Một số lỗi tư duy cảm tính (Phần I)
Chúng ta thường đưa ra những phán đoán nhanh chóng mà không thèm suy nghĩ kĩ càng và cũng chả cảm thấy phiền về điều đó. Đôi lúc (nhờ...
Chúng ta thường đưa ra những phán đoán nhanh chóng mà không thèm suy nghĩ kĩ càng và cũng chả cảm thấy phiền về điều đó. Đôi lúc (nhờ may mắn) những phán đoán cảm tính đó đúng còn nhiều lúc thì sai. Nhưng ngay cả khi phán đoán đúng thì chúng ta cũng đang tư duy sai và dẫn đến một sự sai lầm có hệ thống trong cách nghĩ. Thế là, đến một lúc nào đó chúng ta chín chắn hơn và luôn suy tính cẩn thận, nhưng đã quá muộn. Chúng ta đang suy nghĩ kĩ càng một cách sai lầm.
Tiếp cận với Hai hệ thống
Giả sử trong chúng ta có hai 'nhân vật' (character) tồn tại và làm những nhiệm vụ riêng biệt là Hệ thống 1 và Hệ thống 2.
Hệ thống 1 hoạt động theo cơ chế tự động và mau lẹ, với rất ít hoặc hầu như không cần cố gắng và không tự động kiểm soát
Hãy nhìn vào bức ảnh sau:
Rõ ràng bạn rất dễ dàng để nhận ra người đàn ông này đang tức giận và sẵn sàng buông những lời chỉ trích thậm tệ nhất. Và bạn làm việc này như một 'bản năng' mà chả cần tốn tí sức lực hay cảm thấy mệt mỏi gì cả. Đây là hoạt động tự động của Hệ thống 1, và còn bao gồm các hoạt động khác như:
- Nhìn xem trên bàn món đồ nào xa hơn, món đồ nào gần hơn.
- Nghe một âm thanh và biết nó phát ra từ hướng nào.
- Nhăn mặt trước một bộ ảnh gớm ghiếc.
- Nhận ra sự thù địch trong một giọng nói.
- Trả lời câu hỏi 1 + 1 = ...
- Lái xe trên đường vắng.
- Tưởng tượng về tháp Ép-phen khi đọc câu này.
- Hiểu câu sau đây và có thể lấp đầy phần còn thiếu: Con mèo đi bằng bốn chân và có hai con mắt, thế nên nó có thể bắt...
- Nghe một âm thanh và biết nó phát ra từ hướng nào.
- Nhăn mặt trước một bộ ảnh gớm ghiếc.
- Nhận ra sự thù địch trong một giọng nói.
- Trả lời câu hỏi 1 + 1 = ...
- Lái xe trên đường vắng.
- Tưởng tượng về tháp Ép-phen khi đọc câu này.
- Hiểu câu sau đây và có thể lấp đầy phần còn thiếu: Con mèo đi bằng bốn chân và có hai con mắt, thế nên nó có thể bắt...
Hệ thống 1 bao gồm những kĩ năng để chúng ta thích nghi với môi trường. Nó cho phép chúng ta có một sự hiểu biết nhanh chóng về thế giới xung quanh và phản ứng lại. Tuy nhiên, trong một thế giới phức tạp như ngày nay, những phản ứng cần được tính toán kĩ càng bởi Hệ thống 2 để tránh đưa ra những quyết định cảm tính.
Hệ thống 2 tập trung sự chú ý đối với những hoạt động tư duy đòi hỏi sự nỗ lực, bao gồm những phép tính phức tạp. Cơ chế hoạt động của Hệ thống 2 thường gắn với những kinh nghiệm chủ quan, sự lựa chọn và tập trung của chủ thể.
Hãy thử căng não làm phép tính này mà không dùng bất cứ công cụ hỗ trợ nào (kể cả giấy và bút):
12 x 46
Tập trung đi nào..
Tiếp tục tập trung đi.
Có phải bạn đang cảm thấy hơi.. mệt? Tất nhiên, vì ngay lúc này đồng tử bạn đang giãn to ra, hệ thống làm mát bắt đầu hoạt động để giảm bớt nhiệt từ việc đốt ATP liên tục cho não bộ hoạt động. Tim cũng đập nhanh hơn một chút. Và bạn vẫn đang loay hoay vì không biết 542 có phải đáp án chính xác của phép toán này hay không. Đây là lúc bạn tập trung để giải quyết một vấn đề, bạn đang suy nghĩ một cách tích cực và chủ động. Hệ thống 2 bắt đầu làm việc, nó đi gom nhặt những quy tắc cộng trừ nhân chia bạn đã được học và bắt đầu xử lí dữ liệu. Hệ thống 2 cũng hoạt động khi:
- Tập trung chú ý vào nhà ảo thuật gia đang trình diễn.
- Tìm kiếm người bạn thích nơi đông người.
- Cố gắng nhớ lại tên ca khúc khi chỉ có thể nhớ giai điệu "từng tưng tưng tưng tứng tứng...".
- Điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp trong từng tình huống xã hội cụ thể.
- Đếm số lần xuất hiện của chữ "đ" trong các gạch đầu dòng này.
- Kiểm tra tính hợp lí của một lập luận logic phức tạp.
- Tập trung lắng nghe tiếng của một người trong một nơi ồn ào.
- Tìm kiếm người bạn thích nơi đông người.
- Cố gắng nhớ lại tên ca khúc khi chỉ có thể nhớ giai điệu "từng tưng tưng tưng tứng tứng...".
- Điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp trong từng tình huống xã hội cụ thể.
- Đếm số lần xuất hiện của chữ "đ" trong các gạch đầu dòng này.
- Kiểm tra tính hợp lí của một lập luận logic phức tạp.
- Tập trung lắng nghe tiếng của một người trong một nơi ồn ào.
...
Hiểu đơn giản, Hệ thống 1 giúp bạn thụ động xử lí thông tin còn Hệ thống 2 thì bắt bạn phải chủ động và tập trung chú ý. Chỉ cần bạn lơ là mất tập trung thì chả thể nào hoàn thành được các việc liệt kê ở gạch đầu dòng trên.
Mâu thuẫn giữa hai hệ thống và các cảm tính thường gặp
1. Mâu thuẫn
Bạn vào trong một nhà hàng và bắt gặp một cặp ăn mặc cực kì kì cục. Hệ thống 2 bảo với bạn rằng đừng nhìn vì như thế là bất lịch sự tuy nhiên bạn không thể cưỡng lại mong muốn quay đầu nhìn về phía họ của Hệ thống 1 (vì Hệ thống 1 luôn chú ý để những khác thường trong môi trường). Thế là buổi ăn hôm ấy trở nên khổ sở vì những mâu thuẫn trong chính tâm trí bạn.
Ở một trường hợp khác: Hệ thống 1 thôi thúc chúng ta bày tỏ tình cảm với người mình thích nhưng Hệ thống 2 phân tích kĩ càng và bảo rằng ta hãy tỏ ra lịch thiệp bằng cách đừng làm phiền người ấy nữa. Thật là khổ tâm quá mức mà...
2. Ảo giác
Hãy nhìn hình sau đây:
Đây chỉ là hai đoạn thẳng được gắn hai 'vây' khác nhau: mũi tên hướng ra và mũi tên hướng vào. Giả sử hãy bỏ qua sự tồn tại của những cái vây đó, chúng ta sẽ cảm thấy đoạn thẳng phía dưới dài hơn phải không? Nhưng nếu dùng thước đo bạn sẽ nhận ra rằng hai hình này thực tế là bằng nhau. Bạn đã dùng Hệ thống 1 để đoán và Hệ thống 2 khi đo.
Để tránh được ảo giác này, chúng ta cần phải vượt qua cái được gọi là 'cảm giác' vì nếu chúng ta cứ thích 'cảm giác', chúng ta sẽ không chỉ vướng vào bẫy của hai đoạn thẳng trên mà còn vào một thứ nguy hiểm hơn là ảo giác nhận thức.
Không phải mọi ảo giác đều được thấy bằng mắt thường, đôi khi nó nằm trong suy nghĩ. Một giáo sư đã dặn dò các học trò của mình: "Rồi sẽ có lúc các trò gặp phải một bệnh nhân, anh ta chia sẻ với trò vô số những sai lầm mà anh ta phải chịu đựng trong những lần điều trị trước. Bệnh nhân này miêu tả một cách rành rọt chuyện các nhà trị liệu đã hiểu sai về anh ta như thế nào, anh ta nhận ra rằng bạn khác các bác sĩ trước. Bạn đồng cảm với anh ta, bị anh ta thuyết phục rằng chỉ bạn mới có khả năng giúp đỡ anh ta." Đến đây, vị giáo sư cao giọng: "Đừng bao giờ nghĩ đến chuyện chữa trị cho anh ta. Đây là loại bệnh nhân tâm thần nhất và bạn chẳng thể nào giúp được anh ta cả. Hãy tống cổ anh ta ra khỏi phòng khám." Một chuyên gia nghiên cứu tâm lí đầu ngành đã xác nhận sự đúng đắn của lời khuyên này: đồng cảm khiến cho chúng ta ảo tưởng và có những sai lầm trong quyết định. Việc bạn bị hấp dẫn bởi ai đó và bạn nghĩ rằng 'chỉ mình mới có thể giúp họ' khiến bạn bị vớ vẩn trong hành động. Ví dụ như tin rằng mình là học trò cưng của một giáo viên vì thường xuyên được khen, tin rằng ba mẹ thật sự tự hào về sự tài giỏi của mình hay tin rằng người yêu mình vô cùng ngưỡng mộ mình,... sẽ khiến cho bạn bị nhìn thấy mọi chuyện được gắn 'vây' (không phải vậy nhưng tưởng là vậy), chúng ta sẽ hành động thiếu đi tính khách quan và khi thất bại sẽ tự làm tổn thương mình.
3. Chú khỉ vô hình
Trong một thí nghiệm, người ta chiếu một đoạn phim về trận đấu bóng chày và yêu cầu người xem đếm số vận động viên mặc áo trắng mà không cần để ý đến những vận động viên mặc áo đen. Đến giữa đoạn phim, một người mặc trang phục giống như khỉ đột chạy ra giữa sân bóng và bắt đầu đấm thùm thụp vào ngực trong vòng 9 giây. Sau trận bóng, hơn một nửa số người xem không hề phát hiện ra sự hiện diện của “chú khỉ đột” này.
Đó là do bộ não chúng ta đang bận rộn với nhiệm vụ được giao. Điều này cho thấy rằng chúng ta thật sự đang bỏ qua rất nhiều điều xuất hiện trong đời mà không hề ý thức được điều đó. Đến khi đưa ra quyết định chúng ta cũng đã bỏ qua nó luôn. Và các bạn ạ, hãy đừng quá tập trung nghĩ/làm một việc khác khi đang có một nhiệm vụ quan trọng: lái xe chẳng hạn.
4. Bận rộn nhận thức
Vài nghiên cứu tâm lí học đã chứng minh những người đồng thời cảm thấy bị thử thách trước một nhiệm vụ nhận thức hay trước một sự cám dỗ thì có xu hướng khuất phục sự cám dỗ. Ví dụ: bạn được giao nhiệm vụ phải nhớ 7 con số, trong lúc đang tập trung thì có người mời một thanh socola hoặc một đĩa salad thì khả năng cao bạn sẽ chọn socola. Dù ai cũng biết salad thì tốt cho sức khỏe hơn socola.
Đây là do trong lúc Hệ thống 2 bận rộn trong việc giải toán thì Hệ thống 1 tranh thủ tác động đến hành vi của chúng ta. Những người trong tình trạng bận rộn nhận thức thường đưa ra những lựa chọn cá nhân, sử dụng ngôn ngữ nhạy cảm và đưa ra những nhận định hời hợt. Đó là lí do vì sao những người đang tập trung dễ cáu gắt và thường quyết định vô tội vạ khi được hỏi về các nhiệm vụ không liên quan đến nhiệm vụ họ đang tập trung giải quyết. Đó cũng là lí do vì sao khi chúng ta quá lo lắng đến kết quả của cuộc thi sẽ khiến chúng ta thi tệ hơn vì bộ não đang bị mất dung lượng cho việc lo lắng vớ vẩn này.
5. Sự suy yếu bản ngã
Khi bạn được yêu cầu phải làm trái với những gì 'thông thường' (trái với Hệ thống 1) thì khả năng cao sau đó khả năng tư duy bạn sẽ yếu hơn (Hệ thống 2 suy yếu).
Một nghiên cứu đã chỉ ra, những người được cho xem những bộ phim đầy cảm xúc nhưng bị bắt không được bộc lộ cảm xúc của mình ra sau đó sẽ đầu hàng sớm hơn trong các nhiệm vụ giải toán. Vì khi ấy, họ đang bị mệt mỏi do mâu thuẫn trong nhận thức. Những mâu thuẫn có thể xuất hiện trong các trường hợp sau:
- Đưa ra một loạt những lựa chọn gây tranh cãi.
- Cố gắng gây ấn tượng với người khác.
- Kiềm chế cảm xúc khi xem một bộ phim đầy cảm xúc.
- Phản ứng tử tế với những hành động xấu của bạn đời.
- ...
- Cố gắng gây ấn tượng với người khác.
- Kiềm chế cảm xúc khi xem một bộ phim đầy cảm xúc.
- Phản ứng tử tế với những hành động xấu của bạn đời.
- ...
Những mâu thuẫn trên sẽ gây ra những suy yếu sau:
- Phản ứng thái quá khi bị khiêu khích.
- "Vung tay quá trán" trong cơn cuồng mua sắm.
- Thể hiện kém trong các nhiệm vụ tư duy và khi phải đưa ra các quyết định logic.
- "Vung tay quá trán" trong cơn cuồng mua sắm.
- Thể hiện kém trong các nhiệm vụ tư duy và khi phải đưa ra các quyết định logic.
- ...
Các bạn thấy đó, một đời sống mà chúng ta phải làm những gì trái ngược với suy nghĩ hay lối cư xử thông thường sẽ khiến chúng ta bị suy yếu và đưa ra những quyết định tồi tệ - điều sẽ khiến cuộc sống chúng ta càng tồi tệ hơn. Do đó, hãy đừng lắt léo, đừng cố gắng chịu đựng,... điều này sẽ chỉ khiến bạn ngày càng tệ hơn mà chính bạn còn chẳng nhận ra được.
Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng: glucose giúp giảm sự suy yếu của não bộ. Do đó, sau mỗi phiên làm việc mệt mỏi và đối mặt với nhiều sự mâu thuẫn, hãy bổ sung glucose bằng cách uống một cốc nước chanh đường hoặc một ly trà đường. Điều này sẽ khiến chúng ta xử lí thông tin được tốt hơn - theo một cách mà chúng ta còn chẳng nhận ra được.
Không chỉ Glucose, tình trạng của cơ thể cũng khiến chúng ta đưa ra những quyết định khác nhau. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các vị thẩm phán xét duyệt các hồ sơ xin ân xá có xu hướng ân xá các hồ sơ sau giờ ăn nhiều hơn (65%) so với trước khi ăn trưa (35%) và tỉ lệ này giảm dần khi càng xa giờ ăn trưa. Điều này cho thấy khi chúng ta đói - khát và mệt mỏi sẽ làm chúng ta dễ dàng thoả hiệp và đưa ra những quyết định dễ dàng (trong trường hợp của các vị thẩm phán thì từ chối ân xá là dễ dàng và không cần phải đắn đo nhiều). Điều này cũng cho thấy là bạn nên chỉ đưa ra những quyết định khi cơ thể ở trạng thái tốt nhất, và nên thao túng người khác bằng cách hỏi quyết định của họ khi họ đã khá mệt mỏi. Tất nhiên nhiều người tỉnh táo sẽ: "Giờ này tôi mệt rồi, mai giải quyết công việc nhé."
6. Lười biếng trong suy nghĩ
Hãy xem câu đố đơn giản này, và đừng cố gắng giải đố mà đưa ra một quyết định xuất hiện đầu tiên trong đầu các bạn:
Tổng giá của cái áo và cái quần là 110 đô.Cái quần có giá cao hơn cái áo 100 đô.Hỏi cái áo giá bao nhiêu đô?
Con số xuất hiện đầu tiên trong đầu bạn sẽ là 10 đô. Tuy nhiên suy nghĩ kĩ một tí bạn sẽ nhận ra đáp án phải là 5 đô.
Buồn là, không phải lúc nào chúng ta cũng suy nghĩ kĩ khi phán đoán, chúng ta thường nghe trực giác nhiều hơn. Ví dụ như khi xem xét các mệnh đề đơn giản:
Chó là một loài động vậtVài loài động vật có răng cửaCho nên vài loài chó có răng cửa.
"Đúng rồi", não bạn bảo vậy. Nhưng nếu suy nghĩ kĩ càng hơn một tí, chúng ta sẽ thấy nhiều điểm bất hợp lí trong cách quy kết trên hay nói trắng ra chả liên quan gì đến nhau để kết luận cả. Vài loài động vật có răng cửa có thể không có loài chó trong đó.
Trực giác khiến chúng ta thỏa hiệp với những định kiến trong xã hội mà không cần suy nghĩ kĩ càng để kiểm chứng:
Nhiều người Thanh Hóa thì thiếu tử tế.Thằng bạn mình người Thanh Hóa.Cho nên rất có thể nó thiếu tử tế.
Nếu chịu suy nghĩ, chúng ta sẽ thấy vô lí ngay từ khi cho rằng "Người Thanh Hóa thì thiếu tử tế". Mà giả sử là điều này đúng thì chưa chắc thằng bạn chúng ta nằm trong số đó. Nếu muốn kiểm chứng thì phải xem xét qua nhiều phương diện khác nữa.
Cũng có thể nói "Nhiều gia đình ở Hà Nội khó khăn", "Nhiều cô gái miền Nam thiếu đứng đắn",... và kiểu tư duy này nhiều người mắc phải, và họ nghĩ vậy thật chứ không phải để "troll".
Ngay từ đầu chúng ta đã lười biếng trong việc kiểm chứng những điều này, chúng ta chỉ nghe theo trực giác và hình thành một định kiến trong đầu. Điều này sẽ khiến chúng ta càng sống càng sai.
Chỉ có ít người cảnh giác hơn, động não hơn, không dễ hài lòng với những câu trả lời nông nổi vội vã và luôn hoài nghi trực giác của chính mình. Nhà tâm lí học Keith Stanovich gọi họ là những con người lí trí hơn.
7. Sự thỏa hiệp cám dỗ và tư duy "mì ăn liền"
Một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất ngành Tâm lý học là của Walter Mischel và các sinh viên của ông. Thí nghiệm này như sau:
Họ nghiên cứu những phản ứng điển hình của những đứa trẻ bốn tuổi. Họ cho chúng vào những cái phòng và chờ đợi. Nếu chúng chờ đủ 15 phút thì sẽ có người đến và cho chúng hai cái bánh, nếu không thì chúng có thể bấm chuông rồi ăn một cái bánh đã được đặt sẵn trong phòng. Trong phòng không có đồ chơi, không có sách, tranh hay bất cứ thứ gì có khả năng phân tán bọn nhóc.
Khoảng một nửa số trẻ đánh bại được sự nôn nóng và một nửa thì không. Những đứa trẻ chờ đủ 15 phút chủ yếu vì các bé tránh né khỏi ham muốn có được phần thưởng. 10 đến 15 năm sau, khoảng cách cưỡng lại ham muốn giữa cách nhóm trẻ này lại càng gia tăng nhiều hơn. Cụ thể là nhóm trẻ chờ đủ 15 phút ít vướng vào các tệ nạn ma túy hơn, thành tích trong các bài kiểm tra trí tuệ cũng tốt hơn.
Một thí nghiệm khác, do Shane Frederick tiến hành gọi là "Phản chiếu nhận thức", cho các sinh viên trả lời các câu hỏi dễ nảy sinh trực giác (tương tự câu hỏi về áo và quần phía trên). Nhóm các sinh viên trả lời tệ hơn (trực giác mạnh và hệ thống 2 suy yếu hơn) sau đó được hỏi về quyết định: Chọn 34k USD ngay lập tức hay 38k USD trong một tháng sau. Có đến 64% trong số này thích "mì ăn liền" và chỉ có 37% trong nhóm những người trả lời đúng cả 3 câu hỏi về trực giác trên thích lấy tiền ngay. Khi được hỏi về họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho một món đồ họ muốn có ngay trong ngày, những người ở nhóm đầu tiên sẵn lòng trả gấp đôi so với những người ở nhóm 2. Có thể gọi những người này là những con người "bốc đồng và trực giác".
Có thể nói đây là do sự lười tư duy của con người. Ngày nay có nhiều sinh viên cũng thích kiểu "mì ăn liền" vậy, họ sẵn sàng nhảy vào đầu tư hay nhảy ra khởi nghiệp. Họ chả đem theo gì ngoài trực giác và sự tự tin quá mức vào khả năng của mình. Như một lẽ thường tình, những con người duy-trực-giác thường thất bại. Tiêu biểu là các anh bet bủng hay chơi số đề. Nếu chịu tư duy kĩ càng sẽ nhận ra xác xuất thắng là rất thấp và chỉ có may mắn mới giúp được mình.
Tham khảo sách:
Một bài viết hay ho khác về tư duy:
Đây là phần đầu, mình tiếp cận chủ yếu thông qua hai hệ thống. Nếu thấy phản hồi tích cực mình sẽ viết tiếp các phần sau.
À nhân tiện, 12 x 46 = 552 nhé.
Tâm lý học
/tam-ly-hoc
Bài viết nổi bật khác
- Hot nhất
- Mới nhất