NGHỆ THUẬT THỊ GIÁC TRONG CUỘC ĐỜI ĐÔI CỦA VERONIQUE
Có nghĩa là, ông không chỉ thỏa mãn chúng ta bởi “cái gì” mà dẫn chúng ta đến câu hỏi “tại sao”.
Dịch từ Charles Kincaid.
Cuộc đời đôi của Veronique là một bộ phim chính kịch Pháp-Ba Lan-Na Uy năm 1991 do Krzysztof Kieslowski đạo diễn và Irene Jacob thủ vai chính. Biên kịch bởi Kieslowski và Krzysztof Piesiewicz, bộ phim khám phá danh tính, tình yêu và sự cuồng nộ của con người thông qua các nhân vật của Weronika, một giọng nữ cao của dàn hợp xướng người Ba Lan, và Veronique, một giáo viên dạy nhạc người Pháp. Hai người phụ nữ không biết nhau, nhưng họ chia sẻ một mối liên kết bí ẩn và tình cảm vượt qua ngôn ngữ và địa lý.
The Double Life of Veronique công chiếu lần đầu tiên được ưu ái trên toàn thế giới vào năm 1991, giành được Giải thưởng của Ban giám khảo đại kết và Giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes. (Wikipedia)
Điều gì đã khiến bộ phim hấp dẫn như vậy?
Vào năm 1994, Quentin Tarantino với Pulp Fiction thắng giải Palme D’or - giải thưởng quan trọng của liên hoan phim Cannes, đánh bại Red, bộ phim cuối cùng của Krzysztof Kieslowski. Sơ thiển mà nói, Pulp Fiction giống Red và hai bộ phim khác trong bộ ba sắc màu của Krzysztof. Mặc dù những điểm giống nhau về câu chuyện liên kết chặt chẽ, Pulp Fiction không phải lo nghĩ về những thứ siêu hình không bao giờ vượt ra khỏi chủ nghĩa tự nhiên: Ý tưởng chỉ có thể được chứng minh bởi hành động. Có những điểm khác biệt giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên* - hai trường phái chính của nhiều bộ phim thuộc thời kì Hollywood New Wave* mà Quentin mến mộ. Điểm khác biệt có thể nhận thấy của naturalism và realism là con số khổng lồ qua thời gian của những bộ phim như khoa học viễn tưởng hay siêu anh hùng, hiện tượng siêu nhiên.
Điểm khác biệt này gợi nhắc về Kieslowski. Bức tranh mang tên “Cuộc đời đôi của Veronique”, cũng có lẽ là minh chứng về việc Kieslowski chắc tay trong việc giải mã những chủ thể được tạo nên và chỉnh đốn thế giới. Có nghĩa là, ông không chỉ thỏa mãn chúng ta bởi “cái gì” mà dẫn chúng ta đến câu hỏi “tại sao”.
Double Life là bộ phim về hai người phụ nữ, được Irene Jacob thủ vai, chưa bao giờ gặp gỡ người kia nhưng có một sự kết nối khó lý giải với nửa còn lại. Mỗi người được giới thiệu bởi cảnh flashback ở cảnh mở đầu: “Ngôi sao đánh dấu đêm trước Giáng Sinh mà chúng ta hằng mong chờ ở trên kia, em có thấy không” với một Weronika vào đêm của Chúa tại Ba Lan, và “Đây là chiếc lá đầu tiên. Giờ là mùa xuân, tất cả cây cối sẽ sớm đâm chồi” với Veronique trong sáng xuân ở Pháp. Từ onset, như Christopher J Knight viết, “cảnh mở đầu phim gợi cho chúng ta về sự giáng sinh và sự phục sinh, giữa buổi Giáng sinh và lễ Phục sinh, giữa Weronika và Veronique, đối diện, đại diện cho sự sinh ra và sự tái sinh, bị ngăn cách bởi cái chết”.
Dù Kieslowski là người vô thần, nhưng ông mượn những học thuyết Công giáo, không chỉ để kết nối hai cô gái mà còn thắp nên những lý do sâu xa hơn. Bộ phim tiếp diễn, ý tưởng mở rộng trong phong cách kể chuyện len lỏi vào hai giai đoạn: giai đoạn đầu đào sâu vào Weronika ở Ba Lan, giai đoạn tiếp theo khám phá những nét đặc biệt của Veronique người Pháp. Kieslowski cho rằng phần phim ở Ba Lan được tường thuật theo hướng tóm tắt câu chuyện, chỉ một đoạn ngắn để xây dựng cái chết cuối cùng của Weronika. Những sự kiện này khơi mào cho nền tảng quan trọng của nhân vật Veronique, được tường thuật theo hướng phân tích với những trường đoạn đi vào chiều sâu tâm trí của cô.
Bộ phim không phải là tập hợp của những phân đoạn không có cốt truyện. Điều này không có nghĩa tất cả những sự kiện diễn ra trong phim đều không có mục đích rõ ràng. Nhưng phần lớn, cuộc sống của các nhân vật thường không có chủ đích. Mãi về sau, khi đến thời điểm phù hợp, họ sẽ thực hiện những mục tiêu đó. Vì vậy, rất ít hành động quan trọng của nhân vật xuất hiện trong phim. Nhưng những cử chỉ, lời nói vô định đó được xây dựng theo cấp số nhân, tạo nên sự phối hợp hoàn hảo để bộc lộ một thực tế không tên.
Khách quan mà nói sự vô định là đặc điểm minh bạch nhất của cả bộ phim, màu xanh lá len lỏi vào mọi frame, tạo nên một hiệu ứng vẻ đẹp nhân tạo các bối cảnh của thành phố Krakow và thủ đô Paris. Gam màu đen trắng làm nổi bật sự siêu hình, mang lại sức mạnh cho tông xanh của một thế giới bên kia và màu vàng dự báo về sự tồn tại của thế giới ấy. Từ nền móng vững chắc đó, Kieslowski lồng vào vô số những âm hưởng của thị giác và tâm hồn. “Như thơ ca”, ông nói, kết nối những khoảnh khắc, bối cảnh, nhân vật và ý tưởng. Để làm thế, ông đã phản ánh lại hiện thực, kết nối bản thể với bảo sao của nó.
Âm nhạc Zbigniew Preisner chính là linh hồn của bức họa. Kieslowski và Preisner đã làm việc cùng nhau để tạo nên thứ âm nhạc đi đôi với hình ảnh, tạo nên một thứ chưa từng xuất hiện trước đó. Không như âm nhạc trong phim Mỹ có xu hướng nâng cao trải nghiệm cảm xúc, thanh âm trong “Double life” là một nhân vật vô hình, kết nối và ảnh hưởng đến sự phát triển của những nhân vật khác. Bản chất của âm thanh là thứ trừu tượng và có thể khắc họa lại cái bóng của thánh thần. Ví dụ như trong “Screwtape Letter” của CS Lewis, con quỷ Screwtape biên thư cho cháu ruột của nó như sau: “thiên đường là vùng đất chỉ có sự sống, giai điệu, và những thứ không thuộc về âm nhạc: sự im lặng. Ngược lại, tiếng ồn là sức mạnh của địa ngục”. “Double life” không có nơi cho tạp âm, điều duy nhất ở đây được lưu tâm là sự im lặng và những giai điệu.
Trong quá trình biên tập Double life, đạo diễn đã tự hỏi rằng “điều gì làm một bộ phim là một bộ phim?” Ông nói “Tại sao ta lại không xem điện ảnh là một sản phẩm thủ công và mỗi phiên bản đều khác nhau?” Đã có một kế hoạch sẽ có những bản cắt khác nhau như khi chúng được công chiếu tại Paris, nhưng vì thời gian có hạn, chỉ có hai phiên bản là bản gốc và bản Mỹ với đoạn kết thay thế. Tuy nhiên, Kieslowski đã nghĩ đến việc đem truyền thống truyền miệng* tuyệt vời thời xưa quay lại cùng một thủ tục đã tạo ra các Kinh Phúc âm Matthew, Mark, Luke, và John*. Một quá trình có thể thay đổi mạch phim , thêm vào các tình tiết nhằm tạo ra những chấm phá mới mẻ nhưng vẫn vẹn nguyên câu chuyện. Các phiên bản của bộ phim đều hướng đến bản cuối cùng, ví dụ như cảnh Veronique đồng ý giúp bạn mình trong phiên tòa ly hôn chỉ được chiếu như một phần chuyện bên lề nội dung, và cũng là một chi tiết đặc biệt, nhưng chính những tình tiết bị bỏ bê và những mẫu phim gián đoạn mang lại cho nữ chính một sự phức tạp trong xúc cảm và sự kết nối với nữ chính. Ngược lại, thay vì được xem là một chi tiết không quan trọng, nó có thể được lồng vào câu chuyện một cách chặt chẽ. Ông chọn cách đó để đơn giản hóa và truyền tải năng lượng bộ phim, vì trải nghiệm của con người không thể giải thích bằng những tiểu tiết hay cơ chế sinh học. Và trực giác của Kieslowski đã nhận thấy việc đặt tên cho cảm xúc khiến chúng trở nên tầm thường và xuẩn ngốc. Ông cảm nhận được sự quan sát của thế giới vật chất trong quá trình nhìn thấy và tự đặt câu hỏi về mối liên hệ những sợi dây vô hình đang móc nối thế giới và một thứ gì đó vĩ đại hơn dựa trên những kết quả khó lường.
Kieslowski luôn có động lực để cố hiểu cái gì và tại sao mọi thứ lại diễn ra như cách chúng đang diễn ra, nhưng ông ấy lại không ý thức được rằng mình chỉ đang tìm kiếm. Mối quan tâm cuối cùng của bộ phim là sự giải bày và loại bỏ thông tin thừa. Kieslowski không quan tâm., và khán giả cũng thế. Ông ấy buộc phải dành chỗ cho sự suy ngẫm và huyền bí. Của linh hồn, của Thượng đế. Vì đây là những cảm xúc khó cắt nghĩa. Để đơn giản hóa và chọn cách đó để đơn giản hóa và truyền tải năng lượng bộ phim, vì trải nghiệm của con người không thể giải thích bằng những tiểu tiết hay cơ chế sinh học. Và trực giác của Kieslowski đã nhận thấy việc đặt tên cho cảm xúc khiến chúng trở nên tầm thường và xuẩn ngốc. Ông cảm nhận được sự quan sát của thế giới vật chất trong quá trình nhìn thấy và tự đặt câu hỏi về mối liên hệ những sợi dây vô hình đang móc nối thế giới và một thứ gì đó vĩ đại hơn dựa trên những kết quả khó lường. Để gói gọn điều đó vào bộ phim, Kubrick đã nói về Kieslowski, “cậu ta không chỉ nói về những sáng kiến, cậu ta kịch tính hóa chúng.” Có lẽ Kieslowski sẽ chẳng bao giờ thỏa mãn được sự tò mò của mình, nhưng ông ấy sẽ luôn làm điều tốt nhất mà mình đặt ra.
*thời kỳ đánh dấu sự phục hưng của điện ảnh Mỹ, được xem là Hollywood post classic (hậu cổ điển) với những đột phá trong tư duy điện ảnh.
*chủ nghĩa hiện thực miêu tả những hình ảnh trong đời sống thường nhật trong khi chủ nghĩa tự nhiên có tính duy lý hơn với sự áp dụng khoa học vào văn học, tham chiếu về khoa học di truyền, đặc biệt là học thuyết của Darwin, môi trường, và về xã hội loài người.
* Truyền thống truyền miệng là những truyền thống và tư liệu văn hóa được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Theo cách này, trong một xã hội có thể lưu truyền lịch sử truyền miệng, văn học truyền miệng, luật truyền miệng và các tri thức khác qua các thế hệ mà không cần một hệ thống chữ viết. (theo wikipedia).
*bốn sách Phúc âm trong Tân Ước viết về cuộc đời, sự chết và sự phục sinh của Giêsu. (theo wikipedia).
Phim
/phim
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất