Sự ra đời của thuyết ngũ hành
Nếu sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới việc tìm hiểu quá trình phát sinh của nó và hình thành triết lý âm dương. Thì ý tưởng tìm hiểu bản thế giới, giải thích sự vật, hiện tượng một cách rõ ràng và hợp lý hơn đã giúp cho họ hình thành nên thuyết Ngũ hành. Thuyết ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết âm dương.
Sự đề cập đầu tiên về ngũ hành được thấy trong tác phẩm “Kinh thư” ở chương “Hồng phạm” qua lời “Cổ Tử cáo với Vua Vũ nhà Chu”. Trong Cửu trù “Hồng Phạm” thì ngũ hành về mặt tự nhiên được hình thành từ tên của 5 loại vật chất cụ thể (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) và kèm theo tính chất của các loại vật chất đó, năm loại vật chất này không thể thiếu được đối với đời sống con người. Đứng về mặt thiên thời, “Hồng phạm” cho rằng có cái gọi là ngũ “kỷ” (một là năm, hai là tháng, ba là ngày, bốn là các vì sao, năm là lịch số). Về hiện tượng xã hội và hiện tượng tinh thần của con người, “Hồng phạm” đề xuất “ngũ sự” và “ngũ phúc”. Ngũ sự như: “một là tướng mạo, hai là lời nói, ba là trông, bốn là nghe, năm là suy nghĩ”. Ngũ phúc như: “một là thọ, hai là phúc, ba là thông minh, bốn là hiếu đức, năm là khảo trung mệnh”. Qua đó nhận thấy “Hồng phạm” dùng ngũ hành để liên hệ hiện tượng tự nhiên với hiện tượng xã hội, nhằm thuyết minh thế giới là một chỉnh thể thống nhất, có trật tự. Trong tư tưởng đó có chứa đựng nhân tố duy vật, khẳng định ngũ hành là cơ sở của thế giới, tính chất của sự vật đều thể hiện tính năng của năm loại vật chất: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. “Hồng phạm” đã ảnh hưởng rất lớn đến triết học của thời đại sau này. Các nhà duy vật và duy tâm từ những lập trường và giác độ khác nhau mà rút ra từ “Hồng phạm” những tư tưởng phù hợp với mình. Chính “Hồng phạm” và “Kinh dịch” đã tạo nên cái nền của vũ trụ luận.
Nội dung cơ bản của thuyết Ngũ hành
Theo triết học co Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim và Thủy. Năm trạng thái này, gọi là Ngũ hành (五行), không đơn giản chỉ là vật chất như nghĩa đen mà còn là cách người Trung Hoa cổ đại xem xét mối tương tác và sự vận động, chuyên hóa không ngừng của vạn vật trong vũ trụ.
Thuộc tính của các sự vật, hiện tượng theo thuyết Ngũ hành được giải thích tương ứng với từng loại vật chất trong vũ trụ:
Mộc (gỗ): Là hình thái đại diện cho sự sinh trưởng của cây, phát triển theo hướng lên trên, ra bên ngoài. Hoả (lửa): Là sức nóng, mang tính hưởng lên trên. Thổ (đất): Là sự vật mang tính hóa sinh, có tác dụng truyền tải, thu nạp. Kim (kim loại): Gồm những sự vật thanh khiết, thu liễm và đưa xuống dưới. Thuỷ (nước): Mang đặc trưng là tỉnh tư nhuận, hướng xuống dưới.
Ngũ hành tương ứng:
Kim (67) Xám, bạc, trắng Thuỷ (1) Xanh, đen Mộc (34) Xanh lá Hoả (9) Đỏ, hồng, cam, tím Thổ (258) Vàng, nâu
Học thuyết Ngũ hành diễn giải quy luật của vạn vật trong vũ trụ thông qua hai quy luật cơ bản là tương sinh và tương khắc.
Trong ngũ hành tương sinh đồng thời cũng cổ ngũ hành tương khắc, trong tương khắc cũng ngủ có tương sinh. Đó là quy luật chung về sự vận động, biến hóa của giới tự nhiên. Nếu chỉ có tương sinh mà không có tương khắc thì không thể giữ gìn được thăng bằng, có tương khắc mà không có tương sinh thì vạn vật không thể có sự sinh hóa. Vì vậy, tương sinh, tương khắc là hai điều kiện không thể thiểu được để duy trì thăng bằng tương đối của dòng chảy vũ trụ.
Quy luật tương sinh: “là tương tác, nuôi dưỡng, giúp đỡ”, giữa các hành trong ngũ hành đều có quan hệ nuôi dưỡng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát sinh và phát triển. Thuyết Ngũ hành tương sinh chỉ ra mỗi sự vật trong Ngũ hành sinh ra đều có thứ tự, chúng thúc đẩy nhau cùng phát triển, quá trình này lặp đi lặp lại không ngừng.
