Thật phản động và vô lối thay, Việt Nam có hơn 4000 năm lịch sử mà người ta chỉ chuyên chú dạy và cho đề thi vào LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI (từ khi Nguyễn Ái Quốc xuất hiện). Nói cách khác, chỉ dạy lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tại sao hơn 70% điểm thi tốt nghiệp Sử dưới trung bình?
Tại sao học sinh căm thù môn Sử?
Có lẽ nguyên nhân chính là vì chủ trương nói trên. Ngoài ra còn phải kể đến tính đúng đắn và chân thực của lịch sử đã không được tôn trọng. Trớ trêu thay, sử hiện đại lại là thứ dễ kiểm chứng.
Việc nói bậy về Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, về Nguyễn văn Trỗi đã được phanh phui. Hàng trăm nhân vật và sự kiện khác cũng tương tự. Sử mà ngụy tạo như thế, học sinh sẽ mất hứng. Vì bọn nó kiểm tra được và đối chiếu được.
Nó mất tin vào SGK và thầy cô.
___
HIỂU THÊM VỀ LỊCH SỬ
Rất nhiều tài liệu chứng minh được Tôn Thất Thuyết là tên tiểu nhân, vũ dũng, vô mưu, ít học và vô văn hóa. Sử gia thời nay thấy Thuyết đánh Pháp là tung hô. Đã đến lúc chúng ta cần tỉnh táo. Không phải cái gì lấp lánh đều là vàng, không phải ai đánh Pháp cũng là trượng phu, đại nghĩa, vì dân vì nước.
Đánh Pháp có nhiều mục đích khác nhau. Câu nói: Kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta là câu ngu nhất mọi thời đại.
Cán bộ tuyên giáo của ta, trước đây, có thói quen là, hễ ai đánh Pháp Mỹ, đánh tư bản đều là anh hùng. Ai dính líu tư bản và Pháp Mỹ đều là
kẻ thù. Ví dụ ai nói tiếng Anh thì bị bạc đãi mà ai nói tiếng Nga thì quý trọng.
Sách vẽ cơ thể người để dạy sinh học giải phẫu sinh lý thì họ gọi là sách khiêu dâm. Tuy nhiên, con cháu họ thì luôn xài đồ của tư bản và tranh nhau đi du học xứ sở tư bản đang giãy chết.
Những anh chàng giả dối và u mê như thế nhảy vào làm giáo dục thì đừng hỏi tại sao giáo dục của ta nát bét.
Có rất nhiều trường hợp tương tự.
Nếu lục lọi cho kỹ, một nửa danh nhân của ta đang ngồi cao hơn nhân cách và công trạng của họ. Đương nhiên, lại có một nửa danh nhân hiện đại (từ thời Pháp thuộc đến nay) ngồi thấp hơn cái ghế họ xứng đáng ngồi.
Nhân cách và đạo đức sử gia của ta như thế thì con cháu khinh bộ môn sử ở SGK là phải rồi. Sử gia sợ cấp trên như sợ cọp, ôm sổ lương
như nhện ôm bọc trứng. Bị chính trị gia điều khiển như con rối.
VN là một dân tộc anh hùng nhưng tại sao xứ sở này lại đẻ ra lớp sử gia con cháu hèn nhát và bạc nhược như vậy?
CẢI TỔ MÔN LỊCH SỬ
Xin đưa ra ý kiến cần cải tổ và bổ sung về nội dung cho môn sử. Đương nhiên sử ở đây là nói từ khi có thực dân Pháp đến Đông Dương.
1. Thực dân (colonist) chữ này ở tiếng Việt mang nghĩa miệt thị và căm thù. Thực tế trong tiếng Anh, colonist là từ trung tính, chỉ người đi khai thác miền đất mới. Sử Việt Nam cần làm cho học sinh hiểu đúng bản chất của công cuộc mở mang thuộc địa của Pháp và Anh lúc bấy giờ. Rất nhiều dân tộc đến nay vẫn chỉ mơ ước được làm thuộc địa cho Anh và Pháp (Philippine, Malaysia, Hong kong, Macau). Nhiều vùng đất thì do chính người da trắng tách ra làm quốc gia riêng (Mỹ, Nam Phi).
Không phủ nhận tội ác người Pháp gây ra ở Việt Nam nhưng chỉ kể tội mà không kể công thì cũng như là xuyên tạc lịch sử. Nên nhớ công tội, thiện ác, chính tà luôn song song tồn tại ở mọi nơi và mọi lúc. Huống chi họ đánh ta là do ta đã không hoan nghênh khi họ đến. Thái Lan và Nhật Bản thấy Tây đến thì hoan nghênh, hợp tác làm ăn rất hòa thuận. Đôi bên cùng có lợi. Ta lại đánh đuổi họ, đốt nhà đạo, giết linh mục, chửi rủa họ là quỷ trắng. Họ cay quá mới vác súng ống đến bắn ta. Hãy đọc nhiều hơn để hiểu bản chất tại sao Pháp đánh ta và đánh thắng ta.
