Những cuộc khủng hoảng trong quá khứ của Fed - Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ (P2)
Có những giới hạn đối với những gì Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) có thể tự thực hiện, nhưng khi các nhà hoạch định chính sách...
Có những giới hạn đối với những gì Chính sách tiền tệ (Monetary Policy) có thể tự thực hiện, nhưng khi các nhà hoạch định chính sách tiền tệ hành động phù hợp với Chính sách tài khóa (Fiscal Policy), đó có thể là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Vào năm 1942, ngay sau khi Hoa Kỳ bước vào Thế chiến thứ II, Fed đã đồng ý giới hạn chi phí vay của Kho bạc (Treasury) để đảm bảo chi tiêu thời chiến sẽ tốn một khoản tiền phải chăng. Sự kết hợp giữa hai chính sách kéo dài quá lâu (cho đến năm 1951, sau Chiến tranh Triều Tiên) và hạn chế khả năng chống lạm phát của Fed. Nhưng nó cũng chỉ ra rằng Chính sách tiền tệ và Chính sách tài khóa có thể kết hợp với nhau.
Chú thích người dịch: - Chính sách tiền tệ (Monetary Policy): Quá trình quản lý cung tiền (money supply) của Ngân hàng trung ương (Central Bank), thường là hướng tới một lãi suất mong muốn (targeting interest rate) để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như: kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. - Chính sách tài khóa (Fiscal Policy): Chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế.
Đưa ra liều lượng kích thích tài khóa thích hợp không phải điều dễ dàng. Các nhà phê bình đã chỉ trích rộng rãi về sự thiếu hiệu quả của các chính sách tài khóa của Hoa Kỳ cùng với việc chính phủ rút lui quá nhanh khi đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và sau đó là cuộc Đại suy thoái (the Great Depression). Trong cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây nên, điều ngược lại đã xảy ra. Với việc Đảng Dân chủ (Democratic Party) kiểm soát cả 2 viện (Thượng viện và Hạ viện) và Nhà Trắng, Quốc hội đã thông qua Tổng thống Joe Biden đã ký gói kích thích trị giá 1,9 nghìn tỷ USD vào đầu năm 2021. Điều đó đã giúp nước Mỹ phục hồi nhanh chóng, nhưng cũng làm gia tăng lạm phát.
Một giải pháp được đưa ra là tăng cường Cơ chế tự ổn định (Automatic stabilizers): các quy tắc làm tăng chi tiêu của chính phủ và làm giảm doanh thu bất cứ khi nào nền kinh tế suy yếu, mà không cần đến Quốc hội.
“Trong thời kỳ Covid-19, những quốc gia có kinh nghiệm về Cơ chế tự ổn định, chính sách tài khóa được điều chỉnh khá tốt”, Laurence Boone cho biết dưới vai trò là nhà kinh tế trưởng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (hiện nay là ngoại trưởng của Pháp về các vấn đề ở Châu Âu). “Các quốc gia sử dụng rộng rãi chính sách tài khóa tùy ý, việc điều chỉnh hỗ trợ được cho là khó khăn hơn nhiều.”
Trong một cuộc khủng hoảng trong tương lai, một sự hợp tác khôn ngoan giữa Fed và Kho bạc có thể là cách giảm thiểu tối đa rủi ro nhằm lấp đầy bất kỳ lỗ hổng nào trong chính sách tiền tệ. Đây là một đề xuất:
1. Fed đưa lãi suất chính sách của mình về 0% và thông báo với Quốc hội rằng họ hy vọng lãi suất sẽ duy trì trên mức sàn trong ít nhất 1 năm. Ngoài ra, Fed bắt đầu mua trái phiếu trên thị trường nhằm giảm lãi suất dài hạn.
2. Ngay khi nhận được thông báo từ Fed, Bộ Tài chính bắt đầu gửi séc hàng tháng cho các hộ gia đình - có thể là $100 cho mỗi người lớn và $50 với mỗi trẻ em.
3. Các khoản thanh toán sẽ tiếp tục hàng tháng cho đến khi tỷ lệ thất nghiệp hoặc dưới 6%, cao hơn 2% so với ước tính hầu hết các nhà kinh tế về mức độ thất nghiệp bền vững.
