Cô Phạm Thị Yến trong làn sóng chùa Ba Vàng đã nói "Bê đê là do nghiệp.". Câu nói đó đã làm tôi cảm thấy rất bức bối.
Trong những năm gần đây, LGBT đã không còn là xa lạ đối với hầu hết mọi người. Cụm từ đó là viết tắt cho Les (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (lưỡng tính) và Transgender (chuyển giới). Giải thích ngắn gọn thì cụm từ đó chỉ những người có thiên hướng tính dục "khác thường" theo như những quan niệm bình thường.
Đồng tính thì sao? Chúng tôi cũng cần được yêu thương.
Cách đây đã rất lâu rồi, khi sự việc chùa Ba Vàng nổi lên với những tư tưởng, quan điểm lệch lạc của cô Phạm Thị Yến đã khiến dư luận nổi sóng. Trong đó bao gồm cả "nguyên nhân" của đồng tính.
Trước khi nói đến những vấn đề khác thì mọi người nên hiểu rằng cho đến hiện tại bây giờ, có rất nhiều lời giải thích không thỏa đáng cho câu hỏi "Nguyên nhân gây ra đồng tính là gì?". Đã có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện để lí giải vấn đề này, nhưng câu trả lời chủ yếu là dựa dẫm vào lí do như "Nó bị thần kinh.", "Con người không bình thường" "Nó này, nó nọ, nó kia" blah blah.
Đã rất lâu rồi, từ khi tôi còn rất nhỏ, hầu như lúc nào quanh tôi cũng có ít nhất 1 người đồng tính. Và tôi cũng như những người xung quanh tôi lại thấy ổn với điều đó. Những người bạn đó vẫn học tập, làm việc như bao người khác. Họ vốn không lố lăng như những bộ phim xuyên tạc. Họ sống rất chan hòa, vẫn là một phần của thế giới, như một phần tử cấu thành xã hội muôn màu này. Dĩ nhiên, tôi cũng thấy ổn với điều đó.
Cho đến khi tôi lớn hơn một chút, tôi mới dần ý thức được rằng xã hội này vốn độc ác như thế nào. Hắt hủi, kỳ thị, xa lánh, xã hội đối với họ như một căn bệnh, một cái u nhọt đáng ghê tởm. Vì vốn đã quen với sự có mặt của những người đó nên tôi không hiểu mọi người đang nghĩ cái gì. Họ có làm gì sai? Có gây ra tội ác gì? Thậm chí tôi còn phân vân rằng liệu bê đê có lây hay không, sao đến giờ mình chưa bị giống họ?


Nỗi sợ hãi xã hội đó của một cô bé 16 tuổi đó đã làm tôi trăn trở nhiều. Dân sinh đòi bình đẳng, phụ nữ đòi bình quyền, đến động vật cũng được sự bảo vệ chặt chẽ đến nỗi tranh cãi có nên ăn thịt chó hay không. Nhưng liệu có chỗ nào cho cộng đồng LGBT? Tôi không nói con người độc ác, tôi chỉ lên án những chuẩn mực xã hội vô lý đã khiến nhiều người nhìn thế giới bằng cặp mắt khắt khe.
Ít người chịu nghĩ rằng, đó chỉ đơn giản là một quy định của gen. Và vì nó xuất phát từ gen nên LGBT đã có từ rất rất lâu rồi. Nhưng dân số chỉ chiếm 1-2% thế giới. Vậy thử hỏi, tại sao lại có quá nhiều người bận tâm đến con số bé nhỏ đó làm gì?
Giá như nhiều người có thể mặc kệ thì mọi chuyện sẽ tốt hơn. Mặc kệ bọn họ yêu ai. Mặc kệ họ làm gì. Mặc kệ những thứ mà họ làm đi, họ hạnh phúc là được, không phạm pháp và trái lương tâm, đạo đức là được. Mặc kệ cả chuyện giống nòi đi, thế giới đã lên đến 8 tỉ người rồi, chẳng cần phải duy trì nòi giống làm gì cả.

Đã có quá nhiều bài viết lên tiếng bảo vệ cộng đồng LGBTQI+, dĩ nhiên tôi cũng thuộc vào trong số đó. Nhưng đừng để nó chỉ là những từ ngữ cổ động. Thay vì thế, tôi muốn mọi người cùng đứng lên, chia sẻ và bảo vệ nhau, hơn là vì mọi người cứ thích chỉ trích và soi mói nhau làm gì nữa. Đã đủ vấn đề cho một xã hội phức tạp ngày nay rồi.
Tôi không lên tiếng vì ai cả. Tôi lên tiếng bởi đây chính là vấn đề cần giải quyết. Thay vì liên tục phàn nàn về chuyện thằng con trai nhà bên bị gay, con nhỏ cùng đường đi làm với mình là les hay vì cái đứa bạn cũ của mình là một kẻ đùa giỡn với cả trai lẫn gái, thì tôi nghĩ mọi chuyện nên dừng lại đi thôi. Hãy để cho họ một con đường sống. Rồi có thể những vấn đề lớn hơn nữa của thế giới sẽ có thêm một cánh tay, một chút sức lực và trí tuệ để cùng giải quyết. Cái nhỏ chưa xong, thì sao lại bàn cái lớn được?

Đọc thêm: