Ngữ văn ngày nay - áp dụng trí tưởng tượng và sáng tạo như 1 công thức
Một ý tưởng vĩ đại sẽ là 1 ý tưởng khiến người khác bật cười khi bạn kể về nó.
Cách đây vài hôm, trước ngày thi môn Ngữ Văn, tôi thấy các bạn cắm đầu miệt mài học bài chăm chỉ, nhưng học ở dây là học tài liệu có sẵn được trích trong những bài văn mẫu hay nhất lớp 11 , hay nhiều bạn học trên sách tham khảo để giảm rủi ro học trùng tài liệu . Tại thời điểm ấy, tôi mới nhận ra môn ngữ văn ngày nay đã ngày càng đi xuống và dã cắt bỏ gốc rễ của rất nhiều nhân tài văn học.
bài viết sẽ chia ra 2 phần :
1/ Sự nhàm chán đến phát ngấy của Ngữ Văn Truyền Thống
2/Lời kết
SỰ NHÀM CHÁN ĐẾN PHÁT NGẤY CỦA NGỮ VĂN TRUYỀN THỐNG
1 - phân tích thơ hay những văn học đã không phải là xu hướng của thời đại hiện nay
Những bài thơ nhu Tràng giang, Đầy thôn vĩ dạ, Ông Đồ có lẽ sẽ hay trong thời kỳ của nó thay vì cứ ép buộc học sinh phải học chúng trong thế giới khác xa so với cuộc sống của những tác giả ngày ấy. Khi học những tác phẩm này, vài bạn sẽ khen bài này hay, bài kia hay, nhưng hay ở đây chỉ là nội dung bài đó khá hơn so với các bài vă khác, dù các bạn có khen nó hay đến đâu thì sự thật rằng khi kết thúc kì thi, 1 chữ trong tác phẩm các bạn cũng chẳng màng đọc lại. như 1 thiết yếu, Văn học phù hợp với người này nhưng có thể chúng không phải là đam mê của phần còn lại, giống như lịch sử vậy, phải ai đam mê chúng thì mới có thể cảm nhận rõ và chủ động tìm đến chúng như một sở thích cốt yếu.
hầu hết các bài thơ chỉ nói về vấn đề ngay tại thời điểm cha ông như vấn nạn đói nghèo, chiến tranh khốc liệt, nỗi đau mất nước,... rõ ràng là chúng ta đã được học cách tụ hào về dân tộc và cũng đã dược nghe những câu chuyện ông cha ta đã sống chết với các nạn đói, mù chữ năm xưa như nào, nhữnng lời kể này hiển nhiên tác động đến tâm trí ta mà không cần phải thông qua các tác phẩm. Mình bỗng nhớ lại 1 câu phản biện đã thu hút đông đảo cộng đồng, trong đó có mình, dược phát sóng trên chương trình Trường Teen: "Học sinh chỉ chán học Lịch sử trên trường chứ không học sinh nào chán lịch sử dân tộc cả!". Câu nói này cũng đâ nói lên quan điểm sâu sắc về việc học văn ở trường học ngày nay
2 - Thiếu sự tham gia và tương tác
Ngữ văn truyền thống thường là một trải nghiệm đơn phương, trong đó người viết giao tiếp thông qua tác phẩm của mình và độc giả chỉ là người tiếp nhận. Thiếu sự tương tác và tham gia của độc giả có thể làm cho trải nghiệm đọc trở nên nhàm chán và mất hứng thú. Cũng chính vì vậy, những bài thơ xưa mang có hàm chứa rất nhiều ẩn ý của tác giả và cả những từ ngữ hán việt thời xưa, khiến chúng ta rất khó để diễn đạt được hết ý của tác, ngay cả những câu từ đã được dịch ra từ các bài thơ nguyên tác, vẫn rất ít bạn có thể hiểu và phân tích theo đúng ý bài thơ, nhưng thực sự những gì sách vở phân tích, hay cả những bài học của các thầy cô có thật sự thể hiện rõ hết ý của tác giả, hay tất cả các nội dung đều chỉ được truyền tay qua các thế hệ từ năm này đến năm khác theo 1 công thức nhất dịnh ?
3 - "Yêu Ngữ Văn vì chúng tôi yêu điểm của nó"
Dần dần, việc học ngữ văn đơn giản là chỉ học thuộc hay chép theo ý các bạn học sinh giỏi văn chứ chả cần 1 bộ óc tư duy phản biện, hay nói đúng hơn, dù các bạn có sáng tạo đến đâu thì khi viết văn, bạn làm sai ý trong bảng tiêu chí chấm điểm thì bài viết của bạn sẽ không được đánh giá cao. Nhưng ở 1 thời đại coi trọng điểm số như ngày nay, đặc biệt là ở Việt Nam ngay tại thời điểm này, các bạn trẻ bất lực đành phải học thuôc ý của giáo viên để làm đẹp sổ học bạ. Nhưng việc học thuộc 1 cách máy móc tất nhiên sẽ hạn chế khả năng tư duy sáng biện cũng như sáng tạo của các học sinhNhiều anh chị đã nói với mình rằng các anh chị hối tiếc vì ngày xưa không dám phát triển bài văn theo lối tư duy riêng mình mà chỉ chăm chăm nghe theo giáo viên như những chú robot vì những con điểm, các anh các chị chỉ yêu điểm của nó, chứ chẳng luyến tiếc gì ngữ văn. Hầu hết các bạn ngày nay thừa nhận rằng, nếu cứ áp dụng mãi lối dạy Văn khô khan như vậy, sô lượng học sinh yêu thích môn Văn sẽ ngày tuột dốc không phanh.
4 - Nội dung vẫn chưa đa chiều :Hẳn các bạn còn nhớ, chúng ta được hoc nhiều tác phẩm văn học như : Sọ Dừa hay Tấm Cám,.. trong sách ngữ văn 6 và ngữ văn 10 , câu chuyện luôn cho rằng người tốt sẽ luôn là nhân vật chính diện hay người ác ắt sẽ gặp quả báo. Nhưng nhìn vào thực tế cuộc sống ngày nay, người tốt vẫn có thể là tội nhân và kẻ ác cũng từ người tốt mà ra. Một ví dụ điển hình là trong bộ phim Joker 2019, câu chuyện kể về quá trình biến thành 1 kẻ phạm nhân tàn nhẫn của một gã hề Joker, sự bất công của xã hội, thái độ thờ ơ của mọi người, vạch đích ở quá xa ngay từ khi sinh ra,... rất nhiều nguyên nhân đã khiến 1 người bình thường lại sa vào con đường tội ác. Trong phim, dường như ai cũng có lỗi với joker, và 1 trong số đó là 3 thanh niên đã đánh đập anh mà không chịu tìm hiểu kỹ vấn đề, nhưng mọi người lại thương hại bọn chúng chỉ vì chúng được thương hại bởi 1 quý ông giàu có và quyền lực, nếu đổi lại người chết là Athur ( tên nhân vât trước khi hóa thành Joker), sẽ chẳng ai quan tâm đến anh ta , có lẽ cũng chỉ xem anh như 1 con chó hoang chết dẫm bên đường. Toàn bộ câu chuyện trong bộ phim sẽ cho chúng ta 1 cái nhìn đa chiều về cuộc sống, chứ không phải những câu chuyện hoang đường như Tấm bị Cám giết vô số lần, để rồi cũng được hồi sinh tần ấy lần và trả thù Cám. Trong cuộc sống, chết là hết, không có hồi sinh như game hay truyện. Đó là sự khác biệt rõ ràng nhất giữa văn học và cuộc sống, văn học có thể tạo ra những tình tiết hư cấu, còn cuộc sống thì không. Theo quan điểm cá nhân, tôi thấy việc giáo dục bằng những câu chuyện gắn liền với cuộc sống đời thường sẽ khơi gợi được niềm yêu văn học hơn và giúp chúng hiểu được thực tế ở ngoài đời để sau này chúng không bị hoang mang hay "shock" khi bắt đầu hành trình mưu sinh trên con đường của mình, thay vì cố gắng phân tích những câu chuyện kỳ ảo rồi đúc kết ra 1 bài học mà ai cũng biết.
LỜI KẾT:
Thừa nhận học Ngữ Văn cũng giúp chúng ta mở mang 1 quan điểm mới trong vài tác phẩm và cũng đã khơi gợi được niềm yêu văn học của các bạn học sinh đang lạc lối trước dây, Nhưng đó là thiểu số, mà thiểu số thì thường lại được ít quan tâm nhiều hơn đa số. Mỗi người là 1 ý tưởng độc đáo duy nhất trong xã hội này, vì vậy gam màu cuộc sống hay lăng kính của các cá thể cũng sẽ riêng biệt. Đó là lý do chúng ta chi nói hợp nhau hay hiểu nhau chứ chẳng thể giống nhau, chúng ta chỉ đồng nhất ở 1 khía cạnh nhất định. Sự khác biệt này đã tô màu cho cuộc sống thêm đa dạng và độc đáo, Tại sao không để các bạn tô những gam màu này vào chính tác phẩm và ý tưởng của họ?Hy vọng giáo dục sẽ có 1 góc nhìn mới và hoàn thiện hơn cho cách giáo dục hiện nay ở nước ta.
Về mặt cá nhân, mình ủng hộ các bạn hãy cứ là chính mình, mặt kệ lời dèm pha của giáo viên, ngó lơ những lời bàn tán hạ thấp giá trị bài văn của bạn, rồi bạn sẽ thấy hạnh phúc hơn nhiều so với việc đạt điểm cao nhưng đấy là chất xám của người khác hay bạn đang cố gắng biến mình thành 1 con robot gương mẫu của nhà trường. Rồi bạn sẽ dần nhận ra, những tác phẩm của bạn sẽ hỗ trợ cho những ý tưởng phá cách sau này.
Một ý tưởng vĩ đại sẽ là 1 ý tưởng khiến người khác bật cười khi bạn kể về nó.
<Seo Cat>
Giáo dục
/giao-duc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất