Nguyên tắc vàng trong tài chính cá nhân
Phổ biến về quản lý tài chính cá nhân là một ý tưởng tuyệt vời. Đặc biệt là những người trẻ tuổi. Những người cần hiểu những điều cơ bản về chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư hoặc quản lý tín dụng
Phổ biến về quản lý tài chính cá nhân là một ý tưởng tuyệt vời. Đặc biệt là những người trẻ tuổi. Những người cần hiểu những điều cơ bản về chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư hoặc quản lý tín dụng. Tuy nhiên, hiểu các khái niệm cơ bản không phải là một con đường đảm bảo hiệu quả.
Bản chất và tâm lý con người thường dễ bị lung lay và đi chệch hướng kế hoạch. Các nguyên tắc cốt lõi sau đây có thể giúp anh chị đi đúng hướng. Sau khi, chúng ta đã có một số hiểu biết nhất định về quản lý tài chính cá nhân.
#1. Biết cái gì là mục tiêu cần ưu tiên trong quản lý tài chính cá nhân
Không có một công thức chuẩn mực hay thứ tự ưu tiên nào là đúng cho tất cả. Mục tiêu ưu tiên của mỗi người sẽ rất khác nhau. Hiểu rõ cái ưu tiên của bản thân và gia đình mình trong mỗi giai đoạn sẽ giúp anh chị lập một kế hoạch tài chính thông minh và hiệu quả. Ngoài ra, khi biết mình ưu tiên vào mục tiêu gì thì tập trung thực hiện điều đó.
#2. Khả năng đánh giá và đưa ra lựa chọn
Đây là kỹ năng quan trọng giúp anh chị không bị dàn trải vào quá nhiều thứ. Lựa chọn hơn nỗ lực là vì thế.
Chị A: “Tôi biết mình muốn 3 mục tiêu và tầm quan trọng giảm dần theo thứ tự rõ ràng”Anh B: “Tôi muốn 10 mục tiêu và chúng đều quan trọng như nhau”.Dĩ nhiên mục tiêu của chị A sẽ khả thi để đạt được hơn
Những cá nhân đầy tham vọng luôn có một danh sách các ý tưởng và mong muốn. Nhưng thực tế mà nói, thời gian và nguồn lực đều là những thứ có giới hạn. Phần lớn số đông đều không sinh ra ở vạch đích. Vì thế, chúng ta nên lựa chọn để có chiến lược quản lý tài chính một cách khôn ngoan.
#3. Kỹ năng kiềm chế trước cám dỗ chi tiêu
Thật sự đây là một kỹ năng khó. Ngay cả tôi cũng nhiều lần quên đi “bức tranh lớn” khi đứng trước những cám dỗ. Học cách hạn chế chi tiêu vào các tài sản không tạo ra giá trị. Điều này càng đặc biệt đúng trước khi đạt được mục tiêu ngắn hạn hoặc trả dứt các khoản nợ.
#4. Tài chính cá nhân là kỷ luật với chính bản thân
Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của tài chính cá nhân là tiết kiệm có hệ thống. Như mình đã chia sẻ ở bài viết “Tài chính cá nhân – Đừng để tiền rơi”. Việc theo dõi chi tiêu hàng tháng, xác định ngân sách và kiểm soát nó cần không ít nỗ lực. Hãy biến nó thành sức mạnh của thói quen bằng kỷ luật với chính bản thân mình.
Giả sử thu nhập ròng của gia đình bạn là 60 triệu mỗi tháng. Chi tiêu của gia đình bạn ở mức tối thiểu là 34 triệu và ở mức tiêu chuẩn là 40 triệu. Có rất nhiều lựa chọn để thực hiện xung quanh 20 triệu còn lại. Nếu không kỷ luật và quên mất ưu tiên ngắn hạn là trả dứt khoản dư nợ tồn đọng 100 triệu.
Lý tưởng nhất, là vào ngày nhận lương thì chuyển khoản thặng dư ước tính này qua một tài khoản tiết kiệm khác. Chỉ để lại 40 triệu trong tài khoản thanh toán sử dụng hàng ngày. Điều này có thể giúp bạn dễ dàng gói ghém chi tiêu trong ngân sách đặt ra.
#5. Nhận thức về thời gian
Càng thực hiện quản lý tài chính cá nhân sớm. Anh chị càng nhanh chóng đạt được những mục tiêu đặt ra ít chông gai hơn. Rồi sau đó, chúng ta sẽ có câu chuyện để bàn và hướng đến đó là “tự do tài chính”.
Thời gian luôn là một biến số quan trọng trong bức tranh tài chính. Giá trị của đồng tiền qua thời gian sẽ thay đổi do ảnh hưởng của lạm phát. Giá trị của món hàng bạn mua được với 1 triệu của 10 năm trước sẽ khác với giá trị của món hàng bạn mua bằng 1 triệu của ngày hôm nay. Trì hoãn hành động có thể làm chậm khả năng đạt được mục tiêu nghỉ hưu ở tuổi 50. Đó là một ví dụ.
Vì thế, hãy bắt tay thực hiện ngay hôm nay nhé!
Happy reading!
Học vẽ cuộc sống
Kỹ năng
/ky-nang
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất