Sau khoảng thời gian bận rộn và khám phá những giá trị mới, nay mình có thể ngồi lại một góc và viết đôi lời gửi bản thân. Những lời của triết gia Khắc Kỷ dù đã ghi lại rất lâu nhưng chân giá trị của nó vẫn còn đó. Và mình viết bài này muốn chia sẻ với mọi người.
Sắp tới mình sẽ viết một loạt các bài về Chủ Nghĩa Khắc Kỷ mình nghĩ các bạn có thể áp dụng nó được làm phong phú cũng như giúp các bạn đạt được nhiều thành công hơn trong cuộc sống.

Luận về Khắc Kỷ Nhân ( Phần 1)

Dichotomy Of Control ( Thái cực của sự kiểm soát).
Thái cực kiểm soát là một khái niệm cơ bản trong Chủ nghĩa khắc kỷ, gói gọn ý tưởng rằng có những thứ chúng ta có thể kiểm soát và những thứ chúng ta không thể. Nhận định về thứ mình kiểm soát được hay không là nguyên tắc nguyên tử cho những người muốn thực hành chủ nghĩa Khắc kỷ trong việc điều hướng cuộc sống và đưa ra quyết định. Epictetus, một triết gia Khắc kỷ nổi tiếng, đặc biệt gắn liền với việc trình bày rõ ràng khái niệm này.
“The chief task in life is simply this: to identify and separate matters so that I can say clearly to myself which are externals not under my control, and which have to do with the choices I actually control. Where then do I look for good and evil? Not to uncontrollable externals, but within myself to the choices that are my own . . .”
—Epictetus, Discourses, 2.5.4–5
Tạm dịch :
"Nhiệm vụ chính trong cuộc sống chỉ đơn giản là: xác định và tách biệt các vấn đề để tôi có thể nói rõ ràng với chính mình đâu là những yếu tố bên ngoài không thuộc quyền kiểm soát của tôi và những vấn đề nào liên quan đến những lựa chọn mà tôi thực sự kiểm soát. Vậy thì tôi tìm thiện và ác ở đâu? Không phải đối với những yếu tố bên ngoài không thể kiểm soát được, mà là đối với những lựa chọn bên trong bản thân tôi. . ."
Epictetus
Epictetus
Vậy đâu là những yếu tố mà ta có thể thực kiểm soát ? Là Tâm hồn của ta. Chủ nghĩa Khắc kỷ nhấn mạnh rằng chúng ta có quyền kiểm soát suy nghĩ, niềm tin, thái độ và cảm xúc của mình. Chúng ta có khả năng trau dồi những đức tính như trí tuệ, lòng can đảm, công bằng và tiết độ. Trong tam đoạn luận, suy luận đi từ hai mệnh đề để tiến đến một kết luận tất yếu. Nếu tâm hồn của mỗi người là thứ ta kiểm soát hoàn toàn và ta là con người, thì ta kiểm soát hoàn toàn Lựa chọn và Hành động ta. Các quyết định và hành động của chúng ta cũng nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ ủng hộ hành động có đạo đức và phù hợp với lý trí, bất kể hoàn cảnh bên ngoài có như thế nào đi nữa. Những sự kiện bên ngoài có thế nào đi nữa thì việc ta phản ứng với những điều đó tuỳ thuộc vào ta - hoàn toàn.
Một bi kịch cuộc đời, nó có thể vẫn là bi kịch hoặc là một bài học quý giá. Ta có thể buồn và cũng như vui vẻ đón nhận nó. Đó là do ta nhìn nhận.
Nhưng thế còn thứ ta không thể kiểm soát? Đó là Sự kiện bên ngoài. Những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ nhận ra rằng nhiều khía cạnh của cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, chẳng hạn như hành động của người khác, các sự kiện tự nhiên và hoàn cảnh bên ngoài như sự giàu có hay danh tiếng. Hơn thế, Số phận và vận may. Những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ thừa nhận tính không thể đoán trước được của số phận và vận mệnh. Thay vì đau khổ trước những sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, họ tập trung vào cách họ phản ứng với những sự kiện đó. Vận may hay xui xẻo chỉ đơn giản là hai mặt của đồng xu. Dù thế nào, nó vẫn là đồng xu. Ta hãy nhìn nhận nó như nó vốn có. Hãy nhìn bức tranh rộng và với tự kiểm soát bản thân, bạn sẽ biết được đâu là thứ bạn nên hướng vào và đâu là thứ bạn kiểm soát được.
"Hmm, hôm nay thằng Thịnh nói đạo lý dữ vậy? nhưng tao thấy điều này là quá hiển nhiên và chẳng có gì quan trọng cả?" một thằng mà tôi quen chia sẻ.
Chẳng phải ta luôn có cảm xúc tiêu cực vì chúng ta luôn để tâm vào những thứ ta không thể kiểm soát được hay sao? Vì sao nó lại cực kỳ quan trọng? bởi vì nếu bạn phân định được thứ ta kiểm soát, thứ nào không. Thì bạn chẳng còn sự giao động nào nữa. Bình yên nội tâm sẽ là thứ ta sẽ có được. Bằng cách nhận ra và chấp nhận giới hạn kiểm soát của chúng ta, Chủ nghĩa Khắc kỷ hướng tới việc nuôi dưỡng sự bình yên và tĩnh lặng bên trong. Nếu chúng ta thường xuyên đau khổ vì những điều ngoài tầm kiểm soát của mình, chúng ta có thể gặp phải những đau khổ không đáng có, và chẳng cần thiết để buồn bực. Và tuỳ vào bản thân mỗi người, cho những ai đang thực hành chủ nghĩa Khắc Kỷ, nó cho ta có nhiều cơ hội hơn để Tập trung vào đức hạnh. Khắc kỷ Nhân cho rằng mối quan tâm hàng đầu của ta phải là việc trau dồi đức hạnh, vì điều này nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Bằng cách tập trung vào việc trở nên có đạo đức, chúng ta điều chỉnh bản thân theo ý tưởng của phái Khắc kỷ về điều tốt đẹp nhất.

Bàn về Epictetus:

Epictetus, một cựu nô lệ trở thành triết gia, được biết đến với những lời dạy về Sự phân đôi của kiểm soát. Câu nói nổi tiếng của ông là: "Một số thứ nằm trong khả năng của chúng ta, trong khi những thứ khác thì không. Trong khả năng của chúng ta là quan điểm, động cơ, ham muốn, ác cảm, à nói tóm lại, bất cứ điều gì là do chúng ta làm; không nằm trong khả năng của chúng ta là cơ thể của chúng ta." , tài sản, danh tiếng, chức vụ của chúng ta, và nói tóm lại, bất cứ thứ gì không phải do chúng ta làm."
Lời đơn giản. Nhỉ ?
Thân,
Sui Generis.