2. Tư tưởng Phan Châu Trinh là tư tưởng cách mạng cấp tiến khoa học nhất thế kỷ 20. Tránh đổ máu và rất ôn hòa. Thực tế nhiều quốc gia đã
độc lập và tiến lên văn minh nhờ tư tưởng đấu tranh nghị trường kiểu Phan Tây Hồ. Không thể dùng câu “xin Pháp rủ lòng thương” để mô tả cụ Phan một cách sơ sài.
3. Phan Bội Châu là nhà ái quốc lớn bị bế tắc về phương hướng. Cụ có thiên tài trời ban và trái tim nhân ái cao cả. Cần nói rõ hơn về cống hiến của cụ Phan Sào Nam, không thể nói qua loa đại khái vài dòng về Đông Du như “đuổi hổ cửa trước, rước beo của sau”.
4. Đưa ra ánh sáng sự khác biệt về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc với phần còn lại của Đảng Cộng Sản Việt Nam để thấy sự vĩ đại của nhân vật Nguyễn Ái Quốc. Tại sao Nguyễn bị Hà Huy Tập khiếu kiện? Tại sao Stalin giam lỏng Nguyễn ở Đại học Lê-nin? Điểm yếu chết người của Luận cương Trần Phú (1930).
5. Đảng Cộng Sản VN ra đời đã tập hợp và tổ chức quần chúng có bài bản, mạnh mẽ và khoa học hơn. Tuy nhiên sự kiện này không hề tạo ra bước ngoặt như sách ta đang nói. Bằng chứng: Các cuộc khởi nghĩa vẫn thất bại và tổn thất như xưa: Xô Viết Nghệ Tĩnh, Khởi Nghĩa Bắc Sơn, Khởi Nghĩa Nam Kỳ đều có người của Đảng Cộng Sản chỉ đạo và đều thất bại rất lớn.
6. Bước ngoặt thực sự của Cách mạng Việt Nam là từ khi cụ Hồ sáng lập ra Mặt trận Việt Minh, thay thế và sửa sai đường lối của Trần Phú.
7. Bổ sung thêm sự hình thành hiệp định Geneve. Quá trình ra đời nhà nước Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam. Tại sao Việt Nam lại chia đôi thành hai nước?
8. Cái tốt và cái dở của anh em Ngô Đình Diệm.
9. Nguyên nhân thực sự tại sao Nam Bắc chuyển từ đấu tranh thống nhất bằng hòa bình sang đấu tranh bằng vũ trang bạo lực.
10. Nhìn nhận lại cho đúng vai trò của người Mỹ và người Tàu trong chiến tranh Nam Bắc (1964-1975).
11. Nhìn nhận lại chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968 của Bắc Việt.
12. Sự thật đau lòng trong Vụ án Nhân Văn Giai Phẩm.
13. Sự thật đau lòng và sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất.
14. Chi tiết hơn nữa về Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979.
Những sự kiện quá gần đây như con đường đi đến Đổi Mới, quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ thì xin để 50 năm nữa lại bàn tiếp. Những điều tôi đề xuất trên đây hoàn toàn có thể làm ngay mà không hề tổn thương quyền lãnh đạo của ai cả. Thậm chí còn tôn vinh người lãnh đạo lên một tầm cao mới.
NHÌN LẠI LỊCH SỬ ĐỂ THA THỨ
1. Sách giáo khoa ngày xưa nói theo lời của Mao rằng “Chính quyền chỉ có thể đẻ ra từ họng súng” hay “cách mạng chỉ có thể thành công bằng bạo lực” là cực kì phản động. Thực tế rất nhiều quốc gia châu Phi, Mỹ Latin đã có độc lập và làm cách mạng bằng đấu tranh hòa bình, hoặc cần rất ít bạo lực. Một quốc gia điển hình không dùng bạo lực mà vẫn có độc lập là Ấn Độ. Họ đã lựa thời lựa thế, dùng sức mạnh thời đại để đứng lên đúng lúc. Bạo lực chỉ là con đường cuối cùng, cực chẳng đã mà thôi. Thực tế, CMT8 ở miền Bắc VN cũng không phải là cách mạng bằng bạo lực.
2. Theo đó, SGK dạy ta rằng cụ Phan Chu Trinh là sai lầm, mê muội. Thực ra không phải thế. Con đường đi của cụ ấy (đấu tranh nghị trường) là con đường cực kỳ ôn hòa, sáng lạn và đúng đắn. Tiếc là dân ta dùng bạo lực dữ quá. Không ngưng lại nổi nữa. Hơn thế, vận khí chưa đến với cụ đó thôi. SGK cũng chê bai con đường học theo Nhật Bản của Phan Bội Châu là "đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Thực ra, canh tân, cải tổ, khai trí và học theo Nhật Bản là cách khôn ngoan nhất lúc ấy.
3. Người ta cũng dạy trẻ em rằng thực dân là cực kỳ xấu xa. Nhưng không hẳn vậy. Phương Tây thực sự đã đem đến nhiều văn minh tiến bộ cho các xứ lạc hậu. Người dân Ấn Độ đến nay vẫn cảm phục và mang ơn người Anh. Những kẻ thực dân tham lam và đê tiện được thì quốc hội và chính phủ những nước đó cũng không đồng tình. Nếu kiện tụng đúng và chuẩn xác, những kẻ đó vẫn bị chính phủ họ xử tội như thường. Tội ác của một số tên Pháp và Mỹ ở Đông Dương thườngđược báo chí của Mỹ và Pháp phanh phui chứ không phải báo chí Việt Nam. Vụ án Mỹ Lai, vụ án Võ Thị Sáu đều là người Mỹ và người Pháp đưa ra công luận quốc tế.
4. Người ta nói “khác máu tanh lòng”, kẻ khác chủng tộc thì cư xử tàn bạo với nhau. Cũng không hẳn. Tàn bạo, hung ác là do cảnh giới tiến
hóa tâm thức của từng nhóm người và từng cá nhân. Xưa Tây Sơn bị Nguyễn Ánh trả thù rất tàn bạo. Trần Thủ Độ tàn sát con em nhà Lý rất nặng tay. Mà họ đều cùng “con Lạc cháu Hồng” cả. Cánh Ponpot lạm sát ai? Chính đồng bào họ. Cánh quân đội Miến Điện lạm sát ai? Cũng chính đồng bào họ cả. Người Việt Nam dùng thực phẩm độc, cà phê trộn pin đèn để đầu độc ai? Chính là đầu độc con Lạc cháu Hồng.
Khác máu tanh lòng, câu nói ấy không hẳn đúng trong nhiều trường hợp.
5. Bao nhiêu đau khổ của dân tộc ta, SGK đều đổ hết lên đầu tụi Tây. Thực ra, hãy nhìn kỹ, ta và Tây, kẻ nào gây hận thù trước? Hồi xưa Tây
dương sang ta (và Trung Quốc) tìm đường làm ăn đàng hoàng. Họ có lễ nghi, có đề nghị, có bẩm báo, thưa gửi. Họ xin đặt lãnh sự quán, xin gửi đại sứ để giao dịch. Ta (Minh Mạng, Tự Đức) đã đánh đuổi, đốt nhà giảng đạo, giết giáo sỹ, phá tàu thuyền của họ. Đồ Chiều mắng họ là Bạch Quỷ. Bởi thế họ cay cú mà đem quân đánh ta. Ta lại đánh họ. Họ lại đánh ta... Cứ thế oan oan tương báo, ngọn lửa dâng lên ngút ngàn.
Không như Ấn Độ. Tây đến thì họ tiếp. Tây đói thì Ấn cho ăn. Tây mệt thì Ấn mời nghỉ. Tây khát thì Ấn cho nước uống. Từ đó Tây yêu Ấn. Ấn
cũng yêu Tây. Hai bên kết hợp làm nên bao nhiêu điều tốt đẹp. Đương nhiên, thỉnh thoảng có lúc có nơi mâu thuẫn, Ấn và Anh đánh nhau nảy lửa. Điều đó bình thường thôi.
Người Nhật cũng vậy, từ thế kỷ 14, khi gặp Tây, dân Nhật niềm nở đón tiếp, cùng làm, cùng ăn. Nhật còn cử người đi Anh, Pháp học ngoại ngữ và khoa kỹ từ thế kỷ 15. Đừng chỉ trách Tây đối xử đểu với ta. Hãy trách cha ông chúng ta thực sự đã từng đối xử tệ với họ trước.
Tây ở Đông Dương tuy bóc lột sức lao động của dân ta nhưng cũng để lại cho ta bao thành phố đẹp. Họ khai phá Sa Pa, Đà Lạt, Nha Trang,
Vũng Tàu. Họ thắp sáng Sài Gòn, Hà Nội, Thái Nguyên. Họ dựng nhà máy điện, nhà máy thép, xây hỏa xa, cầu Long Biên, chợ Bến Thành, chợ Đồng Xuân, trường Chu Văn An, quốc học Huế. Nhiều lắm. Công trình Tây để lại cho ta nhiều không đếm xuể.
Gần đây, đọc kỹ lại văn của Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, tôi nhận ra Pháp không đểu như ta tưởng. Đồn điền cao su và các mỏ than cũng không khốc liệt như sử ta viết.
Ta vì căm thù họ nên cứ lờ đi cái tốt, tô đậm cái xấu. Đó cũng là tâm tính của kẻ yếu hèn.
Các cụ nói cấm có sai câu nào: Tha thứ và nói sự thật là bản lĩnh của kẻ mạnh. Kẻ yếu hèn không bao giờ nói đến chuyện tha thứ và không bao giờ nói ra nổi sự thật.
..............................
MỜI BẠN GHÉ THĂM FACEBOOK ĐỖ CAO SANG ĐỂ ĐỌC THÊM NHIỀU BÀI VIẾT HẤP DẪN!
Link FB: https://www.facebook.com/docaosangpta
Link FB: https://www.facebook.com/docaosangpta

Quan điểm - Tranh luận
/quan-diem-tranh-luan
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất

Megascops asio
Nói đâu xa như cách lịch sử nói về Nguyễn Ánh,Hồ Quý Ly,VNCH,.. là thấy lịch sự Việt Nam có phần quá phiến diện bỏ qua mọi thành tựu chỉ đi đến kết quả cuối cùng là họ là những kẻ bán nước những kẻ trái tư tưởng của mình.Nói sau cho cùng kẻ thắng mới là kẻ viết lịch sử còn kẻ thất bại ắc bị dòng vùi dập.nên mình nghĩ không chỉ môn lịch sử mà giáo dục Việt Nam đang còn rất lạc hậu.
- Báo cáo

Sangdo

Xin cảm ơn!
- Báo cáo
Minh Hiếu
Hồ Quý Ly đâu bị xem là kẻ bán nước?
SGK cũng ghi nhận thành tựu của ổng, chỉ tiếc là không hợp lòng dân mà?
- Báo cáo

Megascops asio
đúng là không bị xem là kẻ bán nước nhưng lại bị xem là kẻ cướp ngôi rồi mất nước
- Báo cáo

Việt Jackson
Đây không phải là bài viết tốt.
- Báo cáo

Sangdo

Xin được chỉ giáo thêm!
- Báo cáo

Việt Jackson
Xin cảm ơn vì đầu óc rất "mở" của bạn. Tôi có vài góp ý như sau:
- Bài viết của bạn không có đoạn mở đầu, khiến người đọc không cảm thấy thoải mái khi đọc.
- Bạn đã đặt quá nhiều cảm xúc trong bài viết này. Sẽ không thành vấn đề gì nếu như bạn đặt thêm lý trí vào. Hãy viết những đoạn có tác dụng dẫn dắt người đọc và những dòng chuyển tiếp giữa các ý, điều đó sẽ khiến bài viết của bạn hay hơn và có giá trị tranh luận hơn.
- Báo cáo
Cục kít đáng yêu
Trước kia em là bạn học sinh rất dốt lịch sử. Điểm môn này thực sự đối với em là thảm họa, thấp nhất của những môn thấp nhất. Chưa kể đến ông thầy chỉ chăm chăm các em phải học thuộc lòng từng năm, từng mốc và sự kiện. Đối với em thì đó là một cực hình khi phải nhớ các mốc lịch sử ấy và phải đối phó với ông thầy chỉ cần đọc y sách là được.
Em vô cùng căm ghét môn lịch sử chứ ko hề căm ghét lịch sử.
Mọi chuyện đã chuyển biến rất rất lớn khi em đi du học. Sang ấy mn biết em đến từ VN thì ai cũng tò mò và biết đến VN chủ yếu là qua chiến tranh Việt Nam thôi. Họ hỏi còn em thì gần như mù tịt. Chúng nó nói 1 câu làm em phải thực sự nghĩ lại luôn" Trên hành tinh này chỉ có 2 dân tộc vẫn giữ được tiếng nói là VN và Do thái. Cũng chỉ có vài đất nước đập bẹp đầu 4/5 thành viên hội đồng bảo an LHQ. Cũng là nước duy nhất đấm cho Pháp tòe đầu, đánh cho Mỹ phát ớn đến già. Vậy mà mày thì lại không biết tí gì về việc ấy. Đất nước t lịch sử ngắn ngủi t phải đi nghiên cứu lịch sử nước khác, thấy lịch sử nước m rất hay mà m lại chối bỏ nguồn gốc, không nhớ đến nguồn cội của m. M không xứng đáng.
Chính câu nói ấy làmem chột dạ và rồi em mới có hứng thú với lịch sử trở lại. Bắt đầu tìm hiểu về đất nước, lịch sử khu vực em sống. CHo đến bh em luôn có hứng thú với các trận đánh, không phải vì nó diễn ra năm nào, ngày nào mà là diễn biến, chiến thuật dùng ở trong đó, tướng nào đối đầu tướng nào, các đường đi nước bước của nhau.
Trước kia em vốn không thích đi bảo tàng lịch sử nhưng bh đã khác, thích đi, thích được nghe những câu chuyện của những kỷ vật, đến thăm các di tích lịch sử như nào để lâu lâu lại có cái kể với sếp Úc của em. Để biết ngành khai thác nhôm trên trời của VN đã đi trước thời đại như thế nào.
Tại sao Lịch sử lại là môn điểm thấp, không tạo được hứng thú cho người đọc, người học, học sinh thì cần phải nhìn lại 2 vấn đề ( theo em là như vậy)
1. Cách dạy, cách tiếp cận lịch sử
Những năm gần đây đều nghe rằng môn lịch sử điểm thấp nhưng nhìn lại cách dạy sử nhàm chán, bó buộc ( có thể là do chính trị) và thậm chí là cả những thứ phi lý của lịch sử. Ví dụ như cái truyền thuyết năm 938 Ngô Quyền dùng thuyền bé đánh tàu to của Nam Hán. OK, tôi thừa nhận thuyền chiến nước ta có thể bé hơn nhưng không thể nào bé như cái đò ngang ở trong sách và sa hình emhọa được. Nên nhớ thời ấy chúng ta đã đóng được Mông Đồng và Lâu thuyền ( gg 2 loại thuyền này). "Tàu chiến" như sách vẽ thì tội gì Nam Hán mất công thủ tàu làm gì, cứ đứng ở trên phóng lao, giáo mác là mấy con đò ngang sẽ thành con nhím ngay mà chứ chưa nói là đến tiếp cận đánh cả đoàn quân. Và cũng nên nhớ Đại Việt là 1 nước có nền thủy quân mạnh xuyên suốt lịch sử nhé. Chiến thuật đóng cọc ở cửa sông để chặn thuyền khi thủy triều xuống đã khá thông dụng ở khắp châu Á từ thiên niên kỷ thứ nhất rồi. Sử liệu nước ta chép qua loa (khiến hậu thế chém lung tung) nhưng sử liệu nhà Nguyên trong Nguyên Sử chép rõ ràng: đoàn thuyền Nguyên bị kẹp giữa bởi 1 bên là bãi cọc, 1 bên là chiến hạm lớn của nhà Trần ==> không tiến không lui được, bị hãm trong 1 ngày, không có tiếp viện ==> kết quả là bị quân Đại Việt đánh cho tan vỡ ==> bãi cọc chỉ có tác dụng ngăn quân địch vận động chứ không có tác dụng "đâm thủng" thuyền địch. Trên bia mộ Lý Thiên Hựu (Lý Thiên Hựu là 1 viên tướng Nguyên đã tham gia trận Bạch Đằng) đã chép: "Tháng ba, đến cảng Bạch Đằng, người Giao (ý chỉ Đại Việt) chắn chiến hạm ngang sông để chống cự quân ta, đến lúc nước triều rút, thuyền không tiến được, quân tan vỡ…".
- Thuyền chiến của các cụ nhà ta rất đa dạng về kích cỡ và chủng loại (móa, cái thuyền lá như trong sa bàn + truyện sử thì chỉ có dùng... đi chợ). Ví dụ như hai loại là Mông Đồng và Lâu Thuyền (ảnh 3, 4), đã được sử dụng từ thời cụ Ngô Quyền cho đến tận thời Nguyễn, có rất nhiều kích cỡ khác nhau, trên tàu có nhiều khí cụ chiến tranh cũng như các phương tiện hàng hải. Nhà Trần lừa giặc vào trận Bạch Đằng thì có thể dùng thuyền nhỏ (nhưng cũng đếch phải... đò ngang =]] ) để giặc khinh thường đuổi theo chứ để hạ được tàu giặc thì vẫn phải có tàu to, đâm húc tốt, trở được nhiều lính, có mui + đủ dày dặn để bảo vệ lính bên trong (chứ tơ hơ, mỏng manh như cái đò ngang thì 1 là ăn no tên 2 là... sóng đánh từ tàu địch cũng lật rồi =]]). Ngay từ trận Bình Lệ Nguyên trước đó nhà Trần đã có Lâu Thuyền chở được cả lính cùng voi chiến, ngựa chiến (ĐVSKTT).Nếu không phải là đại chiến thuyền thì làm sao chở được? Với lại các bạn thử hình dung với thuyền lá + cung tên giáo mác thì chỉ... gãi ngứa cho tàu phương Bắc chứ hạ sao nổi? Tàu phương Bắc mà gặp thuyền lá Đại Việt đúng như trong sa bàn của Bảo tàng lịch sử thì chắc nó mừng lắm: cứ từ trên tàu lớn nó bắn tên + ném lao xuống là mấy ông Đại Việt như... nhím hoặc...cá xiên hết. Mà có khi quân Nguyên cũng chả cần động tay, cứ việc bày rượu thịt ra mà uống để xem mấy ông Đại Việt... leo lên thuyền nó kiểu gì =]]
2. Môn lịch sử hiện không gắn với Kinh tế, mà chỉ gắn với Chính trị, Xã hội
Cứ nhìn ngay mấy môn như Toán, Tin, Vật lý, Hóa là ra làm ngay các ngành, nghề sinh ra tiền, cho đến khi nhìn lại lịch sử thì có gì nào?? ngành bảo tàng học, khảo cổ, giáo viên lịch sử .. đến đây thì không thấy có thêm để kể nữa. Những ngành kể trên hiện không tạo ra kinh tế mạnh, chưa kể đến nội dung giảng dạy suốt 12 năm học chỉ quanh đi quẩn lại chứ cũng không thấy có lịch sử địa phương, kiến thức không đa dạng.
Các phương tiện dạy và học lịch sử, tiếp cận lịch sử không nhiều,
- Báo cáo

Sangdo

Hay quá. Cảm ơn chia sẻ tâm huyết của bạn nhiều lắm nha!
- Báo cáo

Pha Lê
Đồng ý với tác giả, lịch sử được học mang góc nhìn chỉ một chiều thôi chứ không giúp học sinh có cái nhìn trung thực nhất, tôi là người của khoa học tự nhiên nên không rõ lắm về hầu hết những sự kiện bác liệt kê nhưng ở góc nhìn của sự phát triển khoa học nếu như không có sự khai sáng của Pháp thì chúng ta còn lâu mới có thể tiếp cận được sự phát triển về khoa học kỹ thuật của thế giới. Nhưng trong quá trình học lịch sử ở cấp phổ thông tôi chỉ được dạy về những tội ác mà Pháp gây ra thôi chứ không ai nói về việc Pháp đã mở rộng tri thức của dân ta thế nào.
- Báo cáo

Sangdo

Cảm ơn bác. Xin đa tạ!
- Báo cáo

Pha Lê
[Đã xóa]
Lão Ngoan Đồng
Đọc comment trên Youtue, facebook lâu lâu lại có từ "đã xóa". Vậy nghĩa từ này là gì thế bác ơi, em ngây thơ mong được chỉ giáo 

- Báo cáo

Pha Lê
Cái này do máy mình lag nên lúc mình nhấn trả lời nó nhảy lên 2 cmt nên mình xóa 1 cái ạ và nó hiện ra [Đã xóa], chắc là do chức năng của Spiderum rồi.
- Báo cáo
Lão Ngoan Đồng
À, ra là vậy bác. Lâu lâu em cứ thấy 2 chữ "Đã xóa". Làm em cứ lầm hiểu, kiểu : PHải chăng là Commenter không đồng ý với quan điểm của bài viết nên họ Unfollow, cạch mặt tác giả bài viết đó, mà nói tránh thành "Đã xóa" chăng



- Báo cáo