“Luật quân bình là luật phổ quát nhất, nó hiện diện ở mọi thời và mọi nơi. Nó chi phối mọi biến hoá của vũ trụ dù ở tầng vĩ mô trong thế giới của các thiên thể hay ở tầng vi mô trong thế giới hạ nguyên tử. Nó chi phối mọi hành vi và hoạt động của con người. Ðằng sau mọi hiện tượng, biến cố đều có sự hiện diện của luật quân bình” - Thái Đông A.
Rõ ràng là những lý thuyết của nền khoa học thực nghiệm phương Tây khám phá ra cùng cũng phát hiện thấy các hiện tượng ở cấp độ vi mô và vĩ mô không thoát khỏi sự chi phối quy luật này.
Ví dụ về cấp độ vĩ mô: Luật quân bình và Không-Thời gian
Khi chúng ta di chuyển với tốc độ tiệm cần về tốc độ ánh sáng (gọi là C). Theo thuyết tương đối, thời gian của chúng ta bị dãn nở và dường như bị đóng băng, trong khi đó thời gian ở các vật thể đứng yên lại trôi nhanh một cách khủng khiếp.
Giả sử chúng ta di chuyển trên con tầu siêu tốc từ rìa ngoài của hệ mặt trời để trở về trái đất vs tốc độ tiệm cận C. Với 01 phút trôi qua trên con tàu thì tại trái đất, thời gian có thể đã trôi qua hàng nhiều chục giờ rồi (không rõ công thức tính nên ước lượng vậy 😊).
Như vậy luật quân bình đã hiện diện ở đây rồi, chúng ta muốn trờ về trái đất gặp gia đình nhanh nhất có thể và sử dụng con tàu siêu tốc để di chuyển tốn ít thời gian nhất thì chỉ là tốn ít thời gian đối với chính chung ta và những người trên tàu thôi. Còn gia đình chúng ta và mọi người trên trái đất hẳn phải chờ rất lâu vì thời gian của họ bị co lại và những gì diễn ra trên trái đất như một thước phim tua nhanh cho đến khi ta trở về.
Theo công thức tính toán thì vận tốc của tàu càng tiệm cận tới C thì thời gian ở trái đất bị co lại càng lớn. Như thế thì có khác gì chúng ta sử dụng tàu bay với vật tốc bình thường để di chuyển và có khi lại ít tốn nhiên liệu hơn vì hao phí năng lượng để đẩy vận tốc lên quá lớn.
“Di chuyển càng nhanh trong không gian thì lại càng chậm trong thời gian” – spocast Oddly Normal
Một vật thể di chuyển trong Không - thời gian thi luôn có vận tốc không-thời gian không đổi là C. Thật vậy, nếu 1 vật tăng tốc độ trong không gian thì thời gian của vật đó phải trôi chậm lại để cần bằng và giữ vận tốc của vật trong không – thời gian luôn không đổi.
Để dễ hiểu, bạn có thể hình dung hành trình cuộc sống của chúng ta như một chuyến hành trình khi ngồi trên 1 con tàu đi về phía trước và thời gian trôi qua là 1 con tàu khác đi ngược chiều song song với mình tạm gọi là “tàu time”, 02 con tàu này có chiều, hướng bất biến và vận tốc không-thời gian chính là tổng vận tốc của 2 tàu luôn luôn là hằng số và bằng C.
Như vậy nêu tàu của chúng ta điều chỉnh tốc độ nhanh lên hoặc chậm đi thì tàu time phải tự điều chỉnh chậm đi hoặc nhanh lên tùy vào tộc độ của mình sao cho tổng vận tốc luôn không đổi và bằng C.
Khoa học phương Tây trong khoảng 200 năm trở lại đây đã có những khám phá về các hiện tượng, tìm ra các quy luật của thế giới vi mô và vĩ mô và được kiểm chứng bằng các thí nghiệm với công nghệ và cỗ máy phúc tạp nhất từng được con người tạo ra. Tuy nhiên, từ hàng nghìn năm về trước, một số triết gia phương Đông đã đắc ngộ, khai mở tâm linh tạo cho họ trực giác nhạy bén đã cảm nhận được những quy luật bât biến của tạo hóa mà cho đến tận ngày này nên khoa học Tây phương mới phát hiện ra.
“Thiên chi đạo, tổn hữu dư, bổ bất túc” – Đạo Đức Kinh, Lão Tử. Tạm dịch: “Đạo trời thì bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu” – Lão tử tinh hoa, Thu Giang Nguyễn Duy Cần.
Hết phần I