https://www.pinterest.com/pin/108016091054992628/
https://www.pinterest.com/pin/108016091054992628/
Cô gái năm hai ngày nào giờ đã đang và dốc hết sức làm đồ án tổng hợp với một đề tài không thể khoai hơn: "Chơi chữ". Và sau đây là một số ghi chú về đồ án muốn chia sẻ, nếu ai vô tình đọc được thì có thể tham khảo nhé.
Dự án: Thiết kế kiểu chữ cho Dép tổ ong
đây là đồ án tổng hợp tôi lựa chọn
Có thể sẽ hơi dài và thường không chỉnh sửa được sau 15 ngày nên ai muốn theo dõi cả cuộc hành trình này, bạn có thể vào link này để theo dõi tui:
Bắt đầu ngay nhé !

Tuần 1: Đặt ra câu hỏi cho buổi học, ý tưởng ban đầu, những tài liệu tham khảo

Tuần này chúng tôi được nghỉ và giảng viên hướng dẫn có yêu cầu chúng tôi phải đưa ra những tìm hiểu và có một số những suy nghĩ xoay quanh đồ án lần này. Mức độ tìm hiểu ở việc làm quen và trao đổi hết sức thân tình. Thầy sẽ yêu cầu chúng tôi nêu ra quan điểm dựa trên những đề tài chúng tôi lựa chọn.
Sau buổi học hôm nay chúng tôi có một buổi trao đổi trực tiếp tại xưởng. Chúng tôi được yêu cầu trình bày 1:1 và tôi cũng hoàn thành việc nói ra được những suy nghĩ của mình.

Tuần 2: Ghi chép mọi thứ mình nghĩ ra được

Tuần này tiếp tục phải học online do dịch bệnh. Vì thế vẫn sẽ trao đổi với nhau về vấn đề mình suy nghĩ và bắt đầu sẽ đưa ra một số những ý tưởng sơ bộ. Tuy nhiên thầy yêu cầu chúng tôi cần có một tinh thần và sự chuẩn bị lỹ lưỡng nhất cho thiết kế. Vậy nên vấn đề tìm hiểu cần nghiêm túc và chuyên sâu hơn những gì chúng tôi nghĩ và những lần trước chúng tôi làm. 
<i>Yêu cầu tuần 1-2</i>
Yêu cầu tuần 1-2
Kết thúc buổi học
Buổi hôm nay duyệt xong tôi cảm thấy không khác gì buổi hôm trước. mọi thứ chưa có gì mới mẻ, chưa làm rõ phương án thiết kế ra sao.
Đây là những gì tôi suy nghĩ:
- Cần nhìn nhận nó theo chiều sâu hơn là chiều ngang: Vậy chứng tỏ những gì mình nói vẫn còn quá lan man và chưa đi vào trọng tâm điều mình muốn.
- Chưa cho thấy sự cụ thể rằng tôi phải làm cái gì, tôi cần những yếu tố nào cấu thành lên sản phẩm.
- Đang theo hướng làm lại bộ nhận diện và làm lại bao bì. Phân vân điều gì ? Kiểu đầu óc thiên về bao bì nhiều hơn và mình đang cố gắng tìm hiểu thêm xem nó thực sự có triển khai được không.
- Điều quan trọng nhất ngày hôm nay: đôi dép như cái cây. Cần phải tạo ra khu vườn của riêng mình. Rebrand không phải là mình nhân bản lên, mà rebrand theo cách của mình, với từng lớp cảm xúc như mình đã nói. Vậy lớp cảm xúc ở đây thực chất là gì?
- Rebrand nó nhưng cần thời gian nuôi dưỡng để nó lớn lên, tạo thành các vòng bao bọc lại chứ không nên để nó nhân lên theo chiều cao, hãy làm nó bám sâu vào bên trong nhiều hơn.
- Suy nghĩ tiếp theo lấn át mình: Liệu mình có dũng cảm để làm nó hay không? Câu chuyện này thực sự hơi lớn. Cho bản thân 1 ngày để suy nghĩ thật kĩ và đưa ra quyết định nhé !

Tuần 3: Chốt hạng mục/ Lên ý tưởng và phương án triển khai tổng thể lần 1

Tuần này tôi hơi ảo tưởng về những gì tôi định làm. Nhìn chung những gì tôi nghĩ thường bị gạt bỏ hết sau khi duyệt.
Thầy Ca nhận xét rằng: Tôi trở nên quá “thực dụng” trong mọi điều tôi nghĩ. Điều này khiến tôi rơi vào trạng thái chỉ làm những điều dễ dãi, an toàn và sẽ dần mất đi sự tự tin. Thật ra tôi không biết khi nào nó đến với mình nữa, thực dụng. Tuy nhiên cứ đến 1 lúc nào đó, tôi lại có thể rơi vào cái bẫy của khuôn khổ cứng nhắc. Thầy có đưa cho tôi một cái tên về ông Jocelyn Cottencin và yêu cầu tôi phải đưa ra tất cả cảm nhận, nhận xét của mình về ông ta. Có như thế tôi mới tìm ra lời giải thích và câu trả lời cho những vấn đề mình mắc phải.
Tôi tự nhủ với mình rằng: Câu trả lời đây rồi, cố lên nhá Leangggggggggggggggggggggggg…
Tôi đã gửi mail cho thầy và đưa ra đánh giá về lựa chọn đề tài của mình.
Tôi sẽ công bố đoạn email của mình ở một bài viết gần nhất nhé!
Sau cùng nhận được email trả lời của thầy về vấn đề mà tôi mắc phải và những điều làm tôi ghi nhớ mãi. Thầy có dặn: đừng đi tìm, đừng tự ti, đừng e ngại, nhưng cũng đừng chủ quan, chủ quan thì sẽ chọn cái dễ, vượt qua được định kiến của mình là tỉnh táo, bỏ qua mọi thứ, từ bỏ tất thảy những cái đẹp dễ (vì có cái đẹp khó) thì sẽ có cơ may tới được sự sáng suốt. Và tôi thực sự tỉnh ra, điều mình cần làm, là thỏa mãn được mong muốn mình đưa ra một cách tối đa nhất.
Đề tài tôi lựa chọn là đề xuất “mạo hiểm” và thử thách cho bản thân mình: Tạo một kiểu chữ cho Dép tổ ong từ những âm thanh của bản thân. 
Một số nhận xét về Jocelyn Cottencin theo quan điểm của tôi, bạn đọc ở đây:
Trên cơ sở tìm hiểu, và phân tích đề tài, tôi có một số lý do để lựa chọn đề tài. Tôi có trình bày trong Slide thuyết trình cá nhân tại: leang.canvapro
Tham khảo thêm cách lựa chọn đề tài hay ở đây: https://leangvu.com/chon-de-tai-sao-cho-hay/

Tuần 4-5: Chốt hạng mục/ Lên ý tưởng và phương án triển khai tổng thể lần 2

Do vẫn phải ở nhà học online và nghiên cứu thêm đề tài nên tôi không mất thời gian di chuyển nhiều.
Tuần này tôi chia làm hai mốc thời gian, mốc thứ nhất là nửa đầu của tuần (Khoảng 3 ngày đầu) là nghỉ ngơi và dành thời gian suy nghĩ về những buổi học trước. Nói thật là do tôi lười và chưa có hứng muốn ngồi vào làm tiếp, mặc dù trong người vẫn rất sốt ruột muốn làm cho xong. Kết quả tôi vẫn rất bình tĩnh ăn ngủ nghỉ hết tận 3 ngày. Vừa chơi vừa đọc một vài những nghiên cứu về âm thanh cho dự án mình  định làm.
Nếu bạn có hứng thú về âm thanh, tôi thấy đây cũng là điều khá hay, tôi cứ quăng cái link vào đây nhá:
Quay trở lại guồng quay của bài tập, tôi lấy lại sự tập trung bằng một vài list nhạc tôi nghe từ ngày này sang ngày khác. Dưới đây là một vài kênh nhạc tôi hay nghe, chủ yếu là nhạc không lời:
14h 18/3/2022
Tôi có đọc đi đọc lại mail của thầy rồi. Cảm thấy trân trọng thực sự và thấy mọi thứ mở ra trước mắt là một chân trời rộng mở. Thầy có nói rất nhiều điều và khiến tôi suy nghĩ lại rất nhiều thứ mình đã học được. Tất cả đều là những hành trang rất hữu ích sau này. Tin rằng nếu có cơ hội được thử nhiều thứ, thì bản thân mình sẽ vỡ lẽ ra nhiều điều hơn.
Tôi có tìm hiểu, thì thấy bên nước ngoài người ta có một cái lệ trước khi nhập môn là phải lập một blog để ghi lại tất cả quá trình làm của đồ án đó. Tôi cũng làm và nhưng vẫn cảm thấy bất ngờ luôn, tại tôi tưởng có mình mình là đi theo định hướng đó. Bản thân rất thích ghi lại mọi thứ mình có được, mình làm được, vì tôi thấy nó rất hay. Cảm giác mình chỉ sống một lần thôi, việc ghi lại cũng là thành quả của việc sống sao cho có ích. Hơn nữa cũng giúp mình định hướng đúng đắn, trở thành một con người tốt hơn. Điều bất ngờ là những gì mình nghĩ thì chính là cái lộ trình rất bài bản ở ngoài kia.
Thế mới nói, chẳng có gì là sáng tạo cả, chỉ cần tốt hơn là được.
Điều đặc biệt ở đề tài này chính là việc nó thể hiện được một thứ gì đó thú vị. Trông 1 cuốn sách tôi đọc được. Muốn trở thành một người thú vị thì trước hết bạn phải cảm thấy hứng thú với nó. Tôi đưa ra được lựa chọn này cũng bởi, tâm trí tôi luôn có một chiều sâu cảm xúc. Âm nhạc, hình ảnh, những thứ miêu tả cảm xúc con người tôi.
_____________________________
Trước khi bắt tay vào làm một font chữ thì điều mà tôi cần đó là gạt bỏ hết những câu hỏi thừa thãi, kém thông minh, đại loại như:
+ Tôi phải bắt đầu ra sao ?
+ Kiểu chữ này làm như thế nào?
+ Phần mềm gì tạo ra nó? Làm thế nào để tạo một font chữ cho riêng mình?
+ Quy chuẩn cho một font chữ đẹp? Lưới như nào, cách thức ra sao…
1. Hãy tập trung vào một câu hỏi duy nhất: Tại sao phải thiết kế một kiểu chữ ?
Tôi đã gõ câu hỏi này trên thanh tìm kiếm và chẳng tìm thấy câu trả lời chính xác, nếu không muốn nói là không hề có câu trả lời. Và những lúc như thế, tôi ngầm hiểu, chỉ có bản thân mình mới giải thích được cho câu hỏi tại sao đó.
Mỗi ngày có hàng nghìn font chữ ra đời, có rất nhiều người hứng thú với việc tạo ra một font chữ cho riêng mình. Song song với đó là việc người ta tạo ra hàng tá những công cụ để tạo ra một font chữ, chỉ bằng một vài thao tác rất nhanh, học trong một vài buổi. Câu hỏi đặt ra, bản chất thực sự việc mình tạo ra một font chữ để làm gì? Một font chữ có phải chỉ để đọc được ?
2. Tại sao đề tài của tôi là một đề tài thú vị ?
Thầy giải thích, bình thường khi người ta đi một đôi dép, người ta sẽ chỉ nhìn đôi dép trông nó như thế nào, đẹp hay xấu, nhưng rất ít người để ý, mỗi âm thanh từ đôi dép tổ ong. Khi đối thoại với các bề mặt mà nó tiếp xúc thì nó sẽ tạo ra điều gì. Tại sao mình không nhìn nhận sâu sắc hơn. Đặt trạng thái cảm xúc vào nó, và chỉ có mình mới làm được điều đó. Hãy tận dụng triệt để nó để trở nên đặc biệt.
Khi tận dụng tối đa âm thanh với đôi dép tổ ong có được. Hãy biến nó thành một thứ gì đó mình có thể thấy được. Để giải thích cho điều này, thầy đưa cho tôi 2 ví dụ “sát sườn”:
- Âm thanh nghe thấy được từ một bản thu – Hình ảnh sóng âm
- Âm thanh nghe thấy được từ một bản nhạc – Các nốt nhạc
3. Tôi phải giải thích được những câu hỏi đưa ra
- Nốt nhạc có từ khi nào?
- Tại sao người ta lại dùng nốt nhạc để thể hiện âm thanh?
- Tại sao nghệ sĩ có thể đọc được nốt nhạc đó và chuyển thể được thành giai điệu âm thanh cho một bản nhạc
- Tại sao không phải là một kí hiệu nào khác mà lại là một nốt nhạc?…. (một số câu hỏi tôi nghĩ vẫn còn thiếu, tôi sẽ bổ sung tiếp nếu tìm được gì đó)
Tương tự với sóng âm thanh thu từ một bản ghi.
4. Vậy công việc cần làm của tôi cho tuần này:Ghi nhận mọi âm thanh từ dép tổ ong mà tôi cảm nhận được bằng các giác quan. Tôi phải dùng tất cả nỗ lực để tạo ra những âm thanh đó.Sau khi tôi đã tạo ra nó, tôi phải quan sát xem nó tạo ma sát gì? Nó để lại những gì từ các dấu vết còn sót lại? Các bề mặt mà nó tiếp xúc có gì đặc biệt.Sau đó lập báo cáo (Hình ảnh, âm thanh, chi chú)
Yêu cầu: Có một đôi dép tổ ong thật sự
5. Các bước thực hiện
Mua dép tổ ongThực hiện các thực nghiệmGhi chép lại bằng camera, recordPhân tích bằng cách chia bảng, sẽ phải chuyển những âm thanh tôi nghe được thành dạng sóng âm hoặc nốt nhạc, hoặc bằng hình ảnh đã hình dung được.
6. Các bề mặt tôi có. Tôi định chia nó thành các nhóm:
- Bề mặt nhẵn
- Bề mặt trơn
- Bề mặt không khí
- Bề mặt sần sùibề mặt chất lỏng(nước,…)
- Bề mặt các loại vật liệu, chất liệu… .
_________________________
Cập nhật 23h 18/3/2022
Sau khi tôi đọc một số bài phân tích về nhạc và về tần số tôi bắt đầu đi xa quá chủ đề mình cần. Có vẻ những thông tin nối liền nhau như những “sợi dây khoai lang”, khiến tôi quên mất tôi định làm gì. Tôi đọc lại những ghi chú trên giấy của mình. Cuối cùng là vạch lại mục đích nghiên cứu:
Tại sao tôi lại đọc về nhạc và về sóng âm?
Vấn đề ở đây, tôi đang hướng tới một chủ đề liên quan tới âm thanh, và được thể hiện bằng thị giác. Vậy tôi cần phải phân tích và hiểu về 2 chủ thể tôi đang hướng đến là thị giác và âm thanh. Và việc tôi cần làm lúc này, là tìm được một sợi dây liên kết vô hình nào đó giữa 2 đối tượng này.
Cách tôi đang thực hiện là áp dụng tính chất đòn bẩy/ bắc cầu. Nghĩa là dùng thứ này để giải thích cho những thứ khác có liên quan. Giữa nhạc và sóng âm đều có điểm chung: khi nghe chúng ta đều cảm nhận được giai điệu. Tuy nhiên về mặt thị giác nó hoàn toàn khác. Vậy điểm liên kết ở đây là gì? Hãy trả lời những câu hỏi ban đầu đã đặt ra.
 _________________________
Cập nhật 13h28p 19/3/2022
Tìm không thể ra được những thứ mình muốn và để trả lời những câu hỏi này quả thực khiến mình cứ loay hoay mãi. Mình đã có ý định sẽ hỏi một ai đó để xem người ta nghĩ gì, nhưng đắn đo rằng nếu mình tìm được chút gì đó mình mới hỏi thì còn có lý do, chứ chưa tìm hiểu gì đã hỏi nhỡ đâu có những cái trên mạng sờ sờ ra hỏi người ta đánh cho mất.
Vậy là mon men hỏi một người bạn đã chơi nhạc xem cậu ta nói gì. omg mình mới thấy mình hâm thật. Hỏi câu nghe ngu ngốc dễ sợ. Mình hỏi: - Ông chơi nhạc có bao giờ ông tự hỏi tại sao hình nốt nhạc nó lại có hình như vậy mà không phải hình khác không :> ?
Câu trả lời thiệt làm mình bất ngờ. Theo một cách nào đó, xung quanh mình kiểu toàn người thú vị.
Và mình bắt đầu lần theo một vài gợi ý của cậu ấy và biết thêm một vài thứ hay ho hơn. Trên đời này, đúng là mình sẽ mãi không thông minh nổi nếu mình cứ giữ cái ngu ngốc trong đầu.
Tối cập nhật thêm tình hình nghiên cứu. Đúng là nghĩ ra cái trò này làm mình hứng lên hơn hẳn.
_________________________
Cập nhật 23h06p 19/03/2022
Một số cái mình note lại được và cũng trả lời được đôi câu hỏi. Quả thực, nghiên cứu là một nghề và khó thực sự, như đãi cát tìm vàng vậy đó.
Tại sao lại có những nốt nhạc/ Ra đời như nào ?
Ngoại trừ một số nền văn minh như Lưỡng Hà-Ai Cập, Trung Quốc, Hy Lạp va Ấn Độ đều có hệ thống kí âm riêng cho mình vì đã có hệ thống chữ viết khá vững chắc. (xem thêm ở https://seami.vn/lich-su-cua-nhung-not-nhac-va-khoa-nhac/)thì cần có một hệ thống quy chuẩn về biểu tượng và ký âm chung.
Bên cạnh đó nó cũng có nhiệm vụ là truyền lại kiến thức, phương pháp từ thế hệ này sang thế hệ khác “đại diện, theo một cách tượng trưng, các giai điệu, nhịp điệu và cách sắp xếp nhạc cụ” cùng với âm nhạc, cử chỉ, hình thức, sự gợi cảm cũng được quy định.
(xem thêm ở https://www.linkiesta.it/2019/04/notazione-musicale-tibetana/)Câu này đọc được trong một cuốn sách nào đó mà mình chưa tìm ra được tác giả: “Trừ khi âm nhạc được giữ bởi trí nhớ con người, chúng sẽ bị diệt vong, bởi chúng không được viết ra.
Tại sao nó không phải là những đường khác, mà lại là những kí hiệu như vậy?
Rất khó tìm được câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, tuy nhiên mình sẽ đưa ra một vài lý giải mà mình tìm được và thấy khá thú vị:
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nó bắt nguồn từ các cử chỉ tay trong kí hiệu Ekphonetic (nghĩa là thuộc lòng một giai điệu du dương). Sở dĩ điều này có lý vì trước đây internet chưa phổ biến như bây giờ, mình cũng chép lời bài hát và học thuộc theo giai điệu đó. Cách dễ nhất để học hát mà không cần biết các nốt nhạc như thế nào. Ngoài ra còn học theo trọng âm và theo dấu câu.
(xem rõ hơn tại https://thanhpuskin.wordpress.com/2019/10/14/luoc-su-ky-am-chau-au/)Theo một tờ báo Italy: các đường cong thể hiện “sự nâng cao và hạ thấp của ngữ điệu”, kèm theo các dấu hiệu giải thích “giai điệu nên được hát theo tinh thần nào, tức là chảy như sông, hoặc nhẹ nhàng như tiếng chim hót”. Bao gồm tất cả những thay đổi có thể được thực hiện với giọng nói khi phát âm một nguyên âm. (https://www.linkiesta.it/2019/04/notazione-musicale-tibetana/)
Theo một bài viết khác mình cũng thấy khá hay về âm nhạc của Tây tạng, người ta sử dụng hệ thống ký hiệu “Yang-Yig”, theo đó có thể thấy bản chất của âm nhạc có thể được cảm nhận từ các ký hiệu.
Âm nhạc có nghĩa là đi kèm với một bài hát và cử chỉ tay. Yang là một ký hiệu âm nhạc cho thấy sự thăng trầm của bài hát (có thể hiểu là nghiêng và lõm). Về mặt hình ảnh thì những kí hiệu này cho thấy chúng giống những cảnh quan nhỏ được vẽ trên giấy. Điều này có thể liên tưởng đến địa hình của Tây tạng không nhỉ (1h)
_____________________________
Cập nhật 22h54p 20/3/2022
Chiều nay có sắp xếp công việc để trải nghiệm cọ xát với đôi dép tổ ong bên ngoài. Trời thật sự thì có chút hơi ngại đó các bạn. Vì tôi đố ai tìm ra được người con gái đi đôi tổ ong bản to dày dặn mà trông mắc cười giống tôi. Trải nghiệm có chút buồn cười và ngại ngùng. Nói chung thì nó cũng mở lối cho tôi khá nhiều thứ hay ho đó. Và không dài dòng nữa tôi có một vài những ghi chú sau:
____________________________________________

Tuần 6-7: Tổng duyệt lần 1

Cập nhật 24/3/2022
Càng học mới càng thấy hay.
Mấy hôm nay cứ lan man trong đầu suy nghĩ về việc học ngành này. Đến tầm này, mọi thứ dường như cũng rõ ràng hơn nhiều. Mình cũng biết là mình đã, vẫn trong guồng quay này, và chắc chắn hơn.
__________
Tiến độ 24-27/3/2022
Mấy ngày nay tôi chưa có làm thêm được gì cả. Vẫn nghe đi nghe lại bản ghi âm hôm trước và nghĩ xem hướng nào mới đúng.
Trời buổi hôm trước thầy đặt kỳ vọng nhiều quá làm tôi thấy rất vui. Tuy nhiên nhiều khi nghĩ đến việc bị người khác nói này nói kia thì cũng thấy hơi ngại chút. Nhưng mà kệ thôi vì lúc này thấy bản thân mình mới quan trọng, mình mà không cố gắng và cứ mải nghĩ ngợi vớ vẩn quá nhiều mình sẽ bị nó kéo xuống mất. Giờ mới nhận ra từ lúc tôi quyết định làm đề tài này tôi thấy tin tưởng bản thân cực kì và chưa nghĩ đến một điều gì khác tụt mood làm mình mất tập trung luôn đó.
Buổi duyệt tôi được nghe một số bạn khác trình bày bài của họ. Tôi nhận ra một điều khá hay: đề tài và ý tưởng có thể sẽ không quan trọng bằng thái độ đâu. Có thể mọi người sẽ thắc mắc nhưng cứ để từ từ tôi sẽ giải thích sau.
__________
00h34 28/3/2022: Hiểu và định hình
Có thể nói, sau hàng chục lần nghe đi nghe lại record của buổi học hôm trước tôi bắt đầu ngộ ra và hiểu hơn. Thật sự tôi chưa bao giờ thấy mình hiểu v luôn ý.
Theo những gì đã nghiên cứu và phân tích từ tuần 5, một chút chất liệu đã lộ ra. Nói một cách chi tiết, có nghĩa là tôi đã nghe thấy, nhìn thấy, phân tích được nó và nó đã tạo ấn tượng với mình ra sao. Thậm chí, là tôi đã mơ hồ định hình được nó rồi (chính là mấy cái sơ đồ đã vẽ ra). Bước này như chuẩn bị tất cả mọi nguyên liệu sao cho đầy đủ nhất. Bước tiếp theo tôi cần “xắn tay” vào chế biến nó.
Ban đầu, tôi chưa hình dung là mình làm gì. Thầy nói đoạn gán con chữ vào và khi có bảng chữ cái rồi thì tôi mới bắt đầu vẽ con chữ đó ra. Ôi trời khúc này tôi kiểu đi research xem bảng chữ cái và con chữ nó định nghĩa là gì (?!)
Tôi nhận thấy, một chữ được hình thành dựa trên nguyên lý:
Chữ = Nguyên âm + Phụ âm + Dấu
Xong tôi cứ hiểu theo cách là: Dùng tất cả những cái mình có, để mình mô tả nó bằng một chữ nào đó và phải họa nó giống kiểu mình đi từ một con chữ rồi mình phác nó thành một bức tranh ý. Nhưng mà nguyên lý cốt lõi là mình phải có các thành phần cấu tạo nên con chữ đó chứ, phải không ? Mà ở đây, tôi chưa hề có, vây nên tôi phải đi tìm ẩn số.
Tôi bắt đầu thấy liên kết với những gì mình đã viết từ những buổi đầu tiên. Nghĩa là coi nó như những đẳng thức có các vế đối nhau. Nhiệm vụ là tìm từng hằng số đó.
Tìm hiểu, phân tích, một hồi tôi mới bắt đầu đưa ra kết luận.
Nghĩa là công việc ở đây của tôi:Trong hệ thống bảng chữ cái Alphabet kia, mỗi chữ cái nó có âm thanh như thế nào ?Âm nào tương đồng với âm mà mình nghe được của đối tượng mình đang tìm hiểu ?Sau đó mình gán nó như thế nào ?
Tôi nghĩ khúc này tôi hiểu được khoảng 90% rồi. Còn lại tôi chưa thử nên cũng chưa hoàn toàn chắc chắn cho lắm. Tuy nhiên nghe được tâm trí mình tập trung hiểu ra một điều gì đó mà mình hình dung được và có định hình được nó thì bắt đầu cảm thấy vui lắm. Thật sự đó.
Tôi tiếp tục cập nhật nó vào ngày mai nhé !
_________
22h38 28/3/2022: Sơ chế
Trong buổi tổng duyệt lần 1, tôi có bỏ quên một điểm quan trọng, đó là trọng lực. Trọng lực là thứ quyết định giới hạn của mức độ âm thanh mang lại. Bởi đôi dép không thể tự tạo ra lực được mà khi mình tác động lực vào đôi dép thì lực này sinh ra hoàn toàn do bản thân mình làm chủ. Vậy là tôi lại bắt đầu nghiên cứu và ghi chép lại âm thanh do lực mà mình tạo ra. Thành thực mà nói thì tôi dựa hoàn toàn vào trí nhớ và cảm nhận của mình lúc đó (từ buổi thử nghiệm tuần 5) và cũng có một số ghi chép sau:
Về sơ đồ tác động lực lên cát, từ những giác quan: Nhìn – sờ/chạm – nghe – cảm nhận
Về tốc độ/ mức độ tác động, tôi chia làm các thang cơ bản (có kèm theo âm thanh tôi mô tả được)
+ Âm thanh ở mức độ tưởng tượng (cơ quan: Mắt, não): rù rù, soạt soạt, sizzzz, zoc zach
+ Âm thanh mức độ chạm nhẹ (cơ quan: lòng bàn chân, tai, não): sạt, ringg
+ Âm thanh mức độ nhấn nhẹ (từ mắc cá chân đổ xuống): rục rịch
+ Âm thanh mức độ ấn nhẹ (từ đầu gối): tinhh tang, rịt rạt, click
+ Âm thanh mức độ ấn (Từ hông): rịn rịn (khít với nhau) sizz rạt
+ Âm thanh mức độ ấn mạnh (Từ bụng): rích rích rích, rạt rạt, 
+ Âm thanh mức độ rất mạnh (Từ cổ): két két (xiết mạnh),
+ Âm thanh mức độ hết sức (nín thở ấn): dọozzczzzz…
....
đang cập nhật...