Về Series “Lịch sử Buê Đuê”:
Chuỗi các bài viết này có mục đích rất đơn giản. Mình thuộc cộng đồng LGBT, nên mình quan tâm và muốn đóng góp cho các vấn đề xã hội có liên quan đến cộng đồng của mình.
Mình hay xem diễn thuyết. Nhưng khi xem các nhà hoạt động vì quyền LGBT trong ngoài nước luôn nói về việc LGBT+ đã có một lịch sử và tự hào chặng đường đi qua đã dài, đã khổ, nhưng đã xứng đáng tự hào thì… mình chả biết cái lịch sử ấy là gì để mà tự hào cả. Lịch sử của tao sao tao không biết gì hết vại?
Vì như thầy Thích Nhất Hạnh đã dạy: “hiểu để thương”. Vậy nên series này, đơn giản là một hành trình các bài nghiên cứu, mình tìm hiểu chính mình và cộng đồng mình. Và mình mong những hiểu biết mới này của mình, cũng có ích cho bạn đọc”
Nhân dịp Pride Parade đang rầm rộ chân bước ở rất nhiều nơi, tập 2 của series “Lịch sử Buê Đuê” này mình quyết định chọn cội nguồn, “mother” của mọi Parade làm chủ đề của bài viết. Vậy nên … xin chào mừng bạn đến với bài viết về Stonewall 1969!
Bạo loạn Stonewall là một chuỗi những cuộc bạo động mang tính tự phát nhằm chống lại một cuộc vây bắt của cảnh sát Mỹ diễn ra vào sáng sớm ngày 28 tháng 6 năm 1969 tại quán rượu Stonewall, làng Greenwich, vùng Hạ Manhattan, Thành phố New York.
Nhưng rõ ràng nếu không vì lý do gì, chả ai lại tự động xách đồ đi bạo loạn rồi bị cảnh sát cho ăn gậy cả. Vậy khởi nguồn là từ đâu? Tại sao Pride Parade đầu tiên lại là một cuộc bạo loạn?
Ăn gậy có là gì nếu công lý được thực thi?
24/6, 1969: Cảnh sát “nhăm nhe” tấn công Stonewall
Vào thứ ba trước khi cuộc bạo loạn bắt đầu, cảnh sát đã tiến hành một cuộc đột kích buổi tối vào Stonewall, bắt giữ một số nhân viên của công ty và tịch thu thùng rượu bất hợp pháp. Sau cuộc đột kích, NYPD đã lên kế hoạch cho một cuộc đột kích thứ hai vào thứ Sáu tuần sau, họ muốn lần đột kích này sẽ làm đóng cửa quán bar mãi mãi.

Stonewall của những năm 1969. Nguồn hình: NYPL
Các cuộc đột kích vào quán bar kinh doanh rượu bất hợp pháp là việc hoàn toàn đúng của cảnh sát và người phạm luật rõ ràng phải hợp tác. Tuy nhiên vài ngày sau đó, mâu thuẫn bắt đầu xảy ra.
27-28/6,1969: Mâu thuẫn leo thang 
Nửa đêm tối thứ sáu, Stonewall đang chật cứng người thì tám nhân viên cảnh sát mặc thường phục (sáu nam và hai nữ) ập vào quán bar. Trong bar khi đó ngoài nhân viên, còn có drag queen và trans – người chuyển giới.
(Đọc đến đây bạn cũng cần lưu ý, Stonewall có tiền thân là quán bar gay được xã hội đen bảo kê, mình không tìm thấy thông tin việc có tiếp tục được bảo kê đến tận khi sự kiện này bùng nổ hay không, nhưng Stonewall của năm 1969 vẫn là một trong những quán gay bar nổi tiếng nhất phố Manhattan)
Ngôi nhà thứ 2 của lớp trẻ LGBT thời bấy giờ. Nguồn hình: BBC
Khó khăn thay, ở New York những năm này, “Masquerading” (giả trang khi ra đường) bị xem là phạm tội, ảnh hưởng đến “thuần phong mỹ thục” của xã hội. Vậy nên những thanh viên cảnh sát này khi thấy có cộng đồng Drag và Trans ở quán, đã quyết định kêu gọi thêm xe cảnh sát đến hỗ trợ bao vây và áp giải đám đông tại đây
Mâu thuẫn từ đó, chính thức bùng nổ.
Rạng sáng khoảng 2AM 28/6: Những kháng cự đầu tiên
Theo như nhân chứng và các tòa báo ở thời điểm đó đề cập. Đám đông bắt đầu phẫn nộ khi cảnh sát dùng vũ lực để trấn áp đầy hung bao Stormé DeLarverie (một người đồng tính nữ có ngoại hình nam giới) khi người này phản kháng rằng còng tay của mình đang bị gòng quá chặt
Stormé DeLarverie, là Drag King, và MC thời đó.
Những người xung quanh khi chứng kiến cảm thấy rất bất bình, họ bắt đầu hô hào “Pigs!” (Lũ lợn!) và “Copper!” (Cớm “đồng” dỏm, cớm thúi) và ném đồng xu, chai lọ, bất cứ vật cứng nào họ có vào đoàn cảnh sát vũ trang, không khí trở nên hung hãn giữa hai bên.
Theo David Carter, nhà sử học, kiêm tác giả cuốn Stonewall: The Riots That Sparked the Gay Revolution, những người đầu tiên “manh động” mà chẳng nề hà quyền lực hay vũ trang của cảnh sát thời bấy giờ là những LGBT+ trẻ tuổi. Cụ thể hơn, là những người bỏ nhà đi vì không được gia đình chấp nhận, những người bị xã hội dè bỉu.
Điều này cũng dễ hiểu vì cộng đồng này, họ đến Stonewall và xem Stonewall là second home của họ khi đã không thể nào sống hạnh phúc trong first home của mình. Và chả ai có thể ngồi yên khi có người ập đến nhà, dùng vũ lực bắt thành viên của gia đình mình đi cả.
Khoảng 4AM. 28/6, 1969: Phe cảnh sát thất thế
Khi các xe áp giải chở những người bị đàn áp đến các trạm tạm giam của cảnh sát gần đó, nhóm cảnh sát còn ở lại hiện trường chỉ còn số lượng tương đối, không thể chống lại đám đông phẫn nộ xung quanh nên đã rút vào trong quán bar Stonewall, cố thủ ngay trong nơi mà họ vừa đàn áp. Nhưng cuộc xung đột, chưa hề có dấu hiệu dừng lại.
Một số người trong đám đông bắt đầu dùng vật cứng phá cửa xông vào, những người khác lại dùng chai bia, kim loại, rác, hay bất cứ vật cứng nào họ có để ném về phía cảnh sát.
Cuộc xung đột leo thang và chính thức trở thành bạo loạn khi một vài người bắt đầu ném bom xăng, dầu, diêm, và các dụng cụ thực sự nguy hiểm đến nhóm cảnh sát này. Buộc nhiều cảnh sát khác phải đến hiện trường.
"Họ ném bất cứ vật cứng nào họ có về phía cảnh sát". Nguồn: WhoseStreetsOurStreets
Những đám lửa cháy lớn hơn, xen lẫn vào tiếng còi cảnh sát, tiếng dồn dập xe cộ và bước chân của nhiều sĩ quan cảnh sát, phi đội Lực Lượng Tuần Tra Chiến Thuật (Tactical Patrol Force - TPF), Cảnh kéo đến Stonewall ngày một đông hơn và đến 4AM cùng ngày, họ cuối cùng cũng kìm hãm lại được cơn nóng giận của đám đông, kiểm soát lại tình hình.
Không có báo cáo thương vong hay chấn thương nghiêm trọng trong “cuộc chiến” lần này giữa hai phe. Nhưng nếu xem xét câu chuyện này đã xảy ra từ năm 1969, khi LGBT không hề có tiếng nói trong xã hội, và cảnh sát luôn là phe có quyền thế hơn các thành phần khác thì đây là một “thương vong” lớn cho phe thuộc chính phủ, “thương vong” về mặt tinh thần và hình ảnh của họ trong xã hội.
