Nhập môn Visual Thinking (Tư duy trực quan) trên Skillshare - Phần 1
Dạo gần đây mình bắt đầu lên kế hoạch học IELTS, mình muốn xây dựng kiến thức lại từ đầu sau những ngày tháng chôn vùi vào dĩ vãng....
Dạo gần đây mình bắt đầu lên kế hoạch học IELTS, mình muốn xây dựng kiến thức lại từ đầu sau những ngày tháng chôn vùi vào dĩ vãng. Mình là con người thích bận rộn nên trong những lúc mình giải lao thì mình đăng kí khóa học trên Skillshare với môn Visual Thinking (Tư duy trực quan), khóa học này được miễn phí và bạn có thể trả phí nếu muốn học nâng cao hoặc những mảng bắt buộc phải trả phí thì mới học được. Vì khóa học hoàn toàn bằng tiếng anh nên mình chọn thầy (cô) nào có số lượng người học, lượng người theo dõi cao và mình đọc review trước khi bắt đầu học (mục đích là accent dễ nghe, dễ hiểu là được). Cuối cùng mình chọn khóa Visual Thinking cơ bản của cô Catherine Madden. Tại Skillshare có rất nhiều khóa học từ cơ bản đến nâng cao như: Thiết kế đồ họa, tư duy, thời trang, làm jounal, sáng tạo,...rất thích hợp cho những bạn làm bên những ngành liên quan đến truyền thông, viết content, thiết kế,....
Mình biết đến Visual Thinking vào năm ngoái nhờ vào những chiếc video của chị Mai Anh.D. Nên mình tự nhủ sẽ theo học môn này ở một ngoại ngữ khác và cách nhìn của những người dạy khác. Bạn không nhất thiết vẽ đẹp thì mới học được môn này, miễn là bạn biết cầm bút là được rồi nha ^^. Những video của chị truyền đạt rất cụ thể về tư duy cũng như tầm nhìn dài hạn trong việc tư duy trực quan, nó giúp cho chúng ta tiết kiệm thời gian trong việc bạn phải đọc một đống tài liệu mà không biết nút thắt hay ý chính nằm ở đâu. Nó tăng sự ngắn gọn và dễ hiểu trong mọi tình huống. Ngoài ra Visual Thinking còn hỗ trợ trong việc tư duy hình ảnh một cách nhạy bén hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn ở từng hình ảnh trong nhiều lĩnh vực.
Vậy nhập môn Visual Thinking có gì? và Học gì đọc gì để tăng tính sáng tạo trong tư duy trực quan?
Dưới đây là phần tóm tắt bài học cơ bản nhất giúp cho bạn có nền tảng thực hành Visual Thinking trong công việc. Vì là cơ bản nên bạn chỉ cần đọc sơ qua là cũng hiểu nôm na rồi ấy.
1. Phần giới thiệu (Introduction)
Phần này chỉ là một đoạn giới thiệu trước khi học, nên bạn chỉ cần chuẩn bị một vài cây bút (có bút màu càng tốt) và sổ tay. Bắt đầu đưa ra một số ý tưởng, take note một vài thông tin đáng lưu ý. Thế là xong, bước cuối bạn có thể bắt đầu vẽ thôi.
2. Dự án của bạn (Your Project)
Bạn có nhiều phương pháp khác nhau, nhiều hình ảnh khác nhau trong việc đưa ra ý tưởng về tình huống bạn sắp kể ra. Như:
- Nghĩ về một cuộc hành trình nào đó. Như là:
+ Lên kế hoạch cho chuyến đi
+ Phải đến địa điểm A rồi đến B
+ Cách phân bổ thời gian, thời tiết, tiền bạc, dự đoán một số vấn đề có thể xảy ra, phương tiện,...
Xong, bạn đã có một kế hoạch, bạn sẽ hình dung trong đầu và sẽ vẽ chúng ra giấy để sắp xếp lịch trình một cách ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Miễn là chúng truyền đạt được hết ý nhé.
3. Tư duy trực quan là gì? (What is Visual Thinking?)
- Nhiều người có thể vẽ: vì chúng thực sự rất thoải mái và giới hạn số lượng từ vựng (điều này là hiển nhiên)
- Kể câu chuyện của bạn: bạn có thể vẽ cho mọi người thấy câu chuyện của bạn thật sự khác biệt. Ví dụ như bạn có thể dùng Visual Thinking trong việc giới thiệu bản thân rồi in trong Portfolio của mình cho sống động, độc đáo mà không bị nhàm chán.
Vậy tư duy trực quan là gì?
Tư duy hình ảnh (visual thinking) là phương pháp tổ chức những suy nghĩ của bạn và cải thiện khả năng giao tiếp bằng hình ảnh. Giúp truyền tải những ý tưởng và thông điệp phức tạp.
Bản vẽ chức năng thì thực sự không nhất thiết phải đẹp hoặc cách điệu hoặc tạo ra một tầm nhìn hay thương hiệu độc đáo.
4 điều cần trong Visual Thinking
- Ý tưởng (Ideas)
- Hiểu biết (Understanding)
- Tốc độ việc thiết kế màu (Protopying speed)
- Khả năng truyền đạt (Ability to communicate)
4. Khởi động các hình dạng cơ bản (Basic Shaper Warm - Up)
Những hình dạng cơ bản giúp chúng ta xây dựng từng bước của sơ đồ. Có 5 hình dạng cơ bản: Một là hình tròn (circle), hai là hình vuông (square), ba là hình tam giác (trianglo), bốn là dòng kẻ (line) và cuối cùng là hình giọt nước hoặc đốm màu (blob).
Có rất nhiều cách thành lập các hình dạng cơ bản thành một sơ đồ cụ thể. Ví dụ bạn muốn dùng Visual Thinking trong việc giới thiệu bản thân, bạn muốn tạo profile của mình bằng sơ đồ sao cho mới lạ, thu hút nhà tuyển dụng. Đầu tiên, chúng ta bắt đầu phát họa ở vị trí trung tâm trước (có thể là một chiếc máy tính được ghép bởi hai hình chữ nhật, hoặc là cái balo mini chẳng hạn, miễn là có một chiếc hình cute nào đó ở giữa để làm trọng tâm cho chủ đề mà bạn muốn thể hiện) . Tiếp theo, bạn phát thảo một hình vuông nằm phía bên trái để vẽ ảnh chân dung của mình, ở giữa bạn vẽ thêm hình chữ nhật và phát họa sơ đồ tăng giảm mức độ trong kỹ năng làm việc của mình. Xung quanh bạn có thể vẽ bất kỳ những hình dạng cơ bản nào (tùy ý bạn thích), bạn đặt ở điểm đầu và điểm cuối và ghi chú thông tin cá nhân, kinh nghiệm làm việc theo từng cấp độ, bạn có thể đánh dấu mũi tên tăng giảm hoặc kéo dài từ điểm xuất phát đến cuối sơ đồ. Ta - ra thế là bạn đã có một sơ đồ profile như mong muốn. À quên bạn có thể tô màu hoặc thêm hoa lá cành vào cho bắt mắt nhé.
Các bước cơ bản để sử dụng những hình dạng cơ bản:
- Vẽ tượng trưng
- Vẽ trừu tượng
- Vẽ những hình dạng vui nhộn
- Sử dụng một vài dụng cụ hữu ích
5. Sơ đồ tư duy (Mind Mapping)
Trong lúc học mình đã vẽ lại một sơ đồ tư duy cụ thể trên giấy (đây là một số ý tưởng cho ví dụ ở mục 1). Vì mình không vẽ trực tiếp trên spiderum nên mình sẽ chụp lại cho mấy bạn tham khảo.
Các mẹo để giúp bạn sử dụng tốt hơn Visual Thinking
- Bắt đầu ở trung tâm (Start in the center)
- Viết tự do (Free write)
- (Hãy tìm những mối quan hệ tự nhiên) Look for natural associations
- (Hãy vắc hết ý tưởng trong chủ đề của bạn) Exhaust your topics
- Luôn giữ cho mình sự vui vẻ (Keep it fun)
- Đừng loại trừ những giải pháp kì lạ (Don't rule out surreal solutions)
- Cho mình một khoảng thời gian giới hạn - chỉ 5 hoặc 10 phút (Give yourself a time limit - just 5 or 10 minutes)
- Dùng màu sắc và đường nét để kết nối ý tưởng (Use colors and line to group and connect ideas)
Ở trên là 5 phần cơ bản nhất khi gia nhập bộ môn Visual Thinking. Còn 5 phần bài học mình sẽ mô tả ở phần sau (vì khá dài). Mình sẽ đưa ra ví dụ cụ thể cho 6 phần bài học tiếp theo. Năm phần sau sẽ là: biểu đồ hai yếu tố, biểu đồ ba yếu tố, điểm phân tán, biểu đồ kể một câu chuyện, khả năng trực quan, ...
Mình xin giới thiệu một vài kênh học Visual Thinking vừa hay vừa dễ hiểu nè
Chúc mọi người ngày mới vui vẻ!!!
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất