Một bài dịch ngắn của mình từ bài gốc của Bruno Philip, bên tạp chí Le Monde của Pháp. Hãy cùng mình tìm hiểu cái nhìn của người Pháp về chủ đề LGBT ở Việt Nam, qua mẩu chuyện ngắn này nhé.
Instagram của mình:
Bài gốc:
Tối hôm đó ở thành phố Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Sài Gòn, Nguyễn Thị Như hẹn gặp tôi ở nơi tụ tập quen thuộc của cô ấy: một quán bar trên tầng thượng, lọt thỏm trong một con ngõ nhỏ ồn ào gần chợ Bến Thành. Xa xa, trên bầu trời đêm huyền bí, lấp ló mũi tháp nhọn hoắt của tòa Bitexco, tòa tháp chọc trời biểu tượng của tương lai Sài Gòn, thủ đô tài chính của Việt Nam.
Cô gái trẻ 37 tuổi, tóc nhuộm lấm chấm vàng, mặc áo phông và quần jean đen, tự giới thiệu: “Em là người đồng tính nữ. Thời nay thì chuyện đó cũng dễ nói ra hơn rồi. Em vừa thành lập một tổ chức phi chính phủ để giúp đỡ những bạn trẻ gặp khó khăn trong xã hội. Cũng có một số bạn đồng tính á, nhưng không phải tất cả.”
Hà Nội, 2014. Ngày  điều luật mới về quyền lợi của cộng đồng chuyển giới ở Việt Nam được thông qua.
Hà Nội, 2014. Ngày điều luật mới về quyền lợi của cộng đồng chuyển giới ở Việt Nam được thông qua.
Như mang trên mình một phong cách rất riêng của giới trẻ thời nay ở Việt Nam. Một phong cách khá là “đô thị hóa”. Thời đại 4.0 này, có một thế hệ gan dạ sẵn sàng thay đổi những phong tục và định nghĩa của một xã hội Việt Nam, vẫn còn khá cổ hủ. Nhưng vào năm 2015, một điều luật (không được rõ ràng lắm) đã bỏ cấm cho kết hôn đồng tính, dù vậy cũng không hợp thức hóa hôn nhân giữa hai người cùng giới tính với nhau. Có vẻ như mọi thứ đang dần thay đổi, khi những điều được coi là cấm kỵ trước đây của xã hội đang được trao một cơ hội?
“Bản chất mọi việc chưa thể quay ngược 360 độ luôn đâu anh”, Như nói, nhếch mém nở nụ cười gượng gạo đầy ẩn ý. Cô gái trẻ nhí nhảnh ấy, cùng vốn tiếng Anh xuất sắc, tự hào khoe tài văn chương của mình: Như vừa viết xong một cuốn sách 600 trang, nhưng mọi thứ vẫn đang chỉ dừng ở dạng bản thảo. Cuốn sách là một cuốn tự truyện kể về những khó khăn của một người đồng tính nữ trẻ ở Sài Gòn. Như chưa kiếm được nhà xuất bản chấp nhận nó, vì sách ở Việt Nam vẫn còn bị kiểm duyệt rất chặt chẽ. Cô ấy lo rằng sản phẩm và tâm huyết của mình sẽ không được chấp nhận, vì lí do gì thì ai cũng biết rồi đấy..

Vậy những người trẻ ở đây, họ nghĩ gì về đất nước của mình?

"Em cũng không biết nữa. Sự thật rõ ràng ở Việt Nam là những người giàu thì ngày càng giàu. Nếu có cơ hội, em sẽ đi. Nếu em có con, em không muốn các cháu lớn lên ở đây. Hoặc có thể chỉ là em ích kỉ thôi nhỉ..." - một bạn trẻ giấu tên trả lời Philip.
“ Những người như tụi em thuộc thành phần bị gạt ra rìa của xã hội này. Bao giờ thì bọn em mới được coi trọng một cách nghiêm túc nhỉ?”
Tôi cũng có cùng câu hỏi đó.
Bản dịch của Duy Bùi, Paris 2021.