Tại các quốc tra phát triển, từ cấp 3 tới trường Đại học bao giờ họ cũng có 1 mô hình gọi là Career Counselors (Cố vấn nghề nghiệp) - ở Mỹ, tỷ lệ này là khoảng 1/245 -  để hỗ trợ học sinh/sinh viên trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Vì họ hiểu, chỉ khi nguồn lao động tri thức được đặt đúng chỗ, họ mới phát huy được hết khả năng của bản thân và benefit cho bản thân họ nói riêng và xã hội nói chung.
Tại Việt Nam và nhiều quốc gia đang phát triển khác thì mô hình này chưa được chú trọng, dẫn đến việc nhiều người trong chúng ta sau khi tốt nghiệp thì chấp nhận gắn bó với bất kỳ công việc nào cũng được, miễn là nó mang cho ta 1 khoản thu nhập. Điều này dẫn đến việc mỗi sang thức dậy là sự mệt nhọc vì không muốn đến công ty, không muốn đi làm vì đây đâu phải là công việc tôi đam mê, yêu thích hay có thế mạnh với nó? Tôi chỉ làm vì nó giúp tôi trang trải cuộc sống.
Trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn trong việc tiếp cận theo 1 hướng đúng đắn để xây dựng một lộ trình nghề nghiệp của riêng mình.
Mô hình với 3 giá trị:
- Đánh giá bản thân;
- Xây dựng câu chuyện cá nhân;
- Gây dựng các mối quan hệ

1. BẠN CÓ GÌ CHO 1 CÂU CHUYỆN? / BẠN ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN NHƯ THẾ NÀO?

Chặng đầu tiên trong việc xác định lộ trình nghề nghiệp: xác định bạn là ai và bạn đại diện cho hình ảnh, giá trị như thế nào. Điều này bao gồm hiểu rõ mối bận tâm của bạn ở đâu, mục tiêu và sự phù hợp với ngành hay vị trí mà bạn hướng tới.
Bước đầu, bạn tiếp cận và trả lời các câu hỏi đơn giản về bản thân:
- Học vấn, môn học yêu thích, sở trường nghiên cứu
- Hoạt động ngoại khoá từng tham gia, trách nhiệm từng đảm đươ
- Sở trường và đam mê cá nhân
- Cá tính nổi bật
- Giá trị bạn hướng tới và các ưu tiên
Việc tự đánh giá giúp bạn nhìn lại bản thân một cách toàn diện, từ đó đưa ra chiến lược đối với lộ trình sự nghiệp và tìm kiếm đâu là nơi bạn thuộc về để tỏa sáng giá trị bản thân.
Giống như quá trình thoát khỏi kén của một con bướm, quá trình khám phá bản thân của bạn có thể sẽ khiến bạn “lột xác” hoàn toàn từ tư duy, thái độ, lối sống, từ đó có một cuộc sống chất lượng và ý nghĩa hơn quá khứ rất nhiều. Đừng để bản thân phải hối tiếc vì đã làm điều này quá muộn.

2. LÀM SAO ĐỂ KỂ CÂU CHUYỆN CỦA BẠN THẬT HẤP DẪN?

Bản thân bạn là một câu chuyện. Sau khi xác định được bản thân và các giá trị cốt lõi của mình, xem như bạn đã thu thập đủ nguyên liệu để tạo ra cốt truyện hấp dẫn. Câu chuyện sẵn sàng để bắt đầu.

2.1 Lựa chọn tình tiết

Chọn tình tiết nào để đưa vào câu chuyện là quyết định của bạn và do đó, nó phản ánh “thế giới quan” của bạn. Có thể hai người cùng trải qua 1 sự kiện như nhau, nhưng người này lựa chọn kể câu chuyện đó, người kia thì không, bởi hai người coi trọng những giá trị khác nhau. giá trị khác nhau.

2.2 Công cụ kể chuyện bao gồm

A. Resumes/CV 
B. Personal statements (Dùng trong xin học bổng, các chương trình giao lưu quốc tế)
C. Cover letters
D. Interview
E. Elevator pitch
F. LinkedIn/social media profiles
E. Ngoại hình, khí chất
Bạn sẽ liên tục thay đổi và phát triển theo thời gian, do đó câu chuyện của bạn cũng vậy. Hãy nhớ luôn cập nhật phiên-bản-mới-nhất của bản thân để làm tươi mới câu chuyện của mình. Hãy đặt mình vào người đối diện, thử xem liệu khi họ nghe câu chuyện của bạn họ có “Wow” khẽ trong đầu 1 tiếng và nghĩ “I need to keep in touch with this guy/lad”

3. AI LÀ KHÁN GIẢ TIỀM NĂNG CỦA BẠN?

Bạn đã có một câu chuyện hay để kể. Kế tiếp là kể nó cho ai. Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần tìm khán giả để đưa câu chuyện của bạn lan tỏa rộng hơn - xây dựng các mối quan hệ xã hội hỗ trợ bạn thăng tiến trong sự nghiệp.

A. Đi tìm khán giả & mở rộng các kênh thông tin

Ngoài người thân, bạn bè hay đồng nghiệp, bạn còn có thể tận dụng những tiện ích mà các công cụ xã hội như Facebook, LinkedIn để cập nhật thông tin, mở rộng mạng lưới quan hệ và kết nối với người cùng chí hướng, đối tác, nhà tuyển dụng...Hãy lưu ý xây dựng tiểu sử mạng xã hội của bạn trong sạch và đáng tin cậy.

B. Tích cực & chủ động kết nối

Tham gia các hội, nhóm, câu lạc bộ, khóa học, sự kiện và hội thảo có chủ đề phù hợp với sở trường và lĩnh vực mà bạn đang theo đuổi cũng là cách đơn giản mà hữu hiệu để mở rộng mạng lưới mối quan hệ cũng như nhận được những thông tin quý giá cũng như thiện cảm từ họ.
KẾT: Để xây dựng lộ trình sự nghiệp phù hợp với bản thân, bạn sẽ cần nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên sự đầu tư này chắc chắn sẽ đem lại lợi ích lâu dài và to lớn - giúp bạn định vị được bản thân và xây dựng sự nghiệp vững chắc.
Ở phần sau mình sẽ nói một cách cụ thể hơn là ở mỗi bước các bạn nên tiếp cận như thế nào, từ set goals, execute cho tới achieve. Mình sẽ chia sẻ một số câu chuyện của mình từ thời sinh viên cho tới lúc đi làm về cách anh tiếp cận và xây dựng profile cho bản thân.
Nếu bạn nào thấy hay thì subcribe và comment suy nghĩ của bạn cho mình biết nhé. Mỗi phản hồi sẽ là động lực lớn để mình đầu tư hơn nữa các nội dung.
Đọc thêm: