Ngữ pháp câu điều kiện và yếu tố triết học, logic hàm chứa trong đó
Khái niệm câu điều kiện Câu điều kiện (conditional sentence) là những câu thể hiện mối quan hệ giả thiết - hệ quả, hay có thể nói...
Khái niệm câu điều kiện
Câu điều kiện (conditional sentence) là những câu thể hiện mối quan hệ giả thiết - hệ quả, hay có thể nói đơn giản là nếu - thì.
Ví dụ:
- I will stay at home if it rains.
- If I get the first prize in this competition, I will be awarded $10,000.
- I could marry her if I were you.
- If pig had wings, they would look very funny.
- The swan would be very expensive if swans were black.
- If I had been more careful yesterday, there wouldn’t have been the accident.
- I could have had a better job if I study harder in the school.
Có thể thấy ngay từ các ví dụ trên, để thành lập câu điều kiện, cần có ít nhất 2 mệnh đề:
- Mệnh đề giả thiết: là mệnh đề có chứa if, nêu lên giả thiết của câu (if it rains).
- Mệnh đề hệ quả: hay còn gọi là mệnh đề chính, nêu lên hệ quả nếu như giả thiết được đưa ra là đúng (I will stay at home).
Cần lưu ý rằng, 2 mệnh đề này có thể đảo vị trí cho nhau. Nếu mệnh đề giả thiết đứng trước thì giữa hai mệnh đề cần ngăn cách bằng dấu phẩy (,) còn nếu ngược lại thì không cần.
Phân loại
Câu điều kiện được phân loại dựa trên khả năng đúng hoặc sai của mệnh đề giả thiết.
Nếu mệnh đề giả thiết có thể đúng, chúng ta có loại thứ nhất:
Loại 1: Câu điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai
Ví dụ:
- If you tell me exactly number of triangle in this picture, I will give you 500k VND.
- I will stay at home if it rains.
Công thức:
If + S + V(Hiện tại đơn), S + will/may/might/must + V(nguyên thể)
Giải thích:
Ở câu thứ nhất, mệnh đề giả thiết là “you answer exactly number of triangle in this picture”. (bạn có thể trả lời chính xác số lượng hình tam giác trong bức hình này)
Nếu tôi hiểu rõ khái niệm thế nào là một hình tam giác, thì tôi hoàn toàn có thể trả lời đúng, tức là mệnh đề giả thiết hoàn toàn có thể xảy ra tại thời điểm hiện tại (thời điểm 2 người nói với nhau)
Ở câu thứ hai, mệnh đề giả thiết là “it rains”. Rõ ràng, ở thời điểm hiện tại trời không mưa bởi vì nếu trời đang mưa thì chẳng phải nếu làm gì nữa. Nhưng trong tương lai, trời có thể mưa.
Hãy tưởng tượng một bối cảnh có thể của câu này: Bạn có một cuộc hẹn vào buổi sáng với một người bạn. Bạn mở cửa ra và thấy những đám mây đen kịt ở phía bầu trời đằng Đông. Bạn nhấc phone lên và gọi cho người bạn của mình: Nếu trời mưa, tao sẽ ở nhà.
Nếu mệnh đề giả thiết sai, ta có kiểu thứ hai và thứ ba.
Loại 2: Câu điều kiện không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai
Ví dụ:
- If pig had wings, they would look very funny.
- If swans were black, they would be very expensive.
Công thức:
If + S + V(Quá khứ đơn), S + Would/Could + V(nguyên thể)
Giải thích:
Ở câu thứ nhất, mệnh đề giả thiết là “pig had wings” (Lợn có cánh). Bạn nghĩ rằng lợn có thể có cánh được không? Khả năng này gần như là không thể xảy ra.
Ở câu thứ hai, mệnh đề giả thiết là “swans were black” (những con thiên nga có màu đen). Thiên nga đen à? Không thể, thiên nga chỉ có màu trắng thôi.
Loại 3: Câu điều kiện không thể xảy ra ở quá khứ
Ví dụ:
- If I had studied hard in the school, now I could have had a better job.
- If I had driven more careful yesterday, there wouldn’t have been the accident.
Công thức:
If + S + V (quá khứ hoàn thành), S + would + have + V(phân từ 2)
Giải thích:
Ở câu thứ nhất, mệnh đề giả thiết là I had studied hard in the school (tôi học chăm chỉ ở trường). Người nói trong câu này hối hận vì anh ta đã không học chăm chỉ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vì vậy giờ đây công việc của anh ta không tốt. Rõ ràng, không một ai có thể thay đổi quá khứ.
Ở câu thứ hai cũng tương tự. Người nói đã lái xe bất cẩn và gây ra một tai nạn. Và anh ta hối hận, mong ước rằng mình đã không lái xe bất cẩn như vậy.
Những điều thú vị khi phân tích ngữ pháp câu điều kiện
Nhìn kĩ vào công thức và cách giải thích của 3 loại câu điều kiện nêu trên, ta có thể thấy được vài điều thú vị.
Có thể xảy ra và Không thể xảy ra
Ranh giới để phân biệt câu điều kiện loại 3 thì rất rõ ràng bởi vì không ai có thể quay ngược thời gian để trở về quá khứ và thay đổi nó.
Tuy nhiên, ranh giới phân biệt câu điều kiện loại 1 và loại 2 lại không thật sự rõ ràng. Hãy trở lại ví dụ về con thiên nga:
If swans were black, they would be very expensive.
Người nói đang cho rằng, những con thiên nga không thể có màu đen. Có lẽ người nói chỉ toàn nhìn thấy những con thiên nga màu trắng và chưa nhìn thấy thiên nga màu đen. Nhưng thực tế, thiên nga đen có tồn tại !
Theo như lý thuyết, nếu mệnh đề giả thiết có thể đúng thì đó là loại 1, còn nếu sai (trong hiện tại & tương lai) thì đó là loại 2. Tuy nhiên, việc phân biệt điều gì là đúng, điều gì là sai bản thân nó vẫn chứa đựng rất nhiều vấn đề gây tranh cãi.
Cụ thể ở trong ví dụ này, đúng hay sai lại phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của người nói. Nếu người nói biết rằng có loại thiên nga màu đen thì câu trên đã được chuyển thành loại 1.
Chiều của suy luận
Xét lại ví dụ:
If it rains, I will stay at home (Nếu trời mưa, tôi sẽ ở nhà)
Để hiểu khái niệm chiều của suy luận là gì, hãy thử đặt vấn đề ngược lại. Giả sử như tôi đang ở nhà thật, thì trời có mưa không? Chưa thể kết luận được, trời có thể mưa, có thể không. Tôi có thể ở nhà vì một lý do khác chứ không phải do trời mưa.
Như vậy, suy luận ở câu này có chiều đi từ mệnh đề giả thiết đến mệnh đề hệ quả mà không có chiều ngược lại. Nếu bạn suy luận ngược lại, tức là nói I am staying at home, so it rains, bạn đã mắc một lỗi ngụy biện trong logic có tên: Xác nhận hệ quả (affirming consequence).
Chưa hết, hãy xem tiếp ví dụ sau đây:
If this animal is a cat, it must be a mammal. (nếu đây là một con mèo, nó phải là một loài động vật có vú
Đây là câu điều kiện loại 1. Điểm đặc biệt trong câu này nằm ở từ must.
Khác với từ will ở ví dụ trên, từ must thể hiện hàm ý một sự chắc chắn. Nếu con vật này là mèo thì chắc chắn 100% loài vật này là một loài động vật có vú. Bất kì khi nào ta có mèo, ta có động vật có vú.
Hay nói cách khác: Trở thành mèo là điều kiện đủ để trở thành động vật có vú.
Vẫn ví dụ trên, nhưng thay đổi một chút ta được:
If this animal is a mammal, it might be a cat.
Ở đây, ta chỉ có thể dùng might (có thể) bởi vì nếu chỉ là động vật có vú thôi thì con vật này có thể là chó, trâu, bò, lợn, …
Tuy nhiên, trở thành động vật có vú là một điều kiện cần thiết để trở thành mèo bởi vì, nếu là một loài chim, loài vật này chắc chắn không thể gọi là mèo.
Ta có thể nói: Trở thành động vật có vú là điều kiện cần để trở thành mèo.
Điều kiện cần, điều kiện đủ là hai khái niệm được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm, hãy đọc bài viết này.
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất