Tôi hay nghe những bạn trẻ (đặc biệt sinh năm 9x trở đi) nói là các bạn muốn làm việc trong một môi trường “nước ngoài”, “chuyên nghiệp” hoặc một công ty “đa quốc gia / công ty lớn”.
Nhưng khi hỏi thêm một chút, tôi cảm thấy các bạn còn rất mơ hồ trong những gì các bạn đang tìm kiếm (ngoài việc rõ ràng duy nhất: mong muốn được luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh!).

Tôi có thể sai, nhưng đến giờ cái tôi hiểu được khi các bạn nói vậy là các bạn tìm một môi trường có giờ giấc thoải mái, học hỏi được nhiều thứ, công bằng, lương cao, sếp tốt, có company trip và nếu được, cơ hội đi làm ở nước ngoài.
Khi nói vậy có vẻ là nhiều và yêu cầu rất cao, nhưng so với quan điểm của tôi thì tôi thấy rất hợp lý. Ai mà không thích vậy? Vấn để chỉ nằm ở chỗ này: khi nào là hợp lý để được nhận những cái đó?
Các bạn trẻ đã có thói quen “On demand” rồi. Muốn đi đâu hả? Gọi Grab. Muốn ăn gì không? Gọi đồ ăn giao tận nơi. Muốn date người mới hả? Mở Tinder mà xem. Muốn cảm thấy thoải mái không? Mở Facebook hoặc Instagram coi. Cái gì cũng có, nên đôi khi chúng tôi nghĩ rằng thế giới phải phục vụ cho chúng tôi tận nơi luôn. Công nghệ có thể hỗ trợ được việc đó, nên tại sao không?

Dù công nghệ đã cho chúng tôi những tiện nghi tốt hơn nhiều so với hồi đó, có một hậu quả rất nguy hiểm liên quan đến sự nghiệp nếu các bạn trẻ không để ý: mong đợi cái gì cũng phải được phục vụ cho bạn, và phải có ngay và luôn.
Các tiêu chí về môi trường làm việc của các bạn cũng chả có gì sai cả - ai cũng được phép có quan điểm của riêng mình về những gì mình mong muốn. Tất nhiên các doanh nghiệp không có tồn tại để phục vụ cho bạn. Thực ra, đến bây giờ, nhiều người sẽ cho bạn biết rằng đi làm thuê là phục vụ cho người khác đó.
Cá nhân tôi thì có một góc nhìn hơi khác so với sự nghiệp. Tôi không bàn đến việc ai phục vụ cho ai, vì nghe có vẻ như là có một người “cao hơn” người kia. Theo kinh nghiệm làm việc của tôi, khi xem công việc như một cơ hội để đi tiếp trên hành trình của riêng mình, phát triển bản thân, giúp đỡ người khác và chia sẻ một khoảng đường trên hành trình của mình với những người làm cùng, tự dưng tư duy “phục vụ” hoặc “xếp / nhân viên” biến mất.
Ý của tôi ở đây không phải là trở thành một người ích kỉ nhé. Ý là vì mục đích chung (của doanh nghiệp) và mục đích riêng (của cá nhân bạn), hai bên có thể cùng đồng hành với nhau để tạo một trải nghiệm vô cùng có giá trị cho tất cả mọi phía (doanh nghiệp, bạn, khách, chủ đầu tư).
Tất nhiên việc này đồng nghĩa với việc là bạn cần biết bạn muốn đi trên hành trình nào, và đích đến sẽ ra sao. Nhưng vấn đề đó là vấn đề nhỏ, vì có nhiều cách thức để khám phá và tìm hiểu hơn.
Vấn đề lớn hơn là cách nhìn nhận của bạn về sự nghiệp: nếu bạn nhìn nó theo khía cạnh “phục vụ”, có thể bạn sẽ gặp nhiều khó khăn (tự ái, tư duy “trả thù”, cảm thấy mất sự tự do của mình, v.v). Và khám phá bản thân đến cỡ nào cũng không giải quyết vấn đề những cảm xúc đó.
Nhưng nếu nhìn sự nghiệp như là một hành trình đi cùng với một số người khác do một mục đích chung, một phương tiện để tới gần mục tiêu riêng của bạn và một cơ hội để phát triển bản thân, thì bạn sẽ thưởng thức hành trình này nhiều hơn và ít bị mắc phải những drama và cảm xúc tiêu cực như trên.
Suy cho cùng, mọi thứ đều nằm trong tay của bạn hết. Dù không có App, việc nhìn nhận sự nghiệp với một góc nhìn khác cũng chỉ mất một vài giây thôi. Chỉ việc dành một chút thời gian để suy nghĩ về vấn đề này – nếu thực sự bạn muốn cảm thấy nhẹ nhàng về vấn đề sự nghiệp chứ không phải căng thẳng nữa.
I'm also running a Facebook Community for young professionals to share, discuss and get support about personal growth and career development. Feel free to join here