29/6: Stonewall bar tái mở cửa, và sự trả thù tàn nhẫn từ phía Cảnh sát
Tan hoang, bị đập phá trầm trọng, nhưng Stonewall vẫn hoạt động như bình thường vào tối hôm sau, thay đổi duy nhất là chỉ không kinh doanh rượu vì không muốn rắc rối thêm nữa từ phía cảnh sát nữa. 
Cộng đồng LGBT đã kéo đến rất đông trước và trong quán để ủng hộ, hô hào “Gay Power” (sức mạnh của LGBT), “We shall overcome” (Ta sẽ vượt qua) cũng vào tối hôm đó. Là một cảnh tượng rất đẹp trong lịch sử cộng đồng thời còn rời rạc.
Nhưng sẽ rất khó để phía cảnh sát bỏ qua cho một nhóm người đã gây hấn với mình tối qua. Phần vì họ cũng phải giữ hình ảnh “người nắm giữ trật tự xã hội” của mình, phần vì từ đầu họ đã muốn Stonewall phải đóng cửa mãi mãi.
Cảnh sát và TPF lại một lần nữa ập đến, đông hơn, hung bạo hơn, và lập tức tiến thẳng vào đám đông cùng bình xịt hơi cay, côn, khiên và các thiết bị vũ trang khác. Và lần này, họ thắng, cùng những gì tàn nhẫn nhưng hợp pháp nhất họ có thể làm.
Vũ trang...
...bạo lực,
tàn nhẫn, nhưng hợp pháp. Nguồn: VintagES
Sau một đêm thấy cộng đồng của mình bị tấn công dưới danh nghĩa “người của chính phủ”, sự chống đối chính thức biến thành một làn sóng và lan rộng ra không chỉ ở New York mà cả các thành phố, thậm chí các nước lân cận.
29/6 – 1/7, 1969: Trở thành điểm tập hợp cho các nhà hoạt động LGBT.
Trong nhiều đêm tiếp theo, các nhà hoạt động vì cộng đồng tiếp tục tụ tập gần Stonewall, tận dụng thời điểm mà mọi người đều đang đứng về phe của mình, để truyền bá thông tin và xây dựng cộng đồng, từ đó thúc đẩy sự phát triển của phong trào quyền LGBT.
Cảnh sát tuy cũng có xuất hiện trong khung thời gian này, nhưng ít hung hãn hơn vì đang phải tập trung “đối phó” với đám đông LGBT biểu tình và bạo động trên diện rộng thường diễn ra vào cuối tuần. Là hệ quả của làn sóng phẫn nộ sau vụ tấn công vũ lực đêm nọ.
Biểu tình leo thang vào những ngày cuối tuần. Nguồn: Fred McDarrah
2/7, 1969: Cú “lật bàn” của giới truyền thông 
Truyền thông, cụ thể là trang Village Voice đánh hơi thấy tin mới liền giật tít khá khó nghe ““the forces of faggotry” - những lực lượng của lũ faggot (bạn có thể thử translate bằng google từ faggot, thậm chí năm 2019 này thì fag, hay faggot vẫn là những từ rất khó chịu).
Hậu quả, người biểu tình tập hợp rất đông trước cửa, hô hào đòi … đốt trụi cả tòa báo đi. Dẫn đến một cuộc bạo động khác diễn ra, tuy không quá lớn, nhưng vẫn đủ để báo giới “rút kinh nghiệm” cho những lần sau còn dám “cà khịa” một cách… vô duyên như vậy.
Em nhà báo ơi, em đùa hông có dzuiiii! Nguồn: NYPL
New York Daily News cũng dùng đến những lời lẽ đồng bóng trong các bài viết chi tiết của mình: “Homo Nest Raided, Queen Bees Are Stinging Mad” (Vỡ tổ đồng tính, ong điên chích bừa)
Trong khi đó, tờ Thời báo New York chỉ thuật lại sự việc một cách ngắn gọn trên trang 22 vào ngày 30 tháng 6 có tiêu đề: “Police Again Rout ‘Village’ Youths.” (Cảnh sát lại giải tỏa đám thanh niên làng)
Stonewall và hơn thế nữa.
Với Stonewall, tinh thần của cuộc nổi loạn thập niên 60 đã thực sự “viral” mà không cần đến sự giúp sức của công nghệ như thời nay.
Mặc dù phong trào quyền của người đồng tính không bắt đầu tại Stonewall nhưng cuộc bạo loạn đã đánh dấu một bước ngoặt, khiến các cá nhân trong cộng đồng thức tỉnh, nhận thức rõ hơn vai trò và sự đóng góp của mình quan trong đến mức nào.
Từ đó, tạo ra một new generation các nhà đấu tranh vì quyền lợi, các làn sóng chống đối lại sự bất công của xã hội, khiến nó phải thay đổi và nhìn nhận lại LGBT theo đúng cái cách mà từ đầu nó nên nhìn.
Điển hình, các tổ chức LGBT trước đó Mattachine Society đã nhường chỗ cho các nhóm năng nổ, thẳng thắn và tập trung hơn như Gay Liberation Front (GLF) và Gay Activists Alliance (GAA).
28/6, 1970: Pride parade đầu tiên kỉ niệm 1 năm Stonewall
Vào anniversary đầu tiên của cuộc bạo động với cảnh sát trong những đêm tối tại Stonewall, các nhà hoạt động vì cộng đồng LGBT ở New York đã tổ chức Tuần lễ Gay Pride đầu tiên của thành phố, và tổ chức diễu hành Pride Parade, nhưng dưới tên gọi thời đó là Christopher Street Liberation March.
Một hình ảnh từ buổi Parade kỉ niệm Stonewall đầu tiên Nguồn: Peter Palladino
Một trong những buổi diễu hành đầu tiên sau Stonewall. Nguồn Evening Standard
Hàng trăm người, những người vẫn sợ hãi xã hội kì thị, những người vẫn chưa thể sống thật với chính gia đình mình, lại dũng cảm bắt đầu diễu hành từ về phía 6th Avenue về Công viên Trung tâm, những người ủng hộ cũng xuống đường đã tham gia cùng họ. Vì càng đi lại càng đông người, Cuộc diễu hành sau đó được mở rộng và kéo dài ra tận 15 block khác nhau trong thành phố với sự tham gia đến gấp ngàn người..
Lấy cảm hứng từ một pha “lột xác” quá ngoạn mục của cộng đồng LGBT New York, các nhà hoạt động ở các thành phố khác, bao gồm Los Angeles, San Francisco, Boston và Chicago, đã tổ chức các chuỗi sự kiện tương tự. Và bạn biết kết quả thế nào rồi đấy, đến năm 2019 này, Việt Nam đã tổ chức Viet Pride được 7 năm rồi đấy ;)
Ngọn lửa của một đêm. Nhưng cháy mãi đến tận 50 năm sau. Nguồn: History com
Những gì mà người ta gọi là “bạo loạn’, là “điên cuồng” vào năm 1969 cuối cùng lại là nguồn cảm hứng thúc đẩy hoạt động LGBT lớn nhất hiện nay. Và những phòng trào đấy (lại) cuối cùng kéo dài thêm tận 50 năm, đến những năm 2019 và chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt, chỉ có dấu hiệu tăng mạnh sau từng năm.
Có lẽ một lời cảm ơn sâu sắc đến Stonewall và những con người của năm 1969 cũng là điều chúng ta nên làm ở cuối bài viết này bạn nhỉ? :D
Bài viết tham khảo thông tin: https://www.history.com/news/stonewall-riots-timeline
Vào Fanpage xem Lịch đi Pride Parade năm nay: https://www.facebook.com/MotCayButVietMotChiecCoLucSac/