Gửi tiền trực tiếp đến 80% hộ gia đình có thu nhập thấp nhất sẽ tốt cho sự phát triển và bình đẳng. Và kích thích tài chính đúng quy mô - trong trường hợp này là gắn việc chuyển phát séc với tỷ lệ thất nghiệp - sẽ giúp ngăn chặn sự tăng vọt xảy ra trong nỗ lực cứu trợ thời Covid. Ranh giới giữa chính sách tiền tệ và tài khóa (thứ rất quan trọng để duy trì sự độc lập của Fed) sẽ được giữ nguyên.
Nhưng có vẻ như vấn đề về Chính trị sẽ khó khăn. Không một nhà chính trị gia nào muốn từ bỏ quyền quyết định số tiền sẽ chia cho cử chi - hoặc khi nào nên làm vậy.
Một số giải pháp khắc nghiệt hơn có thể được kể đến, ví dụ: Lý thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory) sẽ trao cho Quốc hội những trách nhiệm chính trong việc quản lý tăng trưởng và lạm phát, cùng với việc Fed quay lại giới hạn chi phí đi vay như những gì đã làm trong Thế chiến II. Theo quan điểm của Bernanke, cái giá phải trả của cách tiếp cận trên sẽ lớn hơn nhiều so với những lợi ích nó mang lại, “Tôi không chắc các Cơ quan có kiến thức hoặc khả năng thích nghi một cách nhanh chóng và nhạy bén”.
Cũng có thể Fed sẽ phải đối mặt với một môi trường rất khác trong những năm tới. Phi toàn cầu hóa, dân số già và cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu có thể làm thay đổi cán cân của nền kinh tế và đòi hỏi mức lãi suất cao hơn nhằm giữ lạm phát trong tầm kiểm soát. Điều này cũng sẽ khiến cho nền kinh tế Mỹ khó tăng trưởng hơn, nhưng nó lại cho phép Fed có cơ hội để cắt giảm lãi suất khi suy thoái xảy đến. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, đó không phải là vấn đề mà Fed hay thị trường đặt cược vào.
Bên cạnh đó, một thách thức liên quan đòi hỏi sự quan tâm lớn: Làm thế nào để cung cấp cho nền kinh tế chi phí vay thấp cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng mà không thúc đẩy bong bóng đầu cơ (speculative bubbles) trên thị trường tài chính.
“Chúng ta đang tồn tại sự mâu thuẫn giữa chính sách tiền tệ mà chúng ta chúng ta cần cho hoạt động kinh tế trong nước - lạm phát - thất nghiệp và chính sách tiền tệ mà chúng ta cần cho các mục tiêu ổn định tài chính.” Liaquat Ahamed, tác giả của cuốn sách Lords of Finance.
Khi giá trị tiền số và các tài sản đầu cơ sụp đổ trong bối cảnh Fed thắt chặt chứng tỏ tồn tại mối đe dọa đối với sự ổn định. Việc bổ sung các lỗ hổng trong quy định tài chính, đặc biệt bằng cách mở rộng giám sát hệ thống ngân hàng vô hình (shadow banking system), sẽ giúp đề phòng một cuộc khủng hoảng trong tương lai và làm giảm một phần áp lực lên Fed.
Đầu tiên, Fed cần phải kiểm soát lạm phát - ngay cả khi đối mặt với suy thoái. Sau đó, kích thích tài khóa, quy định tài chính và bộ dụng cụ của Fed cần phải được xem xét lại. Không có sự lựa chọn nào là dễ dàng, tuy vậy, sự lựa chọn nên là một nền kinh tế Hoa Kỳ nơi mà Fed được tín nhiệm như một người chống lạm phát, hợp tác với Quốc hội cùng các công cụ để chống lại suy thoái.
Thông điệp đầy hy vọng từ 109 năm lịch sử của Fed: Những thất bại của những cuộc khủng hoảng hiện tại có thể kích thích các ý chí chính trị (political will) để thực hiện nó.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất