Ngồi mòn đít 12 năm ở trường ta nhận được gì ngoài tấm bằng tốt nghiệp THPT ?
Đừng hiểu nhầm tiêu đề của mình, bằng tốt nghiệp THPT rất hữu ích nhé. Có thể kể ra hằng hà công dụng của nó như là lót chuột, làm...
Đừng hiểu nhầm tiêu đề của mình, bằng tốt nghiệp THPT rất hữu ích nhé. Có thể kể ra hằng hà công dụng của nó như là lót chuột, làm thước, quạt tay, vân vân mây mây. Và ngoài ra nó còn một lợi ích nhỏ nhoi khác là để phô-tô ra một tờ giấy A4 được công chứng(hoặc không) để bỏ vào hồ sơ xin việc ở nhà hàng, tiệm cafe hay một xí nghiệp.
Thế nhà nhà, người người cho con em ta xách balo đến trường mỗi ngày, mỗi tuần kể cả thứ 7 và CN để làm gì ngoài nhận được một miếng giấy cứng màu đỏ ghi vài dòng chữ và dấu mộc? À, tất nhiên là để được phép thi vào một trường đại học hay cao đẳng rồi. Còn nếu nói về chủ đề học đại học thì đó sẽ là một câu chuyện và bài viết khác nữa rồi.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là nếu bỏ qua 2 yếu tố nêu trên thì chuyện con em ta sáng thì đến trường, chiều học xong thì vội ăn qua loa để tối lại mang tập vở đến các lớp học thêm để làm gì? (câu hỏi nêu ra được đặt dưới hoàn cảnh nền giáo dục Việt Nam, không phải nước ngoài)
Câu hỏi được đặt ra ở đây là nếu bỏ qua 2 yếu tố nêu trên thì chuyện con em ta sáng thì đến trường, chiều học xong thì vội ăn qua loa để tối lại mang tập vở đến các lớp học thêm để làm gì? (câu hỏi nêu ra được đặt dưới hoàn cảnh nền giáo dục Việt Nam, không phải nước ngoài)
Với một thằng hiếu động như mình thì sau khi nhìn lại một quá trình rất dài ngồi nghe thầy cô đọc, học sinh chép và mọi thứ phải ĐÚNG THEO SÁCH thì đó không phải là những ngày tháng đẹp đẽ mấy. Và sau nhiều năm như vậy thì mình cũng dần dà hiểu được qui luật và đạt được những điểm số đẹp mắt mà phụ huynh thường đem khoe ra với hàng xóm, họ hàng. Chỉ cần làm theo đúng những gì THẦY CÔ GIẢNG và biết vâng lời đi HỌC THÊM đều đặn thì mình nghĩ đứa nào cũng được nhận tấm bằng "Học sinh xuất sắc năm học 20xx-20xx" để dán lên tường hoặc treo trên tủ kính cả.
Tất nhiên là mình đang nói đến phần nhiều và mình phải thừa nhận là học cấp 3 vui vkl ra, nếu được thì mình vẫn muốn quay lại lúc đấy và vẫn sẽ làm những trò cực ngu mình cùng đám bạn từng nghịch.
Mình còn xin nhấn mạnh là mình không phủ nhận vai trò quan trọng của 12 năm học đó. Các bạn có thể thấy được vai trò của nó qua hai bài viết của anh Husky là bài Thiết kế luật chơi trong xã hội và bài Nếu có thể tự học ở bên ngoài thì có cần phải học dại học
Vấn đề mình đặt ra ở bài viết này đó là nền giáo dục Việt Nam đang đào tạo những "thiếu gia phong kiến", những con người được bảo bọc quá mức. Tất cả giáo trình giảng dạy và quá trình dạy học trên lớp đều theo khuôn khổ. Ý mình là, sau tất cả, đầu ra sẽ chỉ là những tờ giấy A4 trắng tinh, với việc học để lên lớp, để vừa lòng gia đình, những kiến thức mà khi làm bài thi thuộc làu làu để rồi đến hè chỉ nhớ được vài chữ. Mình thực sự chưa thấy một đứa bạn thời cấp 3 của mình học vì yêu thích môn học đó cả, nếu có chăng thì vì nó thực sự giỏi môn đó. Một ví cmn dụ là mình có một thằng bạn thân học chuyên văn, đạt giải HSG cấp tỉnh các thứ và nó viết bài mùi mẫn cực kì, bạn phải thấy những status nó up mới được, nghe thực sự có chiều sâu và từng trải. Nhưng thực tế là nó rất ít khi đụng đến bìa chứ đừng nói đến đọc sách, lúc mình hỏi thì nó bảo khi xưa nó chỉ đọc sách văn mẫu và tuyển tập các bài văn hay rồi đi thi thôi :lol:. À, nó còn là một thằng con ngoan mẫu mực, hàng tháng nhận lương từ bố mẹ nhờ việc vâng lời từng chữ mẹ bảo. (Mình không chỉ trích lối sống này, đó là quyết định của thằng bạn mình và mình vẫn rất quí tính cách của nó)
Mình còn xin nhấn mạnh là mình không phủ nhận vai trò quan trọng của 12 năm học đó. Các bạn có thể thấy được vai trò của nó qua hai bài viết của anh Husky là bài Thiết kế luật chơi trong xã hội và bài Nếu có thể tự học ở bên ngoài thì có cần phải học dại học
Vấn đề mình đặt ra ở bài viết này đó là nền giáo dục Việt Nam đang đào tạo những "thiếu gia phong kiến", những con người được bảo bọc quá mức. Tất cả giáo trình giảng dạy và quá trình dạy học trên lớp đều theo khuôn khổ. Ý mình là, sau tất cả, đầu ra sẽ chỉ là những tờ giấy A4 trắng tinh, với việc học để lên lớp, để vừa lòng gia đình, những kiến thức mà khi làm bài thi thuộc làu làu để rồi đến hè chỉ nhớ được vài chữ. Mình thực sự chưa thấy một đứa bạn thời cấp 3 của mình học vì yêu thích môn học đó cả, nếu có chăng thì vì nó thực sự giỏi môn đó. Một ví cmn dụ là mình có một thằng bạn thân học chuyên văn, đạt giải HSG cấp tỉnh các thứ và nó viết bài mùi mẫn cực kì, bạn phải thấy những status nó up mới được, nghe thực sự có chiều sâu và từng trải. Nhưng thực tế là nó rất ít khi đụng đến bìa chứ đừng nói đến đọc sách, lúc mình hỏi thì nó bảo khi xưa nó chỉ đọc sách văn mẫu và tuyển tập các bài văn hay rồi đi thi thôi :lol:. À, nó còn là một thằng con ngoan mẫu mực, hàng tháng nhận lương từ bố mẹ nhờ việc vâng lời từng chữ mẹ bảo. (Mình không chỉ trích lối sống này, đó là quyết định của thằng bạn mình và mình vẫn rất quí tính cách của nó)
Chưa kể đến bệnh thành tích ở các trường học hiện nay, nói hiện nay thì buồn cười vì nó đã đến giai đoạn cuối từ nhiều năm trước rồi. Nếu ai có bố mẹ hay người thân làm nghề nhà giáo ắt hẳn không lạ lẫm gì. Chuyện vớt điểm hay cho lên lớp dù em học sinh đó một chứ bẻ đôi còn không biết để cuối năm xếp hàng thành tích BẰNG TRƯỜNG NGƯỜI TA đã quá đổi quen thuộc.
Vậy là sau một cuộc tình, à nhầm, sau khi ra khỏi lò chúng ta đã đúc được những chàng trai, cô gái sáng sủa, thanh tú. Cho một bài toán tích phân sẽ giải lia lịa trong 5p, còn hỏi khi chiên thịt thì cho dầu vào trước hay thịt vào trước thì ú ớ, trán chảy mồ hôi, miệng run lắp bắp vì bài này ở trường thầy chưa cho bài mẫu, không biết ráp công thức làm theo.
Mục đích việc học để làm gì thì dõng dạc trả lời ngay là để lấy bằng, ra trường mới xin được chỗ làm tốt. Mẹ bảo thế mà, sai thế đách nào được, hihi.
Mục đích việc học để làm gì thì dõng dạc trả lời ngay là để lấy bằng, ra trường mới xin được chỗ làm tốt. Mẹ bảo thế mà, sai thế đách nào được, hihi.
Cái mình thấy thực sự nghiêm trọng ở đây là các trường phổ thông chúng ta chưa định hướng nghề nghiệp cho học sinh, điều mà mình thấy thực sự hệ trọng và cần giải quyết ngay. Ở quê mình và qua mình hỏi thì đa số quê mấy đứa khác cũng vậy, chuyện chọn trường đại học để theo học 49 là do bố mẹ quyết định dùm con cái, 49 là lúc ở trường giỏi môn gì thì cho học theo khối đấy, và như mình nói ở trên thì việc đấy có thể sẽ gây sock cho các bạn đó khi đã bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Vậy 2% còn lại là theo học theo đam mê và sở thích cá nhân lúc 18 tuổi. Thoạt nhìn thì trường hợp thứ 3 nghe có vẻ khá khẩm hơn 2 cái còn lại vì việc theo đuổi đam mê của mình khá là ngầu lòi và có vẻ hứa hẹn hơn.
Nó có vẻ hứa hẹn hơn vì khi theo đuổi đam mê của bản thân, chúng ta sẽ có động lực để học và làm việc, cố gắng af, chăm chỉ vkl. Và rồi hàng giờ làm việc không biết mệt mỏi của ta sẽ đơm hoa kết trái, chúng ta sẽ biết được định nghĩa của từ "thành công". Nếu công việc là đam mê của bạn thì mỗi ngày bạn không phải đi làm!
Nó có vẻ hứa hẹn hơn vì khi theo đuổi đam mê của bản thân, chúng ta sẽ có động lực để học và làm việc, cố gắng af, chăm chỉ vkl. Và rồi hàng giờ làm việc không biết mệt mỏi của ta sẽ đơm hoa kết trái, chúng ta sẽ biết được định nghĩa của từ "thành công". Nếu công việc là đam mê của bạn thì mỗi ngày bạn không phải đi làm!
Nghe bùi tai nhỉ, mình đọc được những câu tương tự như vậy từ rất nhiều cuốn sách trong gian hàng "Kỹ năng" trong nhà sách. Mình nghĩ nhiều bạn mới ra trường cũng sẽ đọc được những câu đại loại như thế giống mình. Các bạn ấy sẽ bắt đầu cảm thấy hối hận, lòng dạ bực bội, tối nằm bứt rứt không ngủ được, ước gì hồi trước mình không để bố mẹ quyết định chọn trường thay bản thân, phải chi mình quyết tâm theo học trường mình thích và rồi bài ca "nếu ... thì ..." bắt đầu. Thế là các bạn cảm thấy mình đã chọn sai trường, sai ngành mất rồi, việc học cũng từ đó mất dần hứng thú, học cho qua môn, cho có cái bằng. Hầy, buần quá, đã trót theo anh ấy, nhầm, là đã trót theo học rồi, giờ đã quá muộn, đành theo thôi chớ biết sao giờ huhu.
A, nhưng mị còn trẻ, mị muấn được học ngành mình thích, cùng lắm là học lại từ đầu, chưa có gì là quá muộn ahihi. Và tất nhiên sẽ có một số bạn nghĩ được như thế.
Tuy nhiên, như thế có dẫn đến một cái kết viên mãn hay không? Theo Steven D. Levit, tác giả cuốn Kinh tế học hài hước thì A và B có thể chúng tương quan lẫn nhau nhưng chưa hẳn A sẽ dẫn đến B. Điều này thường gây nhầm lẫn cho một số người. Theo nghiên cứu của ông thì việc tăng lượng cảnh sát sẽ giúp làm giảm lượng tội phạm vào thập kỷ 90 nhưng việc tăng lượng cảnh sát không phải là nguyên nhân giúp làm giảm lượng tội phạm đột ngột vào thập kỷ 90 ở Mẽo mà sự kiện hợp pháp hóa việc phá thai mới là nguyên nhân chính. Bạn cũng có thể thấy việc số lượng tội phạm tăng lên "cũng giúp" việc tăng số lượng cảnh sát trong thành phố lên. Chi tiết hơn về nghiên cứu này bạn có thể đọc tại đây
Như vậy, việc theo đuổi đam mê cũng có thể giúp bạn thành công, và bạn có thể thành công khi theo đuổi đam mê nhưng việc bạn chọn con đường đi theo đam mê của mình có dẫn đến cái đích là thành công hay không là một chuyện khác. Theo đuổi đam mê chẳng có gì là sai cả, nó thực sự ra trò. Nhưng cái đam mê ở độ tuổi 17, 18 thì chúng ta phải cân nhắc lại. Hãy cùng nhớ lại xem vào cái lúc chúng ta còn có những trò nghịch ngu để đời thì chúng ta đang yêu thích làm gì, chắc hẳn phải có hội họa, nhảy múa, đàn hát và thể thao(tính cả thể thao điện tử nữa nhé mấy ông). Liệu lúc đó chúng ta nên bỏ học, try hard leo rank để go pro và rồi rinh giải một mùa TI kiếm mấy triệu USD? Không, không, không, sách bảo chúng ta phải kết hợp tài năng và sở thích của mình nữa kia. Vậy lúc đấy nếu tôi có năng khiếu tàng hình trước các bạn nữ và thích bơi lội thì tôi nên chọn theo ngành học để trở thành ninja rùa? Nghe không hợp lí chút nào. Việc tìm được năng khiếu của bản thân lúc đấy đã là một sự thử thách rồi chứ chưa kể đến lựa chọn ngành nghề hài hòa giữa năng khiếu và sở thích. Và đấy là chúng ta chưa bàn đến những khó khăn, trở ngại khi đi trên con đường theo đuổi đam mê.
Hệ lụy của việc không định hướng nghề nghiệp cho học sinh từ sớm là khổng lồ. Sẽ có liên tiếp những thế hệ mất định hướng cuộc sống và hoang mang, bối rối trước hàng loạt các lựa chọn, các quyết định và không biết phải làm gì. Liệu tôi có đang tiêu cực quá không, mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi? Có thể như vậy, và cũng có thể là không. Theo cục thống kê lao động quí II năm 2017 thì Việt Nam đang có 1,1 triệu người thất nghiệp trong tổng số 53,4 triệu người trong độ tuổi lao động, ước tính chỉ có 2,28% thôi mà.
Thế chúng ta phải khuyên con em làm gì? Học cũng không được, bỏ học cũng không xong, đi theo đam mê cũng không nốt. Thôi thì cho cả đám đập đầu vào gối chết hết cho rồi hay sao. Theo mình thì câu trả lời là hãy làm những gì mà bản thân giỏi. Việc bạn giỏi ở một lĩnh vực nào đấy ngoài đem lại lợi ích cho bản thân còn mang lại lợi ích cho người khác và xã hội nữa. Chuyện này là không bàn cãi (đang nói đến làm việc hợp pháp, không vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội).
Vậy làm thế nào để biết mình giỏi cái gì? Nếu bạn chưa biết và chưa tìm ra được thì theo mình chỉ có một lựa chon duy nhất cho bạn là hãy khám phá. Hãy thử làm những điều mới mẻ, bạn cũng có thể phát hiện ra đam mê thực sự của mình ở quá trình này. Khi bạn tiếp tục khám phá bạn sẽ học được thêm những điều mới, tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm sống, gặp gỡ thêm nhiều người bạn và có thể là tri kỉ của bạn không chừng.
Bài viết từ một thằng sinh viên đh kinh tế năm 2 đang làm thực tập, tính ra là nghề thứ 4 và still hoang mang.
Em hi vọng anh/ chị sẽ cho em những lời khuyên về những vấn đề sau:
- Em biết bản thân phải làm gì nhưng thực sự chưa bắt tay vào làm. Em không biết mục tiêu dài hạn của mình là gì. Việc đấy thực sự làm em thiếu động lực.
Ví dụ: Em đã tập được thói quen ngủ sớm hơn nhưng vẫn dậy muộn, nếu dậy sớm thì cũng tắt báo thức rồi ngủ tiếp, dù tối hôm trước có kế hoạch sáng mai sẽ làm gì.
- Làm thế nào để là người có trách nhiệm, em tự nhận là một người có trách nhiệm với công việc của mình làm, nhưng còn trách nhiệm với việc mình chưa làm thì không.
Ví dụ: Có những hôm em tắt máy đt và không trả lời tin nhắn hay cuộc gọi nào cả, chỉ ngồi xem phim hoặc chơi game. Sau đó em thường phải làm bù lại để sửa chữa sai lầm của mình.
Em cảm ơn.
Tham khảo các nguồn:
Thế chúng ta phải khuyên con em làm gì? Học cũng không được, bỏ học cũng không xong, đi theo đam mê cũng không nốt. Thôi thì cho cả đám đập đầu vào gối chết hết cho rồi hay sao. Theo mình thì câu trả lời là hãy làm những gì mà bản thân giỏi. Việc bạn giỏi ở một lĩnh vực nào đấy ngoài đem lại lợi ích cho bản thân còn mang lại lợi ích cho người khác và xã hội nữa. Chuyện này là không bàn cãi (đang nói đến làm việc hợp pháp, không vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội).
Vậy làm thế nào để biết mình giỏi cái gì? Nếu bạn chưa biết và chưa tìm ra được thì theo mình chỉ có một lựa chon duy nhất cho bạn là hãy khám phá. Hãy thử làm những điều mới mẻ, bạn cũng có thể phát hiện ra đam mê thực sự của mình ở quá trình này. Khi bạn tiếp tục khám phá bạn sẽ học được thêm những điều mới, tích lũy thêm được nhiều kinh nghiệm sống, gặp gỡ thêm nhiều người bạn và có thể là tri kỉ của bạn không chừng.
Bài viết từ một thằng sinh viên đh kinh tế năm 2 đang làm thực tập, tính ra là nghề thứ 4 và still hoang mang.
Em hi vọng anh/ chị sẽ cho em những lời khuyên về những vấn đề sau:
- Em biết bản thân phải làm gì nhưng thực sự chưa bắt tay vào làm. Em không biết mục tiêu dài hạn của mình là gì. Việc đấy thực sự làm em thiếu động lực.
Ví dụ: Em đã tập được thói quen ngủ sớm hơn nhưng vẫn dậy muộn, nếu dậy sớm thì cũng tắt báo thức rồi ngủ tiếp, dù tối hôm trước có kế hoạch sáng mai sẽ làm gì.
- Làm thế nào để là người có trách nhiệm, em tự nhận là một người có trách nhiệm với công việc của mình làm, nhưng còn trách nhiệm với việc mình chưa làm thì không.
Ví dụ: Có những hôm em tắt máy đt và không trả lời tin nhắn hay cuộc gọi nào cả, chỉ ngồi xem phim hoặc chơi game. Sau đó em thường phải làm bù lại để sửa chữa sai lầm của mình.
Em cảm ơn.
Tham khảo các nguồn:
Việt Nam đang có bao nhiêu người thất nghiệp?
Theo Tổng cục Thống kê, đến quý II, ước tính Việt Nam có 53,4 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ước tính khoảng 2,28%, tương đương 1,1 triệu người.news.zing.vn
https://tiki.vn/kinh-te-hoc-hai-huoc-tai-ban-sach-bo-tui-p353156.htmlTheo Tổng cục Thống kê, đến quý II, ước tính Việt Nam có 53,4 triệu người trong độ tuổi lao động. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ước tính khoảng 2,28%, tương đương 1,1 triệu người.news.zing.vn
Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất