Chồng dùng chậu nhựa đưa vợ con đi sơ tán bão lũ là hình ảnh cắt từ video trên YouTube
Chồng dùng chậu nhựa đưa vợ con đi sơ tán bão lũ là hình ảnh cắt từ video trên YouTube
Chủ đề nóng nhất hiện nay xoay quanh việc doanh nghiệp của anh A ủng hô bao nhiêu tiền hay anh nổi tiếng X đã làm được điều gì để giúp đỡ những người gặp nạn.
Nhưng liệu sự ủng hộ chỉ đơn thuần là một con số hay còn điều gì khác? Số tiền của anh A trở thành nguồn lực thực tế, trong khi sức ảnh hưởng của anh X biến thông điệp đó thành câu chuyện lan truyền khắp cộng đồng, thu hút nhiều sự chú ý và hỗ trợ hơn. Đó chính là mô hình "Win Win Win," nơi cả ba bên đều có lợi: doanh nghiệp của anh A, anh nổi tiếng X, và cộng đồng - phần 1
Nhưng điều đáng suy ngẫm ở đây là, khi mọi người đều thắng, thì liệu có ai là người thua không? HAY CHÍNH VIỆC KHÔNG TÌM RA AI THUA CUỘC ĐÃ KHIẾN CHO KẾT QUẢ NÀY TRỞ NÊN HOÀN HẢO?
Thực tế, mức độ lan tỏa không phụ thuộc vào việc anh A đã quyên góp bao nhiêu tiền hay độ nổi tiếng của anh X như thế nào. Yếu tố quyết định nằm ở mức độ tương tác mà mẩu tin đó nhận được. Tương tác bao gồm mọi hành động từ việc người xem nhấn like, thả tim, bình luận, chia sẻ, thậm chí cả những cảm xúc tiêu cực như phẫn nộ. Càng nhiều tương tác, mẩu tin sẽ càng lan rộng và gây chú ý.
Một trong những cách hiệu quả nhất để tăng tương tác là tạo ra "drama."
Khi có drama, người ta dễ bị thu hút. Anti-fan vào chỉ trích, fan nhảy vào bảo vệ, và rồi chủ nhân của mẩu tin phải đứng ra xin lỗi hoặc đính chính. Càng nhiều drama, câu chuyện càng trở nên nóng hơn, thu hút thêm nhiều người bàn tán.

VẬY AI LÀ NGƯỜI "LOSE" TRONG TRÒ CHƠI NÀY?

Đó chính là cộng đồng mạng – những người bỏ thời gian, công sức và cảm xúc để tham gia vào cuộc tranh cãi, vô tình trở thành nguồn năng lượng (fuel) giúp cho mẩu tin tiếp tục bùng nổ. Nếu không có họ, câu chuyện sẽ nhanh chóng rơi vào quên lãng.