Mộc sinh Hỏa: Gỗ là nguyên liệu để nhóm lửa, duy trì ngọn lửa. Hỏa sinh Thổ: Lửa sau khi thiêu hết gỗ sẽ thành tro. Thổ sinh Kim: Trong đất có đá, trong đá có kim loại. Kim sinh Thủy: Kim loại nung chảy sẽ chuyển sang dạng lỏng. Thủy sinh Mộc: Nước tưới cho cây phát triển
Quy luật tương khắc: “là chế ước, ngăn trở, loại trừ”, thuyết Ngũ hành tương khắc khái quát mối quan hệ khắc chế của 5 hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ.
Mộc khắc Thổ: Cây hút chất dinh dưỡng trong đất. Tho khắc Thủy: Đất thấm nước, đất chặn dòng chảy của nước. Thủy khắc Hỏa: Nước dập lửa. Hỏa khắc Kim: Lửa làm nung nóng, tan chảy kim loại. Kim khắc Mộc: Kim loại mài sắc dùng để đốn cây.
img_0
Ứng dụng của Ngũ hành trong đời sống văn hóa Việt Nam
Ngũ hành có ứng dụng rất rộng. Bởi lẽ, các “hành” trong Ngũ hành là những khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng. Dưới đây là một số ứng dụng của Ngũ hành theo nhà văn hóa học, giáo sư Trần Ngọc Thêm đã nghiên cứu:
img_1
Có thể thấy ứng dụng của ngũ hành rất đa dạng và chúng cũng được vận dụng linh động tùy theo những trường hợp cụ thể khác nhau. Đặc biệt là những ứng dụng trong văn hóa Việt Nam:
1. Ngũ hành trong kiến trúc phong thủy dương trạch, âm phần
Dương trạch (Nhà ở): người Việt Nam xưa thường chú trọng ngũ hành trong việc xây dựng tô ẩm.
Ví dụ: Nhà ba gian nằm ở vị trí trung tâm theo hành Thổ, thường nhìn về hướng nam. Phía tây là nhà kho chứa công cụ sản xuất của gia đình, biểu trưng cho hành Kim. Phía đông là nhà bếp cũng các loại cây trái phục vụ cho chuyện bếp núc, biểu trưng cho hành Mộc. Phía sau nhà là hướng Bắc, thường có một cái ao hoặc giếng, biểu trưng cho hành Thủy.
Âm phần (Phần mộ): âm phần cũng được người Việt đặt vị trí theo những hướng liên quan đến ngũ hành, nhưng đặc biệt hơn ở một số lăng mộ của vua chúa hoặc những người có công trạng còn có sự xuất hiện của vật biểu.
Ví dụ: Lăng mộ của Trần Thủ Độ (Thái Bình) còn có sự xuất hiện của vật biểu theo ngũ hành: tượng hồ đá ở phía Tây, rồng ở phía Đông, phượng (chim) phía Nam, rùa phía Bắc, lăng mộ nằm ở giữa theo đúng quy định vật biểu trong ngũ hành.
2. Ngũ hành ứng dụng vào hôn nhân gia đình
Trong hôn nhân xưa, người Việt thường chú trọng đến vấn đề tương sinh, tương khắc Ngũ hành trong mệnh tuoi. Nếu như mệnh theo Ngũ hành tương sinh nhau thì cả hai sẽ đi đến hôn nhân lâu dài, hạnh phúc. Nhưng nếu tương khắc nhau, đặc biệt là mệnh người nữ khắc người nam thì cuộc hôn nhân có thể không được diễn ra. Dân gian có câu: “Lấy vợ xem tuổi đàn bà/ Làm nhà xem tuổi đàn ông” cũng là từ niềm tin này. Tuy nhiên, ngày nay, do sự du nhập của văn hóa hiện đại phương Tây, quan niệm này không còn được xem trọng quá nhiều nữa. Người ta đi đến hôn nhân thông qua việc xét sự hợp nhau trong đạo đức, lối sống và đề cao tình yêu hơn cả.
3. Ngũ hành ứng dụng vào Ẩm thực Việt Nam
Trong ẩm thực Việt Nam cũng xuất hiện bóng dáng của ngũ hành, dễ nhận thấy nhất là ứng dụng của các màu sắc.
Ví dụ: Mâm ngũ quả phải đầy đủ 5 quả với 5 màu sắc tượng trưng cho Ngũ hành, thể hiện ước mong tròn đầy, viên mãn trong năm mới, ngoài ra còn có xôi ngũ sắc của người miền núi phía Bắc.
Quan điểm ngũ hành và sự ứng dụng của nó đối với đời sống con người được bàn nhiều nhất trong tác phẩm “Hoàng đế Nội kinh”. Những lời trong bộ sách này đã khẳng định học thuyết ngũ hành có vai trò hết sức quan trọng đối với y học cổ truyền Trung Quốc. Ngoài ra, Ngũ hành còn được áp dụng rất nhiều vào các lĩnh vực khác của cuộc sống như: bói toán, dự báo thời tiết, hợp tác làm ăn,..