"Và sau đó những câu chuyện này được nhân bản thành các phiên bản khác, kinh dị hơn và lôi cuốn hơn."
Urban Legend in Japan: Jinmenken - a dog with a human face
Thật ra tối qua mình hơi quạo, lại văn phong BoJack kiểu "Because I have no self-control and I hate myself" dạng dạng vậy. Thế là mình mãi đến gần 12h mới đi tắm đêm bất chấp tim mạch và tình trạng cơ thể đang rất gì và này nọ. Sau khi tắm xong cũng là gần 1h và nhớ lời nhắc của bạn mình mình vẫn cố lết đi sấy tóc rồi chải tóc dù lười lắm rồi chỉ muốn lên giường ngủ luôn. Và, trong lúc sấy tóc mình cũng thấp tha thấp thỏm x3,14 vì trên Lào Cai mưa vừa to xong đã thế combo nhà tối om sợ vl hic mình là công chúa yếu đuối mỏng manh dễ vỡ mà 😞 trong cơn sợ cũng tòi ra được cái khôn như lý trí con người hay đi tìm biện minh cho những hành động tiêu cực của bản thân vậy: "Hay là cái truyện ma mà mọi người hay truyền miệng rằng '12h đêm tắt đèn chải tóc trước gương sẽ có một chị đẹp nào đó xuất hiện nhìn mình với nụ cười trìu mến' thực chất chỉ bắt nguồn từ một cụ nào đó lỡ mồm dọa con cháu ám ảnh cưỡng chế chỉ để nó ngưng cái hành động quái gở của nó lại và đi ngủ sớm hơn thì sao nhỉ :? hoặc là một ám thị khác của việc tắm đêm (bởi tắm đêm rồi phải tóc tai các thứ sau đó - nếu thắc mắc thì đối tượng mình nói đến ở đây là nữ vì trong câu truyện "ma" kia cũng là 'từ trong gương xuất hiện môt chị đẹp' - và điều này càng hợp lý hơn vì trend con gái hồi xưa là tóc phải dài mượt thướt tha) sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thường thì con người hay có xu hướng đầu hàng trước nỗi sợ nên việc truyền bá tư tưởng bằng nỗi sợ sẽ hiệu quả hơn chứ :? - Hoặc đơn giản chỉ là mày ngủ sớm cho tao nhờ, đừng thức khuya nữa (theo quan niệm và kiêng kị dân gian) thì (thức) về đêm có cái điềm tốt lành gì đâu"

Nếu bạn thấy hoài nghi thì mình sẽ nêu ra luận điểm của mình một cách rõ ràng thêm:

1. VÌ NHỮNG TRUYỀN THUYẾT THÀNH THỊ MANG TÍNH CHẤT TRUYỀN MIỆNG. Điều này bạn có thể dễ dàng thấy được, loài người kết nối với nhau bởi những câu chuyện, có thể là đời thường, có thể là hư cấu, miễn hợp thị hiếu của một nhóm người nào đó thì những câu truyện sẽ được lan truyền đi rất nhanh. Và đặc biệt là về những thứ mà con người không hiểu rõ, nỗi sợ cũng dựa trên cơ chế tâm lý này. "Truyện ma" thì phải sợ, và điều đó là thứ khiến người ta lan truyền đi những mẩu truyện kinh dị không xác thực, đối với mọi tầng lớp vì nỗi sợ của con người đối với những thứ họ không biết rõ là như nhau, và con người thường làm gì với nỗi sợ? - Là TÒ MÒ (hay thậm chí còn pha chút "thích thú" với những trò chơi mạo hiểm kiểu vậy nữa, cứ ngó mấy cặp mấy tốp dắt nhau đi nhà ma hay xem phim ma là rõ.)
sự thích thú mình nêu ra ở đây là việc gia tăng adrenaline và cortisol trong khi sợ hãi. Mà adrenaline gia tăng sẽ khiến tim đập mạnh, cơ thư giãn để khiến nhiều oxy vào phổi, đồng tử giãn v..vv thứ mà cũng xuất hiện khi chúng ta yêu, hay cảm giác hồi hộp khi được nhận quà..., nhiều người thích chơi mấy trò mạo hiểm thử thách bản thân cũng vì vậy
2. VÙNG TRŨNG NÃO BỘ (hay còn là điểm mù của tâm thức). Con người chúng ta không phải là đấng toàn năng. Chúng ta tiếp thu các hiểu biết của chúng ta về thế giới bằng các giác quan, chúng ta tiếp thu kiến thức và tích lũy kinh nghiệm sống qua sự học hỏi được góp nhặt bởi những bài giảng trường lớp, qua lời răn đe của người lớn tuổi và qua những ký ức mà chúng ta đã đi qua, những nỗi đau mà chúng ta đã từng trải. Và không phải việc gì chúng ta cũng biết. Trong trường hợp bàn về những truyền thuyết đô thị, chúng chưa từng xảy ra với HẦU HẾT mọi người và những chuyện kể của những người đã từng trải lại có vẻ như quá hoang đường, nửa giả nửa thật.

Khi con người rơi vào những trường hợp cảm thấy bị đe dọa tới an nguy bản thân thì cơ thể sẽ ngay lập tức bật tín hiệu cảnh báo: Não bộ bạn sẽ truyền thông tin đến vùng đồi thị (thalamus), các đồi thị sẽ chuyển tiếp thông tin này đến vỏ giác quan (sensory cortex), nơi nó được gán cho ý nghĩa. Vỏ giác quan (sensory cortex) xác định rằng có nhiều hơn một cách giải thích về dữ liệu thu được và chuyển nó đến đồi hải mã (hippocampus) để thiết lập bối cảnh. Đồi hải mã (hippocampus) sẽ bắt đầu đặt ra những câu hỏi như: "Tôi đã thấy kích thích đặc biệt này trước đây chưa? Nếu vậy, điều đó có nghĩa là gì? - và sau đó sẽ chuyển tiếp thông điệp đến hạch hạnh nhân (amygdala). Hạch hạnh nhân (amygdala) nhận các xung động thần kinh và hành động để bảo vệ bạn: Nó truyền thông tin đến vùng dưới đồi (hypothalamus) để bắt đầu phản ứng bằng việc đưa ra quyết định gần như tức thời giữa 2 hành động rằng: quay lại chiến đấu hoặc bỏ chạy, hành động nào có thể cứu mạng bạn. Và, trong những nỗi sợ về những điều ta chưa biết rõ, những điều tưởng như không thực, chúng ta sẽ phải làm gì để bảo vệ bản thân khi mà chúng ta thậm chí còn chưa nắm rõ được thông tin về chúng?

Có lẽ chính vì vậy mà hàng loạt các câu chuyện về những điều thần bí được xuất hiện, về những vị anh hùng giải cứu nhân loại hay thậm chí rằng thiên thần và chúa cứu thế sẽ cưu mang và xuất hiện giúp chúng ta diệt trừ yêu ma quỷ quái sẽ xoa dịu được gánh nặng về nỗi sợ hoặc chỉ đơn giản là đưa ra cho chúng ta thêm thông tin và phương án giải quyết thỏa đáng (vốn mờ mịt) của những thứ không tên ấy chăng? - Mình không biết được, nên mình gọi đó là vùng trũng não bộ, nơi những nỗi sợ hãi chưa được đặt tên vẫn trú ngụ trong tiềm thức chúng ta.


Bài này chắc có lẽ là bài thể hiện quan điểm đầu tiên của mình, thường là mình sẽ bỏ qua im ỉm im ỉm khi có những ý tưởng như này hiện lên trong đầu, nhưng hôm nay tự dưng nổi hứng muốn rèn cách viết và được tranh luận nên đánh liều mang lên đây :3 văn phong đêm khuya hơi toác mong mọi người thông cảm, có sai sót gì cứ góp ý cật lực nhé=))