"Du hành thời gian" đã không còn là một cụm từ quá xa lạ đối với nhiều người. Nó giống như việc chúng ta dùng cỗ máy thời gian của Doraemon và quay trở về quá khứ để quan sát cũng như tác động đến những hành vi đã từng xảy ra.
Du hành vượt thời gian. Ảnh: Google
Du hành vượt thời gian. Ảnh: Google
Con người luôn khao khát mình có thể quay về quá khứ, để làm gì ư? Mỗi người một lý do, tên tử tù thì muốn quay về quá khứ để sửa chữa sai lầm, ông chồng thì muốn quay lại quá khứ để ngăn chính mình kết hôn với bà vợ hoặc ngược lại, vân vân và mây mây...
Nhưng liệu việc du hành thời gian có khả thi? Ít nhất theo mình biết thì đến thời điểm hiện tại, khoa học chưa thể thực hiện điều đó, và một trong những kẻ thù dường như là bất khả chiến bại của việc du hành thời gian, đó là "nghịch lý ông nội".
Nghịch lý ông nội là một vấn đề trong nghịch lý trong du hành thời gian , hay hiểu đơn giản là vấn đề không thể hiểu hoặc không có cách giải, lần đầu tiên được miêu tả bởi nhà khoa học giả tưởng Rene Barjavel trong quyển sách Le Voyageur Imprudent (Nhà du hành khinh suất) xuất bản năm 1943.
Điều nghịch lý được mô tả như sau: Có một người đàn ông du hành thời gian về quá khứ và giết ông nội mình trước khi ông mình cưới bà nội. Kết quả là cha của anh ta sẽ không được sinh ra, điều đó dẫn tới người đàn ông đó sẽ không bao giờ được ra đời thì làm sao anh ta có thể du hành về quá khứ. Nhưng nếu anh không về quá khứ để giết ông nội mình thì ông nội anh phải còn sống và điều đó nghĩa là anh vẫn được ra đời và có thể vượt thời gian để giết ông nội mình.
Ảnh: THANHCADU.BLOGSPOT.COM
Ảnh: THANHCADU.BLOGSPOT.COM
Đây là một tình huống rất thú vị làm mỗi chúng ta phải tự nghiền ngẫm lại, nó cũng làm các khoa học gia phải đau đầu. Nhiều cách lý giải cũng được đưa ra để làm cho việc du hành thời gian từ "bất khả thi" trở nên "khả thi", một trong số đó là thuyết "đa vũ trụ".
Đa vũ trụ. Ảnh: Google
Đa vũ trụ. Ảnh: Google
Theo thuyết "đa vũ trụ" thì vũ trụ chúng ta đang sống chỉ là một trong nhiều (hoặc vô số) vũ trụ đang tồn tại! Và các vũ trụ khác cùng tồn tại vật chất, ý thức, thời gian,... giống vũ trụ của chúng ta, và đây là cách các nhà khoa học lý giải cho nghịch lý trên theo thuyết đa vũ trụ.
Ví dụ: Nếu cháu nội (tên A) đi ngược thời gian về giết ông nội mình thì người ông nội đã chết chỉ chết trong thế giới đó nhưng vẫn sống trong thế giới mà A sống. Từ lúc A về giết ông nội mình trong quá khứ, nó tách rời thế giới trong quá khứ ra khỏi thế giới trong tương lai. Nghĩa là trên nguyên lý thì đó là quá khứ nhưng vì A đã thay đổi nó, nó trở thành một nhánh khác (hiểu tạm là thế giới khác). Có thể hiểu như là hai thế giới hoàn toàn khác biệt với nhau. Một thế giới ông nội A vẫn sống hoặc chết vì già hay bệnh, còn một thế giới khác thì ông nội A bị A giết và thế giới đó bố A và A không hề tồn tại.
Ví dụ cho nhiều thế giới: Một người đang tính đi tắm hay đi chơi. Anh ta quyết định đi tắm nhưng thực ra ở một thế giới khác anh ta quyết định đi chơi. Hiểu tạm như từng giây xảy ra đều tạo ra một thế giới mới. Trong thế giới anh ta đi tắm thì sau khi đi tắm, anh ta suy nghĩ nên đi bơi hay đi xe đạp, khi đó sẽ tách tiếp ra thành hai thế giới khác, trong một thế giới thì anh đi bơi và một thế giới thì anh ta đi xe đạp. Trong thế giới anh quyết định đi chơi, thì sau khi đi chơi anh ta sẽ suy nghĩ nên đi leo núi hay đi xem phim, và sẽ xảy ra hiện tượng hai thế giới tách ra, trong mỗi thế giới anh làm những điều khác nhau. Như vậy đã có 4 thế giới hoàn toàn khác nhau. Trên thực tế nếu điều này xảy ra (dĩ nhiên chúng ta điều không hề biết tới những thế giới khác) thì có thể vô tận thế giới khác biệt được tạo ra trong một ngày từ những sự lựa chọn vì trong mỗi giây bạn đều có thể làm vô tận điều.
Đây cũng là cách lý giải mà theo mình, thấy thú vị và mang tính khả thi. Còn bạn nghĩ sao về nghịch lý này? Mong sẽ nhận được góp ý từ cac bạn.
Note: bài viết trên có lấy ví dụ và thông tin từ trang Wikipedia.