Ngày 1 tự làm bác sĩ - tôi có một ngày tiêu cực và tôi muốn lan tỏa nó cho tất cả mọi người
1. Tôi dự định sẽ bắt đầu hành trình tự quan sát bản thân - và tự giải quyết những vấn đề tâm lý vào 2 ngày trước. Chắc sẽ là một kênh...
1. Tôi dự định sẽ bắt đầu hành trình tự quan sát bản thân - và tự giải quyết những vấn đề tâm lý vào 2 ngày trước. Chắc sẽ là một kênh IG - vì tôi vốn thích những gì trực quan, và thích vẽ. Nhưng bây giờ tôi vẫn chưa bắt tay làm được.
Vốn học Ngoại Thương, một ngôi trường với lối sống "hustle and bustle", tôi đã tự định hình cho mình một mindset sống nhanh mới là sống tốt, và việc thiếu quyết tâm là biểu hiện của sự thất bại.
Trong cuốn "Cởi trói linh hồn", có một phương pháp quan sát bản thân mà tôi thấy rất hay, đó chính là tách biệt bản thân mình và những suy nghĩ trong đầu mình làm 2 bản thể độc lập. Tách ra như thế khá hiệu quả với tôi, ít nhất đến thời điểm hiện tại, và cũng khiến tôi nhận ra mình thường rất khắt khe với bản thân.
"Tôi bảo rằng không dễ gì tha thứ cho người ta
Vẫn dễ hơn tha thứ cho mình"
(Kẻ thù - Ngọt)
Vẫn dễ hơn tha thứ cho mình"
(Kẻ thù - Ngọt)
Sau khi tập quan sát như vậy thì cảm giác thất bại không còn nữa. Nếu ai đó tâm sự với tôi về việc họ bắt đầu không được suôn sẻ do thiếu quyết tâm thì thực lòng mà nói, chắc tôi không đánh giá họ là kẻ thất bại. Sẽ đơn giản hơn kiểu, tôi biết là ai cũng có vấn đề của riêng mình và bạn bắt đầu muộn là có lí do riêng, nhưng hãy sớm bắt đầu nhé. Nhưng với bản thân tôi thì, mày chán vãi, quyết tâm rồi nhưng đ làm, sao thành công được.
Đại loại là, dịu dàng với bản thân cũng phải học.
Tôi cảm thấy ổn khi hiện tại vẫn đang trì hoãn, và tôi quyết định sẽ bắt đầu dần dần, hôm nay viết, mai mệt quá thì nghỉ, ngày thứ 3 có thể lập kênh IG. Mỗi ngày làm một tí, không cần phải nhanh chóng, quyết liệt như người ta.
2. Tôi vui khi nhìn thấy sự tích cực ở bản thân mình, dù nhỏ tí hin. Nãy định viết là "trường Ngoại Thương đã khiến tôi ...", nghe không hay lắm khi đổ lỗi cho hoàn cảnh. Tôi đã sửa lại thành câu chủ động, và điều đấy thật sự khiến một người yếu đuối như tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn.
3. Yêu
Tôi nhận ra bản thân có vấn đề khi người yêu online nhưng không rep tin nhắn. Hoặc rep chậm.
Trước đây thì tôi hay đọc mấy cái dạy tâm lý yêu đương, nó hay dạy là việc "tạo ra cảm giác an toàn" là việc của đàn ông dành cho người phụ nữ mình yêu. Tôi tin lắm. Tôi kiếm tìm cảm giác an toàn ở khắp mọi nơi, đến độ tiêu cực. Tôi muốn đối phương phải tôn thờ, phải chạy theo tôi, coi tôi là nữ hoàng. Một hành động nhỏ không theo ý muốn cũng khiến tôi phát điên và cho rằng tình cảm họ đã phai nhạt đi nhiều.
Tôi cũng hình thành cơ chế tự vệ. Không muốn chủ động, không muốn thể hiện nhiều dù lòng rất yêu, không muốn cho đi.
Điều này có lẽ xuất phát từ tuổi thơ thiếu sự chú ý của bố mẹ, thiếu sự quan tâm, chăm sóc hằng ngày. Bản thân thiếu sự an toàn, thiếu cảm giác tự tin là mình xứng đáng được yêu, nên lúc nào cũng cần người khác phải thể hiện cuồng nhiệt mới chịu. Ngay cả người trong gia đình cũng thờ ơ với mình nên tuyệt đối chẳng tin tưởng ai hết lòng, và sợ họ thay lòng đổi dạ. Có một người mẹ luôn bắt tôi làm theo những gì mẹ nói và không giải thích, khiến tôi hình thành phản ứng ép buộc đối với người khác, và nổi khùng khi không đạt được ý nguyện.
Ý tôi là, không phải đổ lỗi, nhưng tôi hoảng hốt khi thấy nhiều khi mình vô thức phản ứng theo cái cách mà mình rất ghét, những thứ mà mình không ưa ở cha mẹ mình.
Lần này thì tôi vui là mình đã chọn viết, chọn cách tự nói chuyện với bản thân mình thay vì phản ứng và chờ đợi một sự xoa dịu đầy tính phụ thuộc vào đối phương.
Có lẽ cảm giác an toàn nên được xây dựng trong nội tại của mỗi người. Sau này tôi cũng biết thật khó để đem lại sự bao bọc cho ai đó nếu bản thân họ thiếu cảm giác an toàn từ bên trong, vì sẽ không bao giờ là đủ.
Chuyện trò - Tâm sự
/chuyen-tro-tam-su
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất