Đây là bài viết đầu tiên của mình , nếu có sai sót gì mong các bạn thông cảm bỏ qua.Bây giờ thì cùng vào bài viết thôi!

1.Vận tốc ánh sáng là gì ?

Những bạn nào không biết về vận tốc ánh sáng cũng như tính chất của ánh sáng thì nên đọc phần này.Còn những bạn nào đã biết rồi thì nên đọc qua phần hai luôn.

1.1. Sơ lược về vận tốc ánh sáng

Vận tốc ánh sáng là tốc độ ánh sáng đi được trong một khoảng thời gian ở môi trường chân không.Cụ thể vận tốc ánh sáng bằng 299,792,458 m/s,tức là ánh sáng đi được 299,792,458 mét trong một giây ở môi trường chân không.Đây được cho là vận tốc nhanh nhất trong vũ trụ.Vận tốc của nó được kí hiệu là "c" mà các bạn cũng đã từng nghe trong một công thức vĩ đại của nhà vật lí học Albert Einstein (Idol của mình) đó là E = mc^2.

1.2.Một số tính chất của ánh sáng

Tính chất đầu tiên của ánh sáng : ánh sáng có dạng sóng.Thay vì di chuyển theo một tia thẳng như những gì được học trong trường,ánh sáng lại di chuyển theo dạng sóng.Trông như thế này đây :
Đây là cách ánh sáng di chuyển
Đây là cách ánh sáng di chuyển
Tính chất số hai : ánh sáng thật ra là những hạt đang di chuyển theo hình sóng, những hạt đó gọi là photon.Điều đặc biệt ở đây là hạt này không có khối lượng.
Trên đây là một số điều về ánh sáng mà bạn nên biết, mình sẽ nói cụ thể hơn về ánh sáng ở một bài khác.Còn bây giờ thì đọc phần tiếp theo thôi!

2.Tại sao phải đi nhanh hơn Vận tốc ánh sáng ?

Khám phá vũ trụ vốn đã là một ước ao của mọi người nói chung và các nhà khoa học nói riêng.Nếu không thể đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì con người sẽ chẳng bao giờ khám phá ra những thực thể vũ trụ , các hành tinh có sự sống , người ngoài hành tinh , các lý thuyết về vũ trụ ( lỗ trắng , đa vũ trụ , .... ).

2.1.Vậy có nhất thiết phải đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì mới khám phá được vũ trụ ?

Câu trả lời ở đây là vừa có lại vừa không.Không là vì mặc dù chúng ta không thể đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng thì chúng ta vẫn có thể khám phá vũ trụ nhưng ở một quy mô nhỏ và rất lâu.Còn nếu có thì chúng ta có thể khám phá những thứ cách chúng ta hàng tỷ năm ánh sáng.

2.2.Thế chúng ta có thể đi bằng với vận tốc ánh sáng để khám phá được vũ trụ ?

Câu trả lời ở đây là không.Là vì những thiên hà cách chúng ta hàng triệu năm ánh sáng, tức là phải mất hàng triệu năm để khám phá ra một thiên hà , như thế lại quá lâu với chúng ta.
Nói thêm cho những bạn nào không biết thì năm ánh sáng là đơn vị đo khoảng cách giữa các thực thể trong vũ trụ. 1 năm ánh sáng là khoảng cách ánh sáng đi được trong một năm (tầm khoảng 9,4607 x 10^15 m).

3.Cách để chúng ta có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng.

3.1.Động cơ Warp Drive.

Một trong những cách để có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng đó là sử dụng động cơ Warp Drive.Động cơ này thật ra chỉ là một lý thuyết và các nhà khoa học đang cố gắng chế tạo nó.Chính vì chỉ là lý thuyết nên nó được áp dụng trong các bộ phim khoa học viễn tưởng.Lý thuyết này cũng được kì vọng là có thể giúp chúng ta di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng vì nó không vi phạm bất kì định luật vật lí nào.

3.2.Nguyên lí hoạt động của động cơ Warp Drive.

Như các bạn đã biết không gian vũ trụ đang giản nở với tốc độ còn nhanh hơn vận tốc ánh sáng.Nói đến đây thì các bạn cũng biết cách thức động cơ này hoạt động rồi chứ gì.Đúng vậy nó sử dụng không gian vũ trụ để di chuyển.
Cụ thể như sau, con tàu sử dụng động cơ này sẽ tác động một lực đến không gian vũ trụ làm nó bị bóp méo như trong hình này.
Không gian bị bóp méo như thế này đây
Không gian bị bóp méo như thế này đây
Vùng không gian phía trước con tàu sẽ tác động một lực kéo lên con tàu còn vùng không gian phía sau thì tác động lực đẩy lên con tàu, cả hai lực này khiến con tàu di chuyển về phía trước với tốc độ còn nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng.Nhờ vùng không gian bị bóp méo mà bản thân con tàu ko hề di chuyển, nó được đưa đi bởi hai lực tác động của hai vùng không gian.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là "Làm sao để không gian bị bóp méo ?".Câu trả lời là sử dụng năng lượng âm mà theo công thức E = mc^2 thì muốn năng lượng là số âm thì khối lượng phải là số âm.
Thế "Làm sao để có khối lượng âm ?", nếu các bạn đã học số phức thì các bạn cũng biết công thức i^2 = -1, i ở đây là một số ảo, như vậy chúng ta sử dụng khối lượng ảo để tạo ra năng lượng âm.
Lại một câu hỏi nữa ở đây là "Làm thế nào để tạo ra khối lượng ảo ?".Để làm được điều này chúng ta sử dụng hiệu ứng Casimir (đây là một hiện tượng vật lí có thật và đã được chứng nghiệm).Hiệu ứng này xảy ra khi ta đặt hai tấm kim loại đối diện nhau và khoảng cách vài nanomets trong môi trường chân không.Khi này giữa hai tấm kim loại sẽ sinh ra các hạt ảo, hạt này không có thật nhưng lại tác động một lực thật, các hạt này sẽ đẩy hoặc hút nhau làm hai tấm kim loại đung đưa.Các nhà khoa học bảo rằng nếu khuếch đại hiệu ứng Casimir thì có thể sinh ra một lực đủ lớn để bẻ cong không gian vũ trụ khiến chúng ta đi nhanh hơn vận tốc ánh sáng.

4.Phần kết.

Trên đây là cách di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng bằng động cơ Warp Drive.Nếu có sai sót gì mong các bạn thông cảm bỏ qua, mình sẽ cố gắng ra thêm nhiều bài viết liên quan đến khoa học sớm nhất có thể.Chúc các bạn có một ngày vui vẻ!