Jung kể lại rằng vào một buổi chiều chủ nhật năm 1916, khi ông đang ngồi trong phòng khách của mình tại Seestrasse ở Kusnacht, ông cảm thấy một bầu không khí nặng nề trong ngôi nhà.
“Tôi bắt đầu thấy bồn chồn, nhưng tôi không biết nó có nghĩa là gì hoặc 'họ' muốn gì ở tôi. Có một bầu không khí đáng ngại xung quanh tôi. Tôi có cảm giác kỳ lạ rằng không khí chứa đầy những thực thể ma quái. Cứ như thể ngôi nhà của tôi bắt đầu bị ma ám..
Khoảng năm giờ chiều chủ nhật, chuông cửa trước bắt đầu reo điên cuồng... Nhưng trong tầm nhìn thì không thấy ai cả. Tôi đang ngồi gần chuông cửa, và không chỉ nghe thấy “nó” mà còn thấy “nó” di chuyển. Tất cả chúng tôi chỉ biết nhìn chằm chằm vào nhau. Bầu không khí trở nên dày đặc, tin tôi đi! Sau đó, tôi biết rằng có điều gì đó phải xảy ra. Toàn bộ ngôi nhà được lấp đầy như là bởi một đám người xuất diện, nhồi nhét đầy linh hồn (spirits). Chúng tập trung ngay trước cửa, bầu không khí quá dày nên hầu như không thể thở được. Với tôi, tôi đã run rẩy với câu hỏi: 'Vì Chúa, đây là thứ gì trên đời vậy?' Sau đó, họ kêu lên bằng một điệp khúc, 'Chúng tôi đã trở về từ Jerusalem, nơi chúng tôi không tìm thấy những điều chúng tôi đang tìm kiếm.”. (Memories, Dreams, Reflections, p190)
Họ thỉnh cầu tôi cho họ vào, và thế là tôi bắt đầu thuyết giảng. Các từ ngữ lần lượt xuất hiện và Jung chỉ việc nói nó ra .
Trong vài ngày sau đó, Jung ghi chép lại thành một văn bản lấy tên là “Bảy bài giảng cho người chết”. Jung viết nhưng ông nói rằng nó được rao giảng bằng lời nói và thông qua một vị thầy thuộc trường phái Ngộ đạo là Basilides, là một thông điệp đến với Jung từ phần cổ mẫu của tâm thần. (theo Memories, Dreams, Reflections, các trang 189-191.)
Tóm tắt lại câu chuyện: ngày hôm đó, các vong linh tìm đến Jung vì mong muốn được nghe thuyết giảng, để có được điều họ đang tìm kiếm. Và khi họ gặp Jung thì một vị thần là Basilides, thông qua cơ thể vật lý của Jung để thuyết giảng rồi sau đó siêu thoát cho họ. Ở đoạn cuối cùng của bài giảng thứ 7: “Sau đó, vong linh im lặng và bay lên như khói phía trên ngọn lửa của người chăn gia súc, người suốt đêm canh giữ đàn chiên của mình.”
Jung là người có tìm hiểu và nghiên cứu Phái Ngộ Đạo trước đó, nhưng những nội dung được thuyết giảng lúc này chưa từng được ghi chép hay tồn tại; thần Basilides của phái này đã thông qua Jung và lúc này Jung là một kênh dẫn (channel).

Việc lên đồng hay dẫn kênh là: ý thức (consciousness) của một người kết nối với Tự Ngã (cụ thể là một vị thần nào đó ở chiều kích của Tự Ngã) và vị thần truyền đạt thông tin thông qua ý thức, cơ thể vật lý của người dẫn kênh (channeler). Điều này sẽ được tìm hiểu kỹ ở bài khác.

Channeling is a method of connecting with the spirit world – image by skillshare.com
Channeling is a method of connecting with the spirit world – image by skillshare.com
Vị thần Basilides thuyết giảng khi ông ở vị trí của PLEMORA. Plemora: Pleroma (Tiếng Hy Lạp: πλήρωμα, nghĩa đen là 'fullness') thường đề cập đến tổng thể của sức mạnh thần thánh. Nó được sử dụng trong bối cảnh thần học Kitô giáo, đặc biệt là trong thuyết ngộ đạo. Từ này được sử dụng 17 lần trong Tân Ước. Theo Jung, Plemora là sự hiệp nhất của các mặt đối lập, tức là thoát khỏi chiều kích (dimension) nhị nguyên của tâm thức.
Basilides (patrício)
Basilides (patrício)
Để đặt tên cho nhân tố cổ mẫu hoạt động trong tâm thần sinh ra mục tiêu và hình thức này, Jung chọn thuật ngữ The Self tự ngã theo như Kinh Upanishads của Ấn Độ để chỉ một nhân cách cao hơn, atman.