Đã hơn 30 năm kể từ ngày Liên Xô sụp đổ, để lại sự tiếc nuối về một ký ức rực lửa về 74 năm tồn tại. Vào ngày 25/12/1991 tổng thống Mikhail Gorbachev tuyên bố từ chức, hạ lệnh cho lá cờ đỏ được treo xuống, đánh dấu sự chấm dứt của Liên Xô, kéo theo nhiều nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Vậy thì Gorbachev là ai, hãy cùng tìm hiểu về nhân vật này nhé.

-Tiểu sử của Mikhail Gorbachev

Mikhail Gorbachev sinh ngày 2 tháng 3 năm 1931, sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Privolnoye, quận Medvedelsk, tỉnh Stavropo. Ông lớn lên trong một tuổi thơ cơ cực dưới sự cầm quyền của của lãnh tụ Iosif Vissarionovich Stalin. Cha ông là cựu chiến binh của Thế Chiến II, mẹ ông là công nhân ở trang trại tập thể Kolkhoz của Liên Xô. Ngay từ nhỏ, ông đã sớm bộc lộ được khả năng ham học hỏi và rất giỏi vận hành về máy móc. Ông luôn tỏ ra xuất sắc trong lao động và học tập, ông được coi là học sinh thông minh nhất của lớp, đặc biệt ông rất giỏi trong các môn như Toán Học và Lịch Sử. Ông bắt đầu đóng góp vào thu nhập của gia đình và đến năm 1948, trở thành người trẻ nhất từng giành được ‘Huân chương Cờ đỏ Lao động nhờ vào các thành tích này(Khá hiếm người hồi ấy đạt được thành tích đó). Năm 19 tuổi, ông gia nhập vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học Phổ Thông với tấm huy chương bạc đạt được từ giải học sinh giỏi cấp vùng. Chính vì điều này mà ông được tuyển thẳng vào trường đại Moscow danh giá và tốt nghiệp năm 1955 với bằng luật. Trong thời gian sống và học tập, ông gặp người vợ tương lai, Raisa. Họ làm đám cưới tháng 9 năm 1953 và sau đó trở về Stavropol sau khi tốt nghiệm năm 1955.

-Sự nghiệp

Vào năm 21 tuổi, ông gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông được phân công đến Văn phòng Công tố khu vực Stavropol với chức vụ điều tra viên sau khi tốt nghiệp với bằng danh dự từ Khoa Luật của Đại học quốc gia Moskva năm 1955. Năm 1956, ông được bầu làm Bí thư thứ nhất Khu đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô Stavropol nhiệm kỳ 1956-1958. Vào năm 1961-1962, ông lại được bầu làm lần thứ 2 trong nhiệm kỳ năm ấy. Ngày 26-9-1966, Mikhail Gorbachev được bầu làm Bí thư thứ nhất của Đảng ủy thành phố Stavropol. Cũng trong năm này, ông thực hiện chuyến đi công tác nước ngoài đầu tiên tới Cộng hòa Dân chủ Đức. Khi còn là thàn viên của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng Sản, ông đã vươn lên hàng ngũ để trở thành Bí thư Nông nghiệp của Uỷ ban Trung ương năm 1978. Năm 1979, Gorbachev được bầu vào Bộ Chính trị. Ở đó, ông được Yuri Vladimirovich Andropov, lãnh đạo KGB, một người cũng xuất thân từ vùng Stavropol đỡ đầu và tiếp tục thăng tiến trong khoảng thời gian ngắn Andropov nắm quyền lãnh đạo đảng trước khi Andropov mất năm 1984. Sau cái chết của Yuri Andropov, ông được bầu làm Tổng Bí thư, khi ấy ông đã 54 tuổi.
 

-Cải cách trong đất nước

Có nhiều ý kiến cho rằng, đường lối cải tổ của ông là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Tuy vậy đó chỉ là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn đến sự sụp đổ của Đế Chế đỏ này. Vào năm 1973, một cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và xã hội. Ngay từ khi lên nắm quyền, Gorbachev áp dụng các cải cách kinh tế mà ông hy vọng qua đó cải thiện đời sống nhân dân, năng suất sản xuất của công nhân qua chương trình Perestroika. Vào ngày 23 tháng 4 năm 1985 (Hội nghị Trung ương 12 khóa XXVI), Mikhail Gorbachev tuyên bố tại Hội nghị toàn thể Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về sự cần thiết phải cải thiện hệ thống kinh tế hiện có - được gọi là Uskoreniye (tăng tốc). Mặc dù vậy, những biện pháp này chỉ liên quan đến nền kinh tế, chủ yếu mang bản chất hành chính và không ảnh hưởng đến bản chất của "chủ nghĩa xã hội phát triển".

Giai đoạn đầu (3/1985-1/1987)


Cải cách đầu tiên mà ông đưa ra là cải cách rượu năm 1985, có mục đích ngăn chặn chứng nghiện rượu đang ngày càng phát triển ở Liên bang Xô viết bằng cách tăng giá các loại vodka, rượu và bia tăng lên, và việc mua bán chúng cũng bị ngăn cấm. Chính vì vậy mà nhiều nhà máy sản xuất rượu vang phải đóng cửa, kéo theo nhiều vấn đề khác. Việc cải cách này không mang lại được tác dụng tiêu cực nào mà còn ảnh hưởng lại ngân khố của quốc gia.Theo Alexander Nikolaevich Yakovlev con số thiệt hại khoảng 100 tỷ rúp vì việc sản xuất rượu đã được chuyển sang cho nền kinh tế chợ đen.
Mục tiêu của Perestroika đề ra gồm các nội dung:
-Phân cấp ra quyết định để làm cho nhà nước và nền kinh tế có nhiều chức năng hơn.
- Các khu vực được phép có một số quyền tự chủ địa phương
- Chống tham nhũng
-Giảm nghiện rượu và vắng mặt
-Tự do hóa kinh tế

Giai đoạn hai (1/1987-6/1989)

Cuối năm 1986 và đầu năm 1987, nhóm của Gorbachev đi đến kết luận rằng các biện pháp hành chính không thể thay đổi tình hình đất nước và nỗ lực cải cách hệ thống theo tinh thần chủ nghĩa xã hội dân chủ. Hai đòn giáng vào nền kinh tế Liên Xô vào năm 1986 đã góp phần vào động thái này: giá dầu lao dốc và thảm họa Chernobyl.
Mục tiêu của giai đoạn thứ hai gồm các nội dung:  -Nới lỏng kiểm duyệt trên các phương tiện truyền thông đại chúng, dỡ bỏ các hạn chế thảo luận về các chủ đề bị cấm trước đây
-Hoạt động kinh doanh tư nhân dưới hình thức hợp tác xã được hợp pháp hóa trong nền kinh tế
-Trong chính trị quốc tế, học thuyết chính trở thành đường lối “Tư duy mới”: từ bỏ cách tiếp cận giai cấp trong ngoại giao và cải thiện quan hệ với phương Tây. Có lẽ là cải cách cấp tiến nhất trong số những cải cách kinh tế thời đầu kỷ nguyên Gorbachev là Luật Hợp tác xã. Nhờ có luật này mà lần đầu tiên kể từ thời Chính sách kinh tế mới của Vladimir Ilyich Lenin, luật cho phép người dân sở hữu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và thương mại với nước ngoài, các nhà hàng, cửa hiệu, các nhà máy sản xuất đã phát triển trở thành một thành phần trong xã hội Xô viết

-Cuộc lật đổ và đảo chính

Trong năm 1991 Cuộc đảo chính Xô Viết hay còn gọi là cuộc nổi dậy tháng 8 ,các nhà lãnh đạo Cộng sản của chính phủ Xô viết đã tiến hành đảo chính lật đổ Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev nhưng không thành công. Các lãnh đạo đảo chính là những người phản đối chương trình cải tổ của Gorbachev và hiệp ước liên bang mới đã được ông đàm phán trao quá nhiều quyền lực của chính phủ trung ương vào tay các nước cộng hoà, dẫn tới việc Nhà nước Liên Xô bị tan rã.

Bối cảnh

Từ khi nắm quyền lực năm 1985, Gorbachev đã thực hiện một chương trình cải cách đầy tham vọng. Những cuộc cải cách cũng tạo điều kiện cho một số lực lượng và phong trào mà Gorbachev không hề ngờ tới xuất hiện. Trong năm 1991, Liên Xô ở trong một tình trạng kinh tế khó khăn trầm trọng và một cuộc khủng hoảng chính trị. Có một sự thiếu hụt hầu như với mọi hàng hóa, và mọi người phải đứng xếp hàng thật dài để mua những sản phẩm cần thiết nhất.
ảnh tử wiki
ảnh tử wiki

-Hoạt động sau khi từ chức

Ở phương tây và các nước Đông âu, ông là người có công nhờ vào việc hòa giải chiến tranh lạnh. Hay như ở Đức, ông là người không can thiệp để cho cuộc thống nhất Đức được diễn ra. Tuy vậy, ông vẫn bị coi là kẻ làm sụp đổ Liên Xô và chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra sau đó. Đa số người Nga xem ông tiêu cực. Từ năm 1991 đến cuối thế kỷ XX, tổng giá trị sản xuất trong nước (GDP) của Nga giảm xuống 52% so năm 1990. Sản xuất công nghiệp giảm 64,5%, sản xuất nông nghiệp giảm 60,4%. Vật giá tăng cao hơn 5.000 lần. Nhiều người Nga sau khi tỉnh dậy thì biết mình không còn nằm trong đất nước nữa Vào tháng 5/1993, Gorbachev thăm Pháp đã trả lời phỏng vấn báo "Le Figaro" về khả năng "hỗ trợ bên ngoài" trong việc xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản tại Liên Xô, Gorbachev lần đầu công nhận là ông đã "trao Liên Xô vào tay Mỹ". Động thái này của Gorbachev đã làm cho Tổng thống Mỹ Ronald Reagan ngạc nhiên vì trong quan chức cấp cao của Liên Xô có các bộ phận có tư tưởng chống cộng.
Năm 1999, tại trường đại học Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ, Gorbachev tự thú nhận: "Mục tiêu của toàn bộ đời tôi là tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. Chính vì để đạt được mục tiêu này tôi đã sử dụng địa vị của mình trong Đảng và trong Nhà nước... Và để đạt được nó, tôi đã phải thay đổi toàn bộ Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô và Xô viết Tối cao cũng như Ban lãnh đạo ở tất cả các nước Cộng hoà. Tôi đã tìm kiếm những người ủng hộ để hiện thực hoá mục tiêu đó, trong số này đặc biệt có A. Yakovlev, Shevardnadze.
Năm 2012, tổ chức Liên minh các công dân Nga còn nộp đơn kiện Gorbachev với tội danh Phản bội Tổ quốc

Gorbachev dưới góc nhìn khách quan

Dù nhiều ý kiến cho rằng Mikhail Gorbachev là một kẻ tội đồ vì làm cho một đế chế lừng lẫy sụp đổ nhưng nhìn lại về cuộc đời của ông, ta vẫn có thể học được một chút những giá trị tư tưởng của ông để lại. Vậy theo đọc giả, ý kiến mà các bạn để lại như thế nào
Các nội dung được tham khảo từ các trang thông tin:
-Wikipedia
-Các bài viết liên quan đến Gorbachev