Chắc bạn thường nghe những kẻ gian hùng cứ thích khoe khoan thành tích hay chỉ đơn giản là biện hộ khi bị tra hỏi rằng : "Người không vì mình, trời tru đất diệt!". Thế thì trời đất ở đâu khi người anh hùng rồi sẽ có một cái kết viên mãn, chung sống hết nửa đời còn lại với người mình yêu sau khi bôn ba nửa đời trừ gian diệt ác không màn bản thân?
Rồi, nói về anh hùng, người ta hay nói, "Thời thế tạo anh hùng". Nói vậy khác nào khẳng định rằng chẳng có ai thật sự sinh ra đã là anh hùng, chỉ có những người tìm đúng thời mới được nhớ tới? Đối với tôi, tôi nghĩ tới điều đó theo một nghĩa khác.
Cho rằng "thời thế" là những sự kiện, hiện tượng trong đời sống xã hội ảnh hưởng to lớn tới cuộc sống của con người trong xã hội đó, tạo nên không khí chung cho cộng đồng xã hội, chúng ta cùng tiếp tục đào thôi nào.
Thử nghĩ từ đơn giản trước, rằng nếu thời thế cứ thái bình thịnh khỉg, vậy những người anh hùng mà chúng ta biết sẽ ở chỗ nào trong cái thời thế ấy? Có khi Thánh Gióng lên 20 vẫn còn chưa chịu tập nói, Sờ-tiếv Ro-dờs chắc cỡ 40 là tèo, Dời ngươi thì làm mịa gì có tồn tại để mà trở thành biểu tượng như bây giờ.
Lúc đó, chúng ta sẽ có những người anh hùng khác, khác xa so với những anh thanh niên to bự vừa kể ở trên. Một đất nước hòa bình coi người lãnh đạo kiên định, mưu trí đưa đất nước đi lên là người anh hùng. Một xã hội ổn định coi những tấm gương yêu thương, giúp đỡ người khác là anh hùng. Đương nhiên, những người anh hùng này sẽ khó có thể trở thành huyền thoại hơn, bởi chẳng ai thật sự cảm thấy những giai đoạn quá êm đềm là đáng ghi nhớ.
Rồi, thế những người anh hùng thời loạn có gì đặc biệt? Chúng ta lại tiếp tục với câu hỏi đơn giản nào: Tại sao họ lại trở thành anh hùng?
Câu trả lời đã làm tôi choáng ngợp ngay từ lần đầu tiên nghĩ đến. Chính là họ muốn dẹp cái thời thế đó đi. Như dòng điện cảm ứng tạo ra từ trường chống lại từ trường tạo ra nó, anh hùng không coi thời thế loạc lạc là nhà, mà coi nó là một cái trại tập trung, họ không chỉ muốn thoát khỏi nó, họ còn muốn đánh sập nó.
Thật vậy, nếu nhìn qua nhìn lại, hầu hết anh hùng đều là chẳng có trước một kế hoạch to bự về cuộc đời phiêu lưu của mình, hoặc đơn giản là có chí hướng nhưng vẫn phải đợi đến đúng thời điểm mới đứng dậy được. Nếu bạn cố tình tạo ra thời thế để trở thành anh hùng, bạn biết bạn là cái gì rồi đó. Một đứa bệnh hoạn thích chơi trò đóng kịch.
Tôi đã nói ở một bài viết nào đó rằng, tôi sẽ không đi tìm dẫn chứng cho những gì mình viết đâu, bởi nếu làm như vậy thì đây hẳn phải là một bài luận nghiêm túc về đạo làm người. Không, đây chỉ là một bài viết được soạn trực tiếp trên trang soạn thảo của Nhện đàn, và tôi thì nghĩ gì viết đó. Vậy, việc đó thì có liên quan gì tới loạn thế anh hùng?
Queo, câu trả lời là sự chồng chập giữa hai phần, anh hùng và kẻ ác trong tôi. Đôi lúc việc trở thành anh hùng cũng có hơi đau đớn xíu, khi bạn có một lý tưởng để theo đuổi, chính lý tưởng đó cũng sẽ ràng buộc bạn, khiến mọi hành động đều bị một ranh giới vô hình cản lại. Nếu lý tưởng của bạn là gia đình, liệu một thành viên gia đình gây hại cho mọi người có cần được loại bỏ? Nếu lý tưởng của bạn là Tổ quốc, lòng yêu nước của bạn liệu có khi nào bị lung lay bởi những động thái đáng quan ngại của giới cầm quyền?
Chẳng là nếu một người thích làm việc tốt nhưng muốn làm sao thì làm, không có lý tưởng hay ràng buộc gì về đạo đức, người ta sẽ gọi đó là một "phản anh hùng". Trong thời đại mà chỉ còn trẻ con là có hứng thú với những người hùng không tỳ vết, các tác giả đã sáng tạo ra hàng tá những anh hùng và phản anh hùng với hàng tá vết xước, hàng tá những dằn vặt, và việc làm người hùng không còn đơn giản và dễ dàng.
Một cách đương nhiên, tôi cũng thích làm người hùng trong câu chuyện của mình, nhưng một cách đương nhiên hơn nữa, tôi không hề thích bản thân phải check qua một tờ sớ dài thòong loòng trước khi làm một cái gì đó. Mọi chuyện chỉ nên đơn giản như này thôi:
Tôi nhìn thấy một sự việc nào đó và cảm thấy kỳ kỳ về nó
Tôi nhìn thấy một sự việc nào đó và cảm thấy kỳ kỳ về nó
Đây là toàn bộ quá trình suy nghĩ của tôi, cho tới khi đưa ra quyết định
Đây là toàn bộ quá trình suy nghĩ của tôi, cho tới khi đưa ra quyết định
Tôi đưa ra quyết định và hành động theo những gì mình cho là đúng
Tôi đưa ra quyết định và hành động theo những gì mình cho là đúng
Và thế là chúng ta có một cảnh hành động sẽ không bao giờ được đưa lên màn bạc hay tồn tại trong bất kỳ bộ phim truyền hình nào.
Người hùng trên phim ảnh, à, gồm cả phản anh hùng nữa, sẽ cần một quá trình dằn vặt tương đối dài trước khi đưa ra động thái nào đó, bởi thần chú gọi thần chết muôn năm của mấy ông bác bà cô có nguyên văn là:
With great power comes great responsibility.
Nếu bạn là người có năng lực, việc dùng nó mà không có suy nghĩ kỹ lưỡng hay không phải tình huống bắt buộc có thể đưa bạn về phần tối của câu chuyện.
Những anh chị thanh niên mạnh mẽ trên màn ảnh thường bị ép tới đường cùng mới nhận ra đâu là cách giải quyết tốt nhất, và khi đó thì họ lại phải chuyển sang dùng cách khác rồi. Để tạo kịch tính cho câu chuyện, người hùng cần liên tục có sự khích lệ, có sự thúc đẩy, thậm chí là bị đe dọa hoặc trực tiếp tác động vật lý mới chịu xách dép đi hốt phản diện. Đó là lý do mà rất nhiều cái tủ lạnh đã được lắp đầy, chỉ để đốt cháy lên ngọn lửa trong mắt của nhân vật chính.
Việc rẽ hướng trong suy nghĩ là điều thường được thấy, nhưng nguyên tắc hành động sẽ luôn được giữ nguyên. Dante sẽ luôn thích đùa giỡn cho tới khi thử thách thật sự xuất hiện, Ethan Hunt sẽ vì đồng đội và người thương yêu mà quyết tâm tới cùng, hay một số anh hùng và phản anh hùng thì không muốn phải đi xưng tội giết người. Trong bất kỳ trường hợp nào, sự thay đổi trong nguyên tắc của nhân vật đều mang đến những ý kiến trái chiều, đặc biệt là khi không có đủ "dấu hiệu báo trước".
Không chắc gọi là "thành kiến" thì nó có nặng quá không, nhưng về mặt nguyên tắc, tôi nhắc tới "nguyên tắc'' nãy giờ hơi nhiều, nên thôi đổi sang dùng từ "bản chất" đi ha, việc thay đổi trong bản chất là bước chuyển mình, từ người hùng thành người xấu hay ngược lại. Còn nếu đó là một bước trưởng thành hay tỉnh ngộ các kiểu, không ai có ý kiến gì đâu.
Tự dung hôm qua đang viết đến đoạn trên, tôi bỏ đi chơi game, mà khổ cái là giữa lúc chơi game lại nghĩ ra mấy câu hay ho lắm, mà khổ hơn nữa là nghĩ xong rồi không thèm ghi lại, thế là giờ quên mẹ luôn. Nhưng mấy bạn yên tâm, tôi chưa kết thúc bài viết ở đây đâu.
Vậy thì đành quay gót sang nói về lý do mà các anh hùng lại phải có nguyên tắc hành động nhất quán đi ha. Câu hỏi đầu tiên được đưa ra ở đây là, tại sao?
Câu trả lời có thể không đơn giản như việc cố gắng giữ lại nhân tính, mà là tôi nhớ ra mình muốn viết gì rồi. Viết xong câu trước cái quên mịa nữa rồi. Nhớ lại rồi nè.
Việc lấy được lòng tin của mọi người đối với người anh hùng chân chính nghe có vẻ hơi dư thừa, cứ làm việc tốt thì chẳng mấy chốc sẽ được mọi người ngưỡng mộ và tôn trọng, thế thì tập trung trừ gian diệt ác giúp đỡ người khác là chẳng phải được rồi sao?
Không. Các bạn biết mà, việc mình làm thì mình biết, đâu phải ai cũng hiểu rõ động cơ của mình đâu. Xem Watchmen (2009), chúng ta nhanh trí bị chia ra làm mấy phe, các bạn cứ ngó thử quả phân tích của PP đi.
Chúng ta đơn giản là không thể biết sâu bên trong người khác đang nghĩ gì, tới máy phát hiện nói dối còn bị đánh bại được thì con người chỉ có thể đoán mò mà thôi. Sự tương tác giữa chúng ta với thế giới vốn là sự đoán mò thông qua những thông tin được thu nhận, và những thông tin này thì có thể được làm giả, hay bị póp mép. Chẳng ai tin tưởng ai tuyệt đối được.
Người anh hùng thời hiện đại còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự nghi ngờ mặc định đối với những hành vi tốt bất ngờ, bất thường và bất khả nghi. Ừ, nghịch lý nhờ, làm việc tốt quá cũng bị nghi. Chẳng là sâu hơi bị nhiều nên nồi canh to bự mang tên nhân tình thế thái không được ngọt cho lắm. Còn sâu có vị gì thì tôi không biết, chưa ăn bao giờ.
Tôi chẳng biết các bạn có quan niệm rằng Chân - Thiện - Mỹ là phải toàn vẹn, không được có một vết nhơ nào hay không, chứ tôi thì tôi hơi hướng đi theo chủ nghĩa thực dụng nên không quan tâm cho lắm. Trước mắt, chúng ta không thể cứ quánh giá con người thông qua một hành vi sai trái nào đó của họ trong quá khứ, như ông đạo diễn nào đó bị sa thải xong được đối thủ mời về rồi lại được bên sa thải trước đó mời về, tất cả bắt nguồn từ những phát ngôn "đá động" tới một cộng đồng nào đó tôi quên rồi. Thề, không tra goooooooogle là tôi không biết là cộng động nào luôn á. Và tới giờ tôi vẫn chưa tra.
Nhưng nếu bạn học và làm việc trong môi trường kỹ thuật, các bạn sẽ biết rằng, để đạt được hiệu quả tối ưu về mặt kinh tế kỹ thuật, chúng ta cần bỏ qua sự hoàn hảo, sử dụng những phương pháp càng đơn giản càng tốt để cho ra được một sản phẩm vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và chính doanh nghiệp.
Trở lại với những người hùng của chúng ta, chính sự thiên lệch về xu hướng hành động của họ có thể ngáng chân họ trên con đường làm người hùng.
Tôi tin chắc rằng không ai muốn làm anh hùng mà luôn bị nghi ngờ bởi những người mà mình bảo vệ, thậm chí còn phải cố gắng giành lại lòng tin của những người đó từ những kẻ mưu mô xảo quyệt. Việc đó có thể là mệt mỏi, nhưng chính quần chúng là người sẽ quyết định con đường anh hùng của bạn có thực sự đi đến đâu hay không.
Việc quyền lực chính trị trên thế giới hiện nay chủ yếu được quyết định thông qua tỷ lệ ủng hộ, hiện thực hóa bằng số phiếu trong từng cuộc bầu cử hay trưng cầu dân ý có thể ngăn chặn sự hình thành và bành trướng của các thể chế độc tài, nhưng chính hình thức dân chủ cũng khiến cho công chúng ngộ nhận rằng mình có quyền lực tuyệt đối, và sẵn sàng đứng lên chống đối những thứ nghe không lọt tai, chẳng hề quan tâm điều đó thật sự là tốt hay không tốt. Không có mấy người hùng thích đi vận động tranh cử đâu.
Nói về quyền của công chúng, quyền của họ là suy nghĩ độc lập và đưa ra quyết định độc lập, nhưng mà ôi bạn ơi, làm gì có chuyện đó. "tâm lý đám đông" hay "bất kỳ từ nào bạn dùng để gọi nó" là một yếu tố ảnh hưởng cực mạnh tới từng cá nhân, cuối cùng là khiến càng nhiều người lười suy nghĩ, đơn giản là cứ chọn một trong số nhiều lựa chọn mà họ nhìn thấy.
Tôi nhấn mạnh từ "nhìn thấy" để có thể nêu bật lên hệ quả khôn lường của một xã hội mà con người ở đó không thích đưa ra suy nghĩ của riêng mình. Họ như những đứa trẻ, cha mẹ chúng hỏi: "Con thích kem vani hay vị dâu?", chúng hồn nhiên chọn vị dâu mà không biết đến hàng đống loại kem khác, bởi chúng không biết chữ để nhìn lên danh sách dài ngoằn phía trên đầu ông chú cao cao mặc bộ đồ ngộ ngộ sẽ đưa cho chúng cây kem vị dâu.
Rồi, đứa trẻ là hiện thân những con người không thích, không muốn, không chịu suy nghĩ, nhưng về cơ bản là vẫn là đối tượng phục vụ của xã hội. Kem là họ ăn, và ăn kem gì thì họ có toàn quyền quyết định.
Các bậc phụ huynh đại diện cho giới cầm đầu, à nhầm, giới cầm quyền, với việc giới hạn số lựa chọn khả kiến dành cho dân chúng, họ hoàn toàn có thể dẫn dắt đám con dân theo những con đường dễ dàng dành cho họ. Hai thứ đó có thể là hai loại kem rẻ nhất, có thể chỉ đơn giản là họ không muốn tốn thời gian chỉ cho con em mình số lượng khổng lồ những loại kem khác. Hoặc có thể vị phụ huynh này mù chữ và chỉ biết đến hai thứ đó thôi.
Người bán kem là hình ảnh ẩn dụ cho cơ chế vận hành của xã hội hiện đại. Cơ chế vận hành thì chỉ đứng đó, đưa ra những kết quả dựa trên lựa chọn của công chúng, bỏi vì bận túi bụi với hàng đống "khách hàng", họ không có thời gian quảng bá cho các sản phẩm mà họ bán.
Vậy thì cái menu là gì? Thật ra thì cũng giống như đối với đứa trẻ, cái menu ở ngay trước mắt nhưng chúng không thể hiểu được trên đó ghi gì. Cái menu thật ra đơn giản chỉ là bản chất của thế giới, và có những đứa trẻ trong chúng ta có thể là không có tuổi, hoặc là không chịu học hành đàng hoàng, nên không thể biết được ngoài vani và dâu còn có những vị kem gì.
Những người anh hùng không bao giờ cố gắng dẫn dắt mọi người đi theo con đường của mình một cách mù quáng, họ muốn những con người đang mù quáng chính mắt nhìn thấy được nói ánh sáng chân thật chiếu đến, họ muốn những con người đang bị áp bức chính tay nắm lấy vận mệnh của mình mà giành lại.
Nhưng vì một đứa trẻ chỉ muốn làm cái gì đó vui thôi, và chúng sẽ hỏi, học có vui không? Việc đưa con trẻ đến trường là trách nhiệm của cha mẹ, nhưng đôi khi khó quá thì họ cũng để cho chúng đi học trễ một chút. Chẳng là mẫu giáo thì có lớp Mầm, lớp Chồi và lớp Là, bạn chỉ cần cho con học lớp Là là có thể đăng ký học tiểu học rồi. Vậy nếu không thể trì hoãn hơn nữa thì sao?
Đó là lúc vấn đề thời gian trở nên kăng thẳng. Một đứa trẻ thất học sẽ phải ăn kem vani và dâu cho tới khi chúng biết được kem còn có những vị khác, nhưng sẽ là theo một cách, nói sao ta, buồn tủi hơn. Ngày chúng biết rằng cha mẹ đã lừa chúng như thế nào, là ngày mà không có tâm hồn non nớt nào sẵn sàng hiểu được nỗi khổ của họ.
Người anh hùng phải đối mặt với khủng hoảng niềm tin của những người thường, khiến trách nhiệm của họ nặng nề hơn, và khiến con đường họ đi gập ghềnh hơn.
Có được niềm tin đã là một thử thách khắc nghiệt, ta còn phải giữ được niềm tin của người khác nữa. Tôi thì ít khi xem show "chuyển thể từ truyện tranh" lắm, nhưng khi tôi xem, tôi xem nhầm Titans (2018-), và mặc cho nhiều ý kiến chê phim dở, do lỡ xem rồi nên, tôi theo tới cuối mùa 3 luôn.
Robin đời đầu aka Nightwing là một nhân vật gặp khủng hoảng tương đối nặng về việc có được niềm tin của người khác, từ đồng đội tới người dân, và thậm chí còn lây cả cái sự phiền toái đó cho các thành viên trong đội Titans. Đương nhiên là phim còn làm dài mà, nên người anh hùng cũng không thể không lấy lại được thanh danh các kiểu. Câu hỏi là, sang mùa sau thì lòng tin của người dân với các Titan sẽ tồn tại được thêm mấy tập, trước khi một phản diện nào đó lại đứng lên với hình tượng một kẻ khai sáng?
Sự thiếu ổn định của dư luận và sức mạnh kinh hoàng nó mang trong mình không được phép tồn tại trong cùng một thực thể, vậy mà nó vẫn là một trong những thế lực mạnh mẽ nhất của thời đại này, cùng với sự tiếp tay của mạng lưới phân phối thông tin dễ dàng bị thao túng và lũng đoạn.
Việc xem phim siêu anh hùng không chỉ giúp chúng ta ngủ ngon sau khi tận hưởng những màn đấm đá đẹp mắt, mà còn hỗ trợ trong công cuộc hiểu hơn về xu thế vận hành của thế giới ngày nay. Thấy chưa, xem phim siêu anh hùng đi, tuy phần sau của vấn đề có hơi bị pha loãng hơn bởi các thể loại đồ ngon hút khách, nhưng cũng ít khi ăn nhầm đậu hủ nhồi đạo lý khô như cái giếng của Naoko.
Ờ mà thôi kết đi nhờ, chứ bài này tôi viết cũng được gần tuần rồi á, mỗi ngày 1 tiếng viết lách các thứ cho vui. Tính ra mình viết chậm vờ cờ lờ, đọc lại tốn có 10 phút.
Việc bàn về anh hùng có thể vấp phải nhiều ý kiến phản bác, như kiểu: anh hùng cũng lựa chọn con đường anh hùng bởi họ thích làm anh hùng, anh hùng thích làm anh hùng thì họ cứ làm anh hùng chứ ai ép uổng họ làm anh hùng đâu mà còn kể khổ sự làm anh hùng, anh hùng chẳng qua chỉ là những con người tự dưng dính cái thời vận nên họ làm anh hùng chứ tôi gặp đúng thời vận tôi cũng làm anh hùng rồi, anh hùng chẳng thể làm anh hùng nếu anh hùng không có tố chất anh hùng nên anh hùng đơn giản là nhất định phải làm anh hùng,...
Tôi không chắc đúng sai ra sao, đơn giản là những gì tôi nghiệm ra về vấn đề này cũng có thể đúng hay sai mà hả? Một chút suy nghĩ về người anh hùng trong thời hiện đại mà không có nhiều dẫn chứng về anh hùng đời thật nghe nó không được tín cho lắm, nhưng việc đưa ra ví dụ sẵn có không hẳn là những gì tôi thích làm. Hãy tự tìm cho mình những con người ở quanh bạn để phân tích động cơ, hành vi, ảnh hưởng của họ, từ đó tự rút ra cho mình kết luận về cái được gọi là "đạo anh hùng".
Ừ, tôi bịa ra cái đó á, đừng có ráng kiếm chi cho cực cái thân. Ơ mà thật ra tôi không biết nó có tồn tại không á, chưa có tra gu gồ.
/pi:s/