1, Kính áp tròng là gì?

    Kính áp tròng hay còn được gọi là lens,  là một loại thấu kính nhỏ, mỏng và uốn cong, được đặt trực tiếp lên tròng đen của mắt.
    Vậy kính áp tròng là một dị vật ở trong mắt? 
    Nhiều bạn chắc cũng như mình lúc đầu, thắc mắc làm sao mắt mình có thể chịu đựng một vật cứ trôi nổi bên trong. Chỉ cần một hạt bụi hay lông mi rơi vào mắt là mình đã cảm thấy cực kỳ khó chịu rồi, huống chi là cả một thấu kính. 
    Nhưng mà bạn không cần phải lo lắng. Vì kính áp tròng được làm bằng chất liệu mềm, mỏng nhẹ và chứa nước, khiến mắt bạn dễ thích nghi và sớm thôi, mắt bạn sẽ thấy dễ chịu.

2, Kính áp tròng được dùng để làm gì?

    Lợi ích lớn nhất của kính áp tròng (mà có lẽ bạn cũng biết rồi), đó chính là tính thẩm mỹ. Nếu bạn đã chán với màu tóc hiện tại thì chắc chắn rồi, bạn sẽ đi nhuộm một màu tóc mới. (Dạo gần đây mình cũng muốn nhuộm một màu pastel nào đó). Và nếu bạn cũng đã chán màu mắt hiện tại thì bạn hoàn toàn có thể thay màu mắt cho mình bằng cách đeo kính áp tròng màu. Một màu xanh sắc sảo, một màu xám chanh sả, một màu nâu trong veo hay gần đây mới ra mấy loại nhũ khiến mắt bạn nhìn lấp lánh như cả một trời sao. wow, Thật là tuyệt. Ak, nhớ makeup cho phù hợp với màu mắt nhé. =)))
    Mặc dù màu sắc là yếu tố chính mà ngành kinh doanh, sản xuất kính áp tròng hướng đến. Nhưng mục đích ban đầu của chúng không phải thế. Kính áp tròng được tạo ra nhằm hỗ trợ những người gặp tật khúc xạ về mắt (thường là cận, loạn thị, viễn thị). Đeo kính gọng có cái hay của đeo kính gọng. Nhưng bạn đã bao giờ chán cái kính của mình chưa? Tưởng tượng được ném cái kính nặng nề làm xệ sống mũi, soi gương thấy mắt mình sáng long lanh, nhìn rõ từng chiếc lá, từng cành cây, ngọn cỏ, tầm nhìn rộng, bao quát tất cả mọi thứ. Với một đứa cận nặng như mình, cảm giác "sáng mắt" ấy, thật không gì tả nổi.
     Lý do thứ 3 thì mình chưa nghĩ ra. Có thể là một dụng cụ của điệp viên gì đấy ... Không biết nữa.

3, Liệu bạn có dùng được kính áp tròng không?

    Mình tin là rất nhiều bạn vẫn còn lo lắng thực sự về việc có một vật tồn tại trong mắt của mình. 
    Đầu tiên, mình đảm bảo, đeo lens hoàn toàn an toàn nếu bạn tuân thủ đúng những quy tắc khi sử dụng lens. (Sẽ được mô tả sau).
    Lo lắng với việc đeo lens có lẽ là vấn đề của đại đa số các bạn. Bạn sẽ phải chật vật đến nỗi khóc ra nước mắt trong vài lần đeo lens đầu tiên. Nhưng mình thấy nhiều cơ sở bán lens, các bạn tư vấn, hướng dẫn cách đeo, tháo lens nhiệt tình lắm. Sẽ là thử thách một chút nhưng đừng lo nhé. Dăm ba cái lens, kiểu gì chả làm dk. 
    Hiện tại, mình thấy trên thị trường đang có dòng lens có độ cận từ 0 đến 15 độ. Do đó, mình nghĩ đa số các bạn sẽ chọn được cho mình được một cặp lens phù hợp. 
    Nếu bạn vừa cận vừa loạn thì sao? Yên tâm, có lens nhé.
     Nếu mắt bạn bị khô yếu thì sao? Trên thị trường cũng có loại lens dành riêng cho mắt khô và yếu (Bán hàng mà, cái gì mà chả có). Nhưng mình khuyên bạn vẫn nên đi khám, nghe tư vấn từ bác sĩ. Giờ nhiều cơ sở bán lens uy tín và xịn sò như cửa hàng kính thuốc luôn. Và mắt khô, yếu hoàn toàn có thể cải thiện được nên dù có đeo lens hay không thì bạn cũng nên chăm cho đôi mắt mình tốt lên nhé. 
Yên tâm thử lens chưa nào?

4, Các loại lens:

    Phân loại theo chất liệu:

Có 2 loại lens chính là lens cứng và lens mềm.
Mấy loại lens bạn thấy quảng cáo trên facebook, instagram ... cũng như mấy cơ sở bán lens bạn hay thấy thì toàn bán lens mềm thôi. Mình thấy lens cứng khá hiếm. 
  • Kính áp tròng loại mềm chỉ dùng trong một thời gian nhất định: vài ngày, vài tuần, vài tháng ... 
  • Kính áp tròng cứng thường được sử dụng với thời gian dài hơn (vài năm) và dùng cho những người bị tật khúc xạ nặng. Thường dùng nhiều trong y tế để điều trị các tật về mắt.  
  • Ưu điểm:
    • Lens cứng: khả năng trao đổi khí cao, tính chất kính không đổi, tuổi thọ lâu, thời gian đeo kính lâu 
    • Lens mềm: đeo dễ dàng, thích ứng dễ dàng, có nhiều sự lựa chọn.
Nói chung là mình chưa được đeo lens cứng bao giờ nên không suggest gì về phần này. (Có lẽ hôm nào đi hỏi bác sĩ xem sao).

    Phân loại theo kích thước thấu kính:

  • Áp tròng: kích thước thấu kính vừa với con ngươi của mắt. 
  • Giãn tròng: kích thước thấu kính lớn hơn con ngươi của mắt. Nhìn mắt bạn sẽ to hơn khi đeo. 

5, Các thông số cần quan tâm khi mua lens:

    Độ cận

    Dĩ nhiên đây là điều đáng quan tâm đầu tiên vì dù bạn cận hay không, bạn không đeo lens đúng số thì ... dẹp hết. Hiện tại thì có lens từ 0 -15 độ nhé. Ak, nên đeo giảm từ 0,25 đến 0,5 độ so với độ cận thật vì bạn đang đeo một thứ dí sát vào con ngươi mắt chứ không phải là cách mắt vài cm.

    Kích thước lens

    Kích thước mình đề cập ở đây là đường kính của thấu kính bên trong (DIA). Nên lựa chọn DIA trong khoảng 14 - 14.5 để mắt tự nhiên và thoải mái. Hãy chọn kích thước kính mà đảm bảo tỷ lệ vàng của mắt: 1:2:1 ( 1 trắng: 2 đen: 1 trắng).

    Độ ngậm nước và độ thấm khí

    Tại sao phải quan tâm đến chỉ số này?
    Có lẽ bạn chưa biết rằng kính áp tròng không phải nhẵn và đặc như kính gọng: mà kính áp tròng có rất nhiều lỗ khí như miếng bọt biển và bên trong có chứa nước. Lỗ khí này tác dụng là cửa cho oxy chạy ra chạy vào. Thực tế rằng đa số các bộ phận trên cơ thể bạn trao đổi khí thông qua mạch máu. Máu đem oxy đến và lấy CO2 về. Nhưng nếu mắt bạn cũng có mạch máu chảy qua để trao đổi oxy thì bạn sẽ chẳng thấy gì ngoài mấy đường lằn dọc ngang. Do đó, để ánh sáng truyền vào mắt thì mắt bạn phải trao đổi khí trực tiếp với môi trường. 
    Rất nhiều nơi quảng cáo lens có độ ẩm cao thì sẽ tốt cho mắt. Nhưng điều này là không hoàn toàn đúng. Cùng phân tích nhé:
  • Ưu điểm của lens độ ẩm cao: 
    • Giúp mắt trao đổi khí tốt hơn và tăng thời gian đeo lens (nếu được cung cấp độ ẩm thường xuyên).
    • Lúc mới đeo sẽ cảm giác cực kỳ dễ chịu: như đắp nước vào mắt.
  • Nhược điểm: 
    • Dễ bị rách. Dễ biến dạng khi nước bốc hơi đi. 
    • Khi nước bốc hơi, lens cần hút nước để đảm bảo giữ được độ ẩm. Tức là lens sẽ hút nước trực tiếp từ mắt của bạn. Điều này chẳng thú vị gì khi mắt bạn tiết ít nước mắt. Mắt bạn đã khô lại càng khô. 
    • Dễ tích tụ cặn bẩn: khiến mắt bạn bị mờ khi đeo và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. 
    Kính có tỷ lệ ngậm nước lớn hơn 50% chỉ nên đeo trong 6~8 tiếng mỗi ngày, kính có tỷ lệ ngậm nước thấp hơn 45% có thể đeo 10~12 tiếng mỗi ngày.
Ngoài ra còn có các thông số về vùng quang học, đường cong cơ sở, tính ẩm bề mặt và chất liệu làm lens ... 

6, Cách sử dụng và bảo quản lens:

Updating.

7, Cấm kỵ khi đeo lens:

Updating.