Khái niệm “Nền văn minh phương Tây” gần đây đã trở thành 1 thứ nóng hổi trong các bài diễn ngôn liên quan đến chính trị đến từ phe bảo thủ. Những nhà bình luận phe bảo thủ cho rằng “nền văn minh phương Tây” là 1 điều vinh quang mà những kẻ cấp tiến đang ra sức đạp đổ còn những người bảo thủ đang chiến đấu bằng tất cả danh dự của mình để bảo vệ nó.
Trong bài này, tôi dự định sẽ đi sâu vào những gì phe bảo thủ nói về “nền văn minh phương Tây”. Tôi sẽ xem xét thật kỹ những nhận định tốt đẹp của họ về khái niệm này và kiểm tra xem chúng chính xác đến mức độ nào. Tôi sẽ tập trung vào những thứ mà phe bảo thủ cho rằng đã tạo nên “nét độc đáo” và “sự đặc biệt” của nền văn minh phương Tây; liệu rằng những thứ này “độc đáo” và “đặc biệt” đến đâu. Cuối cùng, tôi sẽ cho mọi người thấy chính xác thì “nền văn minh phương Tây” thực sự là cái gì.

Người Hy Lạp cổ đại có nhìn nhận họ là “người phương Tây” hay không?
Trước hết, trước khi tôi đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về khái niệm này, hãy nói sơ qua nguồn gốc định nghĩa nên “nền văn minh phương Tây”. Khái niệm này chỉ vừa mới được vẽ vời ra không lâu và người Hy Lạp cổ đại hoàn toàn không có ý tưởng gì trong đầu về việc mình là 1 phần của thứ gọi là “nền văn minh phương Tây” cả. Thật vậy, người Hy Lạp không có đủ nhận thức về Trái Đất để nhận ra bản thân sống ở “phía Tây”, bởi vậy họ xem bản thân mình như là trung tâm của mọi thứ.
Trong bản triết luận Phaidon (109b) được viết bởi nhà triết học nổi tiếng Plato (428 – 347 TCN), nhà hiền triết Socrates có 1 nhận định nổi tiếng khi miêu tả người Hy Lạp sống quanh Địa Trung Hải cũng giống như “bầy kiến hay ếch chung sống quanh 1 cái ao”.
Trong chuyên luận Politics (1327b), môn sinh của Plato là Aristotle (384 – 322 TCN) cho rằng các nhà nước ở châu Âu chứa một đám người tràn đầy tinh thần nhưng thiếu hụt trầm trọng trí tuệ và kỹ năng, vậy nên họ sống 1 cách tự phát, thiếu tổ chức và hoàn toàn không đủ năng lực để đi chinh phạt những kẻ láng giềng. Trong khi đó các nhà nước châu Á lại khá thông minh và giàu năng lực nhưng lại thiếu sức mạnh tinh thần, vậy nên con người mãn phận sống đời tôi tớ cho những bậc quân vương cũng như bạo chúa.
Aristotle cho rằng người Hy Lạp sinh sống ở giữa châu Âu và châu Á nên dĩ nhiên rằng họ có tất cả mọi thứ tốt đẹp mà 2 vùng đất kia còn thiếu: trí tuệ và năng lực quốc trị của người châu Á cũng như tinh thần của người châu Âu. Thực tế này chỉ ra rằng Aristotle không khác gì ông tổ của ngành phân biệt chủng tộc, nhưng nó cũng chỉ cho chúng ta thấy rằng giới tinh hoa Hy Lạp nghĩ về chính mình như là những người nằm ở trung tâm của nhân loại chứ không phải là “người phương Tây”.

Sự ra đời của khái niệm “nền văn minh phương Tây” vào thế kỷ thứ 19
Một tiền thân đáng chú ý của “nền văn minh phương Tây” chính là 1 ý tưởng xuất phát từ thời Trung Cổ tên là “Thế giới Ki-tô giáo Latin” (Latin Christendom). Những người Tây Âu thời Trung Cổ tự xem bản thân như là 1 phần của thế giới này, một thế giới mà ở đó người người thực hành Công Giáo La Mã và những người có học thức sẽ sử dụng tiếng Latin. Nó được tạo ra để làm đối trọng với cả thế giới Hồi Giáo (nói tiếng Ả Rập) cũng như Đế Quốc Byzantine thực hành Chính Thống Giáo (nói tiếng Hy Lạp).
Vậy nên “Thế giới Ki-tô giáo Latin” hoàn toàn có thể được xem như là tiền thân của khái niệm “nền văn minh phương Tây” được ra đời vào thế kỷ thứ 19 mà chúng ta được biết đến rộng rãi ngày nay. Ban đầu, khái niệm này dường như chỉ phổ biến rộng rãi trong lòng cộng đồng học giả Anh và Đức, sau đó nó dần dần được lan tỏa ra khắp thế giới.
Một trong những người khởi xướng có tầm ảnh hưởng lớn của khái niệm này vào thế kỷ 19 chính là 1 học giả người Đức tên là Jakob Philipp Fallmerayer (1790 – 1861), người mà ngày nay được biết đến bởi nhận định phản khoa học đầy tranh cãi của mình khi cho rằng người Hy Lạp cổ đại đã hoàn toàn biến mất trước Trung Cổ và người Hy Lạp hiện đại không hề có mối liên hệ nào với họ cả — giả thuyết này đã hoàn toàn bị đập tan bởi bài viết này của tôi được công bố hồi đầu tháng. Fallmerayer đã từng viết trong 1 bài luận tên “Reisen in der Türkei” được công bố năm 1846 như sau:
“Trong suốt 18 thế kỷ, toàn bộ lịch sử nhân loại là kết quả của sự đấu tranh giữa 2 yếu tố cơ bản đã bị phân chia ra từ 1 sức mạnh thần thánh nguyên thủy: 1 bên là sự linh hoạt và tiến bộ không ngừng còn bên kia là sự trì trệ kém phát triển. Biểu tượng của yếu tố đầu tiên chính là Roma cùng với toàn bộ Phương Tây đằng sau; còn biểu tượng của yếu tố thứ 2 là Constantinople (thủ đô Đế Quốc Byzantine) đi cùng với Phương Đông trì trệ”.
Nói cách khác, theo lời của Fallmerayer thì trên Trái Đất có 2 nền văn minh: nền văn minh phương Tây đầy vinh quang luôn vận động hướng về phía trước; cùng với nền văn minh phương Đông man rợ, lạc hậu, trì trệ và kém phát triển. Ông ta xếp Đế Chế La Mã như là hình mẫu tiêu biểu của nền văn minh phương Tây và Đế Quốc Byzantine như là đối trọng tiêu biểu cho 1 phương Đông yếu kém.
Fallmerayer hiển nhiên coi tất cả các nhà nước ở phía đông của biển Adriatic thuộc về một nền văn minh không thay đổi, trì trệ và về cơ bản là lạc hậu. Nhưng bất cứ người nào có hiểu biết về những nền văn hóa phía đông biển Adriatic đều biết rằng Fallmerayer đã miêu tả lệch lạc 1 cách thô bạo những nền văn hóa được xem là “phương Đông” này. Rõ ràng, ý tưởng cho rằng mọi nền văn hóa trải dài từ Hy Lạp đến Nhật Bản đều trì trệ như nhau là hoàn toàn sai lầm dù đặt dưới bất cứ khía cạnh nào đi chăng nữa.
Tương tự như vậy, Fallmerayer cũng đã giản lược quá mức những mối quan hệ giữa các nhà nước mà ông ta định nghĩa là “phương Tây”. Tuy nhiên sau tất cả những điều đó thì Fallmerayer vẫn đóng 1 vai trò hết sức quan trọng trong việc phân đôi thế giới thành Đông và Tây. Ông cũng là ông tổ tư tưởng của những nhà bình luận phe cánh hữu như Ben Shapiro, kẻ luôn mồm ca ngợi sự vinh quang của nền văn minh phương Tây. Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 thế hệ đó là: ngày nay đám hậu nhân chỉ còn tập trung vào việc “nền văn minh phương Tây” ưu việt như thế nào chứ không còn dám cho rằng “nền văn minh phương Đông” là lạc hậu và dốt nát nữa.

Đi sâu hơn vào những giá trị của “nền văn minh phương Tây” mà phe cánh hữu muốn người ta tin vào.
Có thể bạn đã từng nghe qua 1 tổ chức có tên “PragerU” hay còn gọi là “Prager University”. Đó không phải là 1 trường đại học thực sự; họ không có khu học xá hay giảng viên nào cả, họ cũng không cung cấp những khóa học hay bằng cấp gì nốt. Tất cả những gì họ làm là tạo ra những đoạn video ngắn, đưa chúng lên cả YouTube và trang web riêng. Trong những video này, họ có những khách mời nói về các chủ đề nhất định dưới góc nhìn của phe bảo thủ.
Tổ chức này được sáng lập bởi Dennis Prager, 1 người dẫn chương trình truyền thanh có lập trường bảo thủ, với 1 mục tiêu rõ ràng đó là hướng người trẻ về với phe bảo thủ. Những video của họ — thường hoàn toàn sai lệch với thực tế và hoàn toàn vô giá trị trong bất cứ trường hợp nào — nhắm vào đối tượng học sinh phổ thông và sinh viên đại học. Những video này thường có thời lượng không dài và trình bày những ý tưởng bằng những câu ngắn có cấu trúc đơn giản, kết hợp với hàng tá hình ảnh minh họa bắt mắt khiến cho người trẻ nắm bắt được rất dễ dàng.
Mặc dù hoàn toàn thiếu trung thực so với thực tế, những video của PragerU vẫn có giá trị đối với các nhà phân tích bởi vì chúng là những lời tuyên truyền 100% nghiêng về cánh hữu, chúng có thể cho chúng ta thấy được rất nhiều về những thứ mà phe cánh hữu ở Hoa Kỳ thực sự muốn mọi người tin vào. Họ đã cung cấp cho chúng ta góc nhìn để tận mắt thấy được 1 hình thái thế giới Phản Địa Đàng kỳ quặc mà họ nghĩ rằng họ đang được sống trong nó.
Một trong những ý tưởng chủ đạo được trình bày trong mọi video của họ đó là các trường đại học ở Hoa Kỳ đã bị tấn công bởi lũ quỷ dữ cánh tả cực đoan, những kẻ đang âm thầm gieo rắc vào đầu học sinh sinh viên những quan điểm và lý tưởng méo mó của mình. Họ có những video với tiêu đề như Tôi học được ở McDonald’s còn nhiều hơn ở trường đại học, Nợ máu phải trả bằng máu: Một trong những ý tưởng vĩ đại nhất trong lịch sử hay Bạn đang sống trong Tự Do, hãy cảm ơn Đế Quốc Anh.
Một chủ đề thường thấy khác trong những video của phe cánh hữu đó chính là “nền văn minh phương Tây”. Họ thường xuyên trang điểm cho “nền văn minh phương Tây” như là thành tựu vĩ đại nhất của loài người, và rằng những kẻ cấp tiến đang cố gắng phá hủy nó. Góc nhìn về “nền văn minh phương Tây” này xuất hiện trong gần như mọi video của họ, nhưng hôm nay tôi sẽ đi vào phân tích 1 video cụ thể có tiêu đề là Làm thế nào Phương Tây có thể thành công rực rỡ như vậy? được dẫn bởi nhà bình luận chính trị cánh hữu Ben Shapiro. Video này đã nhận được gần 2 triệu rưỡi lượt xem trên chỉ riêng YouTube mặc dù chỉ mới được đăng lên vào ngày 8/4/2019.
Bản thân Shapiro cũng bị ám ảnh bởi sự “vĩ đại” của “nền văn minh phương Tây” không kém PragerU. Năm 2019, anh ta xuất bản 1 cuốn sách với tiêu đề Lẽ Phải của Lịch Sử: Những con người lý tính và đầy đạo đức đã làm cho Phương Tây vĩ đại như thế nào. Tôi thừa nhận là đến tận bây giờ vẫn chưa động đến của sách của Shapiro nhưng tôi đoán nó cũng chỉ là 1 phiên bản dài dòng hơn của cái video mà anh ta hợp tác với PragerU để làm ra.
Bởi vì Shapiro đã viết một cuốn sách về chủ đề này và dường như được những người bảo thủ coi là một thứ xác định uy quyền cho “nền văn minh phương Tây”, tôi cho rằng video này là 1 công cụ ngắn gọn đủ tốt để chúng ta có thể tìm hiểu xem thực sự phe cánh hữu muốn nhồi nhét vào đầu mọi người những điều gì về “nền văn minh phương Tây”.

Lời mở đầu của Shapiro
Shapiro mở đầu video bằng những lời như sau:
“Nền văn minh phương Tây. Nó vốn dĩ đã tồn tại ở đây từ trước đến giờ nhưng bỗng dưng bằng 1 cách nào đó mọi người bắt đầu nói nhiều về nó. Một số thì lo lắng tìm cách cứu lấy nó; một số khác thì hân hoan nếu nó biến mất”.
Ngay từ câu nói đầu tiên, Shapiro đã giở 1 thủ thuật hùng biện dối trá khi bóp méo những giá trị mà phe đối lập tin tưởng. Anh ta miêu tả những người phái cấp tiến sẽ cảm thấy “hạnh phúc” nếu nền văn minh phương Tây sụp đổ. Tôi chưa từng gặp một người cấp tiến nào đưa ra góc nhìn như vậy về vấn đề này, vì vậy rõ ràng Shapiro đã dựng nên 1 con bù nhìn để gán ghép cho những người mang tư tưởng khác mình.
Shapiro tiếp tục:
“Nhưng chính xác thì ‘nền văn minh phương Tây’ là cái gì? Nó là những đại thánh đường của châu Âu hay những trại tập trung của Nazi? Nó là Quyền tự do được bảo chứng bởi Hiến pháp Hoa Kỳ hay chế độ chiếm hữu nô lệ? Những loại thuốc mới mẻ hay khí độc? Phe cánh tả thích xoáy sâu vào những khía cạnh tồi tệ như: nạn diệt chủng, chế độ nô lệ, sự tàn phá môi trường — nhưng những thứ đó đều đã tồn tại xuyên suốt mọi nền văn minh khác kể từ xa xưa.”
Shapiro đang vẽ ra những sự phân chia giả dối ở đây. Ví dụ như khi anh ta mang “Quyền tự do được bảo chứng bởi Hiến pháp Hoa Kỳ” ra so sánh với “chế độ chiếm hữu nô lệ” mà hoàn toàn bỏ qua không đề cập đến sự thật là quyền được tự do đem những người châu Phi nhập khẩu vào nước Mỹ để làm nô lệ chính là 1 trong những quyền tự do đầu tiên được bảo vệ bởi Hiến pháp nguyên gốc của Hoa Kỳ.
Điều Một, Mục Chín của Hiến pháp Hoa Kỳ rõ ràng đã cấm Quốc Hội không được bãi bỏ việc buôn bán nô lệ cho đến tận năm 1808. Các Kiến Quốc Phụ đã khá lúng túng với chế độ nô lệ, vì vậy các vị đã thay thế từ “buôn bán nô lệ” bằng 1 cụm uyển ngữ cồng kềnh là “hoạt động Di cư hoặc Nhập khẩu những Người được Chính quyền liên bang cho phép mang vào”. Mặc dù tất cả những vị đã ký vào văn bản này đều biết rằng nó đang ám chỉ việc buôn bán nô lệ, nhưng miễn là không nhắc đến thì mọi thứ vẫn hoàn toàn ổn:
“Hoạt động Di cư hoặc Nhập khẩu những Người được Chính quyền liên bang cho phép mang vào sẽ không bị cấm đoán bởi Hiến pháp cho tới năm 1808. Tuy nhiên các loại thuế và nghĩa vụ vẫn sẽ được áp dụng cho các hoạt động này, không quá 10 đô-la mỗi người.”
Việc này đáng chú ý bởi vì đây là hạn chế đầu tiên mà Hiến pháp đặt ra cho Quốc hội Hoa Kỳ giải quyết. Ngay sau khi cấm Quốc hội bãi bỏ việc buôn bán nô lệ thì Hiến pháp tiếp tục cấm Quốc hội đình chỉ đạo luật habeas corpus, cấm Quốc hội thông qua những luật có hiệu lực hồi tố, và cấm nốt Quốc hội phong tước cho giới quý tộc. Điều này cho thấy các thành viên của Hội Nghị Hiến Pháp từng đánh giá việc buôn bán nô lệ có tầm quan trọng như thế nào.
Tôi đồng ý với Shapiro về việc những thứ như nạn diệt chủng, chế độ nô lệ hay việc tàn phá môi trường đã tồn tại xuyên suốt mọi nền văn minh trong lịch sử nhân loại. Nhưng phải làm rõ rằng việc người khác cũng làm việc gì đó không làm cho bản thân việc đó đúng và bạn được phép làm nó. Nếu bạn bắt gặp 1 người nọ đang cố gắng giết người, không có nghĩa là việc giết người được chấp nhận và bạn có thể giết bất cứ ai mình muốn.

Sự phát triển được cho là đặc tính độc nhất chỉ có ở phương Tây
Shapiro bắt đầu liệt kê ra nhưng giá trị tích cực mà anh ta tin rằng chỉ có ở phương Tây mới có mà không thể tìm thấy được ở bất cứ 1 nền văn minh nào khác trên Trái Đất:
“Phương Tây có những giá trị độc nhất như: sự tự do tôn giáo, sự bãi bỏ chế độ nô lệ, nhân quyền, sự phát triển khoa học công nghệ. Đó đều là những thành tựu ở mức độ và quy mô mà chỉ có phương Tây mới có khả năng đạt được. Ngoài ra vẫn còn nhiều thành tựu khác nữa khiến cho phương Tây trở nên đặc biệt thành công và độc đáo. Tư tưởng của phương Tây đã phát triển đến mức bảo đảm được quyền lợi cho phụ nữ cũng như những nhóm thiểu số, đưa hàng tỉ người thoát khỏi cảnh nghèo đói, và phát minh ra gần như toàn bộ thế giới hiện đại ngày nay.”
Không có điều gì mà Shapiro tuyên bố ở trên thực sự độc đáo chỉ có ở phương Tây; thực tế thì chúng ta có thể tìm thấy những giá trị đó trong rất nhiều nền văn minh trên thế giới.
Quyền tự do tôn giáo
Ý tưởng cho rằng nền văn minh phương Tây đã phát minh ra ‘tự do tôn giáo’ chính là thứ lố bịch nhất trong tất cả những nhận xét của Shapiro. Đế Quốc Ba Tư Achaemenid (tồn tại từ 550 – 330 TCN) đã từng là 1 nhà nước hoàn toàn tự do tôn giáo, ở đó mọi người dân được tự do tôn thờ bất cứ vị thần nào họ muốn, chỉ cần họ vẫn cam kết trung thành và tỏ lòng tôn kính đối với đức vua Ba Tư.
Thật vậy, Cyrus Đại Đế (600 – 530 TCN), người lập nên Đế chế Achaemenid, vẫn còn được nhớ đến ngày nay bởi công sức giải phóng người Do Thái khỏi sự giam cầm ở Babylon và cho phép họ trở về quê nhà Judah để xây dựng lại Đền thờ Giê-hô-va ở Jerusalem. Cyrus được người Do Thái tôn trọng đến như vậy chủ yếu là nhờ vào lòng khoan dung đối với tôn giáo của ông đến nỗi mà trong cuốn Sách Ê-sai 45:1, Cyrus thậm chí còn được xem như là 1 đấng cứu tinh מָשִׁיחַ‎ (māšîaḥ), nghĩa là “người được Thượng đế xức dầu” trong tiếng Hebrew.
Sự thật là người Ba Tư cổ không hề có 1 từ ngữ nào để định nghĩa khái niệm “tự do tôn giáo”, lý do là vì họ không cần đến nó. Đối với họ tự do tôn giáo chính là 1 giá trị cơ bản nhất của xã hội. Lý do duy nhất mà ngày nay chúng ta phải sinh ra cụm từ “tự do tôn giáo” là bởi vì phương Tây từ xưa đã bị chi phối bởi các hình thức Ki-tô giáo thiếu khoan dung và cụm từ đó, mỉa mai thay, được sáng tạo ra để tả lại thứ mà các hình thức Ki-tô giáo này không hề có.

Sự thiếu khoan dung của Ki-tô giáo đã tồn tại ngay từ khi tôn giáo này bắt đầu được ra đời vào thế kỷ đầu tiên SCN. Những người Ki-tô đầu tiên đã tin rằng hệ thống niềm tin của mình là Một Tôn Giáo Chính Thống và luôn nói với những người Đa thần giáo rằng niềm tin của họ là sai lầm. Các dư luận viên và người biện hộ của Ki-tô giáo từ thời cổ đại luôn luôn chửi rủa những người đa thần là quỷ dữ, thêu dệt họ thành những kẻ độc ác và tôn thờ những vị thần giả dối vô đạo đức.
Có một số trường hợp bạo lực được ghi nhận bởi những tín đồ Ki-tô giáo nhắm vào những người theo tôn giáo truyền thống ở thời cổ đại, nhưng nhìn chung thì những trường hợp này tương đối hiếm và trong 1 số trường hợp được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài tôn giáo (Bạn có thể đọc bài viết của tôi về Hypatia công bố vào tháng 8/2018 hoặc bài viết vào tháng 2/2020 này nhằm dỡ bỏ những quan điểm lịch sử sai lầm từng được phổ biến bởi cuốn Cosmos của Carl Sagan).
Tuy nhiên khi Ki-tô giáo phát triển, một vài nhánh của nó trở nên xung đột dữ dội với những nhánh khác, những bất đồng trong giáo lý cũng như phương pháp thực hành ngày càng leo thang và dẫn đến bạo lực. Những mâu thuẫn tôn giáo trong lòng Ki-tô giáo thậm chí còn bạo lực và mang tính phá hoại còn ghê gớm hơn cả những mâu thuẫn giữa người theo Ki-tô giáo với những người thuộc tôn giáo khác.
Như 1 lẽ tất nhiên, khái niệm “tự do tôn giáo” trở thành 1 thứ tư tưởng chủ đạo ở những nước phương Tây sau Chiến tranh Ba mươi Năm (kéo dài từ 1618 – 1648), một cuộc chiến tắm máu và tàn phá kinh hoàng gây ra bởi Ki-tô giáo và Kháng cách giáo. Cho đến nay Chiến tranh Ba mươi Năm vẫn là cuộc chiến tranh tôn giáo tồi tệ và bạo lực nhất từng xảy ra trong lịch sử, người ta ước tính khoảng 8 triệu người (bao gồm một phần năm dân số của Đế chế La Mã thần thánh) đã bỏ mạng trong cuộc chiến này.
Chứng kiến những hậu quả tàn khốc của Chiến tranh Ba mươi Năm, các nước phương Tây nhận ra rằng tôn giáo nên được đặt riêng ra khỏi chính trị và quyền tự do tôn giáo là sống còn. Phương Tây cuối cùng cũng nhận ra được 1 điều cơ bản mà đã tồn tại ít nhất 2000 năm ở những nền văn hóa khác.

Bãi bỏ chế độ nô lệ
Quan niệm cho rằng việc bãi bỏ chế độ nô lệ là một bước tiến độc đáo của phương Tây cũng lố bịch không kém. Ở Trung Quốc thì ý tưởng về việc này đã tồn tại từ rất lâu trước khi phương Tây phát minh ra nó rồi. Như tôi đã nhắc đến trong bài viết vào tháng 10/2019 này, ý tưởng bãi bỏ chế độ nô lệ hoàn toàn không được lan truyền trong thế giới Hy-La cho tới sau khi Ki-tô giáo trỗi lên mạnh mẽ vào thế kỷ thứ 4 SCN, mà thậm chí đến lúc đó nó cũng chỉ được quan tâm nhiệt liệt bởi 1 nhóm các cá nhân nhỏ lẻ như Gregorios của Nyssa (335 – 395 SCN).
Ở Trung Quốc thì khái niệm này mặc dù không tồn tại nhưng ý tưởng về nó đã được các hoàng để Trung Quốc cố gắng thực thi. Năm thứ 9 SCN, Vương Mãng chính thức giành lấy ngai vàng từ tay nhà Tây Hán và lập nên nhà Tân. Ông ta đã cố gắng thực thi 1 loạt các chính sách sâu rộng và triệt để nhằm nhận được sự ủng hộ của dân chúng, bao gồm cả việc cấm hoàn toàn các hoạt động mua bán nô lệ cũng như ban hành thuế cực nặng cho những ai sở hữu nô lệ.
Cuối cùng vương triều của Vương Mãng lại bị lật đổ bởi Khởi nghĩa Xích Mi (từ 17 – 23 SCN), và chế độ nô lệ lại được khôi phục. Đáng mừng là những hoàng đế sau này đều cố gắng tìm mọi cách bãi bỏ chế độ nô lệ. Ví dụ như Minh Thái Tổ (1368 – 1398), người lập ra nhà Minh, đã khiến cho việc tư hữu nô lệ là ngoài vòng pháp luật.
Chế độ nô lệ vẫn tiếp tục tồn tại ở Trung Quốc suốt quãng thời gian dài về sau, thậm chí nó vẫn còn xuất hiện ở nửa sau của thế kỷ 20 tại 1 số vùng của Trung Quốc. Nhưng ngay từ thời nhà Minh, họ đã ban hành những luật cụ thể để hạn chế sở hữu nô lệ cũng như phạt thuế cực cao đối với các chủ nô để phản đối các hoạt động chiếm hữu nô lệ.

Nhân quyền
Shapiro tuyên bố chỉ có nền văn minh phương Tây mới khai sinh và phát triển “nhân quyền”. Điều này có đúng hay không còn phụ thuộc vào sự lươn lẹo của anh ta khi định nghĩa “nhân quyền” theo nghĩa nào. Ý tưởng khái quát về việc bạn nên đối xử với mọi người bằng sự tôn trọng và phẩm cách tốt đẹp đã tồn tại trong tất cả mọi nền văn hóa từng tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử.
Còn những cái ý tưởng đặc biệt rằng mọi con người sinh ra đều xứng đáng được đối xử tôn trọng cũng như bảo toàn danh dự bất kể giới tính, màu da hay xuất xứ bởi vì đó là quyền tự nhiên của tạo hóa ban cho thực sự mới được phát minh ra và được phương Tây trầm trồ tấm tắc khen hay vào khoảng cuối thế kỷ 18.
Khôi hài là mặc dù được phát minh ra từ cuối thế kỷ 18 nhưng ý tưởng về nhân quyền chỉ mới bắt đầu được chấp nhận rộng rãi trong thế kỷ trước. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) chỉ mới được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10/12/1948. Những sự phân biệt chủng tộc còn tồn tại trong Hiến pháp chỉ vừa mới bị xóa bỏ hoàn toàn ở Hoa Kỳ vào những năm 1950-1960, hay chế độ Apartheid ở Nam Phi chỉ vừa mới bị bãi bỏ vào đầu những năm 1990.
Tôi có thể tìm được những khái niệm phổ biến rộng rãi về việc đối xử tôn trọng với mọi người trong những nền văn hóa ngoài phương Tây trong suốt thời kỳ tiền hiện đại nhưng tôi không thể tìm được ví dụ nào cụ thể hơn cho rằng đó là “quyền được tự nhiên ban cho”. Vậy nên không thể nói rằng khái niệm nhân quyền chưa từng tồn tại trong những nền văn hóa khác trước kia được.
Sự phát triển khoa học công nghệ
Shapiro tuyên bố rằng chỉ có phương Tây mới phát triển được nên cái gọi là “phương pháp khoa học”. Nói một cách chặt chẽ thì không có 1 thứ gì kiểu như “phương pháp khoa học” bởi vì để nghiên cứu khoa học thì có nhiều hơn là chỉ 1 phương pháp. Thứ “phương pháp khoa học” mà tất cả chúng ta đều được học ở trường phổ thông chỉ là bản giản lược của 1 quá trình nghiên cứu khoa học rộng lớn hơn. Trong thực tế thì các nhà khoa học sử dụng rất đa dạng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau dựa trên triết học thực chứng để đi đến những kết luận về thế giới.
Triết học khoa học như chúng ta biết ngày nay được hình thành dựa trên gốc rễ là suy nghĩ của 1 nhóm các triết gia và nhà tư tưởng. Một số trường phái đóng góp sự ảnh hưởng to lớn cho sự phát triển của triết học khoa học mà chúng ta biết đến ngày nay như là:
· Triết gia Hy Lạp cổ đại Plato (428 – c. 347 TCN)
· Triết gia Hy Lạp cổ đại Aristotle (384 – 322 TCN)
· Triết gia Epikouros của Samos (341 – 270 TCN)
· Nhà toán học và vật lý học Archimedes của Syracuse (287 – 212 TCN)
· Học giả người Byzantine Ioannis Philoponos (490 – 570 SCN)
· Triết gia Ả rập Ḥasan Ibn al-Haytham (965 – 1040)
· Triết gia Ba Tư Abū Rayhān al-Bīrūnī (973 – 1050)
· Học giả Ba Tư Ibn Sina (980 – 1037)
· Triết gia người Anh Robert Grosseteste (1175 – 1253)
· Triết gia người Anh Roger Bacon (1220 – 1292)
· Triết gia cận đại người Anh Francis Bacon (1561 – 1626)
· Triết gia cận đại người Pháp René Descartes (1596 – 1650)
· Nhà khoa học cận đại người Ý Galileo Galilei (1564 – 1642)
· Nhà vật lý cận đại người Anh Sir Isaac Newton (1642 – 1727)
· Nhà khoa học/ triết gia cận đại người Đức Gottfried Wilhelm Leibniz (1646 – 1716)
· Triết gia hiện đại người Anh Karl Popper (1902 – 1994)
Bạn có thể thấy Ioannis Philoponos là 1 người Byzantine, Ibn al-Haytham là 1 người Ả Rập và Ibn Sina cùng với al-Bīrūnī đều là người Ba Tư. Byzantines, Ả Rập và Ba Tư đều được Shapiro xếp vào nhóm “phương Đông” nhưng 4 người trên đều đóng 1 vai trò thiết yếu trong sự phát triển của triết học khoa học hiện đại và họ đều có tầm ảnh hưởng rất lớn lên các nhà khoa học đời đầu ở Tây Âu.
Đây chỉ là một số trong những người đáng chú ý có ảnh hưởng đến triết học khoa học như chúng ta đã biết; vẫn còn nhiều người khác với ý tưởng tương tự nhưng không có tầm ảnh hưởng sâu rộng bằng. Ví dụ như trường phái Chārvāka của triết học Ấn Độ cổ đại cũng có duy vật luận hay kinh nghiệm luận không khác gì mấy so với triết học phương Tây. Những môn sinh của trường phái này đã bác bỏ hoàn toàn tính hợp lệ của suy luận và cho rằng quan sát thực nghiệm mới là cách duy nhất để thực sự hiểu được về vũ trụ.
Nói cách khác, khẳng định của Shapiro về việc phương pháp khoa học chỉ được tạo ra và phát triển bởi phương Tây là hoàn toàn thiếu cơ sở; triết học khoa học như chúng ta đã biết ngày nay đã bị ảnh hưởng lớn bởi những nhà tư tưởng bên ngoài phương Tây, và những triết lý tương tự đã hình thành và phát triển độc lập trong những nền văn hóa bên ngoài phương Tây rồi.

Quyền cho phụ nữ và các nhóm thiểu số
Quyền cho phụ nữ và các nhóm thiểu số đã được mở rộng ở các nước phương trong suốt 200 năm qua. Vấn đề ở đây là hiện tượng có tuổi đời non trẻ này cũng không phải là nét độc đáo của văn minh phương Tây nốt. Thật vậy, lịch sử đã chứng minh rằng phụ nữ thậm chí còn có nhiều quyền lợi hơn ở rất nhiều quốc gia bên ngoài thế giới phương Tây.
Ví dụ, như tôi đã thảo luận trong bài viết vào tháng 6/2019 này thì thái độ tồi tệ và thù địch đối với phụ nữ đã lan tràn rộng rãi tại Hy Lạp cổ đại. Không phải mọi người ở Hy Lạp cổ đại đều là người ghét đàn bà, nhưng những quan điểm thù địch đối với phụ nữ là cực kỳ phổ biến. Quyền tự do của phụ nữ Hy Lạp cổ đại bị hạn chế nặng nề. Có thể nhiều người sẽ bảo rằng phụ nữ Hy Lạp cổ đại không thiếu tự do đến mức cực đoan, nhưng không 1 ai hỏi rằng liệu phụ nữ Hy Lạp cổ đại có bị áp bức hơn phụ nữ trong nhiều nền văn hóa cổ đại khác hay không.
Ở Ai Cập cổ đại, phụ nữ được tự do hơn rất nhiều — mặc dù họ bị xem là “phương Đông” hạ đẳng hơn so với “phương Tây” Hy Lạp. Thật vậy, người Hy Lạp cổ đại cho rằng sự tự do mà những phụ nữ Ai Cập được hưởng là 1 điều đáng xấu hổ và tai tiếng. Sử gia Hy Lạp Herodotos của Halikarnassos (484 – 425 TCN) đã mô tả lại cách người Hy Lạp nghĩ về lối hành xử của phụ nữ Ai Cập trong cuốn Histories 2.35 của mình các bạn có thể đọc ở đây dịch bởi A. D. Godley:
“Giống như thứ khí hậu đặc trưng cùng với dòng sông kỳ lạ hơn những dòng sông khác, người Ai Cập cũng có những phong tục và luật lệ trái ngược với phần còn lại của nhân loại. Trong cộng đồng của họ, phụ nữ ra ngoài mua bán còn đàn ông thì ở nhà dệt vải. Đàn ông đặt đồ nặng lên đầu để mang vác còn phụ nữ thì khoác lên vai. Phụ nữ đứng đái còn đàn ông thì đái ngồi. Họ đi ỉa ở trong nhà và ăn ở ngoài đường. Phụ nữ không phải thờ cúng các vị thần còn đàn ông thì phải làm tất cả những điều đó. Con trai không bị ép buộc phải giúp đỡ cha mẹ, nhưng con gái thì có mặc dù chúng có muốn hay không.”
Mặc dù phụ nữ Ai Cập cổ đại không có 1 sự tự do tương đương với phụ nữ hiện đại nhưng dù sao họ cũng tự do hơn hẳn những người phụ nữ ở Hy Lạp.


Đưa mọi người thoát khỏi đói nghèo
Ben Shapiro khẳng định chắc nịch rằng văn minh phương Tây đã “cứu hàng tỉ người thoát khỏi cảnh đói nghèo”, tôi không rõ lắm là anh ta lấy số liệu từ đâu để chứng minh cho quan điểm đó bởi vì chắc chắn là không có cách nào để đo đạc được bao nhiêu người đã được cứu rỗi nhờ 1 thứ được dựng lên 1 cách rỗng tuếch như “nền văn minh phương Tây”.
Có lẽ Shapiro chỉ đoán mò dựa trên góc nhìn là các nước phương Tây đa phần là giàu có hơn các nước ngoài phương Tây mà thôi, và anh ta cho rằng “nền văn minh phương Tây” chính là tác giả của sự thần kỳ đó. Trước tiên phải nhìn nhận rằng rất nhiều nước bên ngoài phương Tây cực kỳ thịnh vượng. Trung Quốc trên danh nghĩa có GDP cao thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Trong khi đó Nhật Bản đứng thứ 3 và Ấn Độ đứng thứ 5.
Tiếp theo tôi phải chỉ ra nguyên nhân thật sự đằng sau sự giàu có của các nước phương Tây so với các nước còn lại chính là do chủ nghĩa đế quốc thực dân. Các nước phương Tây có lịch sử đi xâm lược các nước khác, đối xử với dân địa phương không khác gì súc vật và bóc lột tài nguyên của họ đến kiệt quệ. Vậy nên sự giàu có của các nước phương Tây được xây dựng nên nhờ không gì khác ngoài khai thác sạch sẽ các nước bên ngoài phương Tây. Không có gì đáng ngạc nhiên khi kẻ đi ăn cướp lại giàu có hơn những người bị cướp cả.
Phát minh ra thế giới hiện đại
Shapiro cho rằng nền văn minh phương Tây đã “phát minh ra hầu như mọi thứ của thế giới hiện đại”. Không cần phải bàn cãi về việc có nhiều phát minh quan trọng đối với nhân loại trong 200 năm qua được tạo ra bởi phương Tây, nhưng phải nhắc lại ở đây là khi họ đã cướp sạch mọi thứ rồi thì các nước khác lấy đâu ra tài nguyên để phát triển khoa học kỹ thuật?
Trước thế kỷ 19, các phát minh xuất hiện ở khắp mọi nơi trên Trái Đất. Ví dụ, công nghệ in xếp chữ được biết đến như là phát minh của người Đức vào cuối những năm 1430 bởi Johannes Gutenberg, nhưng việc xếp chữ đã xuất hiện ở Trung Quốc từ khoảng năm 1040 rồi. Các bộ chữ xếp của Trung Quốc ban đầu được làm bằng sứ rồi sau đó được đúc bởi kim loại.
Có thể là Gutenberg đã phát minh ra máy in xếp chữ một cách độc lập mà không bị ảnh hưởng bởi ý tưởng đến từ Trung Quốc, nhưng rất nhiều phát minh khác vẫn còn tồn tại đến ngày nay được tạo ra bởi những nền văn hóa phương Đông và được du nhập sang phương Tây nhờ vào giao lưu văn hóa.


Những trụ cột của “nền văn minh phương Tây” (dựa theo lời của Shapiro)
Ben Shapiro tuyên bố:
“Tại sao? Tại sao nền văn minh phương Tây thành công rực rỡ như vậy? Có nhiều lý do đằng sau nó nhưng để bắt đầu thì không gì bằng nêu ra tầm quan trọng của việc giảng dạy và thực hành triết học bắt nguồn từ 2 thành bang cổ: Jerusalem và Athens.”
Buồn cười ở đây là trung tâm của nền văn minh phương Tây đã bị di dời đi hơi xa về phía đông so với thời của Fallmerayer rồi. Quay lại thế kỷ 19, Fallmerayer cho rằng Rome là trụ cột của nền văn minh phương Tây, nhưng bây giờ Shapiro dời nó sang hẳn Athens và Jerusalem.
Shapiro tiếp tục:
“Jerusalem đại diện cho sự mặc khải tôn giáo giống như đã được bày tỏ hiển nhiên trong truyền thống của những người Ki-tô hữu Do Thái: niềm tin rằng Chúa lành tạo ra trật tự cho vũ trụ và ngài yêu cầu những hành động của con người, tạo vật tối cao của mình, phải luôn có đạo đức. Thành bang còn lại, Athens, đại diện cho lý lẽ và lập luận, điều đó được thể hiện bởi những nhà tư tưởng Hy Lạp vĩ đại như Plato, Aristotle và nhiều người khác.”
Shapiro đã định nghĩa “nền văn minh phương Tây” hoàn toàn khác so với những gì ông tổ Fallmerayer của mình từng định nghĩa. Đối với Fallmerayer, nền văn minh phương Tây được xác định nhờ vào khả năng tiến bộ không ngừng, trong khi nền văn minh phương Đông gắn với sự trì trệ; trong khi đó Shapiro lại cho rằng nền văn minh phương Tây được xác định nhờ sự kết hợp của cả tín ngưỡng và khoa học.
Và sự thật là cả 2 yếu tố đó đều chẳng phải là giá trị độc đáo của riêng văn minh phương Tây. Ví dụ như Ki-tô giáo, cả Bắc Phi và khu Levant (phía Đông Địa Trung Hải) đều chủ yếu là người Ki-tô giáo. Những vùng này đã bị Ki-tô hóa kể từ khi bị cai trị bởi Đế Chế La Mã và duy trì điều đó cho đến tận ngày nay bất kể là đã từng bị Hồi giáo chinh phạt vào thế kỷ thứ 7 SCN. Đến tận ngày hôm nay, những Người Ki-tô dòng Coptic vẫn chiếm 1 phần lớn khoảng một phần năm dân số Ai Cập.
Ngoài ra cũng có rất nhiều những người Ki-tô dòng Nestorian và Chính thống giáo Đông phương ở khắp vùng Trung Đông và thậm chí ở cả Đông Á ngay từ thời tiền trung đại. Ngay từ thế kỷ thứ 7 SCN, Ki-tô giáo dòng Nestorian đã lan tỏa trên nhiều vùng ở phía tây của Trung Quốc. Có nhiều di tích nhà thờ cổ của dòng Nestorian ở Trung Quốc được xác định là xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10 SCN. Mặc dù không thống trị Trung Quốc như cách mà nó đã làm ở Châu Âu và Bắc Phi, Ki-tô giáo vẫn tồn tại 1 cách rõ ràng ở Trung Quốc.

Trong khi đó, triết học, văn tự và văn hóa Hy Lạp cổ đại đã cực kỳ phổ biến ở vùng Trung Đông nhờ vào những cuộc chinh phạt của Alexander Đại Đế (356 – 323 TCN) từ rất rất lâu trước khi chúng có được tầm ảnh hưởng chủ đạo lên phương Tây. Xuyên suốt hàng thế kỷ của Thời kỳ Hy Lạp hóa (kéo dài từ 323 TCN – 31 SCN), phần lớn Trung Đông được cai trị bởi các quân vương Hy Lạp cũng như người Trung Đông hấp thụ rất nhiều từ văn hóa Hy Lạp.
Trong thời kỳ của Đế chế La Mã, văn hóa Hy Lạp tiếp tục lan truyền vào vùng phía Tây Địa Trung Hải, đặc biệt là Ai Cập. Khi Vương triều Rashidun (632 – 661 SCN) và sau đó là Vương triều Umayyad (661 – 750 SCN) cai trị phần lớn lãnh thổ Trung Đông và Bắc Phi, họ đã học tập rất nhiều từ văn hóa của Hy Lạp.
Cho đến ngày nay, vùng Trung Đông vẫn còn bị ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp tương tự như phương Tây. Vậy nên ý kiến cho rằng di sản của người Hy Lạp cổ đại chỉ được truyền cho phương Tây là hoàn toàn sai lầm.


Không có gì gọi là “đặc biệt” của riêng phương Tây cả
Thực tế là, ngược lại hoàn toàn với những gì Ben Shapiro và phe bảo thủ hay gáy bẩn, không có 1 cái gì “độc đáo” của thứ gọi là “nền văn minh phương Tây” cả. Bạn có thể dẫn ra 1 số khía cạnh — tốt hoặc xấu — của thứ mà mọi người cho là đặc tính riêng của “nền văn minh phương Tây” và sau đó chỉ ra rằng thứ tương tự cũng đã từng tồn tại ở 1 thời điểm nào đó trong nền văn hóa của những quốc gia bị gán tên là “ngoài phương Tây”.
Trên thực tế, toàn bộ khái niệm về “phương Tây” là khá rắc rối bởi vì không ai thực sự đồng ý về việc những nền văn hóa nào được xem là “phương Tây” và những đường kẻ phân định giữa “phương Tây” và “phương Đông” là khá độc đoán và thiếu nhất quán.
Điều ngớ ngẩn ở đây là người Hy Lạp và La Mã cổ đại đều được xem là “phương Tây” trong khi người Byzantine, họ cũng là người Hy Lạp, La Mã và Ki-tô giáo, thì lại bị xem là “phương Đông”. Nếu thằng nào đó xem người Hy Lạp và La Mã là “phương Tây” thì cãi hộ bố mày cái là làm thế đếu nào mà người Byzantine lại không phải?

“Ki-tô hữu Do Thái”
Ben Shapiro tiếp tục tô vẽ cho 1 thứ mà anh ta gọi là “Ki-tô hữu Do Thái” và tầm quan trọng của nó đối với “nền văn minh phương Tây”:
“Hai lối suy nghĩ, mặc khải và lý tính, cùng tồn tại song song đầy căng thẳng. Những Ki-tô hữu Do Thái cho rằng có những sự thật đã được truyền xuống chúng ta bởi một Thực thể siêu việt. Chúng ta không sang tạo ra sự thật này; chúng ta đón nhận nó từ Chúa. Những mệnh lệnh Ngài đặt ra cho chúng ta là yếu tố sống còn để xây dựng nên 1 xã hội có đạo đức, được vận hành tốt và ngập tràn hạnh phúc.”
Bản thân Shapiro là người Do Thái và anh ta biết rằng mình đang nói chuyện cho những người Ki-tô bảo thủ, vậy nên rõ ràng đây là biểu hiện của sự lươn lẹo khi anh ta cố tình nhấn mạnh vào cụm “Ki-tô hữu Do Thái” thay vì “Ki-tô giáo” hay “Do Thái giáo”.
Việc đặt ra câu hỏi thực chất cái thứ gọi là “Ki-tô hữu Do Thái” này đoàn kết đến đâu là 1 việc nên làm ở đây. Người Do Thái và người Ki-tô có thể có nhiều bộ thánh thư giống nhau, nhưng lịch sử cho thấy họ liên tục bất đồng với nhau.

Lịch sử xấu xí của Ki-tô giáo và phong trào Bài Do Thái
Thật không may là tư tưởng bài Do Thái đã hiện diện ngay trong những thánh thư đầu tiên của Ki-tô giáo. Nổi tiếng nhất trong số đó phải kể đến Phúc âm Matthew 27:11–26, người Do Thái được mô tả như là những kẻ kêu gọi đóng đinh Jesus. Khi Thống đốc La Mã Pontius Pilate tuyên bố ông hoàn toàn vô tội về việc Jesus đã đổ máu, người Do Thái được tả là tụ tập thành đám đông và la hét: “Máu của hắn ở trên chúng ta và con cái của chúng ta!” Đoạn này rõ ràng được viết ra với mục đích biện hộ rằng người La Mã (những kẻ thực sự hành quyết Jesus) là vô tội và đổ hết mọi tội lỗi lên đầu người Do Thái về cái chết của Jesus.
Trong 1 đoạn nổi tiếng khác của Phúc âm John 8:39–47, 1 nhóm người Do Thái được mô tả là đã từ chối nhận lấy thông điệp của Jesus. Còn Jesus thì bảo với người Do Thái rằng họ chính là hiện thân của quỷ Satan, và việc từ chối thông điệp của mình thì họ đang nghe theo lời quỷ dữ. Sau đó người Do Thái được tả là nhặt đá lên và ném Jesus tới chết. Một lần nữa, rõ ràng trích đoạn này được viết ra để tô vẽ người Do Thái như 1 thứ tội lỗi đáng ghê tởm khi từ chối và giết chết Jesus.
Ngay cả lúc mâu thuẫn ở mức thấp nhất thì người Ki-tô vẫn nhìn Do Thái giáo với ánh mắt khinh miệt. Giáo phụ của Ki-tô giáo hiểu rõ nhất về Do Thái giáo chắc chắn là Origenes của Alexandria (184 – 253 SCN). Origenes là Giáo phụ duy nhất thực sự học tiếng Hebrew bài bản và ông ta có sự thấu cảm với Do Thái giáo hơn bất cứ vị Giáo phụ nào khác. Tuy vậy ông vẫn có những quan điểm mà tôi cho là thể hiện sự bài xích Do Thái sâu sắc; ví dụ như ông cho rằng người Do Thái là 1 dân tộc kém cỏi không hiểu nổi thánh thư và Chúa đã chọn người Ki-tô để thay thế vì họ thông minh hơn.
Những nhà lãnh đạo Ki-tô giáo khác trong lịch sử thậm chí còn bài Do Thái hơn Origenes nhiều. Nổi bật nhất là Martin Luther (1483 – 1546), 1 trong những lãnh đạo tiêu biểu nhất của Cải cách Tin Lành, cũng là 1 người chống Do Thái điên cuồng. Năm 1543, ông ta xuất bản 1 bản thảo với nội dung bài Do Thái kịch liệt với tựa đề là Von den Jüden und iren Lügen (i.e. Bàn về người Do Thái và sự dối trá của họ), trong đó ông ta cho rằng nhà ở và giáo đường của người Do Thái phải bị đốt rụi, sách kinh cầu của người Do Thái cũng phải bị đốt sạch, tiền bạc của cải thuộc về người Do Thái phải bị tịch thu, các giáo sĩ Do Thái phải bị bịt miệng và mọi người Do Thái phải đi đày hoặc bị đem ra làm nô lệ.
Martin Luther thậm chí còn nói rằng 1 Ki-tô hữu hoàn toàn vô tội nếu anh ta giết 1 người Do Thái bởi vì mọi người Do Thái đều xứng đáng phải chết cho việc từ chối Jesus Christ. Không có gì ngạc nhiên khi mà bản thảo của Martin Luther đã được sử dụng bởi Nazi như là 1 công cụ tuyên truyền hiệu quả trong suốt những năm 1930 để dành lấy sự ủng hộ của đông đảo người Đức theo Ki-tô.
Tất nhiên tôi không hề nói rằng người Do Thái và người Ki-tô không hề có điểm chung nào, nhưng rõ ràng là thứ được gọi là “truyền thống Ki-tô hữu Do Thái” cũng chỉ là giả tạo. Chúng ta phải nhận thức cẩn thận việc Shapiro đã tô vẽ kệch cỡm lên lịch sử xung đột đen tối của 2 giáo phái này như thế nào.

Chỉ có người Do Thái và người Ki-tô mới có thể xây dựng nên 1 xã hội tốt đẹp giàu đạo đức và ai ai cũng có cuộc sống hạnh phúc?
Khi kết thúc bài diễn văn của mình về những truyền thống đẹp đẽ của Ki-tô hữu Do Thái, Shapiro tuyên bố rằng các điều răn của Chúa trong Ngũ thư Do Thái là “yếu tố sống còn để xây dựng nên 1 xã hội được vận hành tốt, giàu đạo đức và hạnh phúc muôn nơi.” Điều này chỉ là dối trá.
Sự thật hiển nhiên là những người không phải Do Thái lẫn Ki-tô đều đủ năng lực để xây dựng 1 xã hội tốt đẹp như vậy. Trong suốt lịch sử thì cả 2 nhóm người này cũng chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong tổng số dân toàn thế giới, nhưng những xã hội tốt đẹp thì tồn tại ở khắp mọi nơi.
Hãy nhìn vào xã hội Nhật Bản hiện đại làm ví dụ. Mặc dù Do Thái giáo và Ki-tô giáo đều du nhập vào quốc đảo này từ rất lâu rồi nhưng chưa bao giờ chúng thật sự nổi trội cả. Ngày nay chỉ có khoảng 2.3% dân số Nhật Bản là người Ki-tô và người Do Thái thậm chí còn hiếm đến mức không thể tìm được số liệu thống kê nào về họ. Dù vậy tôi nghĩ là ai cũng sẽ công nhận Nhật Bản là 1 quốc gia “được vận hành tốt và có đạo đức”. Đây là đất nước phát triển nhất nhì của thế giới, có GDP danh nghĩa đứng thứ 3 toàn cầu và thu nhập bình quân đầu người ngang bằng với Hoa Kỳ. Bất kể cái gì người Nhật làm đều rất khoa học và họ đâu có cần đến truyền thống Ki-tô hữu Do Thái quần què gì đó để đạt được nó đâu.
Như vậy việc tuyên bố rằng chỉ có người Do Thái và Ki-tô mới có thể sống hạnh phúc no đủ hoàn toàn là dối trá. Có 1 khảo sát toàn cầu thực hiện bởi Pew Research Center tháng 1/2019 chỉ ra rằng ở gần như mọi quốc gia, những người theo đạo có xu hướng cho rằng mình hạnh phúc hơn những người vô đạo. Tuy nhiên cũng chính khảo sát đó chỉ ra 1 bộ phận lớn người vô đạo vẫn cho rằng bản thân rất hạnh phúc.
Khảo sát đó chỉ ra 25% người theo đạo ở Mỹ mô tả bản thân là “rất hạnh phúc” trong khi con số đó là 36% ở những người vô đạo. Nói cách khác là dù có theo đạo hay không thì ai ai cũng hạnh phúc như nhau.

Một định kiến về người Hy Lạp cổ đại
Ben Shapiro tiếp tục nói về người Hy Lạp cổ đại:
“Tư tưởng của người Hy Lạp cho rằng chúng ta chỉ biết được sự thật nếu tự mình quan sát thực tế, thử nghiệm và đo lường. Không phải là niềm tin, thực tế mới là thứ khiến chúng ta hiểu rõ hơn trên con đường khám phá vũ trụ.”
Đây là 1 niềm tin định kiến được lặp đi lặp lại về người Hy Lạp cổ đại rằng họ là những cá nhân lý tính cũng như tôn thờ khoa học. Tôi đã đưa nó ra ánh sáng trong bài viết mới được công bố hồi đầu tuần. Tất cả những thứ Shapiro liệt kê ra ở đây chỉ là suy nghĩ của 1 bộ phận nhỏ triết gia ở Hy Lạp mà thôi.
Thậm chí nhiều nhà tư tưởng Hy Lạp còn đề xuất những ý tưởng mà hẳn là Ben Shapiro sẽ buồn nôn nếu nghe đến chúng. Ví dụ như nhà hùng biện Hy Lạp Gorgias của Leontinoi (483 – 375 TCN) nổi tiếng với những tranh luận của mình ủng hộ chủ nghĩa Hư vô và thuyết Tương đối Đạo đức, những thứ mà Ben Shapiro luôn mồm chê bai ở xã hội đương đại.
Gorgias đã viết 1 chuyên luận với tựa đề Về những thứ không tồn tại, trong chuyên luận này ông đã cho rằng không có thứ gì thật sự tồn tại; kể cả nếu có thứ gì đó tồn tại thì loài người cũng không có khả năng để hiểu được nó; còn nếu có thứ gì đó tồn tại mà có ai hiểu được nó thì họ cũng sẽ không thể nói với người khác được vì sẽ chẳng có ai hiểu nó cả. Nếu đây không phải là Chủ nghĩa Ngu dân thì tôi đếu biết phải gọi nó là cái gì nữa.
Gorgias cũng viết những diễn văn để bảo vệ những thứ mà người Hy Lạp cho rằng đó là sự suy đồi đạo đức. Ông ta đã viết 1 bài đầy tai tiếng tựa là Lời khen ngợi dành cho Helen, trong đó ông cho rằng nàng Helen của thành Troy không phải chịu trách nhiệm cho Cuộc chiến thành Troy. Rằng nàng Helen hoặc là bị cám dỗ hoặc là bị ép buộc; nếu nàng bị ép buộc thì làm sao có thể chống cự lại được khi nàng chỉ là 1 phụ nữ yếu đuối, còn nếu nàng bị cám dỗ thì chỉ đơn giản là nàng đang nghe theo Nguyện vọng của mình, Nguyện vọng là 1 vị thần và người phàm thì không thể kháng lại sức mạnh của thần thánh. Vì thế dù sao đi nữa cũng không nên trách móc nàng Helen đáng thương.

Những nhà tư tưởng Hy Lạp cổ đại cũng đa dạng giống như những nhà tư tưởng trong thời đại của chúng ta; không phải tất cả bọn họ đều có niềm tin vào khoa học và lý tính.
“Một cách để cân bằng tín ngưỡng và lý tính”?
Ben Shapiro tiếp tục:
“Nền văn minh phương Tây — và chỉ có chính nó — mới có thể tìm ra được cách để cân bằng giữa tín ngưỡng và lý tính. Đây là cách để đạt được sự cân bằng: Ki-tô hữu Do Thái sẽ dạy rằng Thượng Đế tạo ra 1 vũ trụ có trật tự và chúng ta có nghĩa vụ phải làm cho nó tốt đẹp hơn. Ngài ban cho ta mục đích và niềm tin vào việc tiến lên phía trước. Hầu hết những kẻ ngoại đạo dạy điều ngược lại rằng vũ trụ là lộn xộn thiếu trật tự và nó cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ; nếu lịch sử cứ lặp đi lặp lại mãi mãi thì tại sao chúng ta phải đổi mới hoặc tạo ra những điều mới mẻ?”
Và 1 lần nữa ý kiến của anh ta lại rất là vớ vẩn. Có biết bao nhiêu xã hội ngoài phương Tây đã khiến cho khoa học và tôn giáo chung sống trong hòa bình được. Một lần nữa tôi lại nhắc đến Trung Quốc và những vùng đất nằm dưới sự quản lý của người Ả Rập suốt thời Trung Cổ.
Shapiro cho rằng “phần lớn những kẻ ngoại đạo” được dạy rằng “vũ trụ là lộn xộn thiếu trật tự” là sai hoàn toàn. Ví dụ như người Babylon cổ đại hết lòng tin tưởng vào 1 vũ trụ có trật tự được tạo ra bởi 1 Đấng thông thái duy nhất. Họ thậm chí còn có 1 bài thơ tráng lệ tên là Enûma Eliš để ca ngợi công ơn to lớn vĩ đại của đấng sang thế Marduk khi ngài đã vặn chết tươi nữ thần rồng Tiamat và dùng cái xác nát vụn của ả để tạo ra toàn bộ vũ trụ.
Bài thơ Enûma Eliš xuất hiện trước cả thần thoại tạo ra thế giới trong Sách Sáng thế đến hàng thế kỷ. Ngoài ra nó còn được chia ra viết trên 7 phiến đá và nhiều học giả Kinh thánh ngày nay tin rằng sự tích 7 ngày trong tuần được tìm thấy trong Sách Sáng thế 1:1–2:4a thực ra là được dựa trên câu chuyện sáng tạo thế giới của Enûma Eliš.

Một điểm đáng lưu ý khác đó là người Hy Lạp cổ đại đều không phải là người Do Thái hay người Ki-tô gì cả, hầu hết họ tin rằng vũ trụ được tạo ra và vận hành bởi νόμος (nómos), có nghĩa là “luật lệ” hay “tục lệ”. Ví dụ như trong chuyên luận Rhetoriccủa mình, Aristotle đã trích dẫn vài dòng từ 1 bài thơ viết bởi nhà thơ Hy Lạp Empedokles của Akragas (494 – 434 TCN) để tuyên bố rằng vũ trụ được vận hành bởi những quy luật tự nhiên. Đây là câu gốc trong bản trích dẫn:
“ἀλλὰ τὸ μὲν πάντων νόμιμον διά τ᾿ εὐρυμέδοντος
αἰθέρος ἠνεκέως τέταται διά τ᾿ ἀπλέτου αὖ γῆς.”
Còn đây là bản dịch sang tiếng Việt của tôi:
“Nhưng [có một] luật lệ cho tất cả mọi thứ,
từ cõi thiên đàng cho đến trần giới vô biên.”
Ý tưởng rằng tự nhiên có những luật lệ của nó là ý tưởng chủ đạo xuyên suốt thời kỳ đầu của Hy Lạp và nó đã gặp phải nhiều chất vấn từ nhiều nhà tư tưởng, triết gia cũng như nhà hùng biện khác nhau vào cuối thế kỷ thứ 5 TCN. Tuy vậy nó vẫn giữ gìn được các giá trị nền tảng cho thế giới quan của người Hy Lạp trong 1 thời gian rất dài về sau. Bản thân Aristotle cũng dựa nhiều vào nền tảng triết lý tin vào quy luật tự nhiên này.
Chúng ta đã có đủ lý do để tin rằng người Hy Lạp và Babylon không hề đơn độc trong việc nhìn nhận tầm quan trọng của các quy luật tự nhiên. Shapiro chỉ đang nói về những thứ niềm tin phổ biến trong nhiều nền văn hóa khác nhau và ngộ nhận rằng đó là giá trị độc đáo của Ki-tô hữu Do Thái mà thôi.

“Gần như mọi nền văn hóa trong lịch sử” đều tin rằng kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu là lẽ đương nhiên?
Shapiro lại tiếp tục đưa ra 1 bình luận khác cho rằng trước khi Ki-tô hữu Do Thái ra đời thì gần như mọi người đều tin rằng kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu là lẽ thuận tự nhiên, và Ki-tô hữu Do Thái ra đời như là phước lành chấm dứt niềm tin cố hữu này. Anh ta nói:
“Thứ nhì, Ki-tô hữu Do Thái dạy rằng mọi con người đều được tạo ra dưới hình bóng của Thượng Đế. Có nghĩa là mỗi 1 cá nhân đều là vô giá. Đây là 1 điều hiển nhiên với chúng ta trong thời đại này, nhưng xưa kia người ta không tin vào điều đó mà họ tin rằng kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu là chuyện bình thường. Chỉ khi nào nhận ra sự thiêng liêng ở những người khác, chúng ta mới vượt ra khỏi suy nghĩ vô đạo đức để hướng đến mối quan tâm về quyền con người, dân chủ và tự do đặc trưng của phương tây.”
Tôi cho rằng ở đây cũng có sự thật, nhưng nó thực sự quá ít ỏi. Rất nhiều xã hội tiền Ki-tô giáo đều có niềm tin rằng việc ỷ mạnh hiếp yếu là vô đạo đức. Sử gia người Athen cổ đại Thoukydides (460 –400 TCN) đã ghi chép trong Quyển số Năm trong bộ Histories of the Peloponnesian War một trích đoạn về những gì mà các sứ giả Athen đã nói với người dân đảo Melos trong cuộc bao vây hòn đảo vào năm 416 TCN. Những dòng sau đây trong tiếng Hy Lạp cổ có lẽ là những lời lẽ nổi tiếng nhất trong thời kỳ của Thoukydides:
“…ἐπισταμένους πρὸς εἰδότας ὅτι δίκαια μὲν ἐν τῷ ἀνθρωπείῳ λόγῳ ἀπὸ τῆς ἴσης ἀνάγκης κρίνεται, δυνατὰ δὲ οἱ προύχοντες πράσσουσι καὶ οἱ ἀσθενεῖς ξυγχωροῦσιν.”
Bản dịch tiếng Anh nổi tiếng nhất của đoạn này là của Richard Crawley, như sau:
“…các ngươi thừa biết rằng chúng ta đã làm theo lẽ phải mà, mọi thứ trên thế giới này đều vận hành bởi cán cân sức mạnh, kẻ mạnh sẽ làm mọi thứ có thể còn kẻ yếu phải chịu đựng mọi hậu quả xảy đến.”
Chúng ta đều biết rằng những lời lẽ này chắc chắn không phải là 1 báo cáo chân thực những gì người Athen đã nói, nó đã qua sự tô vẽ thêm của Thoukydides như để bày tỏ quan điểm riêng của ông về việc những người Athen có thể đã nói những gì. Thoukydides đã cố tình viết những dòng này để người khác cảm thấy choáng váng và tồi tệ về việc người Athen đã sa đọa và đánh mất những ý tưởng dân chủ đạo đức cao đẹp nguyên thủy của mình. Ông muốn độc giả phải cảm thấy tồi tệ khi nhìn thấy những người Athen tán thành 1 tư duy mọi rợ dã man như vậy.
Thực vậy, những độc giả đã rất choáng váng và kinh hãi bởi những lời lẽ trên; chúng tôi có 1 cuốn sách còn được lưu giữ với nội dung nghiên cứu lại bộ Histories of the Peloponnesian War được viết bởi sử gia người Hy Lạp Dionysios của Halikarnassos (60 – 7 TCN). Dionysios đã bày tỏ sự nghi ngờ liệu những con người Athen với tư tưởng dân chủ tiến bộ có thật đã nói ra những lời như vậy hay không, bởi vì những lời lẽ ấy giống như được phát ra từ miệng của 1 tay bạo chúa Ba Tư hơn là 1 người Athen cao đẹp.
Ở đây chúng ta có bằng chứng không thể phủ nhận rằng ít nhất một số người trong thế giới tiền Kitô giáo đã tìm thấy quan niệm rằng kẻ mạnh nên được phép áp bức kẻ yếu và làm bất cứ điều gì họ muốn mà không hề gớm tay. Vấn đề ở đây là khi 1 vài người đã nắm được quyền lực trong tay thì quan điểm của họ có thể đã thay đổi và họ không còn thấy gớm ghiếc với quan niệm này nữa. Nói cách khác thì phần lớn con người trong thế giới tiền Ki-tô có vẻ như đều nhận thức được rằng bắt nạt kẻ yếu là sai; còn 1 vài kẻ thì cảm thấy những chuẩn mực đạo đức của xã hội là thừa thãi.

Sự khác biệt về mặt đạo đức giữa người Ki-tô và “người ngoại đạo”: những trọng tâm khác nhau
Tôi cho rằng Shapiro thực sự đã đúng khi chỉ ra khác biệt trong tư tưởng giữa hệ thống đạo đức của xã hội tiền Ki-tô và hệ thống đạo đức của Ki-tô hữu Do Thái. Tuy nhiên tôi nghĩ là sự khác biệt đó tinh tế hơn nhiều cái thứ mà Shapiro đã chỉ ra cho chúng ta thấy. Tôi nghĩ sự khác biệt không nằm ở bản thân hệ thống đạo đức của 2 hệ tư tưởng mà nó nằm ở những điểm quan trọng mà mỗi bên tập trung vào.
Lấy ví dụ, trong khi đạo đức của Ki-tô và người Hy Lạp cổ đại có xu hướng thuyết giảng về những giá trị tương đồng thì họ vẫn có những điểm tập trung khác nhau. Người Hy Lạp cổ đại nhấn mạnh vào việc làm những thứ mang lại “danh dự”. Những hành động như thất hứa, bỏ trốn khỏi trận chiến, cưỡng dâm phụ nữ được xem như vô đạo đức bởi vì nó ảnh hưởng đến danh dự và khiến cho người đàn ông không xứng đáng nhận được sự tôn trọng nữa. Trong khi đó bảo vệ những người yếu đuối vô tội được xem là việc tốt bởi vì nó mang lại danh dự.
Trong khi đó hệ thống đạo đức của Ki-tô lại chú trọng vào bản chất của hành động là có ích hay hãm hại người khác. Trong Phúc âm Matthew 7:12, Jesus đã nói rằng hãy đối xử với người khác theo cách bạn muốn được đối xử; đây cũng là mẫu mực của mọi điều được viết trong Kinh Do Thái.
Khái niệm tương đồng tuyệt đối cũng xuất hiện trong tư tưởng của người Hy Lạp cổ đại; ví dụ như nhà diễn giả người Athen Isokrates (436 – 338 TCN) cũng từng phát biểu 1 thứ tương tự như lời răn trong Phúc âm Matthew ở bài diễn thuyết Nikokles, or the Kyprians. Isokrates đã viết (dịch bởi George Norlin) như sau:
“Hãy cho thấy thành ý của bạn đối với tôi thay vì chỉ nói suông. Đừng trả đũa chỉ vì người khác làm bạn giận dữ. Đừng làm gì cả thay vì chỉ trích người khác bằng lời nói của bạn. Bạn trông đợi điều tốt hay điều hại thì hãy làm điều tốt hay điều hại đó với tôi. Đừng chỉ hài lòng với việc ca ngợi người tốt, hãy học tập từ họ nữa.”
Tuy nhiên ý tưởng về việc đối xử với người khác theo cách mà bản thân mong muốn chưa bao giờ chiếm được tầm quan trọng như nhau giữa hệ thống đạo đức của người Hy Lạp cổ đại và người Do Thái.

Bình luận của Shapiro về “doanh nghiệp tự do”
Tôi vừa bối rối vừa buồn cười khi Ben Shapiro gáy ra cụm từ “doanh nghiệp tự do” (1 kiểu uyển ngữ đĩ đời của từ “chủ nghĩa tư bản”), và rằng nó là thành tựu khi mà con người “nhận thức được sự khác biệt giữa người và người” và dần dần hướng đến 1 thứ hình thái xã hội nơi mà ở đó kẻ mạnh lại bóc lột kẻ yếu. Anh ta không nhận ra được điều căn bản là chủ nghĩa tư bản tự thân nó chính là công cụ để nâng bi kẻ mạnh (giới giàu có) bằng cách bóc lột kinh tế những kẻ yếu (mấy con đĩ nghèo khổ)?
Tôi không nói rằng chủ nghĩa tư bản là tồi tệ và chúng ta phải phá bỏ nó, ý tôi là nó nên được điều chỉnh cho phù hợp với xã hội. Đấy là 1 hệ thống mà chỉ cần bỏ lơ không quản lý chặt chẽ thì nó sẽ phá hủy còn kinh khủng hơn những giá trị nó tạo ra. Cần phải có những biện pháp ngăn ngừa cũng như điều lệ để ngăn không để tình trạng doanh nghiệp bóc lột người lao động của họ.
Ben Shapiro nói về chủ nghĩa tư bản phát triển nhờ vào việc mọi người “nhận thức được sự khác biệt giữa người va người” ở trong video này nghe không khác gì 1 diễn viên hài độc thoại nói: “Bạn biết không, hồi xưa khi mọi người còn sống dưới chế độ phong kiến thì kẻ mạnh luôn bắt nạt kẻ yếu. Ơn Chúa ngày nay chúng ta không còn chế độ phong kiến nữa rồi; chủ nghĩa tư bản muôn năm và kẻ mạnh vẫn bắt nạt kẻ yếu.”

Đi sâu hơn vào Hy Lạp
Shapiro tiếp tục nói nhiều hơn về Hy Lạp cổ đại:
“Nhưng chỉ riêng Ki-tô hữu Do Thái thì không thể xây dựng được một nền văn minh tiến bộ. Chúng ta còn có người Hy Lạp đã dạy cho cách quan sát lý tính, rằng con người có khả năng vượt lên mặc khải để tìm kiếm sự thật. Lý tính của người Hy Lạp cho chúng ta nhận thức về những quy luật tự nhiên, ý tưởng về việc tìm kiếm mục đích của tự nhiên — mục tiêu tối thượng (telos) — và của mọi thứ trong Creation nhờ việc nhìn vào bản chất của chúng. Loài người được tạo ra với khả năng đặc biệt chính là tư duy, vậy nên telos của chúng ta chính là không ngừng tư duy.”
Ở đây Shapiro bỗng dưng tự tay bóp dái khi mà anh ta đã bán rẻ những lời mình vừa gáy ra chỉ vài giây trước đó rằng “phần lớn kẻ ngoại đạo được dạy rằng vũ trụ là lộn xộn và vô lý”, nhưng bỏ qua chuyện đó đi bởi vì tôi sẽ tiếp tục bẻ gãy cái luận điểm này của hắn.
Mặc dù Shapiro không nói ra nhưng chắc chắn ở đây anh ta đang hướng đến tư tưởng của 1 triết gia vĩ đại: Aristotle. Khái niệm quy luật tự nhiên và cả telos đều được thảo luận bởi nhiều triết gia khác bên cạnh Aristotle, thế nhưng chính Aristotle là người có hứng thú và phát triển được mạnh mẽ luồng quan điểm này. Shapiro đã lấy quan điểm “mục đích của con người là không ngừng tư duy” từ chính Aristotle chứ không thể là ai khác nữa cả.
Bên cạnh việc không nêu rõ tư tưởng đó là học hỏi từ Aristotle, Shapiro còn đưa ra 1 vài ngộ nhận khác của mình. Đáng chú ý nhất đó là anh ta dùng từ “Creation” trong khi nó không phải là 1 khái niệm mà người Hy Lạp cổ đại sử dụng thường xuyên khi họ nói về vũ trụ. Người Hy Lạp cổ đại ưa chuộng những từ như φύσις (phýsis), nghĩa là “tự nhiên” và κόσμος (kósmos), nghĩa là “vũ trụ” hơn.
Nói chung thì đây là 1 bản tóm tắt của ý tưởng chủ đạo trong triết lý của Aristotle: Mục đích luận. Mục đích luận chính là ý tưởng cho rằng mọi vật tồn tại vốn dĩ như là bởi vì mọi thứ đều được thiết kế cho 1 mục đích riêng của nó. Aristotle thực sự tin tưởng vào mục đích luận ngay cả khi nó là 1 lối suy nghĩ ngược dòng và tụt hậu.
Tất cả mục đích luận đều dựa trên giả định cơ bản rằng mọi vật có xu hướng tiến đến bản chất thật của chúng. Vấn đề ở đây là chúng ta không có cơ sở nào để đưa ra giả định đó cả. Loài người có khả năng tư duy không phải bởi vì chúng ta được ban tặng khả năng tư duy, lý do đằng sau nó là những biến dị ngẫu nhiên đã cho bộ não loài người 1 khả năng vượt xa với tổ tiên của mình; tư duy tốt là tính trạng trội để sinh tồn và duy trì nòi giống dễ dàng hơn nên càng ngày loài người có tư duy càng cao cấp hơn.
Nói cách khác, Aristotle đã hiểu sai về việc tại sao con người lại có khả năng tư duy; lý do chúng ta sở hữu khả năng này là nhờ vào những biến số của dòng chảy lịch sử chứ không phải là do mục đích luận. Hiện tại là sản phẩm của quá khứ chứ không phải điều ngược lại. Aristotle có thể đúng ở nhiều thứ khác, nhưng thứ này thì ông đã sai rõ ràng rồi.