Bìa sách Tấm và Hoàng Hậu
“Tìm kiếm chính mình là hành trình cô độc nhất”
Từ những phiên bản cổ như “thần tích Ỷ Lan phu nhân”, “Cô Tấm làng Mai” hay những câu chuyện kể đêm khuya ta vẫn thường được nghe kể trước khi say giấc nồng. 
Ngày nay, gần đây nhất có lẽ là bộ phim được tiếp nhận rộng rãi trên Youtube, đem lại nhiều tiếng cười và cũng gợi lên không ít suy nghĩ nơi khán giả mang tên “Tấm Cám: Chuyện Huỳnh Lập kể” và bộ phim điện ảnh kỳ ảo do Ngô Thanh Vân đạo diễn năm 2016 (“Tấm Cám: Chuyện chưa kể”). 
Năm 2019, lại một chuyển thể khác từ câu chuyện cổ tích ngày xưa qua lăng kính của nhà biên kịch Nguyễn Phát mang tên “Tấm và Hoàng Hậu”. 
Theo báo Thanh Niên chuyên mục Văn Hóa, đây vốn là một dự án nhỏ của CLB chuyên ngành văn học thuộc Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, ra mắt năm 2013 thành công lớn ở Sân khấu Hồng Hạc năm 2016.
Trở lại lần này với câu chuyện cổ tích quen thuộc, Nguyễn Phát đã đưa ta vào một thế giới khác mang màu sắc xen lẫn cung đấu và những băn khoăn về đạo đức, về lẽ đúng-sai. Nào ta cùng bàn luận về đặc trưng tính cách một số nhân vật nhé!

Tuyến nhân vật

Nàng Tấm - ta vẫn thường được biết đến như một người phụ nữ phẩm hạnh, vẹn toàn thì đâu đó trong chính những lời thoại, ta nhận ra được điều đó chỉ đúng trong một khoảng thời gian (trước khi Tấm vào trong cung và tiếp cận với thứ quyền lực tha hóa con người.) 
Diễn viên đóng vai Tấm trong vở kịch cùng tên
Trái ngược với các biến thể khác, ở đây, nàng Cám lại là một con người bình thường, bản tính vốn hiền lành chỉ mỗi tội ham chơi. Cám hiện lên như một đứa trẻ ngây thơ kẹt giữa sự tranh đấu của mẹ và chị gái, hai người mà cô rất thương yêu. 
Từ hai nhân vật chủ chốt đó, ta thấy rõ được mức độ chân thật của cốt truyện. Cái kỳ ảo về nhân vật, những điều tâng bốc, những cái nhìn miệt thị điều bị xóa bỏ. Con người khi sinh ra ai cũng như ai, biết yêu thương và chia sẻ, chẳng qua trong quá trình trưởng thành đã vấp phải những vật cản làm méo mó đi nhân cách và dần trở nên tha hóa. 
Nhưng ở đây, người bị tha hóa chẳng phải Cám, chuyện cũng chẳng kể về cuộc đời bà dì ghẻ (như ở trong “Tấm Cám chuyện Huỳnh Lập kể”). Ở đây, Nguyễn Phát kể về nàng Tấm sau khi vào cung, được làm Hoàng hậu một nước với quyền lực trong tay. Chuyện kể về quá trình suy đồi nhân cách của nàng ta bởi lòng sinh đố kỵ và hận thù. Trong lớp vở đầy uy quyền, Tấm thực hiện âm mưu “trả oán” để rồi chuốc lấy những đắng cay nơi cung cấm.
Những nhân vật khác được thêm vào để khắc họa rõ hơn cuộc sống chốn nội cung như Đinh Tiễn (nội giám hầu cận Vua), Thị Dung (tổng quản của Hoàng Hậu), Huỳnh Nhi (tỳ nữ của Cám), Ngọc Nhi (tỳ nữ của Hoàng Hậu) và hai tên lính hầu. Những nhân vật phụ này không chỉ đóng vai trò khắc họa không gian và lễ nghi trong cung điện mà họ còn là những tác nhân đưa đẩy, gieo rắc vào đầu những nhân vật chính những suy nghĩ, hướng đi, tạo ra những tình tiết mới. 
Hình ảnh vở kịch cùng tên với nhân vật Vua và Hoàng Hậu (Tấm hóa ác)
Với hệ thống nhân vật này, những liên kết mới xuất hiện, dẫn đẩy đến những chuỗi hành động không thể ngờ đến như trong chính truyện, từ đó các nhân vật được cọ sát với nhau hơn trong không gian cung cấm vốn bị giới hạn làm nảy sinh thêm hàng tá vấn đề mang tính thực tiễn không thua gì các phim truyện cung đấu Hoa ngữ nổi tiếng.

Hành trình đi tìm chính mình

Yếu tố sáng tạo của nhà biên kịch Nguyễn Phát thật không thể chê vào đâu được. Cái thành công của tác phẩm nằm ở chỗ, nó đã thỏa mãn được câu hỏi của biết bao thế hệ bạn “nhỏ” và ngay cả tôi nữa khi nghe kể về Tấm Cám.
“Chuyện gì xảy ra sau khi Tấm vào cung hở mẹ?” 
“Còn gì nữa ngoài cái kết hạnh phúc mãi mãi không hở bà?”
Đối với tôi - một đọc giả trẻ thì hành trình của Tấm trở thành Hoàng Hậu cũng giống như cách con người ta bước vào đời với tiền tài và danh vọng đủ cả nhưng rồi dần vấp ngã và vơi bớt đi dần. Có kẻ sẽ làm những chuyện phi pháp, “máu lạnh” xuống tay rồi nhận lấy cái kết ôm đầu hối tiếc đến cuối cuộc đời. Có những người vốn lương thiện nhưng lăn lộn ngoài đời rồi chốc cũng bám một phần nào đó “bụi trần thế” mà lao vào làm chuyện cắn rứt lương tâm. Nhưng dẫu có thế đều có những giây phút họ nhìn lại, thấy được những điều đó, cắn rứt, hối hận và tìm đường trở về với chính mình ngày xưa - cũng giống như Hoàng Hậu trở thành Tấm vậy. 
Đôi lúc con người ta chỉ cần cơ hội thứ hai...
....
Hoàng Hậu (đứng) Tấm (quỳ) - một Poster
HOÀNG HẬU: Tôi… tôi là… Tấm
Hoàng Hậu bất giác ngạc nhiên trước điều mình vừa thốt ra. Nàng mở mắt, nhìn lại thân thể với phục sức lộng lẫy. Nàng run rẩy cởi lớp sắc phục nặng nề bên ngoài, để lại phần y phục trắng muốt, giản dị bên trong rồi tháo trâm, xõa tóc. Nàng gượng đứng dậy, cố hết sức thốt lên lời sâu kín với chính mình.
TẤM: Tôi là Tấm (nói rõ trong nước mắt)
          Tôi là TẤM!
Đèn tối dần.
...
Trong hình mô phỏng lại cảnh cuối của vở kịch trong tác phẩm cùng tên của nhà biên kịch Tiến Phát. Cuối cùng thì Tấm cũng tìm về được với thân phân của chính mình, biết được dù được bao quanh bởi quyền lực và địa vị, tận sâu bên trong chỉ vỏn vẹn nàng Tấm ngày xưa, hiền lành, chân chất...

Điểm đặc sắc của tác phẩm:

1) Dung lượng cực ngắn, toàn thể câu chuyện chỉ trải đầy 111 trang giấy kích thước nhở hơn quyển tập. Tuy vậy, nội dung mà nó mang lại khiến người ta phải suy nghĩ mãi, đọc đi đọc lại hoài như thể sợ đánh rơi mất chữ mà sinh ra khó hiểu.
2) “Nhất tự thiên kim”. Với một cuốn sách nhỏ như vậy, sự cô đọng là một yếu tố then chốt. Từng lời lẽ, câu từ, ý tứ nhân vật đều được xem xét kỹ lưỡng để mang lại chất lượng tốt nhất, ngắn nhất cho độc giả. Lợi là chỉ ngồi 2 tiếng là đọc xong, nhanh mắt thì còn 1 tiếng.
3) Nội tâm nhân vật được phơi bày qua những cuộc đối thoại và độc thoại nội tâm. Đọc giả rất dễ bắt mạch tâm trạng của nhân vật vì ngay cả ý tứ của người nói cũng đều được ghi lại cẩn thận và suy tính kỹ. 
4) Đây không phải cuốn tiểu thuyết, nó là một tập kịch bản chi tiết và đầu tư. Điều đó cho phép người đọc được vận dụng cái “ý tại ngôn ngoại” như một khả năng để dựng nên vô số các vở kịch trong tâm trí khi đọc qua tác phẩm. 
Cũng từ những trang giấy đó mà biết đâu một ngày không xa chúng ta lại thấy được một chuyển thể khác, một bộ phim hay một tập tiểu thuyết chẳng hạn. Có thể nói, đề tài “Tôi là ai” được khởi sắc lần nữa bởi tác phẩm này sẽ mãi còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những sáng tạo trong tương lai. Người đó có phải là bạn hay không? Bình luận phía dưới nhé - câu trả lời của bạn.

Tham khảo cùng chủ đề

 “Tấm và Hoàng hậu được viết lại dựa trên cổ tích Tấm Cám quen thuộc của văn học dân gian Việt Nam. Câu chuyện mang chứa một nỗi băn khoăn lớn về thân phận con người, cùng hành trình tìm lại chính mình giữa muôn vàn lầm lạc.”
(Nhận xét của Goodreads)
“Nguyễn Phát đã gợi suy một vấn đề không có trong tích cổ, dựng lên giả thiết về phạm trù đạo đức nội tại, khi lòng ham muốn quyền lực đã tàn phá trái tim trong sáng của nàng Tấm. Đó là một ý tưởng mạo hiểm, hợp thời và sâu sắc.”
(Vì sao Bụt khóc? - một phân tích khác chuyên sâu hơn)

Một số hình ảnh liên quan giúp bạn tái hiện lại câu chuyện.

Bên trái là Tấm, bên phải là Hoàng Hậu (Tấm tha hóa)
Cảnh Tấm đẩy Cám vào vạc dầu sôi để trả thù 

Cảnh Cám và tấm lụa thêu "Loan Phụng Triều Dương" tặng chị gái - Tấm nay là Hoàng Hậu trở về

Truyện ngắn của Nhật Chiêu 

LÓC THỊT CÁM LÀM MẮM XONG, Tấm chợt nhìn thấy Bụt bèn hỏi,
 "tại sao Bụt dám khóc trước mặt TA?"
(Tấm khóc, Bụt hiện ra)
...
Tên tác phẩm: Tấm và Hoàng Hậu
Tác giả: Nguyễn Phát
Thể loại: Kịch bản sân khấu
Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây!