn càng phải hiểu rõ những lý do của mình.
2. Làm trong vô thức (autopilot) thì dễ dàng nhưng nguy hiểm. Bạn phải chủ động trong việc xác định lí do tại sao trước khi hành động (hoặc, kém lí tưởng hơn, là sau khi bạn đã ở trong tình huống đó rồi). Nếu bạn làm trong vô thức, bạn sẽ bớt hào hứng và không học hỏi được nhiều từ những trải nghiệm, từ đó bạn có thể sẽ thể hiện kém hiệu quả hơn.
3. Bong bóng là có thật. Chúng bóp méo sự thật và khiến mọi thứ trở nên khó chân thực. Nhận ra bạn đang mắc kẹt trong bong bóng rất hữu ích, thoát được khỏi bong bóng là một siêu sức mạnh. Tôi đã luôn tìm đến đến những bài diễn thuyết của Carl Sagan về Đốm Xanh Mờ (Pale Blue Dot) để có những góc nhìn rộng hơn.
Nắm trong tay những bài học trên, tôi đã hiểu được lí do tại sao tôi đến McKinsey và việc trở thành một tên lửa (rocket) đối với tôi sẽ trông như thế nào. Trong bài tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ điều gì tôi phát hiện ra là lí do thực sự của tôi, điều gì đã trợ giúp tôi trong suốt thời gian còn lại ở McKinsey, và lí do tại sao tôi rời đi.
Link bài viết gốc: