Một trong những cụm từ khá phổ biến trong giới khởi nghiệp. Tất cả chúng ta có lẽ đã nghe nó hàng triệu lần, nhất là khi bạn đi cafe với một nhóm bạn đam mê khởi nghiệp:
"Tao có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời"
Nhưng thế nào là một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời? Làm thế nào bạn có thể biết được cái ý tưởng mà bạn đã viết nguệch ngoạc trên giấy hoặc được note trong một app ghi chú kia lại có thể biến thành một công việc kinh doanh toàn diện?
Liệu rằng có phương pháp, hệ thống nào đó có thể theo dõi và đánh giá chất lượng của ý tưởng kinh doanh?
Ok, đây chính nó đây !!

Roadmap để tìm ra những ý tưởng kinh doanh tuyệt vời

Bao gồm có 7 bước:
1. Capture ý tưởng 
2. Phân tích ý tưởng
3. Take care ý tưởng
4. Thu thập thêm thông tin
5. Nói chuyện với khách hàng tiềm năng
6. Gọt dũa ý tưởng
7. Hãy ương mầm ý tưởng

Bước 1: Capture ý tưởng

Làm thế nào để bạn thậm chí biết liệu một ý tưởng có đáng để theo đuổi ngay từ đầu hay không? Thực tế là, nếu bạn bắt đầu với câu hỏi đó, bạn sẽ không bao giờ biết câu trả lời - bởi vì bạn sẽ giết chết mọi ý tưởng trước khi nó thực sự là một ý tưởng.
Trước khi bạn có thể bắt đầu quá trình đánh giá một ý tưởng, bạn phải cho nó cơ hội để vươn ra ngoài thế giới, không bị phán xét. Ghi nó vào. Giữ một sổ ghi chép hoặc tệp Google Tài liệu với tất cả các ý tưởng của bạn và thỉnh thoảng xem lại nó bất cứ khi nào bạn có thời gian hoặc cần cảm hứng. Hãy để ý đến những ý tưởng nảy ra trong đầu bạn, những ý tưởng sẽ không để bạn yên cho đến khi bạn làm điều gì đó với chúng. Đó là những thứ bạn muốn thực hiện ở bước tiếp theo.

Bước 2: Phân tích ý tưởng

Chúng ta có xu hướng nghĩ "những ý tưởng tuyệt vời" như những thứ phù du, nơi mà bạn chỉ cần mở rộng cảm hứng của mình và chờ đợi một ý tưởng tuyệt vời trên trời rớt xuống. Đúng là cảm hứng sẽ luôn là một yếu tố. Nhưng chất lượng ý tưởng thực sự của bạn lại là cách bạn thực hiện chúng.
Khi ý tưởng đã được nắm bắt, đó là khi bạn bắt đầu kéo đẩy, săm soi nó, ngâm cứu xem nó dài nó ngắn như thế nào. Đây là một quá trình nhỏ nhưng sẽ cho kết quả như một chặng đường dài.
Có rất nhiều loại công cụ và phương pháp để làm rõ và củng cố ý tưởng. Và không, chúng ta sẽ không nói về kiểu phân tích SWOT lỗi thời nữa.
Sau đây là một framework được Mike Stemple và team Inspirer chia sẻ mà bạn có thể thử nghiệm:

Về cơ bản, framework này đặt ra một loạt các câu hỏi hữu ích mà bạn cần phải trả lời: Cái này cho ai? Nó cung cấp giá trị gì? Nó sẽ được cung cấp ở đâu? Tại sao mọi người nên chọn nó hơn một thứ khác? Khuôn khổ được thiết lập để giúp bạn tham gia vào ý tưởng của mình ở một số cấp độ khác nhau - thực tế, dự đoán, phân tích, tổng hợp - giúp bạn có cái nhìn chiều sâu về suy nghĩ của mình về ý tưởng và vấn đề mà nó giải quyết.

Bước 3: Đảm bảo là bạn thực sự quan tâm đến ý tưởng của mình

Bạn quan tâm đến ý tưởng này ở mức độ nào?
Thông thường, các doanh nhân sẽ hỏi mọi câu hỏi khác về một ý tưởng trước khi họ tự hỏi bản thân liệu họ có đam mê với ý tưởng đó hay không.
“Khi bạn có niềm đam mê thực sự với một thứ gì đó, bạn sẽ sẵn sàng bỏ qua những thứ vớ vẩn hơn bởi vì bạn quá hứng thú với những gì bạn đang cố gắng tạo ra.”
Cuộc sống quá ngắn - và việc xây dựng một doanh nghiệp thì quá khó - bạn phải lê chân vào đến công ty mỗi ngày để làm việc mà bạn không đam mê. Nếu bạn đang xem ý tưởng đó và nó không phù hợp với bạn, thì hãy đặt nó xuống - hoặc mang nó đi - và chuyển sang một ý tưởng mới.
Có một mặt trái của việc đảm bảo một ý tưởng phù hợp với bạn: là bạn cũng phải đảm bảo rằng bạn phù hợp với ý tưởng đó.
“Tôi luôn có những ý tưởng mà tôi biết rằng mình hoàn toàn không thích hợp.”
Tất nhiên rồi, nếu bạn nghĩ rằng ý tưởng về sản xuất tàu vũ trụ và chở người lên sao Hoả là một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng bạn có kiến thức chuyên môn về động cơ phản lực không? kiến thức về vũ trụ không gian? bạn có quen ai làm được tàu vũ trụ không? (trừ khi bạn là Elon Musk)
Bạn hiểu đủ về bản thân để biết liệu bạn có kiến thức, kỹ năng, động lực và mạng lưới để biến nó thành hiện thực hay không. Nếu bạn không, hãy tiếp tục tìm kiếm.
Tóm lại, điều mà toàn bộ bước này muốn nói là hãy thành thật với bản thân - về niềm đam mê của bạn ở đâu, về điểm mạnh của bạn ở đâu và cả giới hạn của bản thân đến đâu.

Bước 4: Thu thập thêm thông tin

Cho đến bây giờ thì bạn chỉ mới loáng thoáng đưa ra ý tưởng trong đầu của mình thôi. Vì vậy, một khi bạn đã làm rõ ý tưởng của mình nhiều nhất có thể, thì đã đến lúc bạn mang nó ra ngoài ánh sáng.
Nó đơn giản như là bạn chia sẻ ý tưởng đó đến những người bạn của mình khi đi cafe. Nếu bạn đang có một nhóm bạn cùng đam mê khởi nghiệp thì bạn sẽ có những phản hồi tuyệt vời.
Don’t be afraid to beat it up a little. Kick the tires, see if it’s roadworthy. If it fails the test, then guess what? You’ve saved yourself a lot of wasted time and energy.
Đưa ý tưởng của bạn đến với những người mà bạn đánh giá cao về kiến thức của họ, những người mà bạn biết họ sẽ thẳng thắn đánh giá ý tưởng của bạn. Đừng ngại nếu ý tưởng của bạn bị "dập" tơi bời. Và nếu ý tưởng đó không qua nổi, thì hãy đoán xem? Bạn đã tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian và năng lượng bị lãng phí.
Nếu bạn là người "có điều kiện", thì hãy mang ý tưởng của bạn đến hỏi những mentor hoặc chuyên gia trong lĩnh vực. Như Mike Stemple đã nói: “Hãy nhanh chóng nhận được nhiều câu trả lời từ những người đã ở đó, hãy làm điều đó”. Giống như bạn bè của bạn, các chuyên gia có thể thấy điều gì đó mà bạn không thấy - và thông tin chi tiết của họ sẽ đi kèm với trọng lượng kinh nghiệm. Họ có thể chỉ ra những ổ gà vì chính họ đã rơi vào những ổ gà đó hoặc cảnh báo bạn tránh xa những ý tưởng sai lầm ngay từ đầu - một lần nữa, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và lãng phí về lâu dài.
Khi bạn đang trải qua quá trình xã hội hóa ý tưởng của mình, hãy lưu ý xem ý kiến của ai quan trọng - và ý kiến của ai không. Một nhóm người cụ thể mà ý kiến của họ có thể không quan trọng lắm ở giai đoạn đầu này như: các nhà đầu tư.

Với sự ám ảnh như văn hóa khởi nghiệp với ý tưởng đầu tư mạo hiểm là con đường dẫn đến thành công, quá nhiều nhà sáng lập sẽ bắt đầu ý tưởng của họ với câu hỏi: "Đây có phải là một ý tưởng có thể đầu tư không?" Tất cả chúng tôi đều đã được đào tạo, ở các mức độ khác nhau, để nghĩ rằng những gì một nhà đầu tư nghĩ về một ý tưởng là thước đo thực sự của nó. Không gì có thể bằng sự thật.
Nếu bạn đang đánh giá chất lượng của một ý tưởng dựa trên “khả năng đầu tư” của nó, thì giống như bạn đang đặt cổ xe đẩy phía trước con ngựa và chiếc xe đó gần như chắc chắn sẽ chạy qua và san bằng bạn. Đầu tư không thúc đẩy ý tưởng tuyệt vời - ý tưởng tuyệt vời thu hút đầu tư.
Một trong những câu nói bất hủ của Field of Dreams: "Nếu bạn xây dựng nó, nhà đầu tư sẽ tự mò đến."

Bước 5: Nói chuyện với khách hàng

Niềm đam mê của bạn, sự hỗ trợ của những người bạn và mentor điều rất tuyệt vời. Tuy nhiên vào cuối ngày, doanh số và lợi nhuận sẽ là những thứ quan trọng giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại.
Và cách duy nhất để biết liệu doanh số và lợi nhuận trong tương lai của ý tưởng đó có khả thi, thì cách tốt nhất là hãy nói chuyện với những người cuối cùng sử dụng ý tưởng đó: KHÁCH HÀNG.
“Tương tác với người tiêu dùng thực ngay cả trước khi bạn tạo ra mẫu thử nghiệm hoặc chuyển sang giai đoạn thử nghiệm… Bỏ qua bước này có thể là sự khác biệt giữa việc thành công hoặc thất bại.”
Darshan Mehta nhận xét: “Cách hiệu quả nhất để tối ưu các ý tưởng là tham gia vào cuộc trò chuyện có ý nghĩa về ý tưởng của bạn với khách hàng mục tiêu". Tương tác với người tiêu dùng thực ngay cả trước khi bạn tạo mẫu thử nghiệm hoặc chuyển sang bản thử nghiệm. Nó sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc về lâu dài và rất có thể tránh được một số sai lầm nghiêm trọng. Bỏ qua bước này có thể là sự khác biệt giữa việc thành công hay thất bại."
Nói chuyện với khách hàng. Giống như ở “Bước 3: Đảm bảo là bạn thực sự quan tâm đến ý tưởng của mình”, nó đơn giản một cách đáng ngạc nhiên - và dễ bỏ qua một cách đáng ngạc nhiên. Thông thường, những người sáng lập sẽ bỏ qua quá trình xác thực của khách hàng trong giai đoạn đầu, nghĩa là lần đầu tiên họ thực sự kiểm tra thuyết phục xem khách hàng liệu họ có thích sản phẩm của mình hay không.
Vì vậy, hãy nói chuyện với khách hàng của bạn. Hỏi nhu cầu thực sự của họ là gì. Hỏi họ muốn gì. Và đừng chỉ nói - hãy lắng nghe câu trả lời là gì. “Lắng nghe nhiều hơn, nói ít hơn,” là cách Darshan nói. “Thực sự lắng nghe và đặt những câu hỏi thích hợp để đi sâu vào nhu cầu, động cơ và mong muốn của người dùng. Tìm hiểu nỗi đau của họ và phát triển sự đồng cảm để thực sự giúp đỡ, thay vì chỉ cố gắng bán hàng."
Rất nhiều lần, những lời khuyên tốt lại trái ngược nhau, và đây là một trong những thời điểm đó. Bởi vì lời khuyên thực sự khi nói đến việc lắng nghe khách hàng là “Hãy lắng nghe khách hàng - nhưng đừng lắng nghe khách hàng”. (Đôi khi khách hàng cũng không hiểu họ muốn gì, dựa trên thông tin thu thập được và tìm ra insight của họ)
“Công việc của bạn với tư cách là một doanh nhân là khám phá ra vấn đề cơ bản để bạn có thể đưa ra một giải pháp tốt”.
Mike Stemple nói: “Trò chuyện với khách hàng và khách hàng tiềm năng là rất, rất quan trọng, nhưng họ có xu hướng trả lời các câu hỏi bằng những giải pháp kiểu nửa vời. “Công việc của bạn với tư cách là một doanh nhân là khám phá ra vấn đề cơ bản để bạn có thể đưa ra một giải pháp tốt”.
Thông tin nhận được của khách hàng cũng quan trọng, nhưng nó không bao giờ được lấn át bản năng và khả năng phán đoán của bạn khi phát triển một ý tưởng. Một số sản phẩm tuyệt vời nhất trên thế giới là giải pháp cho những vấn đề mà người dùng họ thậm chí không biết là họ gặp phải. Khi bạn đang lắng nghe khách hàng, hãy lắng nghe những điều họ không nói với bạn - đó chính là nơi phát huy giá trị của bạn với tư cách là một doanh nhân.

Bước 6: Gọt dũa ý tưởng

Khi bạn đã thu thập được phản hồi ý kiến - từ bạn bè, từ mentor và từ khách hàng - đã đến lúc bắt đầu tổng hợp lại tất cả phản hồi đó cho ý tưởng của bạn.
Darshan Mehta đã khuyên: “Hãy tập trung vào mục đích cốt lõi của hiện tại và sự phù hợp của nó với nhu cầu của khách hàng. “Tập trung vào tính năng mà khách hàng của bạn không thể thiếu và một tính năng mà bạn có thể cung cấp tốt hơn đối thủ cạnh tranh của mình”.
Nói một cách cụ thể, điều này có nghĩa là phần lớn thời gian của bạn là “tìm hiểu kỹ” ý tưởng của bạn - tìm hiểu cụ thể về sản phẩm của bạn là gì - và sản phẩm của bạn dành cho ai.
Đôi khi, những người sáng lập sẽ không muốn phân tích và cam kết tập trung vào nhóm tính năng hoặc đối tượng mục tiêu tập trung hơn vì họ lo lắng về việc giới hạn phạm vi ý tưởng của mình.
Thực tế là việc rút gọn nội dung ý tưởng là một phần thiết yếu giúp một ý tưởng trở nên tuyệt vời ngay từ đầu. Giống như hệ thống hóa quá trình hình thành ý tưởng của bạn, tìm hiểu ý tưởng của bạn chính là việc dựng ra các giới hạn - có sự sáng tạo trong sự hạn chế. Nó buộc bạn phải tinh chỉnh ý tưởng của mình xuống thành những điều cốt lõi nhất. Và đó là nơi ẩn giấu giá trị đích thực của ý tưởng.

Bước 7: Hãy ương mầm ý tưởng

Chúng ta sẽ bắt đầu bước này với một câu đố: Những ý tưởng thì có điểm gì giống với Pokemon? Câu trả lời: Chúng tiến hoá.
Những ý tưởng tuyệt vời không phải là những thứ cố định. Chúng không hình thành hoàn toàn từ bộ não của bạn và sẵn sàng bay ra ngoài để chinh phục thế giới - chúng cần thời gian để phát triển. Và thông qua quá trình phát triển thường xuyên, chúng thay đổi ở bạn.
“Tôi chưa bao giờ có một công ty thành công đúng như ý tưởng mà tôi đã bắt đầu… Trong mọi trường hợp, nó luôn là một biến thể đột biến của ý tưởng ban đầu. Nhưng tôi ổn với điều đó. ”
Như Wil Schroter chỉ ra: “Ý tưởng lặp đi lặp lại và biến đổi khá nhiều sau khi thực sự được đưa ra thị trường. Vì vậy, ngay cả khi xác định rõ ràng nhất, hay bất cứ điều gì bạn nghĩ là đây là sản phẩm phù hợp thì nó sẽ vẫn thay đổi rất nhiều lần.. "
“Tôi chưa bao giờ có một công ty thành công đúng như ý tưởng mà tôi đã bắt đầu. Tôi đã xây dựng được 9 ý tưởng, ”Wil tiếp tục. “Trong mọi trường hợp, nó luôn là một biến thể đột biến của ý tưởng ban đầu. Nhưng tôi ổn với điều đó.”
Đừng cố chấp bám vào “tầm nhìn” của bạn đến mức bạn ngăn ý tưởng của mình trở thành điều có lẽ khác biệt nhưng không kém phần tuyệt vời mà nó đã được định sẵn để trở thành.

Kết luận

Vâng, bạn đã có nó: lộ trình của nhóm Startups Live để phát triển một ý tưởng tuyệt vời.
Viết ý tưởng xuống giấy. Thực hiện theo các bước trên. Đảm bảo rằng bạn quan tâm và tuân theo sự giám sát của những người có ý kiến mà bạn tôn trọng. Cho khách hàng cơ hội cho bạn biết họ nghĩ gì và sử dụng tất cả phản hồi đó để trau dồi theo hướng có giá trị, có thể khác biệt và thực sự có giá trị. Và đừng ngạc nhiên khi ý tưởng của bạn biến thành một điều gì đó khác biệt - và thậm chí có thể tốt hơn - hơn bạn từng nghĩ.
Một lưu ý cuối cùng: đừng bao giờ ngại chỉnh sửa lại ý tưởng. Mỗi ý tưởng tuyệt vời được thực hiện hoá thành một doanh nghiệp chính thức đều đứng trên vai của hàng trăm ý tưởng khác đã từng thất bại ở đâu đó trên thế giới. Hãy nắm bắt điều đó. Bạn càng thực hiện nhiều bước, bạn càng trở nên hiệu quả hơn và càng có nhiều khả năng khi ý tưởng thực sự tuyệt vời xuất hiện, bạn sẽ sẵn sàng cho nó.
Edit và Dịch: Võ Minh Trí
By: The Startups Team