Chào mọi người. Mấy hôm nay mình đang tìm hiểu về sự tự trị (autonomy) và đồng thuận (consent). Ban đầu mình cứ nghĩ sẽ có rất nhiều tài liệu tiếng Việt về những chủ đề này, vì những khái niệm này là trọng tâm của các tranh luận về nhân quyền, pháp luật, triết học, xã hội học, tâm lý học, công tác xã hội, y tế... Nhưng kỳ lạ là tìm nát Google với đủ loại từ khóa mình không thấy nổi một tài liệu bằng tiếng Việt nào về những vấn đề này. Có vẻ như chúng ta nói rất nhiều về việc tôn trọng sự tự chủ của mọi người, nhưng bản chất của nó là gì thì chưa nhắc tới.
(Theo quan sát của mình, có vẻ như từ "autonomy" sẽ được dịch là "tự chủ" trong giáo dục và tâm lý học, "tự trị" trong triết học, "tự quyết" trong y tế và pháp luật.)
Thế nên mình muốn hỏi là mọi người có ai có hứng thú cùng dịch những bài viết này để giới thiệu những khái niệm này một cách đầy đủ không? Dự tính là mình sẽ trích dịch những bài viết sau
Để thêm phần hứng thú mình sẽ trích một số điều mà các bài viết này kết luận:
• Một người muốn làm một điều gì đó không đồng nghĩa nó đến từ sự tự trị của họ  
• Yêu cầu về sự đồng thuận trước khi can thiệp gần như là không có cơ sở
• Không phải lúc nào một quyết định từ chối sự trợ giúp cũng có hiệu lực, mặc dù người đó trông như có năng lực ra quyết định
• Sự thao túng không phải lúc nào cũng hoàn toàn sai (absolutely wrong), mà có khi chỉ là trông như có vẻ sai (prima facie wrong), hoặc chỉ sai tới một mức độ nào đó (pro tanto wrong)  
• Có sự khác biệt giữa sự tin tưởng (trust) và sự đáng tin (trustworthiness). Sự tin tưởng là một thái độ của người tin, còn sự đáng tin là một tài sản của người được tin
🐸 Một phút quảng cáo: dự án Quả Cầu được lập ra để giải quyết sự bất lực học được.
🐸 Bonus: Bộ sưu tập từ điển chuyên ngành
Liên hệ: Facebook Quả Cầu
Ảnh: Harry Frankfurt, triết gia Mỹ. Mô hình của Frankfurt và Dworkin về tự trị được xem là có nhiều ảnh hưởng.