Carbon Credit token là phiên bản kỹ thuật số của những tín chỉ carbon trên thế giới thực, được hoạt động trên blockchain. Cách thức token hoạt động như thế nào, những rủi ro và lợi ích , và tiềm năng của quá trình này trong việc tài trợ cho các giải pháp về khí hậu tốt hơn là gì?
Token hoá là gì ?
Token hoá là quá trình biến đổi một tài sản truyền thống thành một token số hóa trên blockchain. Việc này cho phép tài sản trở thành một phần của mạng lưới blockchain, được lưu trữ và giao dịch một cách an toàn, minh bạch và không thể thay đổi.
Việc chuyển hướng công nghệ blockchain đi cùng tín chỉ carbon và môi trường bởi vì nó cho phép các giao dịch carbon được xác thực, bảo mật và minh bạch, trong khi đồng thời hạn chế sự gian lận và xáo trộn thông tin. Blockchain cũng cho phép các nhà cung cấp dịch vụ carbon theo dõi một cách chính xác các khoản phát thải carbon, bao gồm cả lịch sử và nguồn gốc của chúng.
Điều này làm cho các giao dịch carbon trở nên đáng tin cậy và hiệu quả hơn, đặc biệt là trong khi phát triển các thị trường carbon đang ngày càng tăng trưởng và phát triển. Nó cũng giúp tăng cường sự tin tưởng giữa các bên tham gia và giảm thiểu sự căng thẳng về vấn đề tiêu chuẩn, chứng nhận và đánh giá.
Có rất nhiều loại tài sản có thể được token hoá đây là vài ví dụ: tiền tệ, tác phẩm nghệ thuật, bất động sản...
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu chứng chỉ Carbon được chuyển thành những NFT ?
Việc mã hóa thông tin của chứng chỉ carbon (carbon credits) có nghĩa là thông tin và chức năng của CC carbon đó được chuyển lên một blockchain, trong đó CC carbon được đại diện bằng token carbon. Hoặc chứng chỉ carbon có thể được phát hành trực tiếp trên blockchain, với tất cả các thuộc tính đính kèm được công khai hiển thị. Vậy có thể hiểu đơn giản 1 NFT Carbon credit tương đương với 1 chứng chỉ carbon ngoài đời thực.
Thông tin thêm về chứng chỉ carbon:
Chứng chỉ carbon có thể được chuyển vào blockchain thông qua Bridge được kết nối với các "sàn" đăng ký truyền thống như Verra và Gold Standards. Sau khi được thông qua,NFT carbon có thể được chuyển nhượng hoặc thu hồi hoặc chúng có thể được giữ trong các tài khoản trực tuyến hoặc trên ví cứng.
Vậy một NFT Carbon khác với token thông thường như thế nào ?
So sánh Bitcoin với NFT và Carbon NFT
So sánh Bitcoin với NFT và Carbon NFT
Một điều dĩ nhiên, dự án phát hành chứng chỉ carbon trên blockchain được bảo chứng bởi những cái cây ngoài đời thật đã đạt đủ số lượng/chất lượng để phát hành chứng chỉ carbon vì thế phải được kiểm toán định kỳ bởi một bên thứ 3 để đảm bảo sự minh bạch.

NFT Carbon có thể hỗ trợ VCM (vertified-carbon market) như thế nào ?

Khi các chứng chỉ được NFT hoá, chúng có thể được niêm yết để mua/bán và sử dụng-khai trừ bởi bất kỳ ai có ví tiền điện tử (hiện tại, đó là khoảng 200 triệu người, nhưng con số này đang tăng lên nhanh chóng). Điều này hoàn toàn trái ngược với cách thiết lập VCM truyền thống, trong đó phần lớn các khoản chứng chỉ carbon chỉ dành cho những người có quyền tiếp cận với các nhà môi giới hoặc thương nhân và được mua bởi các tập đoàn. NFT cũng mang lại mức độ tiếp cận cao hơn cho cả người mua và toàn VCM mà trước đây không tồn tại.
Tính hiệu quả & Không trung gian
Người bán và người mua có thể tương tác trực tiếp, giúp giao dịch nhanh hơn và rẻ hơn. Rủi ro gian lận cũng giảm vì không cần phải tin tưởng vào bên thứ ba. Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù những người trung gian hoặc môi giới trong VCM hiện tại thường đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn người mua, quản lý các chứng chỉ carbon và thu hồi( tức đã sử dụng để off-setting CO2) thay mặt cho người mua. Nhưng họ thường lấy những khoản phí lớn cho các dịch vụ đó, dân đầu cơ có thể mua các chứng chỉ từ các quốc gia đang phát triển với giá rẻ và bán chúng với giá thổi phồng - đôi khi gấp ba lần giá trị ban đầu trong một bài báo cáo gần đây đã xác nhận.
Tính thanh khoản cao
Tích hợp blockchain giúp tạo ra tính thanh khoản sâu cho VCM vốn luôn rất “kém thanh khoản”. Nhờ đó chúng ta có thể tổng hợp hoặc gộp chứng chỉ carbon với các thuộc tính tương tự, do đó tạo ra nhiều thanh khoản hơn nhờ được tiếp cận nguồn vốn quốc tế và cho phép thị trường xác định mức giá hợp lý cho mỗi chứng chỉ từ đó mọi người có cơ hội được đàm phán một mức giá tốt hơn vì VCM giờ đây đã là một thị trường quốc tế mà.
Loại bỏ hoàn toàn việc 1 chứng chỉ carbon được sử dụng đến 2 lần
Các blockchain với sổ cái công khai của chúng giúp dễ dàng phát hiện các yêu cầu tính hai lần, một số trường hợp khiến một tín chỉ carbon bị sử dụng đến hai lần, điều này có thể là do:
Lỗi trong hệ thống theo dõi: Một lỗi trong hệ thống theo dõi có thể dẫn đến việc một tín chỉ carbon được sử dụng đến hai lần một cách vô tình. Ví dụ, một lỗi có thể xảy ra khi hệ thống không đủ chính xác để phân biệt giữa các tín chỉ carbon đã được sử dụng và chưa được sử dụng.
Gian lận: Một số tổ chức hay doanh nghiệp có thể sử dụng một tín chỉ carbon đến hai lần một cách cố ý để đạt được lợi ích tài chính. Ví dụ, họ có thể sử dụng tín chỉ này để giảm thiểu khí thải nhà kính của mình trước khi bán nó cho một đối tác khác.
Trong một bài báo cáo chi tiết của TSVCM có nêu :
Tiếp tục phân mảnh
Các chứng chỉ carbon được mã hóa có thể được 'chia nhỏ' thành các đơn vị nhỏ hơn 1 tấn — giống như một bức tranh chia ra nhiều mảnh. Điều này mang lại lợi ích cho các dự án carbon quy mô nhỏ, nhiều người có thể phát hành chứng chỉ trên những mảnh đất nhỏ hơn với chi phí thấp hơn đáng kể. Ví dụ: phát triển chứng chỉ carbon trên một mạng lưới 5 ha rừng thu khoảng 30-50 tấn tín chỉ carbon mỗi năm, nhưng các phép đo và thẩm định sẽ tốn khoảng 50 nghìn USD. Mặt khác, việc mua, bán và thu hồi các chứng chỉ carbon trở nên dễ tiếp cận hơn. Ngành bán lẻ và vận tải cũng có nhu cầu ngày càng tăng đối với chứng chỉ carbon dưới 1 tấn, chẳng hạn như để bù đắp chính xác lượng carbon phù hợp để sản xuất một chiếc áo thun hoặc một chuyến bay thương mai...

Ván bài lật ngửa: Đây chỉ là thị trường mới cho Market makers xén lông cừu ?

Ở ngóc nhìn nhà đầu tư thì sao ?
Có lẽ việc bất cứ tài sản gì có thể token hoá đều trở thành tài sản đầu cơ mà giới chóp bu sử dụng như một công cụ để lùa gà vào trại. Đọc quá nhiều thứ về utility của NFT Carbon credits ở trên cũng khiến bất kỳ ai trở nên hưng phấn trước thị trường tiềm năng này. Khoan... dừng khoảng chừng là 2s đi, đó chẳng phải là cách các dự án crypto đã làm rồi thu lại số vốn khủng sau đó lặn mất tăm hay sao ? Bức tranh đẹp về tương lai ngành, utility khủng, UX/UI trên website cực chất với hàng loạt kols bu xung quanh ca ngợi chính bản thân họ hay dự án đang là yếu tố thay đổi thế giới khiến chúng ta rạo rực trở thành một phần của quy trình dẫn đến "hào quang rực rỡ" đó.
Hãy nhìn Defi với những cú rugpull chấn động, hãy nhìn gamefi đang bị vắt kiệt đến dòng thanh khoản cuối cùng, hãy nhìn những NFT triệu đô giờ chẳng còn gì ngoài một bức ảnh trên mạng.

Nhìn thẳng những lo ngại chung về chứng chỉ carbon được NFT hóa

Đối với gamefi, mọi thứ đều ổn cho tới khi game ra mắt tính năng trả thưởng token, nhiều người tham gia thì giá token trả thưởng vẫn tăng cho đến khi càng ít người mới tham gia, vấn đề xuất hiện, thanh khoản vơi dần, quý anh chị bắt đầu xả lên đầu nhau và chạy khỏi vì biết giờ tử không còn xa, đường về bờ dần khuất đi báo hiệu một cái tết bánh chưng không nhân.
Tương tự với thị trường NFT, việc cá mập xuất hiện và thao túng giá bằng cách mua và nắm giữ số lượng lớn NFT là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Một vòng đời của chứng chỉ carbon có thể được sử dụng như một loại tài sản đầu cơ được hype lên và bán với giá cao hơn. Ở cuối vòng đời, NFT sẽ trở về đúng bản chất của nó là một tín chỉ carbon được rao bán với giá rẻ mạt 1-5$ trên thị trường, có thể hiểu như một viên than hồng trao tay, người cuối cùng cầm nó sẽ là người phỏng tay.
token SLP được trả thưởng trong tựa game NFT AXIE INFINITY chia đến 200 lần ở mức đáy.
token SLP được trả thưởng trong tựa game NFT AXIE INFINITY chia đến 200 lần ở mức đáy.

Điểm yếu của tín chỉ Carbon NFT là gì?

Sự xuất hiện của các dự án ''zombie''- không được phát triển hoặc bảo trì một cách tích cực, nhưng vẫn còn tồn tại trên thị trường và có thể có giá trị đối với các nhà đầu tư. Trên lý thuyết, nhiều dự án mua tc carbon sẽ dẫn đến giảm lượng khí thải. Nhưng thường nếu những khoản tín dụng này không tìm được người mua trên thị trường carbon truyền thống, thì đó là vì người mua đã sẵn lo ngại về chất lượng của các dự án ngay từ đầu. Bằng cách đưa các tín chỉ này vào blockchain thì cũng không giải quyết được vấn đề lòng tin sẵn có. Thay vào đó, các tín chỉ mà dự án không thể bán được trước đây có thể được sử dụng để tạo ra lợi nhuận bởi những chủ sở hữu đã “swept the floor” hơn là tạo ra các dự án mới. 
Thỏa thuận Paris đưa ra các quy định cho thị trường Carbon trong các quy tắc giao dịch Cơ chế Phát triển Sạch theo Điều 12 , cấm giao dịch các chứng chỉ trước tháng 1 năm 2013. Điều này nhằm đảm bảo rằng mọi yêu cầu bù đắp các-bon mới đều phù hợp với các tiêu chuẩn sửa đổi. Tuy nhiên, một con số đáng kinh ngạc là 84,8% chứng chỉ carbon NFT đang được giao dịch sẽ không đáp ứng các quy định của Thỏa thuận Paris, vì chúng đã được đăng ký phát hành trước năm 2013. Nói tóm lại, tín chỉ Carbon NFT dường như chỉ là các giao dịch không tìm được người mua trong các thị trường thông thường. Khi làm như vậy, công nghệ này chỉ phục vụ để khuếch đại các vấn đề hiện có trong VCM hiện tại bởi việc né các tiêu chuẩn quy định được đưa ra theo Thỏa thuận Paris. 
Những người ủng hộ tiền điện tử cho rằng lợi thế của việc chạy trên blockchain sẽ là giải quyết một thị trường carbon lỗi thời, không minh bạch và vô tổ chức. Khi làm như vậy, họ hy vọng sẽ tăng giá khí thải carbon hoặc buộc các công ty phải tìm kiếm các phương pháp tiết kiệm năng lượng hơn. Mặc dù đúng là giá có thể đã được đẩy lên đối với một số tín chỉ, nhưng những việc này chỉ mang lại lợi ích cho chủ sở hữu của các tín chỉ; trong khi những lợi ích về môi trường đối với hoạt động này là không đáng kể trong một số trường hợp, nó còn khiến cho vấn đề sẵn có phức tạp hơn.

Cuối cùng

Vấn đề lớn nhất với tín chỉ carbon là thiếu một tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất. Hiện tại đã có Gold Standard, VCS, CCB và plan vivo. Điều này có nghĩa là có khả năng cao là nhiều dự án dưới mức tiêu chuẩn sẽ được định giá và giao dịch ngay cả khi không có lợi ích gì cho môi trường. Nếu thị trường muốn nghiêm túc về những thay đổi đối với biến đổi khí hậu, thì phải chuyển từ việc tài trợ cho các dự án nhỏ, riêng lẻ sang trả tiền cho toàn bộ công ty và phát triển toàn bộ ngành, để giảm lượng khí thải. Còn thị trường crypto khuyến khích tài trợ cho các dự án nhỏ hơn, điều này trái ngược với các giải pháp do các chuyên gia đề xuất để giải quyết vấn đề lớn.
Một tiêu chuẩn chất lượng duy nhất, một tiêu chuẩn đáng tin cậy và có thể kiểm chứng được về giảm phát thải phải được đưa ra. Phải nhắm mục tiêu vào các công ty riêng lẻ và sau đó là toàn bộ các ngành, cả thị trường tự nguyện và bù đắp thì có thể được cải thiện khi thế giới hướng tới một tương lai ít carbon hơn.
Có lẽ tín chỉ carbon NFT đang cung cấp giải pháp sai hướng cho vấn đề lớn.